TUẦN 14
TIẾT 66: LẶNG LẼ SA PA ( TRÍCH)
- Nguyễn Thành Long -
A.Mục tiêu:
Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ , tình cảm, trong quan hệ với mọi người.
- Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
- Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
B.Chuẩn bị:
- GV : Đọc toàn bộ tác phẩm + chân dung nhà văn Nguyễn Thành Long.
- HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK .
Tuần 14 Ngày soạn: 22/11/2009 Ngày giảng: Tiết 66: lặng lẽ sa pa ( trích) - Nguyễn Thành Long - A.Mục tiêu: Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ , tình cảm, trong quan hệ với mọi người. - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động. - Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên. B.Chuẩn bị: - GV : Đọc toàn bộ tác phẩm + chân dung nhà văn Nguyễn Thành Long. - HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK . C.Tiến trình bài dạy: *Hoạt động 1: Khởi động. 1-Tổ chức: 9A 9B 9C 2-Kiểm tra: - Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Ông Hai trong văn bản “Làng”? - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3-Bài mới: Giới thiệu bài: Từ cuộc gặp gỡ với những con người đang lặng lẽ, miệt mài làm việc cho đất nước ở Sa Pa – Nơi nghỉ mát kỳ thú nhưng cũng là nơi sống và làm việc của những con người lao động với những phẩm chất trong sáng, cao đẹp, Nguyễn Thành Long đã viết nên một truyện ngắn đặc sắc, dào dạt chất thơ. *Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản: Hướng dẫn học sinh đọc: to, rõ, chính xác, chậm rãi, tình cảm, sâu lắng (GV đọc mẫu – HS đọc – nhận xét). ? Giới thiệu những nét chính về tác giả Nguyễn Thành Long. ? Nêu hoàn cảnh sáng tác văn bản. ? Tìm bố cục của văn bản, nêu nội dung chính của từng phần. ? Trong truyện có những nhân vật nào; ? Nhân vật chính là ai. ? Nhân vật nào có vị trí quan trọng trong truyện, vì sao. ? Nêu chủ đề của truyện. I-Tiếp xúc văn bản. 1-Đọc – kể tóm tắt. (Kết hợp kể tóm tắt với đọc) 2-Tìm hiểu chú thích (SGK 188, 189) *Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925- 1991) - Quê : Duy Xuyên, Quảng Nam. - Là cây bút chuyên viết truỵện ngắn và ký. *Tác phẩm: Là kết quả chuyến đi Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả. 3-Bố cục: 3 phần - Phần 1: Từ đầu đến “Người lái xe lại nói” Xe dừng lại lấy nước, bác lái xe giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô kỹ sư 1 trong những người cô độc nhất thế gian. - Phần 2: Tiếp theo đến “như thế” Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên với ông hoạ sỹ, cô kỹ sư. - Phần 3: Còn lại. Họ chia tay, ông hoạ sỹ và cô kỹ sư trẻ xuống đồi cứ vấn vương vì sao anh thanh niên không tiễn ra tận xe. II-Phân tích văn bản. 1-Hệ thống nhân vật và chủ đề của truyện. *Hệ thống nhân vật: - Bác lái xe, ông hoạ sỹ, cô kỹ sư, anh thanh niên, ông kỹ sư ở vườn rau, anh kỹ sư khí tượng lập bản đồ sét - Nhân vật chính:anh thanh niên. -Nhân vật có vị trí quan trọng trong truyện:ông hoạ sĩ, vì truyện mặc dù không kể theo ngôi thứ nhất nhưng đã được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật ông hoạ sỹ. *Chủ đề của truyện: Ca ngợi những con người lao động mới đang ngày đêm lặng lẽ âm thàm làm việc cống hiến hết mình cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. *Hoạt động 3: Củng cố , dặn dò. - GV hệ thống bài: Khắc sâu hệ thống nhân vật và chủ đề tác phẩm., - Hướng dẫn về nhà:+ Kể tóm tắt văn bản + học bài. + Soạn tiếp bài. Ngày soạn: 22/11/2009 Ngày giảng Tiết 67: lặng lẽ sa pa ( trích) - Nguyễn Thành Long - A.Mục tiêu : Giúp HS: - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện, chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ , tình cảm, trong quan hệ với mọi người. - Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động. - Rèn kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện: miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên. B.Chuẩn bị: - GV : Đọc tài liệu tham khảo. - HS : Soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong SGK . C.Tiến trình bài dạy: *Hoạt động 1: Khởi động. 1.Tổ chức: 9A 9B 9C 2.Kiểm tra: - Tóm tắt văn bản “Lặng lẽ Sa Pa”, nêu chủ đề của truyện? - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3-Bài mới: Giới thiệu bài: Giờ trước chúng ta đã tìm hiểu hệ thống nhân vật trong văn bản, giờ học này các em sẽ được tìm hiểu sâu hơn vào từng nhân vật, đặc biệt là các nhân vật anh thanh niên, ông hoạ sỹ. *Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản. ? Nhân vật anh thanh niên có xuất hiện từ đầu VB không, xuất hiện trong hoàn cảnh nào . ? Cho biết hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật anh thanh niên . ? Nhận xét gì về công việc của nhân vật . ? Em có suy nghĩ gì về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên . ?Anh thanh niên đã có suy nghĩ gì về công việc của mình . ? Cách tổ chức ,sắp xếp công việc của anh thanh niên ra sao . ? Trong cuộc trò chuyện giữa anh thanh niên với các nhân vật khác,em thấy nhân vật này còn bộc lộ những nét tính cách và phẩm chất gì nữa . ? Nhận xét chung về nhân vật anh thanh niên ? Vai trò của nhân vật ông hoạ sĩ trong tác phẩm . ? Nhân vật cô kĩ sư hiện lên trong truyện như thế nào . ? Nhân vật bác lái xe có vai trò gì trong truyện . . II-Phân tích văn bản (tiếp). 2-Nhân vật anh thanh niên. - Không xuất hiện từ đầu truyện. - Hiện ra trong cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật khác với anh khi xe của họ dừng để nghỉ. - Hiện ra trong chốc lát, đủ đế các nhân vật khác ghi nhận một ấn tượng, một “ký hoạ chân dung” về anh rồi dường như lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa hiện lên qua sự nhìn nhận , suy nghĩ , đánh giá của các nhân vật khác . *Hoàn cảnh sống và làm việc: - Một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi SaPa. - Công việc: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” đòi hỏi phải tỉ mỉ , chính xác, có tinh thần trách nhiệm cao. Hoàn cảnh sống và làm việc thật đặc biệt: vắng vẻ, cô đơn *Những suy nghĩ của nhân vật về công việc. - ý thức được công việc của mình và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng ấy là rất có ích cho cuộc sống, cho mọi người. - Có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người “ khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” - Còn có sách làm bạn cuộc sống không cô đơn, buồn tẻ. - Tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động: trồng hoa , nuôi gà , tự học và đọc sách ngoài giờ làm việc. - Những nét tính cách và phẩm chất đáng mến: cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người, khiêm tốn, thành thực. * Yêu công việc, hết mình vì công việc, chân thành cởi mở, mến khách, khiêm tốn. 3-Nhân vật ông hoạ sĩ và các nhân vật khác *Nhân vật ông hoạ sĩ -Hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông hoạ sĩ để quan sát , miêu tả cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của chuyện :anh thanh niên . -Ngay từ phút đầu gặp anh thanh niên , bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng nghệ thuật , ông đã xúc động bối rối : “ Vì hoạ sĩ bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết , ôi , một nét thôi cũng đủ khẳng định một tâm hồn , khơi gợi một ý sáng tác , một nét đủ là giá trị một chuyến đi dài .” -Ông hoạ sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh thanh niên bằng nét bút kí hoạ , “người con trai ấy đáng yêu thật , nhưng làm cho ông nhọc quá . Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh.Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển , cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người .” -Ông còn có những xúc cảm về anh thanh niên và những điều khác nữa được khơi gợi từ câu chuyện của anh thanh niên làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp *Các nhân vật khác -Nhân vật cô kĩ sư :cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên khiến cô thấy “bàng hoàng”, “ cô hiểu thêm cuộc sống một mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên ,về cái thế giới những con người như anh mà anh kể , và về con đường cô đang đi tới”. Đó là sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao , cao đẹp khi người ta gặp được những ánh sáng đẹp đẽ toả ra từ cuộc sống , từ tâm hồn người khác .- Nhân vật bác lái xe: Qua lời kể của nhân vật này , ông hoạ sĩ , cô gái , người đọc được kích thích sự chú ý , đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên , cũng qua đó ta còn biết được những nét sơ lược về nhân vật người thanh niên .*Thông qua những cảm xúc , suy nghĩ cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ , hình ảnh anh thanh niên hiện ra càng rõ nét và đẹp hơn . -Ngoài ra trong tác phẩm còn có những nhân vật không xuất hiện trực tiếp mà chỉ được giới thiệu qua lời của nhân vật khác nhưng cũng góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm (Ông kĩ sư ở vườn rau , anh cán bộ nghiên cứu sét ) *Hoạt động3 :Tổng kết - ghi nhớ (SGK189 ) ? Nhận xét về nghệ thuật đặc sắc của văn bản . ? Nêu nội dung chính của truyện . . . 1-Nghệ thuật - Câu chuyện đậm chất trữ tình -Tình huống hợp lý - Cách kể chuyện tự nhiên , kết hợp giữa tự sự ,trữ tình với bình luận . - Nghệ thuật quy chiếu tầng bậc . 2-Nội dung Hình ảnh những con người lao động bình thường , tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên núi cao . Qua đó , truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng . *Hoạt động 4:Củng cố , dặn dò - GV hệ thống bài : Chủ đề của VB - Hướng dấn HS làm bài tập :Bài tập SGK (190 ) + 5 bài tập trong SBT (86) - Hướng dẫn về nhà : + Học bài và làm các bài tập . +Chuẩn bị tốt cho giờ viết bài tập làm văn số 3 . _________________________________ Ngày soạn: 22/11/2009 Ngày giảng Tiết 68 ,69: Viết bài tập làm văn số 3 A.Mục tiêu: Giúp HS : -Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận . -Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày. B.Chuẩn bị: GV: Bài soạn ( đề, đáp án). HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của GV. C.Tiến trình bài dạy: *Hoạt động 1: Khởi động. 1-Tổ chức: 9A 9B 9C 2-Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho giờ viết bài 3-Bài mới: Giới thiệu bài: Chúng ta đã tìm hiểu các yếu tố nghị luận , miêu tả nội tâm với việc tạo lập văn bản tự sự. giờ học này các em vận dụng kiến thức đã học và tạo lập 1 văn bản theo yêu cầu. *Hoạt động 2: Bài mới. I.Đề bài . Tưởng tượng và kể lại cuộc trò chuyện của mình với nhân vật người anh hùng Nguyễn Huệ và trận đại phá quân Thanh. II.Lập dàn ý: a- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ nhân vật Nguyễn Huệ. b- Thân bài : + Những cảm nhận về nhân vật( ngoại hình to cao, oai phong, trang phục kiểu tướng võ xưa, lời nói sang sảng, ấm áp,nét mặt hiền hậu, bao dung ) + Nhân vật Nguyễn Huệ kể lại cuộc hành quân thần tốc và trận đại thắng quân Thanh.(theo các sự việc chính tro ... ng hệt cái com pa "Ai chà! Anh bây giờ làm quan rồi,..Hừ! chẳng cái gì giấu được chúng tôi đâu! Miệng lẩm bẩm, tiện taygiật luôn đôi bít tất tay của mẹ tôi giắt vào lưng quần ,cút thẳng. =>Thay đổi toàn diện cả hình dạng lẫn tính tình -Đó là biểu hiện suy thoái của lối sống và đạo đức ở làng quê. Những thay đổi ấy đã tạo ra một con người xấu xí tham lam, trơ trẽn đến độ lưu manh, mất hết vẻ lương thiện của người nhà quê. *Kể về hai con ngườ ở quê đã thay đổi hoàn toàn, người kể muốn ta hiểu:Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo khổ khiến làng quê ngày một tàn tạ, con người ngày một khổ sở, hèn kém và bất lương.Từ đó bộc lộ nỗi xót thương, bất lực và căm ghét xã hội lúc bấy giờ. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò: 1.Giáo viên hệ thống toàn bộ nội dung vừa học. 2. Hướng dẫn học bài:Tìm hiểu tiếp:khi rời cố hương. __________________________________ Ngày soạn: 29/11/2009 Ngày giảng: Tiết 78 Cố hương(T3) Lỗ Tấn A. Mục tiêu cần đạt: - Hướng dẫn học sinh đọc kể tóm tắt văn bản, tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh sáng tác, ngôi kể, bố cục của văn bản. Từ đó cảm nhận được nhân vật " tôi " trên đường trở về quê cũ,những ngày ở cố hương . Tinh thần phê phán xã hội cũ , nỗi buồn thương cho quê hương . - Tích hợp với Tiếng Việt và Tập làm văn ở bài Ôn tập. - Rèn kĩ năng đọc, kể , phân tích tâm trạng nhân vật. B. Chuẩn bị: - ảnh chân dung Lỗ Tấn. - Tập "Tuyển tập truyện ngắn Lỗ Tấn" C. Tổ chức các hoạt động dạy và học. *Hoạt động 1: Khởi động 1. Tổ chức 2. Kiểm tra :Những ngày ở quê, nhận vật "tôi "gặp gỡ những ai? Cảm nhận về những nhân vật ấy như thế nào? 3. Bài mới *Hoạt động 2 Đọc hiểu văn bản (tiếp) ?Vì sao khi rời cố hương, nhân vật tôi lai cảm thấy lòng tôi không một chút lưu luyến và vô cùng ngột ngạt? Khi rời cố hương , nhân vật tôi mong ước điều gì? ?Trong niềm hi vọng của nhân vật tôi, xuất hiện một cảnh tượng như thế nào? ?Em hiểu ý nghĩ cuối cùng của nhân vật "Tôi " như thế nào? Ông mong muốn điều gì? 3. Khi rời cố hương: -Cố hương bây giờ chỉ còn là xơ xác nghèo hèn,xa lạ từ cảnh vật đến con người. -Mong cho thế hệ con cháu không bao giờ cách bức nhau, không phải chạy vạy như tôi, không phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ, không phải khốn khổ mà tàn nhẫn như người khác. chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới. Đó là làng quê tươi đẹp, con người sống tử tế với nhau - Trong niềm hi vọng, xuất hiện cảnh tượng:Một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển,trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm.=>Đó là ước mong yên bình ấm no cho làng quê. *ý nghĩ cuối cùng của nhân vật "tôi": Trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. =>Hình ảnh ẩn dụ, cũng như những con đường trên mặt đất,mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn. Nhưng nếu muốn, bằng sự cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả. -Tác giả muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức.Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no hạnh phúc cho quê hương. III. Tổng kết Ghi nhớ SGK. *Hoạt động 3 : Luyện tập (thảo luận nhóm) Trả lời các câu hỏi sau: 1. Đọc truyện Cố hương em cảm nhận được một bức tranh làng quê như thế nào? Từ đó tình cảm ,tư tưởng nào của người kể chuyện đối với làng quê và hiện thực xã hội lúc bấy giờ được bộc lộ? 2 .Em hiểu gì về Lỗ Tấn từ ước vọng đổi đời cho quê hương của ông?Ươc vọng đó có trở thành hiện thực trên đất nước của ông của ông hay không? 3. Em mong ước gì cho làng quê của mình? * Hoạt động 4: Củng cố dặn dò. -Hệ thống kiến thức toàn bài. -Hướng dẫn về nhà:Chuẩn bị bài Những đứa trẻ. __________________________ Ngày soạn: 29/11/2009 Ngày giảng: Tiết 79 Ôn tập Tập làm văn (T1) A. Mục tiêu cần đạt: - Hệ thống hóa kiến thức về Tập làm văn đã học. - Tích hợp với Tiếng Việt và Văn. - Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức. B. Chuẩn bị: - Giáo viên :Hợp đồng học tập. - Học sinh:Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập trong SGK. C. Tổ chức các hoạt động dạy và học: *Hoạt động 1 Khởi động 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra(Kết hợp trong giờ ) 3. Bài mới: * Hoạt động2:Ôn tập kiến thức. -Giáo viên giao hợp đồng học tập cho các nhóm. -Các nhóm thảo luận. -Đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm. (Có 6 nhóm, mỗi nhóm một câu) -Các thành viên trong lớp lắng nghe và nhận xét. -Giáo viên kết luận, 1. Câu1:Các nội dung lớn và trọng tâm: a, Văn bản thuyết minh: Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như nghị luận giải thích, miêu tả. b, Văn bản tự sự: - Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm nhân vật, giữa tự sự với nghị luận. -Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự. 2. Câu 2: Vai trò vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh: Thuyết minh là giúp cho người đọc, người nghe, hiểu biết về đối tượng, do đó: -Cần phải giải thích các thuật ngữ, các khái niệmcó liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hiểu biết về đối tượng. -Cần phải miêu tả để giúp người nghe có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh gây sự khô khan nhàm chán. 3. Câu 3:Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả ,tự sự. a, Văn bản thuyết minh: -Trung thành với đăc điểmcủa đối tượng một cách khách quan ,khoa học. -Cung cấp đầy đủ tri thứcvề đối tượng cho người nghe, người đọc. b,Văn bản lập luận giải thích: -Dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và qua các phương tiện thông tin) để giải thích một vấn đề nào đó ,giúp người nghe, người đọc hiểu vấn đề đó. -Giới thiệucho người nghe, người đọc một cách hiểu vấn đề theo một quan điểm, lập trường nhất định. c, Văn bản miêu tả: - Xây dựnghình tượngvề một đối tượng nào đó thông qua quan sát ,liên tưởng so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết. -Mang đến cho người nghe, người đọc một cảm nhận mới về đối tượng. 4. Câu 4:Nội dung văn bản tự sự ở SGK Ngữ văn 9 tập I : Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoai và độc thoại, đọc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự. -Thấy rõ vai trò ,tác dụngcủa các yếu tố trên trong văn bản tự sự. -Kĩ năng kết hợpcác yếu tố trên trong một văn bản tự sự. 5. Câu 5: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm-Vai trò tác dụng và hình thức thể hiện trong văn bản tự sự.(SGK) 6.Câu 6:Tìm 2 đoạn văn tự sự (HS đọc đoạn văn đã chuẩn bị ở nhà) *Hoạt động3: Luyện tập. Hoạt động nhóm Mỗi dãy làm một bài tập. -Đọc trong nhóm . _Đại diện nhóm trình bày trước lớp. -Nhận xét của lớp và của giáo viên. 1. Viết đoạn văn có yếu tố miêu tả nội tâm. 2. Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận 3.Viết đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. *Hoạt động4: Củng cố dặn dò: - Hệ thống kiến thức vừa ôn tập. - Hướng dẫn học bài: - Chuấn bị tiếp các câu hỏi còn lại ở bài Ôn tập (tiếp) Ngày soạn: 29/11/2009 Ngày giảng: Tiết 80 Ôn tập Tập làm văn (T2) A. Mục tiêu cần đạt: - Hệ thống hóa kiến thức về Tập làm văn đã học. - Tích hợp với Tiếng Việt và Văn. - Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức. B. Chuẩn bị: - Giáo viên :Hợp đồng học tập. - Học sinh:Chuẩn bị các câu hỏi và bài tập trong SGK. C. Tổ chức các hoạt động dạy và học: *Hoạt động 1 Khởi động 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra(Kết hợp trong giờ ) 3. Bài mới: * Hoạt động2:Ôn tập kiến thức. 1. Giáo viên giao hợp đồng học tập cho học sinh. 2. Hoạt động nhóm- Các nhóm thảo luận , ghi kết quả vào giấy to sau đó dán lên bảng. 3. Các nhóm cử đại diện lên trình bày. 4. Học sinh nhận xét. 5. Giáo viên kết luận. *phân công các nhóm như sau: -Nhóm 1: Câu 7. -Nhóm 2: câu 8. Nhóm 3:câu 9. - Nhóm 4: câu 10 -Nhóm 5: câu 11. -Nhóm 6: câu 12. Học sinh viết đoạn văn sau đó đọc trước lớp. Ôn tập (tiếp) 7. Câu 7:So sánh sự giống và khác nhau a, Giống nhau: Văn bản tự sự phải có: -Nhân vật chính và một số nhân vật phụ. -Cốt truyện :Sự việc chính và một số sự kiện phụ. b, Khác nhau: Ơ lớp 9 có thêm: -Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm. -Sự kết hợp giữa tự sự vớicác yếu tố nghị luận. -Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự. -Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự. 8 .Câu 8:Nhận diện văn bản a, Gọi tên một văn bản ,người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó. Ví dụ: -Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan: Văn bản miêu tả. -Phương thức lập luận: Văn bản nghị luận. -Phương thức tác động vào cảm xúc: Văn biểu cảm. -Phương thức tái tạo hiện thực bằng nhân vật và cốt truyện: Văn bản tự sự. (Không nên tuyệt đối hóa ranh giới giữa các phương thức) b, Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là "Kể lại hiện thực bằng con người và sự việc ". c, Trong thực tế , ít gặp hoặc không có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất. 9 Câu 9:Khả năng kết hợp a, Tự sự + Miêu tả +Nghị luận +Biểu cảm + Thuyết minh. b, Miêu tả +Tự sự +Biểu cảm +Thuyết minh. c,Nghị luận+Miêu tả +Biểu cảm +Thuyết minh. d, Biểu cảm +Tự sự +Miêu tả +Nghị luận. 10,Câu 10 :Giải thích a, bố cục ba phần là bố cục mang tính qui phạm đối với học sinh khi viết bài Tập làm văn. Nó giúp cho học sinh bước đầu làm quen với tư duy cấu trúc khi xây dựng văn bản. b, Một số tác phẩm tự sự đã được học không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần nói trên vì các nhà văn quan tâm đén vấn đề tài năng và cá tính sáng tạo. 11. Câu 11 Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự của phần Tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiều cho việc đọc -hiểu văn bản,tác phẩm văn học tương ứng trong sách giáo khoa. Ví dụ: -Khi học về đối thoại và đọc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ,các kiến thức về Tập làm văn đã giúp cho người họchiểu sâu sắc hơn về các nhân vật trong Truyên Kiều. 12. Câu 12 Những kiến thức và kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần Đọc hiểu văn bản và phần Tiếng Việt tương ứng đã cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự. Đó là những gợi ý, hướng dẫn bổ ích về nhân vật, ngôi kể ,sự việc ,các yếu tố nghị luạn, miêu tả Ví dụ: Từ các bài: Lão Hạc, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pahọc sinh học tập được cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất xưng Tôi,ngôi thứ ba,về cách kết hợp tự sự, biểu cảm và nghị luận với miêu tả *Luyện tập: Viết đoạn văn ngắn với nội dung tự chọn về một cuộc đối thoại giữa hai người. *Hoạt động 3:Củng cố dặn dò: - Hệ thống toàn bài. - Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập lại toàn bộ nội dung phần Tập làm văn đã học. Duyệt tiến độ chương trình . . . . . Ngày. tháng.năm 2009 Người duyệt
Tài liệu đính kèm: