Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 13 đến 22 - Trường THCS Mường Bon

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 13 đến 22 - Trường THCS Mường Bon

TIẾT 13 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

A.PHẦN CHUẨN BỊ

I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh

- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp

- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, và những lí do khác nhau, các phương châm hội thoại đôi khi không được tuân thủ

II.Chuẩn bị

1.Thầy: Soạn giáo án, tham khảo tài liệu

2.Trò: Chuẩn bị theo yêu cầu

B.PHẦN TRÊN LỚP

I.Kiểm tra bài cũ (4)

? Kể tên các phương châm hội thoại? Các phương châm hội thoại đề cập phương diện nào của hội thoại?

*Đáp án:

- Phương châm về lượng

- Phương châm về chất

- Phương châm về quan hệ

- Phương châm về cách thức

- Phương châm về lịch sự

 Các phương châm hội thoại đề cập phương diện nội dung và hình thức của giao tiếp

 

doc 52 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 13 đến 22 - Trường THCS Mường Bon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/9/2007
Ngày giảng: 22/9/2007
Tiết 13 Các phương châm hội thoại
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
- Nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp
- Hiểu được phương châm hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, và những lí do khác nhau, các phương châm hội thoại đôi khi không được tuân thủ
II.Chuẩn bị
1.Thầy: soạn giáo án, tham khảo tài liệu
2.Trò: Chuẩn bị theo yêu cầu
B.Phần trên lớp
I.Kiểm tra bài cũ (4’)
? Kể tên các phương châm hội thoại? Các phương châm hội thoại đề cập phương diện nào của hội thoại?
*Đáp án:
- Phương châm về lượng
- Phương châm về chất
- Phương châm về quan hệ
- Phương châm về cách thức
- Phương châm về lịch sự
 Các phương châm hội thoại đề cập phương diện nội dung và hình thức của giao tiếp
II.Dạy bài mới
*Giới thiệu bài:Trong quan hệ giao tiếp ngoài việc tuân thủ các phương châm về lượng, chất, quan hệ, cách thức, lịch sự thì phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp (Nói với ai, nói khi nào, nói ở đâu, nói để làm gì) cũng là điều cần lưu ý trong giao tiếp. Vậy các phương châm đó ntn bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu
?
HS
?
HS
?
HS
?
?
HS
?
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
?
?
HS
HS
?
HS
?
?
-HS đọc ô
 Nhân vật chàng rể có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không? Vì sao?
 Câu hỏi “Bác làm việc có vất vả lắm không?” Trong tình huống giao tiếp khác có thể được coi là lịch sự, thể hiện sự quan tâm đến người khác. Nhưng trong tình huống này người được hỏi bị chàng ngốc gọi từ trên cây cao lúc mà người đó đang tập trung làm việc, rõ ràng chàng ngốc đã là một việc gây rắc rối, gây phiền hà cho người khác
 Cũng câu hỏi đó, theo em hỏi trong trường hợp nào thì được coi là lịch sự?
 Cũng câu hỏi đó, trong trường hợp một người nào đó đang làm việc mà người giao tiếp có thể hỏi trực tiếp. VD: người kia đang đứng chặt dưới gốc cây và đang làm việc gì đó mà người giao tiếp có thể hỏi trực tiếp, không làm phiền đến người đó
 Em hãy phân tích sự khác nhau của tình huống chào hỏi và tình huống mà vừa nêu ở phần trên?
 Sự khác nhau thể hiện qua những yếu tố về ngữ cảnh, tình huống của giao tiếp như lời hỏi thăm được nói với ai, nói khi nào? nói ở đâu? nói nhằm mục đích gì? có những yếu tố đó ảnh hưởng tới giao tiếp của lời nói trong đó, việc tuân thủ phương châm hội thoại nói riêng
 Em rút ra bài học gì qua câu chuyên trên?
 Em hãy chỉ ra đặc điểm của tình huống giao tiếp?
 Đặc điểm của tình huống giao tiếp là một câu nói có thể thích hợp trong tình huống này và không thích hợp trong tình huống khác
 Em tìm VD tương tự câu truyện trên?
 Chuyển ý:
 Đọc lại nội dung đã được phân tích khi học về phương châm hội thoại (Phương châm về lượng, về chất, phương châm quan hệ, phương châm cách thức, phương châm lịch sự ) và trong đó những tình huống nào phương châm hội thoại không được tuân thủ?
 Ngoại trừ tình huống trong phần học về phương châm lịch sự, tất cả các tình huống còn lại đều không tuân thủ phương châm hội thoại
 Câu trả lời của Ba có đáp ứng những thông tin đúng như An mong muốn hay không?
 Không đáp ứng những thông tin như An mong
 Có phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
 Phương châm về lượng (không cung cấp lượng thông tin đúng như An mong )
 Vì sao người nói không tuân thủ phương châm ấy?
 Vì người nói không biết chính xác chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới được chế tạo vào năm nào, để tuân thủ phương châm về chất (không nói điều mà không có bằng chứng xác thực) tức là người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác chất quan trọng hơn
 Khi bác sĩ nói với người mắc bệnh về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đó thì phương châm hội thoại nào có thể không được tuân thủ? Vì sao bác sĩ phải làm vậy?
 Bác sĩ có thể không nói sự thật về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, chẳng hạn thay vì nói thật về căn bệnh đó là đã ở giai đoạn cuối không chữa được bác sĩ có thể động viên là nên cố gắng thì bệnh nhân có thể vượt qua được hiểm nghèo. Đó là người nói không tuân thủ phương châm về chất vì đã nói điều mà mình tin là đúng. Nhưng đó là việc làm nhân đạo và cần thiết vì nhờ đó mà bệnh nhân có thể lạc quan hơn, có nghị lực hơn để sống phần đời còn lại. Như vậy không phải sự nói dối nào cũng đáng bị lên án và trê trách
 Hãy tìm những tình huống khác mà phương châm về chất cũng không được tuân thủ?
 Hãy tìm những tình huống vì tuân thủ phương châm về chất mà khai thật hết tất cả những gì mình biết về đồng đội về đơn vị
 Trong trường hợp người bác sĩ và trong trường hợp người này nói người nói không tuân thủ phương châm về chất vì phương châm ưu tiên cho yêu cầu khác cao hơn.
 Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” nếu xét về nghĩa tường minh thì câu nói này không tuân thủ phương châm về lượng, bởi vì nó dường như không cho người nghe thêm một thông tin nào. NX về hàm ý thì câu này có ND của nó, là vẫn đảm bảo tuân thủ phương châm về lượng
 Phải hiểu nghĩa của câu này là: tiền bạc chỉ là phương tiện để sống, chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Câu này có ý răn dạy người ta không nên chạy theo đồng tiền mà quên đi những thứ quan trọng thiêng liêng trong cuộc sống.
 Em hãy tìm những cách nói tương tự?
 - Chiến tranh là chiến tranh
 - Nó vẫn là nó
 Qua cách phân tích VD em thấy việc không tuân thủ các phương châm hội thọai có thể bắt nguồn từ mối quan hệ nào?
-HS đọc ghi nhớ
-HS đọc BT
 Ông bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào? phân tích để làm rõ sự vi phạm này?
 - HS đọc BT
 Thái độ và lời nói chân tay, tai, mắt, miệng vi phạm phương châm nào? có lí do chính đáng không? Vì sao?
I.Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp (10’)
*VD: bảng phụ
Chuyện cười: chào hỏi
 - Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp (Nói với ai? Nói khi nào? Nói ở đâu Nói để làm gì?)
II.Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại (17’)
*VD: 
- An: Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không?
- Ba: Đầu thế kỉ XX
*VD: trong kháng chiến một người chiến sĩ bị địch bắt
 - Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ mqh
 - Người nói vô ý, thiếu văn hoá giao tiếp
 - Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại và yêu cầu khác quan trọng hơn
 - Người nói muốn gây chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó
*Ghi nhớ SGK
III.Luyện tập (12’)
Bài tập 1
 - Ô bố ko tuân thủ phương châm cách thức một đứa trẻ 5 tuổi không thể biết được “Tuyển tập chuyện ngắn Nam Cao” để nhờ đó mà tìm được quả bóng. Cách nói của ông bố với cậu bé là không rõ cần lưu ý là đối với người khác thì có thể đó là một câu nói có thông tin rất rõ ràng
Bài tập 2
 - Thái độ của các vị khách (chân, tay, mắt, miệng) là bất hoà với chủ nhà. Lời nói của chân tay không tuân thủ phương châm lịch sự việc ko tuân thủ đó là ko phù hợp với tình huống giao tiếp. Theo nghi thức giao tiếp thông thường đến nhà ai trước hết ta phải chào hỏi sau đó mới đề cập chuyện cũng được. Trong trường hợp này các vị khách không chào hỏi gì cả mà nói ngay với chủ nhà lời lẽ giận giữ nặng nề trong khi như ta biết qua câu chuyện này sự giận dữ và nói năng nặng nề như vậy là không có lí do chính đáng
III.Hướng dẫn học bài cũ, chuẩn bị bài mới (1’)
- Học thuộc ghi nhớ: SGK T 36,37
- Tìm những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại trong đời sống hàng ngày
- Chuẩn bị viết bài TLV số 1: Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh có sử dụng yếu tố nghệ thuật và miêu tả
Ngày soạn: 20/9/2007
Ngày giảng: 25/9/2007
Tiết 14+15 Viết bài tập làm văn số 1
Văn thuyết minh
A.Phần chuẩn bị
I.Mục tiêu cần đạt
- HS viết bài văn thuyết minh, bố cục 3 phần theo yêu cầu kết hợp giữa lập luận và miêu tả.
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày đoạn văn, bài văn
- Trọng tâm: HS viết bài hoàn chính
II.Phần chuẩn bị
1.Thầy: ra đề, đáp án, biểu điểm
2.Trò: ôn lại lí thuyết và chuẩn bị viết bài số1
B.Phần thể hiện trên lớp
1.ổn định tổ chức (1’)
I.Đề bài: GV chép đề ra bảng (5’)
Cây tre là hình ảnh quen thuộc, gắn bó với đời sống của người VN. Em hãy viết bài thuyết minh cho cây tre quê hương em
II.Dàn ý
A.Mở bài: Có thể MB bằng nhiều cách nhưng phải đạt được những ý sau:
- Tre có mặt trên mọi miền đất nước, là bạn thân thuộc gắn bó với người dân Việt Nam
- Tây Bắc quê hương em là quê hương họ hàng nhà tre với nhiều loại
B.Thân bài:
Cần kết hợp yếu tố miêu tả, thuyết minh, biểu cảm. Khi thuyết minh cần theo trình tự sau:
a.Cây tre trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ: Từ xa xưa ông cha ta đã biết lấy tre làm vũ khíđánh giặc
- Trong cuộc kháng chiến tre góp phần vào thắng lợi của dân tộc. Nhà văn Thép mới đã viết “Gậy tre, chông tre, chống laị xe tăng, đại bác”
- Những hố chông tre là nỗi khiếp sợ của kẻ thù
- Đòn gánh tre vững trãi dẻo dai cùng con người vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược ra mặt trận 
- Măng tre là món ăn cho đồng bào, bộ đội (Cháo bẹ măng tre)
- Rừng tre là nơi trú ẩn cho những cuộc hành quân
 b.Cây tre trong công cuộc XD đất nươc
 - Những năm tháng còn nghèo nàn, lạc hậu
+ Tre là nguyên liệu có mặt ở mọi lúc, mọi nơi
+Thân tre từ ngàn xưa đến nay được tô vẽ, trang điểm, làm một vật dụng ko thể vắng mặt trong mọi bữa ăn từ bình dân đến tiệc tùng sang trọng
- Những chiếc tăm tre tình thương giúp các em khiếm thị kiếm được việc làm
- Những chiếc quạt nan: tre không thể thiếu trong những ngày hè oi bức
- Đồ thủ công mĩ nghệ mây tre đan được lưu hành rộng và xuất khẩu
- Ngày nay cây tre được phủ xanhngăn lũ, chống xói mòn
c.Cây tre trong tương lai: đất nước CNH-HĐH cây tre vẫn là một người bạn là hồn của người dân đất Việt
- Nhiều vật dụng từ tre không thể thiếu trong đời sống hàng ngày
- Biểu tượng cây tre vẫn là biểu tượng của dân tộc với nhiều phong cách: Cần cù, bền bỉ, dẻo dai
*Lưu ý: Khi sử dụng những yếu tố miêu tả, nên kết hợp với hình ảnh tre có trong thơ ca để có bài viết sinh động
C.Kết bài
Khẳng định sức sống mãnh liệt, tiềm tàng và sự trường tồn của cây tre đối với người dân Việt Nam
III.Biểu điểm
Điểm 9-10: -Nội dung như đáp án, kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố: thuýêt minh, miêu tả, bài viết có sức sáng tạo độc đáo, cảm xúc chân thực, liên tưởng hay
	- Bố cục rõ ràng, sạch sẽ, trìnhbày mạch lạc, ko mắc lỗi chính tả
Điểm 7-8: -Bài viết đủ ý thể hiện được đã nắm đc cách viết bài thuyết minh có yếu tố miêu tả
	- Bố cục chặt chẽ, xây dựng đc đoạn văn hoàn chỉnh, có đưa những hình ảnh tre trong ca dao, thơ ca vào bài viết
Điểm 5-6: -Đã hiểu đc và thuyết minh được những sự việc chính, các yếu tố miêu tả chưa nổi bật 
	- Bố cục đảm bảo, trình bày tương đối sạch sẽ mắc 4-5 lỗi chính tả
Điểm 3-4: -Vận dụng lí thuyết vào thực hành còn lúng túng ý văn nghèo nàn ... m, thi đỗ Sinh Đồ nhưng gặp phải lúc thời thế không yên phải lánh về quê DH-1821 vua Minh Mạng nhà Nguyễn ra Bắc ông có dâng một số trước tác lên vua và đc làm quan một thời gian ông xin nghỉ đến năm 1826 vua Minh Mạng lại triệu ông vào Huế làm tế tửu quốc tử giám rồi thị giảng học sĩ. Phạm Đình Hổ sáng tác từ thời Tây Sơn nhưng chủ yếu là vào năm đầu triều Nguyễn, để lại nhiều tác phẩm. Về khảo cứu có Bang giao điển lệ; Lê triều hội điển, An nam tạp chí, Ông châu lục.về sáng tác văn chương có Đông giã học ngôn thi tập; Tùng, cúc, trúc, mai tứ hữu; Vũ trung tùy bút, tang thương ngũ lục (Viết chung với Nguyễn án) Giá trị một trong hai tác phẩm viết bằng văn xuôi; Vũ Trung tuỳ bút và tang thương ngẫu lục. Thơ ông chủ yếu là kí thác tâm sự bất đắc chí của một nho sĩ không gặp thời
?
Em hiểu thế nào về tác phẩm: vũ trung tuỳ bút
-“vũ trung tuỳ bút” đc viết vào khoảng đầu thời Nguyễn gồm 88 mẩu chuyên nhỏ viết theo thể tuỳ bút
GV
Vũ trung tuỳ bút là một tác phẩm văn xuôi ghi lại một cách sin hđộng hấp dẫn hiện thực đen tối của XH nước ta thời bấy giờ, cùng những kiến thức về văn hoá thống nhất (lối viết chữ, cách uống chè, khoa cử, các cuộc bình văn )về phong tục (hôn lễ, tệ tục, lễ tế giao.) về địa lí những danh lam thắng cảnh về lịch sử xã hội (nón đội, ăn mặc, quan chức)lối ghi chép rất thoải mái, tự nhiên những chi tiết hiện tượng chân thực đó đc miêu tả tỉ mỉ mà không nhàm chán xen kẽ những lời bình ngắn gọn đầy cảm xúc, đôi lúc kín đáo của t/g càng làm tăng thêm sức hấp dẫn
*GV chuyển ý
2.Đọc văn bản
GV
Đọc VB lưu loát nhấn mạnh ở những phần tác giả miêu tả tỉ mỉ những hình ảnh việc làm của bọn quan lại vua chúa.
-GV đọc mẫu
-HS đọc bài
-NX và sửa lỗi
-HS đọc chú thích
?
Tuỳ bút là thể văn ghi chép những sự việc có thật trong hiện thực đời sống “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” gần với kiểu VB nào em đã đc học
HS
Tùy bút gần với thể loại tự sự
?
Khi ghi chép những sự việc xảy ra ở phủ chúa Trịnh tác giả kể theo ngôi nào?
HS
Kể theo ngôi thứ 3 số ít
Đảm bảo tính kq của sự ghi chép
?
Sự ghi chép trong tuỳ bút cổ ko cần đến kết cấu tuy nhiên ở VB “chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” sự ghi chép đã tập trung vào hai sự việc chính
-Thú ăn chơi của chúa Trịnh
-Sự tham lam nhũng nhiễu của quan lại trong phủ chua
Hãy xác định 2 thành phần nội dung đó của VB?
hs
Đoạn1: từ đầu đến Triệu bất thường
Đoạn 2: Còn lại
*GV chuyển ý
HS đọc đoạn 1
II.Phân tích (26’)
1.Cuộc sống của Trịnh vương Trịnh Sâm
?
Cái thú ăn chơi đèn đuốccủa chúa Trịnh Sâm diễn ra qua những chi tiết nào trong phần đầu VB?
xây nhiều li cung trên tây hồtử trầmdũng thuỷ.tháng 3,4 lần.. ra cung Thuỵ liênhồ tây, thuyền ngự đi đến đâu.. quan lại hô tụng, đại thần mua bán các thứ  như trong chợ
?
Theo em để thoả mãn thú ăn chơi của chúa Trịnh có ảnh hưởng ntn đến cuộc sống chung?
hs
Chúa cho xây nhiều cung điện, đình đài ở các nơi để thoả mãn ý thích “đi chơi ngắm cảnh đẹp” ý thích đó cứ triền miên, nối tiếp thời gian đến cùng nhà văn viết “Việc XD đình đài cứ làm liên tục” Nghĩa là việc huy động sức dân, thu tiền bạc, chiếm đất đai, bắt người công liên tục diễn ra hàng tháng hàng năm nơi này nơi khác. Ngay cả thú vui trong cuộc sống của Trịnh Sâm cũng đc tác giả miêu tả rất riêng : thích đi chơi, thường ngự tới ăn trưa, ngắm cảnh đẹp, hưởng của ngon, ở các li cung trên hồ tây, núi Tử Trầm
Trong những chuyến du lịch ấy của Vua chúa ĐB 1 là một cuộc dạo chơi trên tây hồ vòng 4 mặt hồ, binh lính phải “dàn hầu” vừa để bảo vệ, vừa sẵn sàng làm theo lời chúa sai bảo. Ngự thuyền đến đâu thì chúa và các quan đại thần tuỳ ý ghé vào mua bán
?
Qua đó em hình dung cuộc sống ntn?
Cuộc sống phồn hoa giả dối, tốn kém xô bồ thiếu văn hoá
?
Thú chơi cây cảnh của chúa Trịnh đc ghi lại qua những sự việc nào?
..trầm cầm di thú, cỏ mộc quái thạch, chậu hoa, cây cảnh..chúa thu lấy, ko thiếu thứ gì
?
Thực chất của việc thu vật “Phụng thủ”
Vơvét tước đoạt những thứ quí giá trongthiên hạ
gv
Thường thì người dân có nghĩa vụ cống nạp cho chúa những của ngon vật lạ, những thứ hiếm có trong thiên hạ nhưng chúa Trịnh lại thu lấy không thiếu một thứ gì
?0
Tìm những chi tiết t/g miêu tả việc đưa một cây đa cổ thụ từ bên bắc trở qua sông đem về
..câyđa to..rễ dài đến vài trượng phải một binh lính mới khênh nổi
.phủ bày vẽ ra cảnh núi nonnhư bến bể đầu nonđêm thanh cảnh vắngran khắp 4 bểnửa đêm ồn ào mưa sa bão táp
?
Em có NX gì về NT miêu tả của tác giả qua sự việc trên
hs
Các sự việc diễn ra một cách cụ thể chân thực và kq ko xen lời bình của t/g có liệt kê cũng có miêu tả tỉ mỉ vài sự kiện khác để khắc hoạ ấn tượng
?
Những sự việc ấy cho thấy chúa Trịnh thoả mãn thú vui cây cảnh của mình ntn?
Dùng quyền lực để cưỡng đoạt không ngại tốn kém công sức của người khác
?
Em suy nghĩ ntn về cách hưởng thụ đó của vua chúa?
Hs
Đó ko phải là sự hưởng thụ cái đẹp cáiđúng mà là sự chiếm đoạt của cải của người khác
?
Từ thú vui này em hiểu gì về cách sống của vua chúa thời suy tàn?
hs
Chỉ lo ăn chơi sa xỉ ko lo việc nc, ăn chơi bằng quyền lực, thiếu văn hoá, hết sức tham lam
-HS đọclại câu văn “Mọi khiTriệu bất thường”
?
Em hãy hình dung đó là một cảnh tượng ntn?
hs
Rùng rợn, bí hiểm, ma quái.
?
Từ cảnh tượng đó liên tưởng đến điều gở gì trong phủ chúa Trịnh? đó là điều gì?
Cảnh miêu tả là cảnh thực ở những khu vườn rộng, đầy “sâm cầm dị thú, cổ mộc quái thạch” lại đc bày vẽ tô điểm như “bến bể đầu non” nhưng âm thanh lại gợi cảm giác ghê rợn trước một cái gì đang tan tác, đau thương chứ ko phải trước cảnh đẹp yên bình, phồn thịnh. Cảm xúc chủ quan của t.g đến đây mới bộc lộ một là ông xem nó là “triệu bất tường” tức là điềm gở, điềm chẳng lành. Nó như báo trước sự suy vong tất yếu của một triều đại chỉ biết chăm lo đến cuộc ăn chơi, hưởng lạc trên mồ hôi nước mắt của nhân dân. Và thực điều đó đã xảy ra ko lâu sau khi Trịnh Vương mất
-HS đọc đoạn 2, nhắc lại nội dung
2.Những hành động của bọn quan lại thái giám
gv
Sách xưa có câu “Thương bất trước hạ tắc loạn” cấp trên ko chấn chỉnh nghiêm túc thì cấp dưới tất sẽ loạn. Chúa ngồi ở cao mải mê ăn chơi sa đoạ tất yếu các quan cấp dưới ỷ thế làm càn. Do đó từ câu chuyện của chúa Phạm Đình Hổ chuyển ý kể đến câu chuyện của các quan lại 
?
Bọn quan lại thái giám có những hành động ntn?
Nhờ gió bẻ măngdò xemchậu hoa, cây cảnh, chimkhướu “phụng thủ”hòn đá, cây cối.to nhỏ.phá nhàhuỷ tườngnhà giàu bị vu.
?
Thủ đoạn đó gây hại gì cho dân lành
?
Em có NX gì về NT dùng từ của t.g trong phần VB này? t/d của nó
hs
Khi t/g tập trung kể lại sự việc bọn hoạn quan bày trò vu cáo cứơp đoạt tài sản của nhân dân một cách trắng trợn tàn ác bằng việc sử dụng liên tục động từ miêu tả thái độ và hành động của bọn quan lại trong 3 câu văn đặc tả nhấn mạnh “dò xem” “trèo” “lẻn” “lấy phăng” “buộc tội” đúng là thái độ HĐ của lũ đầu trâu mặt ngựa
?
Thủ đoạn của bọn chúng gây tai hoạ ntn cho dân lành? 
hs
Của cải mất, tình thần căng thẳng
?
Tại sao bọn hoạn quan, thái giám lại có những HĐ trắng trợn như vâỵ
hs
Thời Trịnh Sâm quan hầu cận trong phủ chúa rất đc sủng ái, bởi chúng có thể giúp chúa đắc lực trong việc bày các trò ăn chơi, hưởng lộc. Chuyển ý: thế nhà chúa mà hoành hành tác oai trong dân thủ đoạn của chúng mà t/g kể ở đây là HĐ vừa ăn cướp vừa la làng người dân như thế là bị cướp của tới 2 lần bằng ko cũng phải tự tay huỷ bỏ của quí của mình. Đó là điều hết sức vô lí và bất công. Bọn hoạn quan vừa vơ vét để đầytúi vừa đc tiếng mẫn cán trong việc của chúa
?
Từ đó nhận ra sự thực nào xảy ra ở phủ chúa Trịnh
Vua nào tôi ấy, tham lam lộng hành, mặc sức vơ vét của dân
?
Hiểu ý nghĩa của đoạn văn cuối bài “Nhà ta.vì cớ ấy”
hs
Kết thúc đoạn văn miêu tả thủ đoạn của bọn tham quan này, t.g kể lại một sự việc đã từng xảy ra ngày tại nhà mình () so với giọng văn kể chuyện các gđ khác quanh kinh thành bị quẫy nhiễu giọng kể ở đoạn này có vẻ như nhẹ nhàng hơn song nó tô đậm thêm tính hiện thực, tăng thêm ý nghĩa phê phán tố cáo. Bởi vì nạn cướp sách nhiễu ở thời này trở thành cơn sốt của XH ko chỉ gây khổ cho dân thường mà còn đe dọa tới cả những gia đình quyền quý, quan lại ko chỉ cướp đoạt của cải mà còn huỷ diệt những thúvui mang tính văn hoá truyền thống của bao gia đình VN. Những từ ngữ cuối đoạn văn dừng lại nhưng lời kể của t.g vẫn còn vương vấn ngân nga trong lòng chúng ta những cảm giác xót xa nuối tiếc, thương cho cây đẹp hoa thơm cảm thông với con người sống trong XH ấy
?
Qua tìm hiểu em thấy thể văn tuỳ bút trong bài có gì khác so với thể chuyện mà em đã đc học ở bài trước
hs
ậ chuyện hiện thực đc phản ánh đời sống thông qua số phận con người cụ thể đến thường có cốt truyện và nhân vật. Cốt chuyện đc khai triển nv đc khắc hoạ một hệ thống chi tiết NT phong phú đa dạng bao gồm chi tiết, sự việc xung đột chi tiết nội tâm ngoại hình của nv tính cách. Thậm chí cả những hình ảnh chi tiết tưởng tượng hoang đường
Thể loại tuỳ bút nhằm ghi chép về những con người những sự việc cụ thể có thực, qua đó t.g bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Sự ghi chép ở đây tuỳ theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn ko cần gò bó theo hệ thống, kết cấu gì nhưng vẫn tuân thủ theo một trình tự cảm xúc chủ đạo (VD ở bài này là thái độ phê phán, thói ăn chơi xa đoạ và tệ nhũng nhiễu ND của bọn vua chúa, lũ quan tham hầu cận Chúa lối ghi chép giàu chất trữ tình hơn ở các thể loại ghi chép khác
*GV chuyển ý
III.Tổng kết, ghi nhớ (5’)
?
Nét tài hoa trong NT viết tuỳbút của Phạm Đình Hổ
hs
PĐH đã ghi chép người thực việc thực rất cụ thể chính xác theo trí nhớ, cảm xúc suy nghĩ rất riêng
Ko bị gắn bó bởi cốt truyện, nv như trong chuyện ngắn. Khi kể chuyện lúc chuyển sang miêu tả ngẫu hứng thì điểm vào một vài dự cảm dự báo
Từ ngữ câu văn tự nhiên trôi chảy
Nhịp văn lúc khoan thai lúc dồn dập nhấn mạnh
Ngỡ như buông thả tự do nhưng t.g vẫn tập trung vào một chủ đề toát lên cảm xúc trữ tình rõ nét t.g
?
Đọc “chuỵênTrịnh” em hiểu thêm sự thật nào về đời sống của vua chúa quan lại pk thời vua chúa suy tàn?
*Ghi nhớ SGK 63
?
PĐH là người có thái độ ntn khi cầm bút viết văn
hs
ông tôn trọng hiện thực đ.s dùng VH để phản ánh hiện thực một cách chân thực 
?
ông có thái độ ntn đối với thái độ pk thời suy tàn?
hs
Báo trước sự suy tàn của chế độ pk
?
So với các tuỳ bút đã học (Mùa xuân của tôi –Ngữ văn 7 tập 1) em thấy tuỳ bút cổ này cógì khác với tuỳ bút hiện đại
hs
Tuỳ bút hiện đại chủ yếu viết theo cảm xúc của t.g còn tuỳ bút cổ chủ yếu viết theo các sự việc có thật đã xảy ra trong quá khứ
?
Sự khác biệt đó giúp cho tác phẩm này có ưu thế gì?
hs
Ghi chép ngẫu hứng các sự việc một cách cụ thể chân thực, sinh động
*Luyện tập
-BT SGK
III.Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
-Học và thuộc ghi nhớ tập tóm tắt ND
-Chuẩn bị bài mới

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tiep theo 2.doc