Giáo án Ngữ văn 9 tiết 1 đến 10 - Trường THCS Hàm Tử

Giáo án Ngữ văn 9 tiết 1 đến 10 - Trường THCS Hàm Tử

Tiết 1+ 2 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Học xong bài này HS đạt được:

 1.Kiến thức:

 - Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

2.Kĩ năng:

 - Biết cách phân tích văn bản nhật dụng.

 3.Thái độ:

 - Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác.

B. CHUẨN BỊ

 - Thầy: Soạn giáo án, nghiên cứu bài.

 Sưu tầm những tài liệu có liên quan đến bài học.

 Phương pháp: nêu vân đề, thảo luận nhóm, giải thích.

 - Trò: Đọc - soạn bài.

C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 746Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 tiết 1 đến 10 - Trường THCS Hàm Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
	Ngày soạn 	: 20.8.2008
	Ngày dạy	:	
Tiết 1+ 2	 	Phong cách hồ chí minh
 	 (Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu cần đạt
	Học xong bài này HS đạt được:
	1.Kiến thức:
	- Học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
2.Kĩ năng:
	- Biết cách phân tích văn bản nhật dụng.
	3.Thái độ:
	- Giáo dục học sinh lòng kính yêu, tự hào về Bác.
B. Chuẩn bị
	- Thầy:	Soạn giáo án, nghiên cứu bài.
	Sưu tầm những tài liệu có liên quan đến bài học.
	Phương pháp: nêu vân đề, thảo luận nhóm, giải thích.....
	- Trò:	Đọc - soạn bài.
C. tiến trình các Hoạt động dạy - học
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra: Sách, vở của học sinh.
	3. Bài mới: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
I. Đọc - Tóm tắt - Chú thích
? Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc GV đọc mẫu; gọi học sinh đọc?
? HS giải thích các chú thích trong SGK!
- Đọc: Giọng chậm rãi, rõ ràng, thể hiện niềm tự hào, kính yêu Bác.
- Chú thích: Lưu ý. 1, 3, 4, 9, 10, 11, 12.
II. Tìm hiểu văn bản
? Văn bản nhật dụng này gồm mấy phần? Nội dung từng phần
? Theo dõi phần nội dung thứ nhất của văn bản và cho biết:
 Trong cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian nan vất vả của mình Chủ tịch HCM đã làm gì?
? Làm thế nào Người có được vốn văn hóa ấy
? Em có nhận xét gì về cách học tập rèn luyện của HCM
? Bằng nhiều cách học hỏi khác nhau HCM đã có vốn tri thức văn hóa ntn?
? Những điều kỳ lạ và quan trọng nhất của phong cách văn hoá HCM là gì
? Phong cách sống và làm việc của Bác Hồ được tác giả kể và bình luận trên những mặt nào
Yêu cầu HS thảo luận
? Hãy nhận xét về cách thuyết minh của tác giả
? Từ đó vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác được làm sáng tỏ
Đọc những câu thơ, văn em biết về lối sống của Bác Hồ
? ở đoạn cuối tác giả đã bình luận về ý nghĩa cao đẹp của phong cách HCM đó là ý nghĩa gì
? Nêu nghệ thuật và nội dung chính của văn bản
1. Cấu trúc: Hai phần
+ Phần 1: Từ đầu đ rất hiện đại: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác
+ Phần 2: Còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác
2. Phân tích: 
a. Vẻ đẹp trong phong cách của Bác:
- Trong cuộc đời hoạt động CM đầy gian nan, vất vả, Chủ tịch HCM đã tiếp xúc văn hóa nhiều nước bằng cách:
+ Đi nhiều.
+ Thạo nhiều thứ tiếng.
+ Học hỏi toàn diện, sâu sắc đến mức uyên thâm.
+ Tiếp thu cái đẹp, phê phán cái xấu.
" Qua lao động, qua công việc để học hỏi.
º Dày công học tập, rèn luyện không ngừng " HCM có vốn tri thức văn hóa hết sức sâu rộng.
- Những điều kì lạ . Rất hiện đại º Điều quan trọng nhất trong phong cách HCM là sự kết hợp hào hòa giữa:
+ Truyền thống và hiện đại.
+ Phương Đông và phương Tây.
+ Xưa và nay.
+ Dân tộc và quốc tế.
+ Vĩ đại và bình dị.
b. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
- Nơi ở và làm việc: Chiếc nhà sàn đơn sơ bằng gỗ bên cạnh cái ao, ít phòng, đồ đạc đơn sơ.
- Trang phục của Bác hết sức giản dị: Bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, dép lốp.
- Ăn uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
º Thuyết minh rõ ràng, cụ thể xác thực º Lối sống giản dị, thanh đạm của Chủ tịch HCM. 
- Giống các vị danh nho: Không phải tự thần thánh hóa, tự làm cho đời khác, lập dị mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm về thẩm mỹ (cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên).
- Khác với các vị danh nho: Đây là lối sống của một người cộng sản, một vị Chủ tịch nước.
3. Tổng kết: 
- Nghệ thuật: Phương pháp thuyết minh rõ ràng.
- Nội dung: Vẻ đẹp phong cách HCM.
III. Luyện tập
* Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hóa HCM tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào ?
- So sánh.
- Liệt kê.
- Bình luận
* Qua bài học, theo em phong cách Hồ Chí Minh là gì?
	- Là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
	4. Củng cố:
	- Đọc thêm những câu thơ, văn nói về phong cách văn hóa HCM !
	- Kể lại 1 câu chuyện về lối sống giản dị, cao đẹp của Chủ tịch HCM?
	5. Hướng dẫn:
	- Học thuộc bài.
	- Soạn bài: “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.
	Ngày soạn 	: 20.8.2008
	 Ngày dạy	:
Tiết 3	 	các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu cần đạt 
	1.Kiến thức:
	- Giúp học sinh củng cố kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8.
	- Nắm được phương châm hội thoại về lượng và phương châm về chất.
	2.Kĩ năng:
	- Rèn kỹ năng sử dụng các phương châm này trong giao tiếp.
	3.Thái độ:
	- Tuân thủ các phương châm hội thoại trên trong giao tiếp.
B. chuẩn bi
	- Thầy: Soạn giáo án, nghiên cứu bài.
	 Phương pháp: phân tích, tổng hợp....
	- Trò: Xem trước bài học.
C. tiến trình các Hoạt động dạy - học
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra: Sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
I. Phương châm về lượng
? HS đọc ví dụ SGK/ 8?
? ở ví dụ 1 câu trả lời của Ba có làm cho An thỏa mãn không? Tại sao?
? ở ví dụ 2 vì sao chuyện này lại gây cười? Câu hỏi của anh “Lợn cưới” và câu đáp của anh “áo mới” có gì trái với những câu hỏi - đáp bình thường
? Qua 2 ví dụ trên em rút ra bài học gì về giao tiếp
? Gọi HS đọc ghi nhớ/9
1. Ví dụ: (SGK)
2. Nhận xét:
- Ví dụ 1: Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết (địa điểm bơi)
" Thiếu nội dung giao tiếp.
- Ví dụ 2:
+ Gây cười vì câu hỏi và đáp đều thừa từ ngữ.
º Khi giao tiếp cần nói có nội dung: Đúng yêu cầu, đủ, không thừa, không thiếu.
* Ghi nhớ (9).
II. Phương châm về chất
 HS đọc ví dụ /SGK/9
? Truyện cười phê phán điều gì
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh
 Đọc ghi nhớ SGK/10
1. Ví dụ: (9).
2. Nhận xét:
Truyện cười phê phán tính nói khoác º Không nên nói những điều không đúng sự thật và không có bằng chứng xác thực.
* Ghi nhớ / 10.
III. Luyện tập
 Đọc bài tập. Yêu cầu HS làm bài?
? Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
? Gọi HS đọc truyện cười.
? Cho biết phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
 Học sinh đọc bài tập 4 
? Tại sao người nói đôi khi phải dùng những từ ngữ như đề bài SGK
Bài 1. Vi phạm phương châm về lượng.
a. Thừa: Nuôi ở nhà.
b. Thừa: Có 2 cánh.
Bài 2.
a. Nói có sách, mách có chứng.
b. Nói dối.
c. Nói mò.
d. Nói cuội.
e. Nói trạng.
º Các câu trên liên quan đến phương châm về chất trong hội thoại.
Bài 3.
- Vi phạm phương châm về lượng “Rồi có nuôi được không” là câu nói thừa.
Bài 4. 
a. Để đảm bảo tuân thủ phương châm về chất.
b. Để đảm bảo phương châm về lượng.
4. Củng cố:
	- Thế nào là phương châm hội thoại về lượng?
	- Trong giao tiếp cần tránh những điều gì?
	 + Nói không đúng nội dung, không đúng sự thật.
	5. Hướng dẫn:
	- Học thuộc bài, làm bài tập 5/ 11 / SGK.
	- Chuẩn bị: Sử dụng........... văn bản thuyết minh
	Ngày soạn : 20.8.2008
	 Ngày dạy :	
Tiết 4: 	sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Trong văn bản thuyết minh
Mục tiêu cần đạt 
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn.
	2.Kĩ năng:
	- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
	3.Thái độ:
	- Tuân thủ cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
B. Chuẩn bị
	- Thầy: Soạn giáo án, nghiên cứu bài.
	 Phương pháp: vấn đáp, phân tích, tổng hợp....
	- Trò: Xem trước bài.
C. tiến trình các Hoạt động dạy - học
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra: Sách vở, đồ dùng học tập của học sinh.
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
Trong văn bản thuyết minh 
? Văn bản thuyết minh là gì
? Phương pháp thuyết minh chủ yếu
 Gọi HS thay nhau đọc văn bản trong SGK/12+13
? Văn bản này thuyết minh về vấn đề gì
GV: Ngoài việc cung cấp tri thức khách quan văn bản còn phải truyền được cảm xúc, hứng thú với người đọc vì vậy:
? Ngoài việc sử dụng các phương pháp thuyết minh chủ yếu để cho văn bản sinh động tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào
? Tác giả đã trình bày được sự kì lạ của Hạ Long chưa? Vì sao? 
? Học sinh đọc ghi nhớ/13.
1. Ôn tập văn bản thuyết minh.
- Khái niệm: HS tự ôn.
+ Lưu ý: Cung cấp tri thức khách quan, phổ thông.
- Phương pháp: Định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh 
2. Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
- Văn bản thuyết minh về “Sự kì lạ của Hạ Long” " Đây là một vấn đề khó trừu tượng.
- Ngoài các phương pháp thuyết minh đã học tác giả còn sử dụng những biện pháp nghệ thuật: Miêu tả, so sánh.
- Học sinh thảo luận.
* Ghi nhớ / SGK / 13.
II. Luyện tập
 Yêu cầu học sinh đọc văn bản
? Bài văn có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào
? Tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào
? Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng là gì? Tác dụng ? 
- Bài văn có tính chất thuyết minh vì nó cung cấp cho người đọc những tri thức khách quan về loài ruồi.
- Tính chất thuyết minh thể hiện: Giới thiệu loài ruồi có hệ thống về họ, giống, loài, tập tính sống, sinh đẻ.
- Những phương pháp thuyết minh: Định nghĩa, phân loại, số liệu, liệt kê.
- Các biện pháp nghệ thuật: Kể chuyện, miêu tả, nhân hóa " Gây hứng thú cho người đọc.
	4. Củng cố: 
	? Để tạo hứng thú cho người đọc văn bản thuyết minh cần sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào?
	- Miêu tả, so sánh, nhân hóa.
	5. Hướng dẫn:
	- Học thuộc bài.
	- Làm bài tập 2. 
	- Chuẩn bị: Luyện tập..... văn bản thuyết minh.
	Ngày soạn 	: 20.8.2008
	Ngày dạy :
Tiết 5: 	Luyện tập sử dụng một số biện pháp 
 nghệ thuật Trong văn bản thuyết minh
A.Mục tiêu cần đạt 
	1.Kiến thức:
	- Củng cố kiến thức đã học về văn bản thuyết minh.
	2.Kĩ năng:
	- Giúp học sinh biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
	3.Thái độ:
	- Hưởng ứng tiết luyện tập với thái đọ tích cực.
B. Chuẩn bị
	- Thầy: Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
	- Trò: Làm theo phần hướng dẫn SGK.
C. tiến trình các Hoạt động dạy - học
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra: Trong văn bản thuyết minh ngoài các phương pháp quen thuộc, để văn bản thêm sinh động ta cần sử dụng biện pháp nào?
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
I. Chuẩn bị ở nhà 
? GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
? Phân lớp làm 2 nhóm; Mỗi nhóm lập dàn ý cho 1 đề bài thuyết minh ở SGK.
? GV cần nêu rõ yêu cầu; Dàn ý cần sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật làm cho văn bản thuyết minh thêm sinh động vui tươi?
Gợi ý: Thuyết minh về chiếc quạt.
1. Mở bài. 
Giới thiệu chung về chiếc quạt (cho cái quạt tự thuật, tự giới thiệu về mình).
2. Thân bài.
- Nêu định nghĩa: Quạt là một dụng cụ như thế nào.
- Phân loại: Họ nhà quạt đông đúc ra sao.
- Mỗi loại quạt được cấu tạo như thế nào? Công dụng? Cách bảo quản? (gặp người biết bảo quản thì số phận quạt ra sao? ở công sở không ...  Đọc: Giọng rõ ràng, dứt khoát, đanh thép, chú ý các từ phiên âm, các từ viết tắt.
- Chú thích: Lưu ý: 1,2,4,5,6.
II. Tìm hiểu văn bản
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
 Học sinh theo dõi phần đầu của văn bản
? Trong đoạn đầu bài văn nguy cơ chiến tranh hạt nhân đã được tác giả chỉ ra rất cụ thể như thế nào
? Sau khi xác định cụ thể thời gian tác giả đã đưa ra số liệu và những phép tính gì
? Với số lượng hạt nhân đó nó đang tiềm ẩn nguy cơ gì
? So sánh nào đáng chú ý ở đoạn này? Em hiểu thế nào về thanh gươm Đa - mô - clét.
? Nhận xét của em về cách vào đề, chứng cứ và lập luận của tác giả? Tất cả nhằm nhấn mạnh điều gì
Yêu cầu HS chú ý vào đoạn 2
? Tác giả đã so sánh sự tốn kém của việc sản xuất vũ khí hạt nhân với việc đầu tư vào các lĩnh vực của đời sống xã hội như thế nào?
? Nhận xét về cách lập luận, so sánh của tác giả qua đ ó có thể rút ra kết luận gì
 HS theo dõi tiếp đoạn văn bản / 18 + 19
? Tác giả còn nêu ra luận cứ gì ở đoạn văn bản này
? Em hãy nhận xét về cách so sánh này? qua đó tác giả muốn lên án điều gì?
? Sau khi cảnh báo hiểm họa của chiến tranh hạt nhân, t ác giả đã có sáng kiến gì
? Nhận xét gì về thái độ và sáng kiến của tác giả
1. Cấu trúc: 3 phần.
(1) Từ đầu đến “vận mệnh thế giới”. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
(2) Tiếp theo " xuất phát của nó: Sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang.
(3) Phần còn lại: Nhiệm vụ của chúng ta.
2. Phân tích:
a. Nguy cơ chiến tranh hạt nhân:
- Tác giả mở đầu bằng 1 câu hỏi rồi tự trả lời: “Hôm nay ngày 8/8/1986” º Xác định cụ thể thời gian.
- Đưa ra con số và cách tính toán:
+ Có hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân tương đương 4 tấn thuốc nổ/ 1 người.
+ Số hạt nhân đó làm tiêu biến 12 lần sự sống trên trái đất.
+ Nguy cơ đó giống như thanh gươm Đa - mô - clét.
+ Tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng 4 hành tinh nữa, phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời.
º Vào đề trực tiếp, chứng cứ xác thực, lập luận chặt chẽ.
" Nhấn mạnh nguy cơ khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân.
b. Sự tốn kém và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang.
- Bảo tồn sự sống trên trái đất ít tốn kém hơn dịch hạch hạt nhân.
 k Cứu trợ nhân đạo 
+ Các lĩnh vực: " Y tế.
 ( Giáo dục.
đều ít tốn kém hơn sản xuất vũ khí hạt nhân.
º Lập luận đơn giản, thuyết phục, cách so sánh cụ thể " Nổi bật sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của sự chạy đua vũ trang.
- Chiến tranh hạt nhân là đi ngược lại lí trí của con người và phản lại sự tiến hóa của tự nhiên.
+ 380 triệu năm con bướm mới biết bay.
+ 180 triệu năm bông hồng mới nở.
+ Hàng triệu năm . Con người mới hình thành.
" Vậy mà chỉ cần 1 tích tắc của chiến tranh hạt nhân, tất cả sự tiến hóa ấy trở về điểm xuất phát.
º So sánh rõ ràng º Tố cáo sự phản động của chiến tranh hạt nhân.
c. Nhiệm vụ của chúng ta.
- Chống chiến tranh hạt nhân, đòi hỏi thế giới không có vũ khí hạt nhân và một cuộc sống hòa bình công bằng.
- Cần lập 1 nhà băng lưu trữ trí nhớ .. để nhân loại các thời đại sau biết đến cuộc sống của chúng ta, biết đến thảm họa của chiến tranh hạt nhân.
º Thái độ tích cực của tác giả, mỗi chúng ta: Đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình.
3. Tổng kết:
* NT: Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục.
* ND: Chiến tranh hạt nhân là phi lí, là tốn kém...
III. Luyện tập
? Nguy cơ lớn nhất của việc tàng trữ kho vũ khí hạt nhân là gì
? Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học song bài này
- Hủy diệt sự sống.
- Viết được đoan văn nêu cảm nghĩ của mình
4. Củng cố:
	- Đọc to, rõ ràng đoạn văn bản trên.
	- Vì sao văn bản lại được đặt tiêu đề“Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”?
	5. Hướng dẫn:
	- Học thuộc bài.
	- Soạn bài: “Các phương châm hội thoại” ( tiếp )
	Ngày soạn : 24 .8. 2008
	 Ngày dạy : 
Tiết 8	 	 các phương châm hội thoại (Tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt 
	1.Kiến thức:
	- Giúp học sinh nắm được nội dung các phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.
	2.Kĩ năng:
	- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
	3.Thái độ:
	- Tuân thủ các phương châm hội thoại đó trong giao tiếp.
B. chuẩn bi
	- Thầy: Soạn giáo án, bảng phụ mục I, II, bài tập 1,3.
	- Trò: Xem trước bài học.
C. tiến trình các Hoạt động dạy - học
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra: Thế nào là phương châm về chất và phương châm về lượng?
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
I. Phương châm quan hệ
? Thành ngữ "Ông nói gà, bà nói vịt" được dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? Hậu quả của tình huống nói trên là gì?
 Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
1. Ví dụ: SGK/21.
2. Nhận xét:
"Ông nói gà, bà nói vịt" º chỉ tình huống hội thoại mà mỗi người nói về 1 đề tài khác nhau.
" Mọi người không hiểu nhau.
º Khi giao tiếp phải nói đúng đề tài, không lạc đề.
* Ghi nhớ (21).
II. Phương châm cách thức
 Đọc ví dụ SGK.
? Giải thích nghĩa của 2 thành ngữ
? ảnh hưởng của những cách nói trên trong giao tiếp?
 Đọc ghi nhớ /22.
1. Ví dụ / SGK:
2. Nhận xét:
- Dây cà ra dây muống º cách nói dài dòng, rườm rà.
- Lúng búng như ngậm hột thị º Nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch.
º Làm cho người nghe khó tiếp nhận º Cần nói ngắn gọn, rành mạch khi giao tiếp.
* Ghi nhớ (SGK/22).
III. Phương châm lịch sự
 Đọc truyện “Người ăn xin”.
? Vì sao người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
? Có thể rút ra bài học gì từ câu truyện này?
 Đọc ghi nhớ /22.
1. Ví dụ /22:
2. Nhận xét:
- Ông lão và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì 
đó º Đấy chính là tình cảm, là cách cư xử lịch sự.
º Khi giao tiếp cần tế nhị tôn trọng người khác.
* Ghi nhớ (SGK / 22).
IV. Luyện tập
 Đọc yêu cầu của bài tập
? Tìm một số câu tục ngữ, ca dao có nội dung tương tự?
 Đọc đề bài, yêu cầu HS làm bài
? Điền từ thích hợp vào chỗ trống?
- Bài 1 / 23.
- Những câu tục ngữ, ca dao:
+ Khẳng định vai trò của ngôn ngữ.
+ Khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lịch sự, nhã nhặn.
- Bài 2.
- Phép nói tránh liên quan đến phương châm lịch sự.
- Học sinh lấy ví dụ.
- Bài 3.
a. Nói mát.
b. Nói hớt.
c. Nói móc. 
d. Nói leo.
e. Nói ra đầu ra đũa.
4. Củng cố:
	- Đọc lại 3 ghi nhớ trong SGK / 22 + 23.
	5. Hướng dẫn:
	- Học thuộc bài,làm các bài tập còn lại.
	- Xem bài “Sử dụng.......... thuyết minh” 
	Ngày soạn : 24 .8. 2008
	 	 Ngày dạy :
	Tiết 9	 	 sử dụng yếu tố miêu tả
	Trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt 
	1.Kiến thức:
	- Giúp học sinh hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay.
	2.Kĩ năng:
	- Rèn kĩ năng sử dụng có hiệu quả các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
	3.Thái độ:
	- Hưởng ứng việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
B. chuẩn bi
	- Thầy: Soạn giáo án, nghiên cứu bài.
	 Phương pháp: giải thích, vấn đáp....
	- Trò: Xem trước bài.
C. tiến trình các Hoạt động dạy - học
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra: ? Tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
? Đọc văn bản. 
“Cây chuối trong đời sống Việt Nam”
? Nhan đề của văn bản có ý nghĩa gì
? Xác định những câu văn thuyết minh về cây chuối
? Xác định những câu văn miêu tả cây chuối
? Tác dụng của các yếu tố miêu tả đó
? Theo em bài này có thể bổ sung những gì cho phần thuyết minh, miêu tả, tác dụng của cây chuối . 
1. Ví dụ/ SGK/ 24:
2. Nhận xét:
a. Nhan đề của văn bản muốn nhấn mạnh: + Vai trò của cây chuối.
 + Thái độ đúng đắn của con người trong việc trồng, chăm sóc, sử dụng có hiệu quả giá trị của cây chuối.
b. Thuyết minh:
- Chuối có mặt ở mọi nơi.
- Tác dụng của cây chuối (thân, lá, gốc, hoa, quả).
+ Lưu ý đoạn 3: Giới thiệu sâu về quả chuối.
c. Miêu tả:
- Câu đầu, tả chuối trứng cuốc, tả các cách ăn chuối xanh.
º Làm nổi bật giá trị của câu chuối, gây ấn tượng với người đọc.
- Học sinh thảo luận, tự bổ sung.
II. Luyện tập
? Đọc yêu cầu bài tập
? Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh sau
? Đọc đề bài
? Tìm yếu tố miêu tả trong đoạn văn
Bài 1: Thân cây chuối: Thẳng, tròn giống như một cái cột trụ mọng nước.
- Lá chuối tươi xanh rờn.
- Lá chuối khô lót ổ nằm vừa mềm mại, vừa thơm 
- Quả chuối chín vàng.
- Bắp chuối màu phơn phớt hồng.
- Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra.
Bài 2: 
- Tách . , nó có tai.
- Chén của ta không có tai.
- Khi mời ai . mà uống rất nóng.
	4. Củng cố: 
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh?
 + Làm nổi bật đối tượng thuyết minh.
5. Hướng dẫn:
- Học thuộc bài.Làm bài tập 3.
- Chuẩn bị: Luyện tập............thuyết minh
	Ngày soạn : 24 .8. 2008
	 Ngày dạy :
Tiết 10 	luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả 
 	 Trong văn bản thuyết minh
A. Mục tiêu cần đạt 
	1.Kiến thức:
	- Củng cố kiến thức đã học ở bài trước.
2.Kĩ năng:
- Giúp HS rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
3.Thái độ:
- Chấp nhận việc sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
B. chuẩn bi
	- Thầy: Soạn giáo án, đề bài, dàn ý mẫu.
	- Trò: Soạn và xem trước bài.
C. tiến trình các Hoạt động dạy - học
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra: Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh?
	3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Yêu cầu cần đạt
I. Chuẩn bị ở nhà
 Đề bài SGK, GV yêu cầu HS đọc
? Giải thích đề bài? cho biết yêu cầu của đề bài
GV hướng dẫn cho HS lập dàn ý
HS làm dàn ý cho từng phần mở bài, thân bài, kết luận
1. Tìm hiểu đề:
- Thuyết minh về con trâu ở làng quê Việt Nam.
2. Dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam
b. Thân bài: 
- Con trâu trong nghề làm ruộng: Là sức kéo để cày, bừa, kéo xe.
- Con trâu trong lễ hội, đình đám.
- Con trâu - nguồn cung cấp thịt, da để thuộc, sừng .
- Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt Nam.
c. Kết luận: 
- Con trâu trong tình cảm người nông dân.
II. Luyện tập trên lớp
? Hãy vận dụng yếu tố miêu tả để viết thành bài văn thuyết minh về con trâu
? Yêu cầu HS xây dựng mở bài vừa có nội dung thuyết minh, vừa có yếu tố miêu tả
? HS trình bày, những em khác nhận xét, đánh giá
? Yêu cầu trình bày phần thân bài
? Viết đoạn văn phần kết luận và lên trình bày. GV nhận xét, đánh giá. 
- Mở bài: Có thể giới thiệu bằng những câu tục ngữ, ca dao về con trâu: 
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”.
“Trâu ơi ta bảo trâu này".
- Thân bài: 
+ Trong việc đồng áng.
+ Con trâu trong lễ hội.
+ Trâu với tuổi thơ.
- Kết luận:
4. Củng cố: 
- Cho học sinh đọc bài đọc thêm/ 30/ SGK.
5. Hướng dẫn:
- Học kĩ bài.Làm tiếp bài tập SGK/30. 
- Soạn bài: Tuyên bố thế giới......... của trẻ em.
Kiểm tra thứ 	 Ngày 	tháng 	năm 2008

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an hay day.doc