Giáo án Ngữ văn khối 8 tuần 15

Giáo án Ngữ văn khối 8 tuần 15

 Đọc thêm:

VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC

 Phan Bội Châu

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.

- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.

2. Kỹ năng:

- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX.

- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.

B. CHUẨN BỊ:

 Giáo viên: Soạn giáo án, tư liệu tham khảo, ảnh chân dung tác giả.

 Học sinh: Chuẩn bị bài trước.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định lớp.

 2. Bài cũ:

 3. Bài mới

 Hoạt động của GV và HS Nội dung

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 8 tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 	 Ngày soạn:
Tiết 57	 Ngày dạy:
 Đọc thêm:
VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC
 Phan Bội Châu
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Khí phách kiên cường, phong thái ung dung của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu trong hoàn cảnh ngục tù.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn, giọng thơ mạnh mẽ, khoáng đạt được thể hiện trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ thất ngôn bát cú Đường luật đầu thế kỷ XX.
- Cảm nhận được giọng thơ, hình ảnh thơ ở các văn bản.
B. CHUẨN BỊ:
	Giáo viên: Soạn giáo án, tư liệu tham khảo, ảnh chân dung tác giả.
	Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp.
 2. Bài cũ:
 3. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
G/v đọc mẫu, 2 h/s đọc văn bản 
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả Phan Bội Châu? 
? Em biết gì về bài thơ “vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”
? Hãy gọi tên thể thơ? Văn bản này đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Thuộc thể loại gì? Tính chất biểu cảm ở đây là gì? Vì sao?
? Em hiểu nhan đề của văn bản là gì?
I. Tìm hiểu chung:
1. Đọc,từ khó 
2. Tác giả:
3. Bài thơ:
* Nhan đề văn bản
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
H/s giải nghĩa từ “hào kiệt”, “phong lưu”
? Các từ ấy cho ta hình dung về con người như thế nào?
? Em hiểu lời thơ “chạy mỏi chân thì hãy ở tù” thể hiện một quan niệm sống như thế nào? Qua phần đề em hiểu được gì về tính chất của con người Phan Bội Châu.
? Các cụm từ “khách không nhà” và “trong bốn biển” có nghĩa như thế nào? Em hiểu ý của hai câu thơ trên là như thế nào?
 Phải chăng đây là một lời than thở của một người tù bất đắc chí?
H/s đọc 
Giải thích từ : bủa tay
? ý nghĩa của cặp câu 5 – 6 là gì?
? Chỉ ra cách nói quá phép đối trong cặp câu 5 – 6. Tác dụng của biện pháp tu từ này?
H/s đọc
? Em hiểu “Thân ấy” và “sự nghiệp” ở đây là gì?
? Từ đó em hiểu như thế nào về ý nghĩa của hai câu kết? Nhận xét nghệ thuật của cặp câu cuối?
Hướng dẫn tổng kết:Đọc bài thơ em cảm nhận được điều gì về nội dung và nghệ thuật của bài thơ
II. Phân tích:
1. Hai câu thơ đầu (phần đề)
 Một người vừa ngang tàng, bất khuất, vừa ung dung đường hoàng lại vừa bình tỉnh, tự chủ ngay cả lúc nguy nan 
2. Hai câu 3 – 4 (phần thực)
- Nội dung : tả cái tình thế, tâm trạng của ông khi ở trong tù
- Giọng điệu : Trầm thống, suy ngẫm, diễn tả một nổi đau cố nén
* Câu thơ giúp ta cảm nhận đầy đủ hơn tầm vóc lớn lao phi thường của người tù yêu nước. Đó cũng là nổi đau lớn lao trong tâm hồn bậc anh hùng 
3. Hai câu 5 – 6 (phần luận)
- Nội dung : Thể hiện khẩu khí của bậc anh hùng, hào kiệt cho dù bi kịch đến mức độ nào thì chí khí vẫn không dời đổi.
- Nói quá : Bủa tay ôm chặt 
- Phép đối : Mở miệng cười to
è Tạo giọng điệu cứng cỏi, hùng hang cho câu thơ, gợi tả khí phách hiên ngang, không khuất phục của người yêu nước 
4. Hai câu cuối (phần kết)
- Thân ấy : Chỉ con người Phan Bội Châu/Sự nghiệp : Chỉ sự cứu nước mà Phan Bội Châu đeo đuổi è Khẳng định tư thế hiên ngang, ý chí thép gang. 
III. Tổng kết :Ghi nhớ 
 4. Củng cố: nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Văn thơ yêu nước đầu thế kỉ XX
 5. Dặn dò: CBB Đập đá ở Côn Lôn.
**************************************
Tuần 15 	 Ngày soạn:
Tiết 58	 Ngày dạy:
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
 Phan Châu Trinh
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỷ XX.
- Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàn của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản thơ yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Giáo án, tư liệu. Học sinh: Chuẩn bị bài.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp.
 2. Bài cũ:
	Đọc thuộc lòng bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu? Nêu chủ đề của bài thơ?
 3. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
 Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả Phân Chu Trinh ? 
? Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” được ra đời trong hoàn cảnh nào? 
G/v giải thích kỷ hơn 
- Ngày đầy tiên, ông ném một mãnh giấy vào khám của những sỹ phu yêu nước ở thời kỳ, bình kỳ vừa bị bắt và cũng bị đày ra Côn Đảo. Đây là một trường học thiên nhiên mùi cay đắng trong ấy làm trai giữa thế kỷ XX này không thể không nếm trải 
G/v đọc mẫu, hướng dẫn cách đọc 
Hai h/s đọc 
G/v việc nhớ từ khó của h/s
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả : 
- Phan Chu Trinh (1872 – 1926)
- Hiệu : Tây Hồ 
- Quê : Tây Lộc – Hà Đông – tỉnh Quảng Nam
- Là nhà nho yêu nước, nhà cách mạng lớn ở nước ta đầu thế ký XX. Chủ trương đường lối cứu nước cứu dân của ông là dựa vào Pháp để lật đổ chế độ phong kiến Việt Nam đem lại tự do cho đồng bào 
- Ông là người giỏi biện luận và có tài văn chương, văn chính luận, hùng biện đanh thép, thơ văn trữ tình, them đượm tư tưởng yêu nước và dân chủ 
- Tác phẩm chính : Tây Hồ thi tập, Tỉnh Quốc hồn ca, giai nhân kỳ ngộ
2. Bài thơ : 
- 4 – 1908, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt trong phong trào chống thuế ở thời kỳ và bị đày ra Côn Đảo. Bài thơ được ra đời trong thời kỳ Phan Chu Trinh bị đày ở Côn Đảo
- Đập đá ở Côn Lôn : Giữa nắng gió biển khơi, trên hòn đảo trơ trọi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, người đi đày buộc phải làm công lao động khổ sai hết sức cực nhọc này cho đến khi kiệt sức và không ít người đã gục ngã
- Bài thơ được viết bằng chữ Nôm 
3. Đọc,từ khó 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Xác định nhân vật trữ tình của bài thơ?
? Nhân vật trữ tình được biểu hiện qua những nội dung nào?
H/s đọc 4 câu thơ đầu 
? Câu thơ đầu cho em hiểu gì ?
G/v Giải thích cho h/s quan niệm nhân sinh trình thống “làm trai”
- “Đã sinh làm trai thì cũng phải khác đời” (Phan Bôi Châu)
- “Chí làm trai Nam, Bắc, Tây, Đông
 Cho phải sức vùng vẫy trong bốn bể”
(Nguyễn Công trứ)
è Đó là lòng kiêu hãnh, là ý chí tự khẳng định mình, là khát vọng hành động mãnh liệt 
? Em hiểu “lừng lẩy” ở đây là gì?
? Em hiểu nghĩa của cụm từ “lở núi non” là gì?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu, khẩu khí ở 4 câu thơ đầu?
? Tác giả miêu tả công việc đập đá như thế nào?
? Hành động đập đá của người tù có gây cho em cảm giác nặng nhọc, vất vả không, vì sao?
? Qua 4 câu thơ đầu em hiểu thêm được gì về hình ảnh những người tù yêu nước cách mạng ?
? Nội dung 4 câu thơ cuối là gì?
? Chỉ ra phép đối ở câu 5 – 6, tác dụng của phép đối?
G/v đọc 2 câu kết 
? Em hiểu ý 2 câu này như thế nào?
 Qua đó em hiểu thêm được gì về Phan Chu Trinh – người tù cách mạng yêu nước ?
? Nhận xét cách kết thúc bài thơ?
Học xong bài thơ em cảm nhận được gì về nội dung nghệ thuật của bài thơ
II. Phân tích:
* Nhân vật trữ tình-người đập đá : Xứng là trai, kẻ vá trời chính là Phan Chu Trinh 
- Công việc đập đá (4 câu đầu)
- Cảm nghĩ từ việc đập đá(4 câu cuối)
1. Công việc đập đá: 
* Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn à miêu tả bối cảnh không gian, tạo dung tư thế của con người giữa đất trời Côn Đảo
è Một thế đứng đường hoàng, không phải của một người tù bị giam cầm tù hãm, mà của người đứng giữa biển rộng non cao, đội trời đạp đất, tư thế hiên ngang, toát lên một vẻ đẹp hùng tráng
* Ba câu sau : Miêu tả chân thực công việc lao động cực nhọc của người đập đá
- Lừng lẫy : Ngạo nghễ, lẫm liệt à tạo khí thê hiên ngang
 Phá núi lấy đá à một việc nặng nhọc
 Lở núi non (Nói quá) à vẻ đẹp dũng mảnh phi thường
 - Giọng điệu, khẩu khí : Ngang tàn, hùng tráng, coi thường mọi gian nguy 
- Hành động quả quyết, mạnh mẽ : Xách búa, ra tay đập bể 
+ Đánh tan năm bảy đống NT đối lập
+ Đập bể mấy trăm hòn 
è Làm nổi bật khí thế vượt lên hoàn cảnh, làm chủ hoàn toàn của người tù 
è Hình ảnh tù hiện lên trong tư thế ngạo nghễ vươn cao tầm vũ trụ, biến một công việc lao động cưỡng bức hết sức nặng nhọc, vất vả thành cuộc chinh phục thiên nhiên dũng mãnh với một sức mạnh thần kỳ 2, Bốn câu thơ cuối: Cảmt nghĩ từ việc đập đá 
* Hai câu 5 – 6 
- Phép đối : 
+ Tháng ngày - mưa nắng
+ Bao quản – càng bền 
+ Thân thành sỏi – dạ sắt son 
è Đối lập giữa những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của chiến sỹ cách mạng à Khẳng định cái chí lớn, cái quyết tâm cao của người yêu nước (bằng lối đối, lối nói quen thuộc của loại thơ tỏ chí, tỏ lòng)
* Hai câu 7 – 8 
- Cách nói khoa trương : Tự ví việc đập đá ở Côn Lôn giống như việc Nữ Oa làm cột chống trời
- Thử thách gian nan trên bước đường chiến đấu, được xem như những việc con con 
è Khẩu khí, ngang tàng cuả anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu sắt son 
- Kết thúc bằng câu cảm thán với một thái độ thách thức, ngạo nghễ.
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật: Hình ảnh khoa trương, hào hùng, dũng mảnh, đối chuẩn, dùng đến từ mạnh. 
2. Nôị dung: Khẳng định tư thế hiên ngang, khí phách hào hùng ý chí kiên định của nhà chí sĩ c/m 
 4. Củng cố: H/s đọc yêu cầu bài tập 2 sgk 
	* Đặc điểm chung :
	- Cả hai bài thơ đều là khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước khi rơi vào vòng tù ngục
	- Tác giả : Đều là những nhà nho yêu nước, lãnh tụ cách mạng nổi tiếng ở nước ta đầu thế kỷ XX
	- Tư thế hào hùng, phong thái ung dung, lạc quan tin tưởng của người vượt lên hoàn chảnh khó khăn, hiểm nghuy trong chốn tù đày, không những giữ vững tư tưởng và phẩm chất mà còn sẵn sàng chấp nhận và vượt lên hoàn cảnh, quyết trí thực hiện hoài bão, lý tưởng cứu nước cứu dân
	- Loại thơ tỏ chí tỏ lòng ít thiên về tả thực. Giọng thơ hào sảng, lối nói khoa trương, vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn bát cú đường luật với phép đối ở 2 cặp câu thực, luận rất chặt, rất chỉnh
	* Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX biểu hiện trước hết ở khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách gian lao, có thể đe doạ đến tính mạng (xem ở tù như một bước dừng chân tạm nghĩ, xem việc lao động khổ sai như một việc con con, không đáng kể đến). Vẻ đẹp ấy còn thể hiện ở ý chí chiến đấu và niềm tin ở dời đổi vào sự nghiệp của mình (Thân ấy  sự nghiệp, tháng ngày con con) 
 5. Dặn dò: Dựa vào hai bài thơ hãy viết bài văn thuyết minh giới thiệu về thể thơ thất ngôn bát cú đường luật
 Chuẩn bị bài: Ôn luyện dấu câu.
******************************************
Tuần 15 	 Ngày soạn:
Tiết 59	 Ngày dạy:
 ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
- Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
- Nhận biết và sửa chữa các lỗi về dấu câu.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Nghiên cứu lại các bài về dấu câu học sinh đã học ở lớp 6,7,8;
 Soạn giáo án.Chuẩn bị phiếu học tập để phát cho các nhóm.
HS: Ôn lại các bài về dấu câu đã học ở lớp 6, 7, 8. 
 Nắm chắc nội dung các phần ghi nhớ, công dụng của các loại dấu câu.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp.
 2. Bài cũ: kết hợp bài mới.
 3. Bài mới
 Hoạt động của GV và HS Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu lí thuyết
? Dựa vào các bài đã học về dấu câu ở các lớp 6, 7, 8, lập bảng tổng kết về dấu câu theo mẫu dưới đây: (tổ chức hoạt động nhóm)
Phương pháp tiến hành phần I như sau:
Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, sau đó pháp phiếu học tập cho mỗi nhóm 2 phiếu, yêu cầu mỗi nhóm viết nội dung phần ghi nhớ của 2 loại dấu câu (nhóm 1 viết dấu chấm và dấu chấm hỏi) cứ như vậy lần lượt đến hết ® rồi nhóm trưởng lên dán vào các ô đã kẻ sẵn ở tờ bìa to cô đã treo trên bảng.
I. Tổng kết về dấu câu:
Dấu câu
Công dụng
1. Dấu chấm
Được đặt ở cuối câu trần thuật, miêu tả, kể chuyện hoặc câu cầu khiến để đánh dấu (báo hiệu) sự kết thúc của câu.
2. Dấu chấm hỏi
Được đặt ở cuối câu nghi vấn hoặc trong ngoặc đơn và sau 1 ý hay 1 từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biến đối với ý đó hay nội dung của từ đó.
3. Dấu chấm than
Được đặt ở cuối câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc trong ngoặc đơn và sau 1 ý hay một từ ngữ nhất định để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ đó.
4. Dấu phẩy
Được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu (cụ thể là: giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ, giữa các từ ngữ có cùng chức năng trong câu, giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó, giữa các vế của một câu ghép.
5. Dấu chấm lửng
Được dùng để tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng chưa được liệt kê hết thể hiện chỗ lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng, làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
6. Dấu chấm phẩy
Được dùng để đánh dấu ranhgiới giữa các vế của 1 câu ghép có cấu tạo phức tạp hay đánh dấu ranhgiới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
7. Dấu gạch ngang
Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu, đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê, nối các từ nằm trong một liên danh.
8. Dấu ngoặc đơn
Được dùng để đánh dấu phần có chức năng chú thích (giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm) cho 1 từ ngữ, 1 vế câu trong câu hoặc cho 1 câu, chuỗi câu trong đoạn văn.
9. Dấu hai chấm
Được dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (dùng kèm với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).
10. Dấu ngoặc kép
Được dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai, đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san được dẫn trong câu.
? Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nêu dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó?
? Dùng dấu chấm sau từ “này” là đúng hay sai? Nên dùng dấu gì?
? Câu này thiếu dấu gì? Để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp?
? Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ hai trong đoạn văn này đã đúng chưa? Vì sao? ở các vị trí đó nên dùng dấu gì?
II. Các lỗi thường gặp về dấu câu:
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc:
 Thiếu dấu ngắt câu sau chữ “xúc động”. Dùng dấu chấm để kết thúc câu ở chỗ đó.
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc:
Ví dụ: Thời còn trẻ, học ở trường này. Ông là học sinh xuất sắc nhất.
 Sai, vì câu chưa kết thúc. Nên dùng dấu phẩy.
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết:
Thiếu dấu phẩy để phân biệt ranh giới giữa các thành phần cùng chức năng (chủ ngữ). ® Sửa lại: Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu:
Ví dụ: Quả thật, tôi không biết nên giải quyết vấn đề này như thế nào và bắt đầu từ đâu? Anh có thể cho tôi một lời khuyên không. Đừng bỏ mặc tôi lúc này.
Dấu ? (sai) ® thay dấu (.); thay dấu chấm (.) bằng dấu (?) và thay dấu chấm (.) bằng dấu chấm than (!).
Ghi nhớ: SGK trang 151.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
GV: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Giáo viên hướng dẫn học sinh giải bài tập 2.
III. Luyện tập: 
1. Bài tập 1( sgk trang 12)
Chép đoạn văn dưới đây vào vở bài tập và điền dấu câu thích hợp và chỗ có dấu ngoặc đơn:
Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chợt vẫy đuôi rối rít (,) tỏ ra dáng bộ vui mừng.
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào sắp bị tù tội (.)
2. Bài tập 2: (sgk trang 15)
* Yêu cầu bài tập: 
- Phát hiện lỗi về dấu câu.
- Thay dấu câu thích hợp (có điều chỉnh chữ viết hoa trong trường hợp cần thiết.)
 4. Củng cố: tác dụng của việc sử dụng các loại dấu câu.
 5. Dặn dò: ôn tập để kiểm tra Tiếng Việt.
*********************************************
Tuần 15 	 Ngày soạn:
Tiết 60	 Ngày dạy:
KIỂM TRA 1 TIẾT: TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giup học sinh hệ thống lại kiến thức về phần tiếng việt đã được học từ đầu năm đến giờ. Tích hợp với các phân môn văn và tập làm văn qua các căn bản và kiểu bài tập làm văn.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tái hiện tổng hợp kiến thức áp dụng vào bài làm. Kĩ năng phân tích đánh giá.
3.Giáo dục: Nâng cao nhận thức về việc làm bài sáng tạo độc lập.
B. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Đề ra, soạn giáo án, tư liệu tham khảo. Học sinh: Chuẩn bị bài trước.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1. Ổn định lớp.
 2. KTSCBCHS
 3. Phát đề.
Ma trận đề:
 Mức độ
Lvực ND
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Thấp
Cao
TN
TN
TN
TL
TN
TL
Câu 
Điểm
Cấp độ, TTV
C1, C2, C3, C4
(II)
4
2
Từ TD ĐP
C5
1
0,5
Trợ từ
C6
1
0,5
Thán từ
C7
1
0,5
BP Tu từ
C8, C9
2
1
Câu
C10
II
2
5,5
Tổng số câu
10
1
11
10
I. TRẮC NGHIỆM(5đ_mỗi câu đúng được 0,5đ): Chọn câu trả lời đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đại diện:
Câu 1: Từ nào có nghĩa bao hàm các từ sau đây: Học sinh, sinh viên, giáo viên, bác sĩ, kĩ sư, luật sư, ....
 	A. Đồ dùng C. Nghề nghiệp
	B. Môn học D. Tính cách 
Câu 2: Những từ "trao đổi, buôn bán, sản xuất" được xếp vào Trường từ vựng nào?
	A. Hoạt động kinh tế C. Hoạt động văn hóa
	B. Hoạt động chính trị D. Hoạt động xã hội
Câu 3: Các từ in đậm trong bài thơ sau thuộc Trường từ vựng nào?
 "Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
 Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
 Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
 Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi" 
 (Hồ Xuân Hương)
	A. Động vật ăn cỏ C. Động vật thuộc loài ếch nhái
	B. Động vật ăn thịt D. Côn trùng
Câu 4: Trong các dãy từ sau, dãy nào sắp xếp đúng với Trường từ vựng "văn học"?
	A.Tác giả, tác phẩm, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn,.... 
	B. Tác giả, tác phẩm,biên đạo múa, nhân vật, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn,.... 
	C.Tác giả, tác phẩm, nhân vật, bút vẽ, hình khối, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn,.... 
	D.Tác giả, tác phẩm, nhân vật, giọng điệu, âm vực, cốt truyện, tứ thơ, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, câu văn,.... 
Câu 5: Trong bài thơ sau, từ "cá tràu" thuộc lớp từ ngữ nào?
 "Canh cá tràu mẹ thường hay nấu khế
 Khế trong vườn thêm một tí rau thơm
 Ờ! Thế đó một thời xa cách mẹ
 Hai mươi năm trở lại nhà, nước mắt xuống mâm cơm"
 (Chế Lan Viên)
	A.Từ địa phương C. Từ toàn dân
	B. Biệt ngữ xã hội D. Cả A, B, C đều sai
Câu 6: Các từ in đậm trong những câu sau, từ nào là Trợ từ?
	A. Những ý tưởng ất tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi... 
	B. Một người đau chân có lúc nào quên đi cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu
	C. Nó vợ con chưa có
	D. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về, lúng túng như tôi cả.
Câu 7: Trong những từ ngữ in đậm sau, từ nào là Thán từ?
	A. Hồng! mày có muốn vào Thanh Hóa... C. Không, ông giáo ạ!
	B. Vâng, cháu cũng nghĩ như cụ D. Cảm ơn cụ, nhà cháu đã khỏe lại rồi
Câu 8: Trong những câu sau, câu nào sử dụng phép Nói quá?
	A. Chẳng tham nhà ngói ba tòa- Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành 
	B. Làm trai cho đáng nên trai- Khom lưng, uốn gối gáng hai hạt vừng
	C. Hỡi cô tát nước bên đàng- Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?
	D. Miệng cười như thể hoa ngâu- Đội hoa như thể đội mây trên đầu
Câu 9: Biện pháp Nói giảm nói tránh (được in đậm) trong khổ thơ sau nói về điều gì?
 " Rải rác biên cương mồ viễn xứ
 Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh
 Áo bào thay chiếu anh về đất
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
 (Tây Tiến, Quang Dũng)
	A.Sự vất vả C. Sự nguy hiểm
	B. Cái chết D. Sự xa xôi
Câu 10: Câu ghép nào sau đây có quan hệ từ chỉ mục đích?
	A. Nếu trời mưa thì lớp tôi không đi cắm trại nữa 
	B. Để cha mẹ, thầy cô vui lòng, chúng ta phải chăm chỉ học tập 
	C. Vì nhà nghèo nên bạn ấy không thể tiếp tục đên trường
	D. Tuy còn nhỏ nhưng Hải đã giúp được rất nhiều cho bố mẹ
II. TỰ LUẬN: (5 điểm):
	Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 đến 15 dòng) sử dụng các từ thuộc Trường từ vựng "thể thao". Gạch chân các từ ấy.
Đáp án:
I. Trắc nghiệm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đ. án
C
A
C
A
A
A
C
B
B
B
II. Tự luận: Căn cứ vào bài làm của học sinh để đánh giá, cho diểm
 4. Thu bài, nhận xét.
 5. Dặn dò: chuẩn bị bài Thuyết minh một thể loại văn học

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 15 20122013.doc