Giáo án Ngữ văn: Đi bộ ngao du – Ruxo

Giáo án Ngữ văn: Đi bộ ngao du – Ruxo

ĐI BỘ NGAO DU – RUXO

I. Tác giả, tác phẩm:

 1. Tác giả:

- Ru - xô (1712 - 1788) là nhà văn Pháp, mồ côi mẹ từ nhỏ. Cha là thợ chữa đồng hồ.

-Bản thân: Được đi học ít, làm thợ để kiếm sống, làm rất nhiều nghề (đầy tớ, gia sư, dạy âm nhạc).

- Trở thành nhà văn nổi tiếng

 2.Tác phẩm:

- Êmin hay về giáo dục là một thiên luận văn tiểu thuyết.

- Nội dung: đề cập đến việc giáo dục một em bé từ khi ra đời cho đến lúc khôn lớn.

- Nhà văn tưởng tượng em bé đó tên là Ê-min và thầy giáo gia sư đảm nhiệm công việc giáo dục là bản thân ông.

- Tác phẩm chia làm 5 quyển, tương ứng với 5 giai đoạn của Qt giáo dục

- Văn bản nằm trong quyền 5 của bộ tiểu thuyết.

II. Đọc - hiểu văn bản:

1. Các lập luận chính:

+ Luận đề: Nói về việc đi bộ

*Luận điểm 1 (đoạn 1): Đi bộ ngao du là hoàn toàn tự do, tuỳ theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.

- Đi bộ quan sát được khắp nơi.

- Dừng lại bất cứ chỗ nào.

- Không phụ thuộc vào gã phu trạm hay con ngựa.

- Đi bất cứ nơi nào, hưởng thụ tất cả sự tự do.

* Luận điểm 2 (đoạn 2) đi bộ ngao du sẽ trau dồi được vốn tri thức.

- Tài nguyên thiên nhiên

- Nông nghiệp

- Tự nhiên.

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn: Đi bộ ngao du – Ruxo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐI BỘ NGAO DU – RUXO
I. Tác giả, tác phẩm:
 	1. Tác giả:
- Ru - xô (1712 - 1788) là nhà văn Pháp, mồ côi mẹ từ nhỏ. Cha là thợ chữa đồng hồ.
-Bản thân: Được đi học ít, làm thợ để kiếm sống, làm rất nhiều nghề (đầy tớ, gia sư, dạy âm nhạc).
- Trở thành nhà văn nổi tiếng
 	2.Tác phẩm:
- Êmin hay về giáo dục là một thiên luận văn tiểu thuyết.
- Nội dung: đề cập đến việc giáo dục một em bé từ khi ra đời cho đến lúc khôn lớn.
- Nhà văn tưởng tượng em bé đó tên là Ê-min và thầy giáo gia sư đảm nhiệm công việc giáo dục là bản thân ông.
- Tác phẩm chia làm 5 quyển, tương ứng với 5 giai đoạn của Qt giáo dục
- Văn bản nằm trong quyền 5 của bộ tiểu thuyết.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Các lập luận chính:
+ Luận đề: Nói về việc đi bộ 
*Luận điểm 1 (đoạn 1): Đi bộ ngao du là hoàn toàn tự do, tuỳ theo ý thích, không bị lệ thuộc vào bất cứ ai.
- Đi bộ quan sát được khắp nơi...
- Dừng lại bất cứ chỗ nào...
- Không phụ thuộc vào gã phu trạm hay con ngựa.
- Đi bất cứ nơi nào, hưởng thụ tất cả sự tự do.
* Luận điểm 2 (đoạn 2) đi bộ ngao du sẽ trau dồi được vốn tri thức.
- Tài nguyên thiên nhiên 
- Nông nghiệp 
- Tự nhiên.
* Luận điểm 3 (đoạn 3) đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khỏe.
- Sức khoẻ tăng cường, tinh khí vui vẻ, ngủ ngon giấc...
2. Trình tự lập luận: 
- Trong từng luận điểm, tác giả đi từ cái chung đến cái riêng (chi tiết). Có thể đặt một nhan đề khác, ví dụ: "lợi ích của đi bộ ngao du"
* Có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự của luận điểm.
* Đối với Ru-xô: Tự do là mục tiêu quan trọng hàng đầu. Ông cảm thấy tự do quý giá như thế nào từ khi còn nhỏ tuổi bị chủ xưởng chửi mắng, đánh đập rồi lại phải đi ở cho người ta để kiếm tiền.
- Suốt đời ông phải đấu tranh cho tự do chống lại chế độ phong kiến vì vậy luận điểm 1 ông đề cập vấn đề tự do.
+ thuở nhỏ, ông hầu như không được học hành. Ông khao khát kiến thức, cả đời ông phải nỗ lực tự học vì thế nên lập luận trau dồi tri thức được ông xếp ở vị trí thức 3
3. Nghệ thuật: 
- Sử dụng đại từ ta, tôi khi lý luận chung 
- Sử dụng đại từ tôi: khi nói về những cảm nhận và cuộc sống từng trải của riêng ông. Có lúc cái tôi, cái riêng tư ấy được thể hiện dưới dạng kể chuyện về Ê-min.
- Xen kẽ lý luận trừu tượng (gắn liền với ta) và trải nghiệm của cá nhân (gắn liền với tôi) làm cho áng văn nghị luận này không khô khan mà rất sinh động
4. Tình cảm của tác giả:
- Con người giản dị, chân thực khao khát tự do, học hỏi không ngừng.
- Yêu mến thiên nhiên (núi sông, đồng ruộng, cây cối, hoa lá...)
III. Tổng kết:
Với lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, những kinh nghiệm thực tế sinh động, văn bản Đi bộ ngao du đã cho thấy những lợi ích của việc đi bộ ngao du, đồng thời cũng cho thấy tình yêu thiên nhiên và quý trọng tự do của tác giả.

Tài liệu đính kèm:

  • docDi bo ngao du(2).doc