Giáo án Ngữ văn lớp 6 học kì 2

Giáo án Ngữ văn lớp 6 học kì 2

Tiết 73 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

Tô Hoài

A. Mục tiêu bài giảng:

- HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”. Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại đến người khác khiến ta phải ân hận suốt đời. Cần sống thân ái với mọi người.

- Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn. Rèn tư duy ngôn ngữ, tư duy lô gích.

- Giáo dục tư tưởng, ý thức tránh thói kiêu căng xốc nổi, sống khiêm tốn, biết quan tâm đến người khác.

B. Phương tiện thực hiện:

GV: Giáo án - SGK - TLTK.

HS: Vở - SGK.

C. Cách thức tiến hành:

Thảo luận, vấn đáp, phân tích, bình

D. Tiến trình giờ dạy:

1. Tổ chức: 6A:

 6D:

2. Kiểm tra: Vở bài soạn của học sinh.

 

doc 102 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
\\\\\\\Giảng 	 	 	 	 	 	 	 	 
 Tiết 73 bàI học đường đời đầu tiên
Tô Hoài
Mục tiêu bài giảng:
HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”. Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại đến người khác khiến ta phải ân hận suốt đời. Cần sống thân ái với mọi người.
Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn. Rèn tư duy ngôn ngữ, tư duy lô gích.
Giáo dục tư tưởng, ý thức tránh thói kiêu căng xốc nổi, sống khiêm tốn, biết quan tâm đến người khác.
Phương tiện thực hiện:
GV: Giáo án - SGK - TLTK.
HS: Vở - SGK.
Cách thức tiến hành:
Thảo luận, vấn đáp, phân tích, bình
Tiến trình giờ dạy:
Tổ chức: 6A:
 6D:
Kiểm tra: Vở bài soạn của học sinh.
Bài mới:
- GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc.
? Qua giới thiệu SGK em biết gì về tác giả Tô Hoài và tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”?
(Tác phẩm được sáng tác năm ông 21 tuổi dựa vào kỉ niệm tuổi thơ ở vùng Bưởi quê hương. Tác phẩm được in lại 5 lần -> chuyển thành phim hoạt hình, múa rối)
? Hãy kể tóm tắt câu chuyện? hs kể
? Câu chuyện được kể theo lời của nhân vật nào? Thuộc ngôi kể thứ mấy? Cách lựa chọn vai kể như vậy có tác dụng gì?
- Tạo nên sự thân mật gần gũi giữa người kể và bạn đọc. Dễ biểu hiện tâm trạng ý nghĩ thái độ của nhân vật đối với những gì xảy ra ở xung quanh và đối với chính mình.
? Các nhân vật trong truyện được miêu tả qua nghệ thuật gì? (Nhân hoá)
? Vị trí của đoạn trích?
GV: ở chương này Dế mèn tự giới thiệu về mình, đặc biệt kể về một câu chuyện đáng ân hận - một bài học đường đời đầu tiên của mình.
? Hãy chia bố cục văn bản?
? Phần nội dung kể chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn có các sự việc chính nào?
Sự việc nào là nghiêm trọng nhất?
? Hình ảnh Dế Mèn được miêu tả qua những yếu tố nào? (ngoại hình, điệu bộ, tính cách)
? Tìm một số chi tiết miêu tả hình dáng,điệu bộ , tính cách của Dế Mèn?
? Em có nhận xét gì về bức chân dung tự họa ấy của DM? 
(Giới thiệu tỉ mỉ, kỹ càng, đầy đủ về hành động, cử chỉ, ngoại hình, tính nết.)
? Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả của tác giả?
( Bức chân dung từ tĩnh đến động, từ hình dáng đến hoạt động, thói quen)
? Tác giả dùng nghệ thuật gì để miêu tả?
? Thử thay thế các động từ, tính từ bằng những từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa rồi rút ra nhận xét về cách dùng từ của tác giả?
( - Cường tráng: khỏe mạnh, to lớn, mạnh mẽ, đẹp đẽ
Hủn hoẳn: Rất ngắn, cộc, hun hủn
Ngoàm ngoạp: Liên liến, xồn xột, côm cốp, rào rạo..
Ho he: Không làm gì, im thin thít, im re)
=>Nhìn chung, không một từ ngữ nào có thể so sánh với các từ ngữ mà Tô Hoài đã dùng. Chúng chính xác , sắc cạnh, nổi bật lạ thường)
? Đoạn văn miêu tả đã làm hiện lên một chàng DM như thế nào?
? Theo em, DM có quyền hãnh diện với vẻ đẹp đó của mình không?
- Có, vì đó là tình cảm chính đáng.
- Không, vì tạo thói tự kiêu.
? Em có nhận xét gì về tính cách của DM? ( Nét đẹp và nét chưa đẹp trong tính cách của DM)
- Nột đẹp trong tớnh cỏch DM : yờu đời, tự tin
- Nột chưa đẹp trong tớnh cỏch DM : kiờu căng, tự phụ, hợm hĩnh, khụng coi ai ra gỡ, thớch ra oai với kẻ yếu
=> Đoạn văn đặc sắc, độc đỏo về NT tả vật : Bằng cỏch nhõn hoỏ cao độ, dựng nhiều tớnh từ, động từ, từ lỏy, so sỏnh, chọn lọc và chớnh xỏc, Tụ Hoài để Dế Mốn tự hoạ bức chõn dung của mỡnh vụ cựng sống động : 1 thanh niờn khoẻ mạnh, cường trỏng, kiờu căng, hợm hĩnh. Đú cũng giống như 1 thanh niờn đương thời và nhiốu thời 
? Tác giả dùng nghệ thuật gì để miêu tả tính cách của DM? 
- Đây là một đoạn văn rất đặc sắc, độc đáo về nghệ thuật tả vật.
Bằng cách nhân hoá cao độ.
? Em có nhận xét chung gì về hình ảnh DM trong đoạn 1?
GV: Bằng sự quan sát tinh tường, sự am hiểu kỹ lưỡng về loài vật nhà văn đã dựng lên được một chân dung ngỗ nghĩnh, ấn tượng về một chàng dế ở tuổi mới lớn.
? Nét đẹp và chưa đẹp của DM ở đoạn 1.
Người đọc cảm nhận được một chàng dế ở tuổi trưởng thành có vẻ đẹp cường tráng, trẻ trung, tràn đầy sức sống, đồng thời cũng thấy được những nét chưa đẹp, chưa hoàn thiện trong tính nết, trong nhận thức và hành động của một chàng dế thanh niên ở tuổi mới lớn. Đó là: Bản tính kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi, (tưởng mình là tay ghê gớm, sắp đứng đầu thiên hạ rồi).
I.Tìm hiểu chung về văn bản:
 1. Đọc:
2. Chú thích: 
a. Tác giả:
- Tên thật: Nguyễn Sen (1920)
- Viết văn từ trước cách mạng.
- Có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi, là nhà văn của tuổi thơ.
 b. Tác phẩm:
- Dế mèn phiêu lưu ký (1941) là tác phẩm đặc sắc nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật dành cho thiếu nhi.
- Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
- Câu chuyện được kể theo lời của nhân vật chính (Dế Mèn), ngôi kể thứ nhất.
c. Vị trí đoạn trích.
Bài học đường đời đầu tiên thuộc chương I của tác phẩm. 
3. Kiểu văn bản và PTBĐ:
- Tự sự.
- Truyện hiện đại cho thiếu nhi.
4.Bố cục: 2phần.
 + Đoạn 1: Từ đầu-> Sắp đứng đầu thiên hạ rồi: Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn 
+ Còn lại: Câu chuyện bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn 
Có ba sự việc chính:
+ Dế mèn coi thường Dế choắt
+ Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn tới cái chết của Dế Choắt; 
+ Sự ân hận của Dế Mèn.
--> Sự việc nghiêm trọng nhất: Dế Mèn gây sự với Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt.
 II . Phân tích chi tiết văn bản:
 a. Hình ảnh Dế Mèn: 
- Hình dáng: 
 + đôi càng mẫm bóng
 + vuốt chân cứng, nhọn hoắt
 + đôi cánh dài
 + đầu to, râu dài và cong
- Hành động: + đạp phanh phách
 + vũ phành phạch
 + nhai ngoàm ngoạp
 + trịnh trọng , khoan thai vuốt râu
=> Chàng dế thanh niên cường tráng, rất khỏe mạnh, dầy sức sống, yêu đời, đẹp trai.
- Tính cách: 
 + đi đứng oai vệ
 + cà khịa với tất cả hàng xóm
 + quát mấy chị Cào Cào
 + đá, ghẹo anh Gọng Vó
 + tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ
=> Kiêu căng, tự phụ, không coi ai ra gì, thích ra oai với kẻ yếu.
-> Dùng động từ, tính từ miêu tả hình dáng, tính cách đặc sắc.
-> Cách miêu tả của tác giả là vừa miêu tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng, vừa miêu tả ngoại hình vừa diễn tả cử chỉ, hành động
--> Dựng lên một cách chân thực, sống động cụ thể về một chàng Dế ở tuổi mới lớn (thanh niên cường tráng)
--> Miêu tả ngoại hình đồng thời bộc lộ tính nết, thái độ của nhân vật.
* Tiểu kết:
NT: Nhân hoá, đặc tả DM vừa đẹp vừa chưa hoàn thiện về tính cách.
*. Luyện tập:
Tóm tắt nội dung đoạn 1, 2.
Hình ảnh DM ở đoạn 1.
Nét đẹp và chưa đẹp của DM ở đoạn 1.
 4. Củng cố: 
 - Nhắc lại nội dung chính bài.
 - Đặc sắc về nghệ thuật. 
 	5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài.
 - Soạn tiếp T2.
Giảng:
 Tiết 74. Văn bản: Bài học đường đời đầu tiên
 (Trích "Dế Mèn phiêu lưu kí") - Tô Hoài.
A. Mục tiêu bài giảng:
HS hiểu được nội dung, ý nghĩa của đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”. Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại đến người khác khiến ta phải ân hận suốt đời. Cần sống thân ái với mọi người.
Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích nét đặc sắc về nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của bài văn. Rèn tư duy ngôn ngữ, tư duy lô gích.
Giáo dục tư tưởng, ý thức tránh thói kiêu căng xốc nổi, sống khiêm tốn, biết quan tâm đến người khác.
B .Phương tiện thực hiện:
GV: Giáo án - SGK - TLTK.
HS: Vở - SGK.
Cách thức tiến hành:
Thảo luận, vấn đáp, phân tích, bình
Tiến trình giờ dạy:
 1.Tổ chức: 6A:	 6D:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
? Tóm tắt nội dung phần 1 đoạn trích “DMPLK”. Qua đoạn một hình ảnh DM hiện lên như thế nào?
Bài mới:
? Mang tính kiêu căng vào đời, DM đã gây ra những chuyện gì để phải ân hận suốt đời? 
- Khinh thường Dế Choắt, gây sự với chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
? Qua con mắt của Dế Mèn, Dế Choắt được giới thiệu như thế nào?
? Trong câu chuyện với Dế Choắt ở lần sang nhà chơi, Dế Mèn đã bộc lộ điều gì?(chú ý cách xưng hô, lời lẽ, giọng điệu)
--> Coi thường Dế Choắt, thái độ trịch thượng, ra vẻ kẻ cả, đàn anh, khinh thường, không coi Choắt ra gì, không quan tâm, giúp đỡ bạn bè. (Cách đặt tên dế Choắt, cách xưng hô trịch thượng" chú mày". Khi nghe dế Choắt thỉnh cầu giúp đỡ thì hếch răng lên xì một hơi rõ dài và lớn tiếng mắng mỏ). Dế Mèn tỏ ra là một kẻ vô tâm, ích kỉ, không có tình bao dung và lòng thương đồng loại. đã không cho Dế Choắt thông ngách lại còn mắng mỏ thậm tệ
Cách nhìn diễu cợt, châm chọc,
? Dưới mắt DM, DC hiện lên ntn?
? Thái độ đó đã tô đậm thêm tính cách gì của DM? (Tính kiêu căng)
GV: Và một sự việc bất ngờ đã xẩy ra, vốn tính hay cà khịa Dế Mèn trông thấy chị Cốc đã bày trò trêu chọc...
? Vì sao Mèn dám gây sự với chị Cốc to lớn hơn mình?
Muốn ra oai với Dế Choắt muốn chứng tỏ mình sắp đứng đầu thiên hạ.
? Em hãy nhận xét cách DM gây sự với Cốc bằng câu hát.
“Vặt lông cái Cốc”
 Thái độ xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả.
? Việc gây sự với chị Cốc có phải là hành động dũng cảm không? Vì sao?
(Không dũng cảm mà là ngông cuồng
 -> gây ra hậu quả nghiêm trọng)
? Em hãy nêu diễn biến tâm lý, thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt?
? Kẻ phải chịu hậu quả trực tiếp của trò đùa này là DC nhưng DM có chịu hậu quả nào không? 
+ Dế Mèn: 
- Mất người bạn láng giềng.
- Bị Dế Choắt dạy cho bài học.
- Suốt đời phải ân hận về lỗi lầm của mình.
- Hối hận và xót thương khi Dế Choắt chết.
? Thái độ của DM thay đổi ntn khi DC chết?
(Quỳ xuống, nâng Dế Choắt lên than, đắp mộ cho Dế Choắt. Đứng lặng hồi lâu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên).
? Thái độ ấy cho ta hiểu thêm điều gì về DM?
 - Dế Mèn còn có tình cảm đồng loại biết ăn năn hối lỗi.
? Theo em sự ăn năn hối lỗi của DM có cần thiết không? Có thể tha thứ không?
- Cần thiết vì kẻ có lỗi sẽ tránh được lỗi - Có thể tha thứ. Vì tình cảm của DM rất chân thành nhưng cũng khó tha thứ vì hối lỗi cũng không thể cứu sống được mạng người đã chết.
? Cuối truyện là hình ảnh DM đứng lặng hồi lâu trước nấm mồ bạn. Em thử hình dung tâm trạng của DM lúc này?
- Cay đắng vì lỗi lầm của mình, xót thương DC, mong DC sống lại. Nghĩ đến việc thay đổi tính cách của mình.
? Nhận xét về ngòi bút của nhà văn khi miêu tả tâm lý nhân vật?
? Qua sự việc này Dế mèn đã rút rabài học gì?
? Hình ảnh những con vật được miêu tả trong truyện có giống với chúng trong thực tế không? có đặc điểm nào của con người được gán cho chúng?
 - Dế Mèn: Kiêu căng nhưng biết lỗi. 
- Dế Choắt: Yếu ớt nhưng biết tha thứ.
- Chị Cốc: Tự ái, nóng nảy.
? Em biết tác phẩm nào cũng có cách viết tương tự như vậy? (Đeo nhạc cho Mèo, Hươu và Rùa).
? Em có nhận xét gì về cách viết về loài vật của Tô Hoài?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả loài vật của Tô Hoài?
? Bài học đường đời đầu tiên của DM là gì?
? Em học tập được gì từ NT miêu tả và kể chuyện của nhà văn Tô Hoài?
- Yêu cầu ngắn gọ ...  thế nào trong bài “Mưa”
Bài mới:
Đất nước Việt Nam ta có nhiều cảnh thiên nhiên tươi đẹp, kì vĩ. Hôm nay chúng ta sẽ cùng đến tham quan một cảnh đẹp ở Bái Tử Long (Quảng Ninh) qua bài Cô Tô của nhà văn Nguyễn Tuân.
? Nêu những nét chính về tác giả?
GVBS: - Bút danh: Nhất Lang, thanh Hà, Tuấn Thừa Sắc
- Là nhà vă có phong cách tài hoa, độc đáo.
- Sở trường là tùy bút và kí.
- Từ năm 1948-1954 giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
- 1996, được nhà nước truy tặng GiảI thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
NT luôn nhìn đối tượng bằng cáI nhìn thiên về văn hóa và thẩm mĩ. Với cáI nhìn như thế, NtT luôn mang đến cho người đọc những khoáI cảm bất ngờ.
? Kể tên những tác phẩm tiêu biểu của NT mà em biết?
( Vang bóng một thời-1940; Chiếc lư đồng mắt cua-1941; Tuyển tập NT- 1982)
? Em biết gì về bài văn Cô Tô của NT?
GV: Tác phẩm được in trong Nguyễn Tuân toàn tập.
? HS xác định vị trí đảo Cô Tô trên bản đồ.
? Nêu những hiểu biết của em về vùng quần đảo Cô Tô?
( Cô Tô là 1 quần đảo gồm nhiều đảo lớn nhỏ nằm trong vịnh BáI Tử Long thuộc vịnh Bắc Bộ, cách bờ biển QN khoảng 100 km. Cô Tô nổi tiếng về cá mực, tôm, bào ngư
BS: Ngày 23/3/1994 chính phủ ra nghị định 28/cp đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn, đồng thời tách quần đảo Cô Tô gồm 2 xã Thanh Luân và Cô Tô thành lập huyện Cô Tô. Sau một thời gian dài chuẩn bị, ngày 24/12/1994, trên đảo Cô Tô lớn, lễ đón nhận nghị định được cử hành trọng thể và huyện Cô Tô chính thức ra đời.Mặc dù nằm ngoài biển khơI nhưng ở nơI đây không thiếu nước ngọt. Lượng nước sạch ở đây đủ cung cấp cho người 
I.Tìm hiểu chung về văn bản:
 1. Tác giả: Nguyễn Tuân (1910 - 1987) ,quê Hà Nội. 
Là nhà văn sở trường về tuỳ bút, kí.
2. Tác phẩm
Bài văn là phần cuối của bài kí Cô Tô.
Viết vào tháng 4 năm 1976 nhân chuyến nhà văn ra thăm đảo Cô Tô.
dân của đảo vì lượng mưa hàng năm ở đây rất lớn.
- Hướng dẫn học sinh cách đọc - đọc mẫu.
- Giọng vui tươi, hồ hởi. Chú ý các từ ngữ đặc sắc, có sự tìm tòi của tác giả, nhất là các động từ, tính từ, các so sánh, ẩn dụ.Câu văn của NT thường dài bởi có các mệnh đề phụ bổ sng nên khi đọc cần chú ý ngừng nghỉ đúng chỗ và đảm bảo sự liền mạch của từng câu, từng đoạn.
 a. Đọc,chú thích:
? Đá dầu sư?
? Ngấn bể có nghĩa là gì?
Chú thích: 
+ Đá đầu sư: Đá có đầu tròn, nhẵn như đầu ông sư, thường quần tụ thành bãi.
+ Ngấn bể: Đường tiếp giáp giữa mặt bể và chân trời theo tầm nhìn của mắt.
? Em hãy xác định thể loại cho văn bản này?
? PTBĐ được sử dụng trong văn bản này là PT nào?
 3.Thể loại, kiểu văn bản và PTBĐ:
- Thể loại : Thể kí.
- PTBĐ: Miêu tả+ Biểu cảm.
 4. Bố cục:
? Theo em đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?
? NX về trình tự miêu tả?
( Từ bao quát đến cụ thể, từ tả cảnh thiên nhiên đến hoạt động của con người)
- Đầu -> theo mùa sóng ở đây: Đảo Cô Tô sau cơn bão.
- là là nhịp cánh: Cảnh mặt trời mọc trên đẩo Cô Tô.
- Còn lại: Cảnh sinh hoạt và lao động của người dân trên đảo. 
? Em hãy cho biết vị trí quan sát của tác giả? Cảnh miêu tả khái quát hay cụ thể? 
(- Vị trí quan sát: trên nóc đồn biên phòng)
? NX về vị trí ấy?
( điểm cao nhìn ra bốn hướng. Tác giả đã miêu tả khái quát khung cảnh bao la tươi sáng của đảo sau trận bão.)
Quan sát đoạn văn 1.
? Tác giả đã miêu tả kháI quát cảnh vật ở đảo qua câu văn nào?
? Câu văn đầu tiên đóng vai trò ntn trong toàn bộ đoạn văn?( Chủ đề)
? Tìm từ ngữ miêu tả kháI quát cảnh vật ở đảo Cô Tô?
? Tác giả đã nhận định về bầu trời Cô Tô sau mỗi lần dông bão ntn?
? Từ một buổi sáng cụ thể trên đảo, tg nhắc lại những buổi sáng sau cơn dông bão ở đảo Cô Tô. Điều này có ý nghĩa gì?
( Câu văn mang nhận định kháI quát thể hiện cảm nhận sâu xa của tg về vẻ đẹp trường tồn, bền vững của Cô Tô dù mưa dông bão tố cũng không thể xóa lấp được=> thể hiện quy luật của thiên nhiên vĩnh hằng)
? Để miêu tả, tác giả tập trung miêu tả những sự vật nào?
( Cây , nước, cát, cá)
? Em có NX gì về cách lựa chọn những sự vật để miêu tả ấy của tg?
( những SV tiêu biểu, đó là những nét đặc trưng của vùng biển đảo)
 II. Phân tích:
a. Cảnh đảo Cô Tô sau cơn bão:
Vị trí quan sát: nóc đồn.
+ Cảnh vật trong trẻo, sáng sủa.
Bầu trời: trong sáng.
? Vậy những sự vật đặc trưng ấy được miêu tả cụ thể ntn?
Cây trên núi đảo lai thêm xanh mượt.
Nước biển: lại lam biếc đặm đà hơn hết cả mọi khi.
Cát: lại vàng giòn hơn.
Cá: lưới nặng thêm.
? Tác giả đã sd những bpnt nào?
( Cách lựa chọn hình ảnh, miêu tả bằng những từ loại nào, trình tự miêu tả ra sao? 
? Trong các tính từ trên, TT nào có sức gợi tả hơn cả? Vì sao?
( TT vàng giòn tả đúng sắc vàng khô của cát biển. Đó là sắc vàng riêng của cát Cô Tô trong cảm nhận của tg)
Các hình ảnh chọn lọc tiêu biểu, đặc sắc; dùng hàng loạt các tính từ gợi tả (tươi sáng, trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt) .
GV bình: Có thể nói NT là một bậc thầy về ngôn ngữ, một nghệ sĩ tinh tế và tài hoa trong viêc phất hiện, sáng tạo cáI đẹp. Ông có một kho từ vựng phong phú và khả năng tổ hức những câu văn xuôI đầy giá trị tạo hình, lại có nhạc điệu trầm bổng và như ông thường nói: biết co duỗi nhịp nhàng. NT yêu biển, say biển, ông đãkhám phá ra bao vẻ đẹp của nước biển Cô Tô .Và với óc tưởng tượng đầy mĩ cảm, ông đã tung ra hàng loạt các ẩn dụ, so sánh nói về sắc nước, sắc biển. Nhìn biển, nhà văn thốt lên: Sao chiều nay nó xanh quá quắt đến như vậy. Ông thầm hỏi mình: Xanh như lá chuối non, xanh như lá chuối già, xanh như cốm vòng mùa thu, xanh như màu áo Kim Trọng, xanh như vạt áo nước mắt của ông quan Tư Mã nghe đàn tì bà trên con sóng Giang Châu? Xanh như một niềm hi vọng trên cửa bể? Qua đó ta thấy được NT là nhà văn uyên bác, tài hoa. Có bao nhiêu so sánh là bấy nhiêu phát hiện và yêu thương, yêu sự sống giàu đẹp của biển)
? Em hình dung cảnh biển đảo như thế nào?
Khung cảnh đảo Cô Tô là một bức tranh đẹp, trong sáng, tinh khôI, đầy sức sống.
? Tác giả có cảm nghĩ gì khi ngắm toàn cảnh trên đảo Cô Tô? 
? ? Em NX gì về câu văn trên?
“Càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây”.
=> biểu cảm trực tiếp, so sánh.
? Em hiểu gì về tác giả qua cảm xúc đó ở đây?
( thể hiện sự gắn bó máu thịt với Cô Tô như quê hương của chính mình.)
? Tg phảI là người ntn mới có thể có được những t/c, cxúc đẹp đến như thế? 
- Là người yêu mến, gắn bó với thiên nhiên đất nước.
Tác giả thấy Cô Tô tươi đẹp, gần gũi như quê hương của chính mình.
4. Củng cố: 
 - Đảo Cô Tô sau cơn bão được miêu tả ntn?
 - Cách sử dụng từ ngữ miêu tả trong đoạn 1?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Học bài.
 - Chuẩn bị phần còn lại.
 - Viết đoạn văn miêu tả cảnh Cô Tô sau trận bão.
Tuần 
Giảng: Tiết 104
Cô tô
Nguyễn Tuân
Mục tiêu bài giảng:
Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp sinh động, trong sáng của bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở Cô Tô.
Rèn kĩ năng đọc, cảm thụ, nhận biết nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả Tô Hoài. Rèn luyện tư duy ngôn ngữ, tư duy hình tượng.
Giáo dục tư tưởng yêu mến vẻ đẹp thiên nhiên và con ng]ời lao động.
Phương tiện thực hiện:
GV: Giáo án, Sgk, TLTK.
HS: Vở, sgk, vở bài tập.
Cách thức tiến hành:
Thảo luận, vấn đáp, qui nạp,
Tiến trình giờ dạy:
Tổ chức: 6 : 6 
Kiểm tra: ? Tóm tắt đoạn 1. Cho biết vẻ đẹp của Cô Tô sau cơn bão? 
Bài mới:
 II. Phân tích:
b. Cảnh mặt trời mọc trên đảo Cô Tô:
? Tác giả chọn điểm nhìn để miêu tả ở đâu?
- Từ trên những hòn đá đầu sư, sát mép nước.
? Cảnh mặt trời mọc trên biển được quan sát và miêu tả theo trình tự như thế nào?
- Trước khi mặt trời mọc: chân trời ngấn bể sạch như tấm kính.
- Lúc mặt trời mọc: “tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn thọ”
- Sau khi mặt trời mọc: “vài chiếc nhạn chao đi chao lại là là nhịp cánh”
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, độc đáo mới lạ.
+ Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, nhân hoá đặc sắc. “tròn trĩnh phúc hậu đầy đặn”
+ Hình ảnh ẩn dụ đẹp hùng vĩ, lộng lẫy, tinh khôi “quả trứng hồng hào ửng hồng”.
+ Hình ảnh so sánh “ y như một mâm lễ biển Đông”.
+ Hai nét về cảnh có tính chất làm nền. “vài chiếc nhạn nhịp cánh”.
? Em thấy cảnh mặt trời mọc như thế nào?
-> Bằng sự so sánh ẩn dụ, màu sắc thật thích hợp, giọng văn thật trang trọng và say mê, nhà văn chuyên viết tuỳ bút rất tài hoa và tinh tế đã tái hiện lại môt cách xứng đáng cảnh mặt trời mọc đẹp rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ không giống bất cứ cảnh bình minh nào trên núi, ở đồng bằng hay cao nguyên.
? Cách đón nhận mặt trời mọc của tác giả diễn ra như thế nào? Có gì độc đáo trong cách đón nhận ấy?
- Dậy từ canh tư, ra tận đầu mũi đảo ngồi rình mặt trời lên theo dõi kĩ lưỡng chăm chú, say mê hình ảnh mặt trời lên chầm chậm, từ từ từng ít một -> công phu trân trọng.
? Vì sao nhà văn có cách đón nhận mặt trời mọc công phu trân trọng như vậy?
-> Nhà văn là người yêu mến thiên nhiên say đắm và khát vọng khám phá cái đẹp.
? Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo nhà văn đã chọn điểm không gian nào? ? Tại sao tác giả lại chọn cái giống nước ngọt để miêu tả?
c. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô:
- Cái giống nước ngọt.
- Vì đó là sự sống sau một ngày lao động ở đảo. Mọi người quây quần bên giếng nước là thói quen và thú vui của người dân vùng đảo. (là linh hồn của hòn đảo - là cả một xã hội thu nhỏ trên đảo).
? Sự sống nơi đảo Cô Tô diễn ra như thế nào quanh cái giếng nước ngọt?
- Rất đông người - Tắm 
 - Gánh nước ngọt tích trữ cho các chuyến đi xa tạo nên nhịp sống nơi đây.
- Cảnh chị vợ anh hùng châu Hoà Mãn địu con chồng quẩy nước
-> Gợi lên cảnh sinh hoạt khẩn trương, tấp nập, đầm ấm, thanh bình, dân dã của những người dân trên đảo “nó mát nhẹ, đậm đà hơn các chợ trong đất liền”. 
? Theo em trong khi quan sát miêu tả sự sống nơi đảo Cô Tô nhà văn đã mang vào đó tình cảm nào của mình?
- Tình cảm chân thành và thân thiện với con người và cuộc sống nơi đây.
? Nêu nét nổi bật về nghệ thuật trong bài?
? Cảnh vật con người thể hiện như thế nào?
? HS đọc ghi nhớ (SGK).
 4. Tổng kết:
- NT: miêu tả tinh tế, ngôn ngữ điêu luyện, cách so sánh bất ngờ giàu trí tưởng tượng.
- ND: Cảnh thiên nhiên, sinh hoạt, con người trên đảo Cô Tô trong sáng, tươi đẹp
* Ghi nhớ (SGK)
BT2: Học thuộc đoạn: Mặt trời mọc.
II. Luyện tập.
BT1: Viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc. HS làm ở nhà chú ý miêu tả: hình dáng, màu sắc, cảnh vật.
Củng cố: 
 - Chất thơ tráng lệ của cảnh mắt trời mọc trên biển Cô Tô được thể hiện như thế nào?
 - Tại sao nói ngòi bút tả cảnh, tả sinh hoạt của nhà văn rất tinh tế và linh hoạt
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Học bài
 - Soạn bài “Cây tre Viết Nam”.
 - Sưu tầm những đồ dùng bằng tre, nứa (quạt, diều, sáo)
 - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra viết bài văn tả người.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan hoc ki II cuc hay.doc