Giáo án Ngữ văn 9 tiết 1 đến 35 - Trường THCS Sơn Kim

Giáo án Ngữ văn 9 tiết 1 đến 35 - Trường THCS Sơn Kim

 Bài 1 : Tiết 1 - 2

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (LÊ ANH TRÀ)

A. Mục tiêu cần đạt:

 1: Kiến thức :

- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.

- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.

2: Kĩ năng :

- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận

3: Thái độ : - Từ hào lòng kính yêu về Bác có ý thức tu dưỡng, học tập theo gương Bác.

B. Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị chân dung Hồ Chí Minh và các bài viết về phong cách Hồ Chí Minh.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

 

doc 77 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 833Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 tiết 1 đến 35 - Trường THCS Sơn Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Ngày soạn : 20 – 8 - 2011 
 Bài 1 : Tiết 1 - 2
 phong cách hồ chí minh 	
 (Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1: Kiến thức :
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị.
- Nắm được một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu đã góp phần làm nổi bật vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh: Kết hợp kể - bình luận, chọn lọc chi tiết tiêu biểu, sắp xếp ý mạch lạc.
2: Kĩ năng :
- Bước đầu có ý niệm về văn bản thuyết minh kết hợp với lập luận
3: Thái độ : - Từ hào lòng kính yêu về Bác có ý thức tu dưỡng, học tập theo gương Bác.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; chuẩn bị chân dung Hồ Chí Minh và các bài viết về phong cách Hồ Chí Minh.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp
2: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
3: Bài mới :
Hoạt động 1: 
 Mục tiêu : Tạo tâm thế HA vào bài .
 Phương pháp : Thuyết trình .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: 
- Mục tiờu : Giỳp học sinh nắm được thụng tin về tỏc phẩm
- Phương phỏp: Vấn đỏp giải thớch, minh hoạ; phõn tớch cắt nghĩa...
? xuất xứ tác phẩm có gì đáng chú ý?
? Em còn biết những văn bản, cuốn sách nào viết về Bác?
 GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích và tìm bố cục. GV nêu cách đọc (giọng khúc chiết mạch lạc, thể hiện 
niềm tôn kính với Chủ tịch Hồ Chí Minh). GVđọc mẫu.HS đọc, GV nhận xét và sửa chữa cách đọc của HS: 
- GV: Yêu cầu học sinh đọc thầm chú thích và kiểm tra việc hiểu chú thích qua một số từ trọng tâm: truân chuyên, Bộ Chính trị, thuần đức, hiền triết
? Văn bản đề cập đến vấn đề nào?
? Viết theo phương thức biểu đạt nào? Thuộc loại văn bản nào? 
? Văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
I. Tìm hiểu chung
1. Xuất xứ: 
Văn bản trích trong "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị".
2. Đọc, tìm hiểu chú thích
 a. Đọc:
Chú ý đọc đúng, đọc diễn cảm, thể hiện sự kính trọng đối với Bác.
b. Tìm hiểu chú thích:
Một số từ ngữ, chú thích trong SGK.
* Văn bản đề cập đến vấn đề: sự hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc.
Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với nghị luận. Thuộc loại văn bản nhật dụng.
* Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
- Phần 2: những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản 
- Mục tiêu : Học sinh nắm được giá trị đặc sắc của văn bản - ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Phương pháp đọc sách có hiệu quả.
 Phương phỏp: Vấn đỏp giải thớch, minh hoạ; phõn tớch cắt nghĩa
- GV: Gọi HS đọc lại phần 1 
? Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào?
? Những tinh hoa văn hoá nhân loại đến với Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh nào?
- HS thảo luận, trao đổi
- GV dùng kiến thức lịch sử giới thiệu cho HS.
? Hồ Chí Minh đã làm cách nào để có thể có được vốn tri thức văn hoá nhân loại?
- GV: Em hiểu cách tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại ở Người như thế nào?
 HS: Dựa vào băn bản phát hiện.
- GV: Theo em kỳ lạ nhất đã tạo nên phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Câu văn nào trong văn bản đã nói rõ điều đó? Vai trò của câu này trong toàn văn bản?
- GV: Để làm nổi bật vần đề Hồ Chí Minh với sự tiếp thu văn hoá nhân loại tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
- HS: Thảo luận nhóm phát hiện. 
Hết tiết 1 - Sang tiết 2 
? Phần văn bản sau nói về thời kỳ nào trong sự nghiệp cách mạng của Bác? 
? Khi trình bày những nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh, tác giả đã tập trung vào những khía cạnh nào, phương diện cơ sở nào?
GV cho HS bổ sung thêm qua VB Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng
? Vì sao có thể nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? 
? Em hình dung thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không?
? Qua trên em cảm nhận được gì về lối sống của Hồ Chí Minh?
- HS: Thảo luận.
- HS: Đọc lại "và người sống ở đó ...hết"
? Tác giả so sánh lối sống của Bác với Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo em điểm giống và khác giữa lối sống của Bác với các vị hiền triết như thế nào?
- GV: Bình và đưa những dẫn chứng về việc Bác đến trận địa, tát nước, trò chuyện với nhân dân, qua ảnh...
? Trong cuộc sống hiện đại, xét về phương diện văn hoá trong thời kỳ hội nhập hãy chỉ ra những thuận lợi và nguy cơ gì?
? Vậy từ phong cách của Bác em có suy nghĩ gì về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc?
Em hãy nêu một vài biểu hiện mà em cho là sống có văn hoá và phi văn hoá?
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan, vất vả Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây. Người có hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu á, châu Âu, châu Phi, châu Mĩ.
- Hoàn cảnh: bắt nguồn từ khát vọng tìm đường cứu nước hồi đầu thế kỷ XX.
+ Năm 1911 rời bến Nhà Rồng
+ Qua nhiều cảng trên thế giới.
+ Thăm và ở nhiều nước.
- Cách tiếp thu:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài).
+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau).
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc (đến mức khá uyên thâm).
+ Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn 
hoá nước ngoài .
- Điều quan trọng là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài:
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động;
+ Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời với việc phê phán những hạn chế, tiêu cực;
 + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được).
- Nghệ thuật:
+ Cách lập luận của đoạn văn đầu gây ấn tượng và thuyết phục
+ Câu văn cuối phần I, vừa khép lại vừa mở ra vấn đề lập luận chặt chẽ, nhấn mạnh...
2. Nét đẹp trong lối sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Lối sống của Bác vô cùng giản dị và thanh cao:
 + Nơi ở và làm việc: Chỉ vài phòng nhỏ, là nơi tiếp khách, họp Bộ Chính trị (nhỏ bé, đồ đạc đơn sơ mộc mạc). 
+ Trang phục giản dị: Quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp thô sơ.
+ Ăn uống: đạm bạc với những món ăn dân dã, bình dị.
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Chủ Tịch Hồ Chí minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng:
+ Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+ Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
 Hồ Chí Minh đã tự nguyện chọn lối sống vô cùng giản dị.
- Lối sống của Bác là sự kế thừa và phát huy những nét cao đẹp của những nhà văn hoá dân tộc họ mang nét đẹp thời đại gắn bó với nhân dân.
Nét đẹp của lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam trong phong cách Hồ Chí Minh: cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm. ở họ đều mang vẻ đẹp của lối sống giản dị thanh cao; với Hồ Chủ Tịch lối sống của Người còn là sự gắn bó sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân.
3. ý nghĩa của việc học tập rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh
Trong việc tiếp thu văn hoá nhân loại ngày nay có nhiều thuận lợi: giao lưu mở rộng tiếp xúc với nhiều luồng văn hoá hiện đại.Nguy cơ: Có nhiều luồng văn hoá tiêu cực, độc hại.
- Liên hệ: Sống, làm việc theo gương Bác Hồ vĩ đại. Tự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống có văn hoá.
Hoạt động 4: Hướng dẫn h/s tổng kết
Mục tiờu: H.S khái quát được giá trị tác phẩm 
 Phương phỏp: Vấn đỏp giải thớch, phõn tớch cắt nghĩa 
? Hãy nêu khái quát nội dung của văn bản Phong cách Hồ Chí Minh?
? Để nêu bật lối sống giản dị của Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Lấy các dẫn chứng trong văn bản để làm rõ.
Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ trong SGK và nhấn mạnh những nội dung chính của văn bản.
... - Học sinh kể, giáo viên bổ sung.
- HS hát minh hoạ.
II. Tổng kếIt
1. Nội dung:
* Ghi nhớ ( Sách giáo khoa)
2. Nghệ thuật của văn bản
- Kết hợp giữa kể và bình luận. Đan xen giữa những lời kể là lời bình luận một cách tự nhiên.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu
- Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, cách dùng từ Hán Việt gợi cho người đọc thấy sự gần gũi giữa Hồ Chí Minh với các bậc hiền triết của dân tộc.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập: vĩ nhân mà hết sức giản dị, gần gũi; am hiểu mọi nền văn hoá nhânloại mà hết sức dân tộc, hết sức Việt Nam 
IV. Luyện tập
1. Kể một số câu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
2. Hát minh hoạ "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người".
4. Hướng dẫn học ở nhà.
- Yêu cầu học sinh nắm kiến thức toàn bài và học thuộc ghi nhớ trong SGK.- Sưu tầm một số chuyện viết về Bác Hồ.
- Soạn bài: Các phương châm hội thoại 
 ======================******===================== 
 Ngày soạn:21/08/2011
 Tiết 3 : Các phương châm hội thoại
A Mục tiêu bài học: 	Giúp học sinh:
 1: Kiến thức :
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
2: Kĩ năng : 
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp
B. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
- HS: Đọc và chuẩn bị bài; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
 2: Kiểm tra bài củ : GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS .
3: Bài mới :
Hoạt động 1 : GV giới thiệu bài mới .
Mục tiêu : Tạo tâm thế và định hướng cho HS vào bài .
Phương pháp : Thuyết trình .
Hoạt động của GV – HS 
 Kiến thức cần đạt
Hoạt động 2:Hình thành khái niệm của các phương châm quan hệ
-Mục tiêu
 HS nắm được khái niệm của các phương châm về lượng , về chất .
-Phương pháp:
 Vấn đáp giải thích, minh hoạ, phân tích cắt nghĩa, nêu và giải quyết vấn đề.-
- GV: Giải thích: Phương châm.
+ Gọi HS đọc đoạn đối thoại ở mục (1)
+ Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi SGK: Khi An hỏi "học bơi ở đâu" mà Ba trả lời "ở dưới nước" thì câu trả lời có đáp ứng 
điều mà An cần biết không? (GV gợi ý HS: Bơi nghĩa là gì?)
? Từ đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
- GV: Gọi HS đọc ví dụ 2.
? Vì sao truyện lại gây cười?
? Lẽ ra anh có "lợn cưới" và anh có "áo mới" phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết điều cần hỏi và cần trả lời?
? Như vậy, cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
I. Phương châm về lượng
1. Ví dụ SGK
a. Ví dụ a:
- Bơi: di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.
- Câu trả lời của Ba không mang nội 
dung mà An cần biết . Điều mà An muốn biết là một địa điểm cụ thể như ở bể bơi, sông, hồ.... ... i của giặc và vai trò chỉ huy của QT.
-> kể như vậy sẽ không làm nổi bật được nhân vật vua Quang trung và tính chất của trận đánh.
- Các yếu tố miêu tả làm hiện lên cảnh vật, con ngời trong trận đánh khién cho ta cảm nhận được vẻ đẹp, tài thao lược của vua QT và khí thế tấn công của nghĩa quân cùng sự thất bại thảm hại của quân Thanh
*Ghi nhớ
- Yếu tố miêu tả có tác dụng làm nổi bật cảnh vật, con người và sự việc khiến cho lời kể trở nên hấp dẫn, gợi cảm
 (SGK/72)
 HOẠT ĐỘNG 3 : Luyện tập 
- Mục tiêu :+Qua hệ thống bài tập củng cố kiến thức về yếu tố miêu tả trong văn tự sự.
 + HS vận dụng kiến thức vào làm bài tập thực hành.
-Phương pháp : Động não, dạy theo góc, các mảnh ghép. 
GV Đưa dữ liệu trong SGK trình chiếu , để HS làm bài.
Bài 1: Tìm hiểu các yếu tố tả cảnh,
 tả người trong hai đoạn trích 
HS.Nêu yêu cầu của bài 2?
Đưa ngữ liệu, chia nhóm yêu cầu HS thảo luận 
II.Luyện tập
1.Bài 1: Tìm hiểu các yếu tố tả cảnh, tả người trong hai đoạn trích 
a. Tả người:
Vân xem trang trọng khác với
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt, đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mạn mà
So bề tài sắc laị là phần hơn
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
b. Tả cảnh:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Tà tà bóng ngả về Tây
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
-> Các yếu tố trên góp phần làm cho cảnh vật nên thơ, con người tươi tắn, đẹp đẽ=> gợi cảm đối với người đọc
Bài tập 2:
a,Chọn nhân vật: chị em Thuý Kiều.
b,Sự việc: Chị em Thuý Kiều đi chơi trong tiết thanh minh.
 c, Dùng yếu tố miêu tả: tả cảnh ngày xuân, cảnh lễ hội, cảnh chị em ra về.
*Chú ý vận dụng các yếu tố miêu tả trong văn bản để làm nổi bật nét cảnh và người trong ngày xuân và lễ hội mùa xuân.
Hoạt động 4: Cũng cố - dặn dò
 -Học thuộc lòng phần ghi nhớ.
 - Làm bài tập 3/92
 - Chuẩn bị tiết: trau dồi vốn từ
 - Đọc và tìm hiểu các ví dụ trong phần tìm hiểu bài, ôn lại từ
 ****************************************
Ngày 12/10/2010
Tiết 33 	
 	 TRAU DỒI VỐN TỪ
A Mục tiờu cần đạt: 
 1 – Kiến thức: 
 - Những định hướng chính để trau dồi vốn từ
 2 – Kĩ năng:
 -Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa,phù hợp với ngữ cảnh.
 3 – Thái độ: GDHS ý thức dựng từ chớnh xỏc với ngữ cảnh.
BChuẩn bị của GV-HS
 Gv :soạn bài,Chuẩn bị các ví dụ trình chiếu
 Hs: học trước bài ở nhà
C Các hoạt động dạy học
 1 Kiểm tra bài cũ:
 Vai trò của các yếu tố miêu tra trong văn bản tự sự?
 2 Bài mới 
 HOẠT ĐỘNG 1 : GIỚI THIỆU BÀI 
- Mục tiờu : Khởi động tiết học, tạo khụng khớ vui tươi trước khi bắt đầu tiết học. 
- Phương phỏp : Đàm thoại, thuyết trỡnh.
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu và đẹp , để góp phần làm cho tiếng nói dân tộc ngày càng phát triển và giàu đẹp hơn chúng ta phải thường xuyên trau dồi vốn từ. Vậy chúng ta có thể trau dồi vốn từ bằng cách nào ? Đó là nội dung của tiết học hôm nay
 HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. 
- Mục tiờu : Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ trước tiên phải nắm nghĩa của từ .
- Phương phỏp: Vấn đỏp giải thớch, minh hoạ; phõn tớch cắt nghĩa; nờu và giải quyết vấn đề. Thảo luận nhóm 
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cơ bản
GV dùng thiết bị đưa ngữ liệu 1 lên màn hình cho HS tìm hiểu.
HS: Theo em, thủ tướng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận.:
H: Em hiểu gì về ý kiến của Phạm Văn Đồng?
Gv đưa ví dụ trong I-2.
? Các câu trên mắc lỗi gì?Theo em, nên sửa như thế nào?
? Nguyên nhân nào dẫn tới những lỗi dùng từ đó?
? Qua lời nhắc nhở của Thủ tướng Phạm Văn Đồng và sửa lỗi trong 2, em hãy nêu cách trau dồi vốn từ?
GV dùng lệnh yêu cầu HS đọc ghi nhớ 1 trong SGK – 100.
 HOẠT ĐỘNG 3 :Rèn luyện để làm tăng vốn từ
- Mục tiờu : Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ phải học hỏi để trau dồi vốn từ.
- Phương phỏp: Vấn đỏp giải thớch, minh hoạ; phõn tớch cắt nghĩa; nờu và giải quyết vấn đề. Thảo luận nhóm 
Gv dùng máy chiếu cho HS tìm hiểu ý kiến của nhà văn Tô Hoài.
H: Nhà văn Tô Hoài đề cập tới vấn đề gì? Em hiểu gì về ý kiến của Tô Hoài
H: Qua lời của nhà văn Tô Hoài, em biết thêm gì về việc trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du? H: Nhận xét gì về cách trau dồi vốn từ ở mục I và cách trau dồi của ND? 
HS: Nêu các cách trau dồi vốn từ
GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ Sgk/101
I./Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
1.Ví dụ 1/99 
- Trong TV, một chữ có thể diễn tả rất nhiều ý và ngược lại-> TV có những khả năng to lớn để diễn đạt tư tưởng, tình cảm cho nên không sợ tiếng ta nghèo mà chỉ sợ ta không biết dùng tiếng ta.
- Tiếng Việt là ngôn ngữ giàu đẹp, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của ngời Việt.
- Muốn phát huy khả năng của TV, mỗi cá nhân phải trau dồi vốn từ, biết vận dụng vốn từ một cách nhuần nhuyễn.
*Ví dụ 2/100
- Cả ba câu đều mắc lỗi dùng từ.
- Cách sửa:
a. bỏ từ chúng ta và từ đẹp.
b. Thay từ dự đoán bằng từ phỏng đoán.
c. Thay từ thúc đẩy bằng từ mở rộng
- Người dùng không hiểu chính xác nghĩa của từ.
=>Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.
.*Ghi nhớ1(SGk/100)
II.Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
1.Ví dụ
- Nhà văn phân tích quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn Du. - Tô Hoài đánh giá quá trình trau dồi vốn từ của Nguyễn Du.
- Nguyễn Du trau dồi vốn từ bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân
(1) Trau dồi thông qua rèn luyện để nắm nghĩa và cách dùng từ chính xác.
(2) Trau dồi theo hình thức học hỏi để biết thêm những từ cha biết. 
2.Ghi nhớ(Sgk/101)
 HOẠT ĐỘNG 4 : LUYỆN TẬP 
- Mục tiờu : 	+ Thụng qua hệ thống bài tập củng cố kiến thức trong bài cho HS 
+ Luyện tập kĩ năng sử dụng và phõn tớch tỏc dụng của thuật ngữ 
- Phương phỏp: Vấn đỏp giải thớch, minh hoạ; phõn tớch cắt nghĩa; nờu và giải quyết vấn đề.
 Bài tập 1:
GV. Yêu cầu hs đọc bài tập 1
HS.Chọn cách giải thích đúng?
- GV chốt
III. Luyện tập
. Bài tập 1: Chọn cách giải thích đúng
-Hậu quả : kết quả xấu.
-Đoạt: chiếm được phần thắng.
-Tinh tú: sao trên trời(nói khái quát)
GV. Gọi học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu
HS. Tìm hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt ?
- GV chốt lại
 Bài tập 2
a. Tuyệt: 
- dứt, không còn gì: tuyệt chủng( bị mất hẳn giống nòi), tuyệt giáo( cắt đứt giao thiệp), tuyệt tự( không có ngời nối dõi), tuyệt thực( nhịn đói, không chịu ăn để phản đối- một hình thức đấu tranh)
- cực kì , nhất: tuyệt đỉnh( điểm cao nhất, mức cao nhất), tuyệt mật( cần được giữ bí mật), tuyệt tác( tác phẩm văn học, nghệ thuật hay, đẹp đến mức không còn có cái hơn), tuyệt trần( nhất trên đời, không có gì sánh bằng).
b. Đồng:
- cùng nhau, giống nhau: đồng âm( có âm giống nhau), đồng bào( những người cùng giống nòi, một dân tộc, một tổ quốc – quan hệ thân thiết như ruột thịt), đồng bộ( phối hợp với nhau ăn ý nhịp nhàng), đồng chí( ngời cùng chí hớng chính trị), đồng dạng( có cùng một dạng nh nhau), đồng khởi( cùng vùng dậy dùng bạo lực để phá ách kìm kẹp), đồng môn( ngời cùng học một thầy), đồng niên ( cùng một tuổi), đồng sự( cùng làm việc ở một cơ quan- nói về những ngời ngang hàng)
- trẻ em: đồng ấu( trẻ em khoảng 6,7 tuổi), đồng dao( lời hát dân gian của trẻ em), đồng thoại( truyện viết cho trẻ em).
- (chất) đồng: trống đồng( nhạc gõ thời cổ hình cái trông, đúc nằng đồng trên mặt có chạm những hoạ tiết trang trí).
GV. Gọi học sinh đọc bài tập và nêu yêu cầu
- GV chốt lại
Bài tập 3:Sửa lỗi dùng từ trong các câu:
a. “Về khuya, đường phố rất im lặng”: dùng sai từ “im lặng”- thay bằng từ “yên tĩnh”, “vắng lặng”.
- “Đường phố ơi! hãy im lặng để hai người”->là lời bài hát, trong đó đường phố được nhân hoá
b. Dùng sai từ “thành lập”-> nên thay bằng từ thiết lập
c. Dùng sai từ “cảm xúc”-> xúc động.
HOẠT ĐỘNG 5: cũng cố - dặn dò
- Học thuộc ghi nhớ trong SGK.
- Hoàn thành các bài tập còn lại (Sgk/102,103)
-Ôn tập yếu tố miểu tả trong văn bản tự sự để chuẩn bị viết bài tập làm văn số 2.
Ngày 13/10/2010
Tiết 34- 35
 Viết bài tập làm văn số 2- Văn tự sự
A/ Mục tiêu cần đạt:
1 Kiến thức:
 -Giúp HS:Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con ngời, hành động.
2.Kĩ năng:
 -Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày,
 3. Thái độ: - Có ý thức làm bài nghiêm túc.
B.Chuẩn bị 
 GV: Đề ,đáp án biểu chấm
 HS: Ôn tập- giấy bút.
C. Các hoạt động dạy học
1) Ổn định lớp học 
2) Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
3) Bài mới
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Tạo tâm thế đinh hướng giúp các em bình tĩnh , thoải mái bước vào kiểmtra.
- Phương pháp: Giới thiệu .thuyết trình
Hoạt động 2 : Viết bài 
 - Mục tiêu : Giúp HS biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một văn bản
 - Phương pháp : Trình bày
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cơ bản
- Gv chép đề lên bảng
? Bài văn được viết dưới hình thức nào? Thuộc thể loại nào?
? Nội dung kể về sự việc gì?
Gv nêu yêu cầu của đề.
Gv Lập dàn ý ,biểu chấm cụ thể cho đề bài
I - Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
II – Yêu cầu của đề
- Hình thức: Viết bài là một lá thư gửi bạn học cũ.
- Nội dung; Kể về một buổi thăm trường vào một ngày hè sau 20 năm xa cách( có nghĩa là phải tưởng tượng mình đã trưởng thành đóng vai một người có vị trí công việc nào đó nay trở lại thăm ngôi trường.)
+ Lí do trở lại thăm trường
+ Thăm trường vào buổi nào? Đi với ai? đến trường thấy quang cảnh ngôi trường ntn? Gặp ai?
+ Nhớ lại cảnh trường xưa mình học ra sao
+ Ngôi trường ngày nay có gì khác trước, những gì vẫn còn như xưa, những gì gợi cho mình những kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên ntn?
III - Đáp án và biểu điểm
1 – Mở bài (1,5 điểm)
- Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ và vị trí của mình khi viết thư cho bạn.
- Nêu cảm xúc khái quát.
2 – Thân bài (6 đ)
* Miêu tả cảnh tượng ngôi trường với sự đổi thay( chú ý gắn với không khí mùa hè)
- Nhà trường thế nào?
- Cây cối ra sao?
- Cảnh TN ntn?
* Tâm trạng cảm xúc:
- Bước chân đến trường xúc động ntn?
- Kỉ niệm gợi về là gì
- kỉ niệm với người viết thư
* Gặp ai? Cuộc gặp gỡ ấy ntn?
* Kết thúc buổi thăm ntn?
3 – Kết bài: (1,5 đ)
- Suy nghĩ về ngôi trường
- Hứa hẹn với bạn ngày họp lớp
- Lời chào, lời chúc, kí tên
Hình thức 1đ: yêu cầu trình bày sạch đẹp, diễn đạt lưu loát có cảm xúc.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
 - Tiếp tục ôn tập văn tự sự
 - Soạn bài : Kiều ở lầu ngưng bích
 +Đọc kĩ đoạn trích.
 +Trả lời câu hỏi trong phần đọc hiểu

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 t1 35.doc