Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 29 đến 66

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 29 đến 66

TUẦN 6:Tiết 29

 THUẬT NGỮ

I/ Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh :

- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểmcủa nó

- Biết sử dụng các thuật ngữ

II/ Chuẩn bị

- Soạn bài

- Bảng phụ

III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học

A/ Ổn định tổ chức

B/ Kiểm tra bài cũ

? Có mấy cách phát triển từ vựng ?

 

doc 97 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 29 đến 66", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :02/10/2007
Ngày dạy : 04/10/2007
TUẦN 6:Tiết 29
	THUẬT NGỮ 
I/ Mục tiêu cần đạt 
Giúp học sinh :
Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểmcủa nó 
Biết sử dụng các thuật ngữ 
II/ Chuẩn bị 
Soạn bài
Bảng phụ
III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học 
A/ Ổn định tổ chức 
B/ Kiểm tra bài cũ 
? Có mấy cách phát triển từ vựng ?
C/ Bài mới 
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs phân biệt 2 cách giải thích nghĩa của tư ønước ,muối
Gvtreo bảng phụ 
HS đọc ví dụ 
? Trong hai cách giải thích ,cách nào giải thích theo cảm tính ,cách nào giải thích theo kiến thức khoa học ?(Cách giải thích nào mà muốn hiểu nó cần có kiến thức hoá học?)
 - Cách 1:Chỉ đừng lại ở những đặc tính bên ngoài của sự vật (Dạng lỏng ,rắn ,màu sắc mùi vị ).Cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh ngiệm ,có tính chất cảm tính 
 - Cách 2:Thể hiện được đặc tính bên trong của sự vật (được cấu tạo từ những yếu tố nào ?quan hệ )những đặc tính này không thể nhận biết qua cảm tính ,kinh nghiệm mà phải nghiên cứu bằng lí thuyết và phương pháp khoa học .Do đó không có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực có liên quan thì người tiếp nhận không thể hiểu được cách giải thích này 
GV : như vậy cách 2 đòi hỏi có kiến thức hoá học mới giải thích được 
? Trong hai cách giải thích đó cách nào là giải thích từ ngữ thông thường ,cách nào là giải thích của thuật ngữ ?
Cách 1:Giải thích nghĩa của từ thông thường 
Cách 2:Giải thích nghĩa của thuật ngữ 
 GV treo bảng phụ 
HS đọc các định nghĩa 
?Các định nghĩa này ở những bộ môn nào ?
? Những từ ngữ được in đậm này chủ yếu được dùng ở loại văn bản nào ?
Văn bản khoa học 
?Những từ in đậm là thuật ngữ ,vậy thuật ngữ là gì ?
Hs đọc 
Chú ý :thuật ngữ đôi khi được dùng trong các loại văn bản khác .Chẳng hạn một bản tin ,một phóng sự hay một bài bình luận trên báo cũng có thể sử dụng thuật ngữ khi đề cập đến nhữngkhái niệm có liên quan 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của thuật ngữ
HS đọc 
?Những thuật ngữ in đậm ở trên có nghĩa nào khác không ?
Không 
Mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm ,mỗi khái niệm chỉ được biểu thị một thuật ngữ 
? Từ muối ở ví dụ nào có sắc thái biểu cảm ?
Muối là một hợp chất  ->là một thuật ngữ-> không có tính biểu cảm 
Muối mặn:một từ thông thường ,có tính biểu cảm ,chỉ tình cảm sâu đậm của con người 
? Từ nào là thuật ngữ?
? Vậy đặc điểm của thuật ngữ là gì ?
HS đọc ghi nhớ 
Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
? Yêu cầu của bài tập 1?
Hoạt động nhóm
? “Điểm tựa” được dùng như một thuật ngữ vật lýkhông?
 - Không.Nó không giải thích khái niệm. 
Mà chỉ nơi làm chỗ dựa chính (ví như điểm tựa của đòn bẩy )
? Vậy “điểm tựa” theo thuật ngữ ?
 - Là điểm cố định của một đòn bẩy thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản 
? Đặt câu theo nghĩa thông thường 
Thức ăn hỗn hợp 
Đội quân hỗn hợp
?Hiện tượng đồng âm này có vi phạm nguyên tắc một thuật ngữ – một khái niệm như đã nêu không? 
 - Không vi phạm nguyên tắc vì hai thuật ngữ này được dùng trong hai lĩnh vực khoa học riêng biệt chứkhông phải trong cùng một lĩnh vực. 
I/ Thuật ngữ là gì ?
1/ Xét ví dụ :
 Cách 1
-Nước là chất lỏngkhông màu,không mùi,có trong sông,hồ ,biển
- Muối là tinh thể trắng, vị mặn,thường tách từ nước biển,dùng để ăn.
=> cách nói thông thường
Cách 2
 - Nước là hợp chất của các nguyên tố hi-đrôvà ôxi,có công thức là H2O.
 - Muối là hợp chất mà phân tửgồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc a-xít.
=> Thuật ngữ
Ví dụ 2:
Thạch nhũ (địa lí)
Ba – dơ(hoá học)
Ẩn dụ (ngữ văn )
Phân số thập phân (toán học)
=> Thuật ngữ
2/ Kết luận 
- Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học ,công nghệ ,thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ 
II /Đặc điểm của thuật ngữ
1/ Xét ví dụ 
Ví dụ 1:
=> chỉ có một nghĩa
Ví dụ 2:
a/ Muối là một hợp chất có thể hoà tan trong nước 
 =>không có tính biểu cảm (thuật ngữ)
b/ Tay nâng chén muối đĩa gừng
 Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau
 =>có tính biểu cảm
2/ Kết luận 
Mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm ,mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ 
Thuật ngữ không có tính biểu cảm 
III/ Luyện tập 
Bài 1:Điền thuật ngữ 
- Lực là tác dụng đẩy (vật lý ) 
- Xâm thực :là làm huỷ hoại dần lớp đất đá phủ trên mặt đất (địa lý)
- Hiện tượng hoá học :là hiện trong đó có sinh ra chất mới (hoá học )
- Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có ít nhất một nét chung về nghĩa (ngữ văn)
- Di chỉ là nơi có dấu vết cư trú (lịch sử)
- Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ (sinh học )
- Lưu lượng là lượng nước chảy(địa lí)
- Trọng lực là lực hút(vật lí)
- Khí áp là sức ép của khí quản(địa lí)
- Đơn chất là nhữngchất (hóa học)
- Thị tộc phụ hệ là theo dòng họ người cha (lịch sử)
- Đường trung trực là đường thẳng vuông góc  (toán)
Bài 2:Phân biệt thuật ngữ với từ thông thường
Bài 3: Phân biệt thuật ngữ với tữ ngữ thông thường
a.Hỗn hợp :-> một thuật ngữ 
b.Hỗn hợp :-> một từ ngữ thông thường 
 Bài 5 : Hiện tượng đồng âm
Thị trường ( thị : chợ) : chỉ nơi thường xuyên tiêu thụ hàng hoá ( Kinh tế học )
Thị trường(thị :thấy) :chỉ phần không gian mà mắt quan sát được 
D/ Củng cố 
Nhắc lại nội dung bài 
Đ/ Dặn dò 
Làm bài tập 4
Ngày soạn : 006/10/2007
 Ngày dạy :10/10/2007
 TUẦN 6:Tiết 30
	TRẢ BÀI VIẾT SỐ 1 
I/ Mục đích yêu cầu 
Giúp học sinh:
Nhận biết những điều đã làm được ,những sai sót mà các em mắc phải trong quá trình làm bài 
Củng cố ,khắc sâu kiến thức về văn thuyết minh 
II/ Chuẩn bị
Chấm bài 
III/ Tiến trình tổ chức hoạt động
ÅA/ Ổn định tổ chức 
B/ Kiểm tra bài cũ 
C/ Bài mới 
1/ Đềø:
 Cây xoài ở quê em ( lớp 9A1, 9A2 )
 Con trâu ở làng quê Việt Nam lớp ( 9A5)
2/ Yêu cầu (Như tiết kiểm tra – viết bài)
3/ Phân tích đề ,lập dàn ý
a/ Mở bài : Giới thiệu cây xoài ( hoặc con trâu)
b/ Thân bài : học sinh phải thuyết minh được
Nguồn gốc 
Môi trường sống
Đặc điểm sinh trưởng.
Công dụng  
c/ Kết bài : ý nghĩa của cây xoài, con trâu trong đời sống người dân Việt Nam.
3/ Nhận xét
Ưu điểm :
Nhìn chung các em biết thuyết minh một loài cây,con vật thân quen trong cuộc sống.
Biết sử dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả vào văn bản 
Một số em có kĩ năng diễn đạt tương đối tốt .
Một số bài khá có sự hiểu biết về đối tượng.
Phần lớn các em làm được bài.
Tồn tại :
Bố cục chưa rõ ràng 
Một số em mở bài chưa đạt 
Một số bài phần thuyết minh còn thiếu ,lộn xộn . Chưa đảm bảo được yêu cầu thuyết minh.
Một số bài chỉ dừng lại ở việc thuyết minh ,chưa vận dụng triệt để các biện pháp nghệ thuật 
Diễn đạt ,dùng từ chưa chính xác 
Bài viết còn sai lỗi chính tả nhiều , trình bày cẩu thả.
Phần lớn lớp 9A5 kết quả còn thấp.
*Giáo viên đọc một số bài ,câu văn vi phạm lỗi diễn đạt, một số bài văn hay. 
4/ Trả bài 
Học sinh đọc so sánh với yêu cầu và tự nhận xét bài viết của mình 
Lấy điểm ,thu lại bài kiểm tra 
D/ Củng cố 
Đ/ Dặn dò 
 Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều 
Ngày soạn :07/10/2007
Ngày dạy :10/10/2007
TUẦN 7:Tiết 31 ( Học trước bài Kiều ở lầu Ngưng Bích)
	MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU
 ( Trích Truyện Kiều) 
I/ Mục tiêu cần đạt 
Giúp học sinh :
Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du :khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người ;đau đớn trước thực trạng con người bị chà đạp 
Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả :khắc họa tính cách qua diện mạo ,cử chỉ.
Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật .
Giáo dục học sinh học tập cách miêu tả người của ND 
II/ Chuẩn bị 
Soạn bài 
III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
A/ Ổn định tổchức
B/ Kiểm tra bài cũ 
 Đọc thuộc lòng và phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân.
C/ Bài mới 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
? Vị trí đoạn trích 
?Tóm tắt sự việc chính dẫn đến cảnh MGS mua Kiều 
Gia đình Kiều bị tên bán tơ vu vạ ,Vương ông và Vương Quan bị bắt giữ, bị đánh đập giã man, nhà cửa bị sai nha lục soát, vơ vét hết mọi của cải.Thuý Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai hoạ. Được mụ mối mách bảo, Mã Giám Sinh tìm đến mua Kiều.Đoạn này nói về MGS mua Kiều .
Hướng dẫn đọc :chú ý giọng điệu mĩa mai khi miêu tả về MGS, giọng trầm lắng khi nói về Kiều.
Học sinh đọc
? Tóm tắt đoạn trích 
? Nhân vật trung tâm ?
Mã Giám Sinh 
? Nhân vật nào là nạn nhân của cuộc mua bán 
Thúy Kiều 
? Phương thức biểu đạt? 
Tự sự kết hợp với miêu tả ,biểu cảm 
Hoạt động 2 . Hướng dẫn học sinh Đọc - hiểu văn bản
? Mã Giám Sinh đến mua Kiều với mục đích gì ?
Làm vợ lẻ
? Mã Giám Sinh được miêu tảqua những nét nào? ( Qua lời giới thiệu ,ngoại hình ,hành động , lời nói ,bản chất ,tính cách ..)
? Ngoại hình của MGS được miêu tả như thế nào?
? Emcó nhận xét gì về cách ăn mặc và ngoại hình của hắn?
 ? Đến nhà Kiều để hỏi vợ nhưng cách ăn nói của MGS như thế nào?
? Vậy có phải MGS là học trò trường Quốc Tử Giám ?
 - Không mà là một kẻ vô học .Màn kịch bắt đầu hé mở
 ? Em có nhận xét gì về nội dung lời giới thiệu ban đầu và nội dung câu nói này?
- Bộc lộ mâu thuẩn ( xa – gần ) nguồn gốc không rõ ràng 
?MGS có thái độ cử chỉ như thế nào khi đến nhà Kiều “hỏi vợ”?
Em có nhận xét gì về cử chỉ hành động đó?
? MGS đã mua Kiều về làm vợ lẻ như thế nào?
? Qua hành động này nói lên bản chất MGS như thế nào?
GV: đến đây ma ... hật cảm động, coi trọng danh dự của làng, đặt tình yêu làng lên trên gia đình
II/ Tổng kết ( ghi nhớ- sgk)
D/ Củng cố 
 Nhắc lại nội dung bài 
Đ/ Dặn dò
Soạn tiếng Việt
Ngày soạn :21/11/2008
Ngày dạy :25/11/2008
Tuần 13 Tiết 63
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
I/ Mục tiêu cần đạt
- Giúp học sinh hiểu được sự phong phú của các phương ngữ trên các vùng, miền của đất nước
- Giáo dục học sinh biết dùng phương ngữ đúng lúc , đúng nơi
II/ Chuẩn bị 
Soạn bài, chuẩn bị các phương ngữ mà em biết
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động
A/ Ổn định tổ chức 
B/ Kiểm tra bài cũ
C/ Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1
Hs đọc bài tập
Hoạt động nhóm
Các tổ đọc phần chuẩn bị của mình lên
Hoạt động 2
?Tại sao những từ địa phương như ở bài tập 1a/không có tương đương ở phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân?sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng và điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của nước ta như thế nào? 
 - xuất hiện ở địa phương này nhưng không xuất hiện ở địa phương khác cho ta thấy Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng miền về gđiều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán. Tuy nhiên sự khác biệt đó không quá lớn , bằng chứng là những từ ngữ thuộc nhóm này không nhiều
Hoạt động 3
?Những từ nào ở mẫu1(c) ,1(b)được coi là ngôn ngữ toàn dân?
Cột 1- Phương ngữ Bắc
? Vậy phương ngữ được lấy làm chuẩn của ngôn ngữ tiếng Việt ?
Phương ngữ Bắc
Hoạt động 4 
? Tìm phương ngữ?
?Việc sử dụng phương ngữ trong đoạn thơ trên có tác dụng gì?
Bài 1: 
a/ Tìm các phương ngư õchỉ các sự vật- hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngỗn toàn dân
Nhút (nghệ tĩnh)
Bồn bồn :cây thân mềm, sống ở nước có thể làm dưa hoặc xào nấu ( Tây Nam bộ)
b/Tìm những phương ngữ đồng nghĩa khác âm với phương ngữ khác, với ngôn ngữ toàn dân
-Phương ngữ Bắc PN Trung PN Nam
Bố bọ tía
Mẹ mạ má
Đâu mô
Vừng mè mè
Thấy chộ 
c/ Tìm những phương ngữ giống âm nhưng khác nghĩa
PN Bắc PN Trung PN nam
Nón(lá) nón(lá) nón(vải)
Hòm (đựng đồ) hòm (quan tài) hòm(q. tài)
Sương(hơi nước) sương(gánh)
Nỏ(cái nỏ) nỏ(không)
Bài2 / giải thích
Bài 4/ Tìm phương ngữ
PN: chi, rứa, nờ, cớ răng, ưng, mụ ( PN Trung)
- Tác dụng:Góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh một vùng quê và tình cảm suy nghĩ, tính cách của một người mẹ trên vùng quê ấy. Làm tăng sự sống động , gợi cảm của tác phẩm
D/ Củng cố
Đ/ Dặn dò
 Soạn tập làm văn
Ngày soạn :22/11/2008
Ngày dạy :26/11/2008
Tuần 13 Tiết 64 
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I/Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh hiểu :
Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự
Rèn luyện kỷ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này khi đọc cũng như khi viết 
II/ Chuẩn bị
Soạn bài
III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
A/ Ổn định tổ chức
B/ Kiểm tra bài cũ
C/ Bài mới
Hoạt động của Thầy và Trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1
Học sinh đọc đoạn trích
?Trong ba câu đầu đoạn trích ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trao đổi qua lại?
Có ít nhất 2 người đàn bà trao đổi với nhau
Dấu hiệu : có 2 lượt lời qua lại. 
+ nội dung: lời nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện
+ hình thức : gạch đầu dòng
? Vậy đây là hình thức đối thoại hay độc thoại?
? Ông Hai nói với ai? Có phải là một câu đối thoại không? Vì sao?
đây không phải là đối thoại vì ông không nói với ai cả
+ nội dung không hướng tới người tiếp chuyện cụ thể nào, cũng chẳng liên quan đến chủ đề mà hai người đàn bà đang trao đổi , và cũng chẳng có ai đáp lại
+ ông nói với chính mình một cách bâng quơ, đánh trống lãng để tìm cách thoái lui
+ Hình thức : Có gạch đầu dòng
? Vậy đây là hình thức độc thoại hay đối thoại?
?trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không?
“ Ông lão  rít lên: 
Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm nhục nhã thế này?”
?Những câu trên ai hỏi ai? Về hình thức có giống câu a/,b/?
Ông Hia hỏi chính mình. Những câu này không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai
Không thốt ra thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có gạch đầu dòng
? Vậy đây là hình thức độc thoại hay đối thoại?
? Tác dụng của hình thức này?
Thể hiện tâm trạng đau đớn dằn vặt của ông Hai trong những giây phút nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
? Vậy các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến câu chuyện, diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai?
- Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của người tản cư đối với làng chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật ( tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ông Hai.tức là làm cho câu chuyện sinh động hơn
Hoạt động 2
? từ các ví dụ trên , em hãy cho biết thế nào làđối thoại? Độc thoại? Độc thoại nội tâm?
Hoạt động 3
? đoạn trích có ít nhất mấy người tham gia hội thoại?
hai người : ông Haivà bà Hai
?Có mấy lượt lời?
Có 3 lượt lời trao, có hai lượt lời đáp
? Phân tích lời trao, lời đáp
?đoạn đối thoại này bộc lộ tính cách gì của nhân vật?
- Nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc
I/ Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
1/ Ví dụ
a/ Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?
Aáy thế mà bây giờ đổ đốn ra đấy
đối thoại
b/ - Ha,ø nắng gớm về nào!
độc thoại (thành lời)
c/ Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...
Độc thoại nội tâm
2/ Kết luận
a/ các khái niệm
b/ Hình thức
Đối thoại: gạch đầu dòng
Độc thoại( thành lời) :gạch đầu dòng
Độc thoại nội tâm:Không gạch đầu dòng
c/ tác dụng :bộc lộ tâm lý nhân vật một cách sâu sắc tinh tế
II/ Luyện tập
 Bài 1:
Lượt1: bà Hai hỏi ông Hai không trả lời
Lượt 2 :Ông đáp bằng 1 từ “gì”
Lượt 3 :ông đáp bằng một câu cụt lủn với giọng gắt “biết rồi”
D/ Củng cố
Đ/ Dặn dò
Làm bài tập 2
Ngày soạn :22 /11/2008
Ngày dạy : 27/11/2008
Tuần 13 tiết 65
LUYỆN NÓI :TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN
VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM
I/ Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinhbiết cách trình bày vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại 1 sự việc theo ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại , độc thoại
Rèn luyện kỹ năng nói , thái độ bình tĩnh, tự tin mạnh dạn khi nói trước tập thể 
II/ Chuẩn bị
Hs chuẩn bị bài trước ở nhàtheo đề bài ở sách giáo khoa
III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
A/ Ổn định tổ chức
 B/ Kiểm tra bài cũ
Thế nào là đối thoại? Độc thoại? Độc thoại nội tâm?
C/ Bài mới :
Hoạt động 1 : GV nêu tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng nói trước tập thể lớp đối với mọi người
Hoạt động 2 :Tổ chức cho học sinh chuẩn bị nội dung nói 
Chia lớp thành 6 nhóm
+ nhóm 1,2 :Làm đề1
+ nhóm 3,4 : Làm đề 2
+ nhóm 5,6 : làm đề 3
nhóm trao đổi thảo luận để chọn một đề cương nói thống nhất hợp lý
Hoạt động 3 :Tổ chức cho học sinh nói trước lớp
 Yêu cầu :
Nói to , rõ ràng , có ngữ điệu , tư thế ngay ngắn , mắt hướng vào người nghe
Nói chứ không phải đọc, nói phải có giới thiệu , vào đề
 Học sinh nói :
Các nhóm cử đại diện lên nói
Cả lớp theo dõi và chuẩn bị nhận xét
Hoạt động 4 :
học sinh nhận xét: ưu điểm, khuyết điểm, yếu tố nghị luận, miêu tả nội tâm
Giáo viên tổng kết và nhắc nhở những lỗi cần tránh khi nói 
D/ Củng cố 
Đ/ Dặn dò
Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa
Ngày soạn : 1/11/2008
Ngày dạy: 07/11/2008
Tiết ÔN TẬP TRUYỆN TRUNG ĐẠI
 ( Ôn tập thêm)
I/ Mục tiêu cần đạt 
Giúp học sinh:
Nắm lại những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam 
Rèn luyện kỹ năng khái quát hoá, phân tích các nội dung lớn
II/ Chuẩn bị 
III/ Tiến trình tổ chức hoạt động dạy –học 
A/ Ổn định tổ chức 
B/ Kiểm tra bài cũ 
C/ Bài mới 
Hoạt động 1 : Học sinh lập bảng thống kê
1/ Lập bảng thống kê
SốTT
Tên văn bản
Tác giả
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
Hoạt động 2: 
2/ Chủ đề người phụ nữ ( Truyện Kiều, Chuyện Người con gái Nam Xương)
* Vẻ đẹp :
 - Vẻ đẹp về nhan sắc, tài năng (Thuý Vân, Thuý Kiều)
 - Vẻ đẹp về tâm hồn, phẩm chất : hiếu thảo thuỷ chung son sắt ( VN, TK)
Số phận : Đau khổ ,oan khuất
3/ Chủ đề : người anh hùng
 - Người anh hùng với lí tưởng đạo đức cao đẹp qua hình tượng Lục Vân Tiên
+Thấy việc nghĩa là làm không tính toán thiệt hơn
+Trừng trị cái ác , cứu giúp người hoạn nạn 
 - Người anh hùnh dân tộc qua hình tượng Nguyễn Huệ:
+ có lòng yêu nước nồng nàn
+Quả cảm tài trí
+Nhân cách cao đẹp
4/ Ôn tập Truyện Kiều
Những nét chính về gia đình , thời đại, bản thân Nguyễn Du
Tóm tắt Truyện Kiều
Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều :
 + Khẳng định đề cao con người
 + Lên án tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp lên con người 
 + Thương cảm trước những đau khổ , bi kịch của con người
 + đề cao tấm lòng nhân hậu, ước mơ công lý chính nghĩa 
Thành công nghệ thuật
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ( tả trực tiếp, tả cảnh ngụ tình)
Nghệ thuật miêu tả nhân vật ( bút pháp ước lệ, miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ , cử chỉ, miêu tả đời sống nội tâm qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình)
 D/ Cũng cố 
Đ/ Dặn dò
 Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an2.doc