Giáo án: Ngữ văn 9 – Phân môn: Tiếng Việt - HKI

Giáo án: Ngữ văn 9 – Phân môn: Tiếng Việt - HKI

 Tiết: 03 * Bài dạy:

CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI

 I/ MỤC TIÊU:Thông qua bài giảng, nhằm giúp HS:

 1/ Kiến thức: Nắm được các phương châm về lượng và phương châm về

 chất.

 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng hội thoại theo phương châm về lượng và chất.

 3/ Thái độ: Biết cách vận dụng các phương châm này vào giao tiếp.

 II/ CHUẨN BỊ:

 1/ Chuẩn bị của giáo viên:

-Đọc SGK trang 8 11.

 - Soạn giáo án.

 - Chuẩn bị một số bảng phụ:

 +Ví dụ 1 và2 SGK mục I trang 8 và 9.

 + ví dụ : Đọc truyện cười : Quả bí khổng lồ.

 

docx 46 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 9 – Phân môn: Tiếng Việt - HKI", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/08/2011
 Tiết: 03 * Bài dạy:
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
 I/ MỤC TIÊU:Thông qua bài giảng, nhằm giúp HS:
 1/ Kiến thức: Nắm được các phương châm về lượng và phương châm về 
 chất.
 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng hội thoại theo phương châm về lượng và chất.
 3/ Thái độ: Biết cách vận dụng các phương châm này vào giao tiếp.
 II/ CHUẨN BỊ:
 1/ Chuẩn bị của giáo viên:
-Đọc SGK trang 8à 11.
 - Soạn giáo án.
 - Chuẩn bị một số bảng phụ:
 +Ví dụ 1 và2 SGK mục I trang 8 và 9.
 + ví dụ : Đọc truyện cười : Quả bí khổng lồ.
 2/ Chuẩn bị của học sinh:
 -Đọc bài học SGK
 -Soạn bài theo các câu hỏi SGK.
 III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định tình hình lớp:(1’)
 -Nề nếp:
 -Chuyên cần:
2/ Kiểm tra bài cũ:(3’)
 ( GV nhắc nhở HS một số công việc về học tập phân môn Tiếng Việt)
 3/ Giảng bài mới:
* Giới thiệu bài:(1)Trong giao tiếp có những qui định không nói ra thành lời nhưng những người tham gia vào giao tiếp cần phải tuân thủ , nếu không thì dù câu nói không mắc lỗi gì về mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, giao tiếp cũng sẽ không thành công.
 Những qui định đó được thể hiện qua bài học: Các phương châm hội thoại 
* Tiến trình bài dạy: ( 37’)
TG
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 Nội dung
10’
 * Hoạt động 1/ Tìm hiểu phương châm về lượng
A/ BÀI HỌC:
1/ Phương châm về lượng
-GV treo bảng phụ bài tập1 SGK trang 8.
-Gọi HS đọc bài tập trên.
-Hỏi: Khi An hỏi “ Học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời: “ Ở dưới nước” thì câu trả lời có mang đầy đủ nội dung mà An cần biết không? Vì sao?
* Dự kiến trả lời:
 - Câu trả lời của Ba không mang đầy đủ nội dung mà An cần biết. Vì trong nghĩa của bơi đã có “ Ở dưới nước”. 
 - Điều mà An muốn biết là địa điểm cụ thể nào đó như ở bễ bơi, sông , hồ
- Hỏi: Nếu nói mà không có nội dung như thế thì có thể coi đây là một câu nói bình thường được không?
 Từ đó, Em có thể rút ra bài học gì về giao tiếp?
 * Dự kiến trả lời:
 -Nói mà không có nội dung là một hiện tượng không bình thường trong giao tiếp.
à Vì câu nói trong giao tiếp bao giờ cũng truyền tải một nội dung nào đó.
-GV treo bảng phụ Bài tập 2/ SGK trang 09.
 -Gọi HS đọc .
-Hỏi: Vì sao truyện lại gây cười?
 * Dự kiến trả lời:
 Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
 -Hỏi: Lẽ ra anh có” lợn cưới “và anh có” áo mới “phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và cần trả lời?
 *GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt lại:
 Đúng ra chỉ cần trả hỏi và trả lời như sau:
- Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
-Nảy giờ, Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
 -Hỏi : Từ hai bài tập trên, Em hãy rút ra kết luận gì khi giao tiếp?
 * GV nhận xét – chốt lại
 Gọi HS đọc ghi nhớ SGK trang:09.
 -HS đọc bài tập 1 SGK. 
 -Suy nghĩ câu hỏi –Trả lời:
Câu trả lời của Ba không mang đầy đủ nội dung mà An cần biết. Vì trong nghĩa của bơi đã có “ Ở dưới nước”. 
-Điều mà An muốn biết là địa điểm cụ thể nào đó như ở bễ bơi, sông , hồ
 -HS thảo luận nhóm .
 + Nhóm 1
 + Nhóm 2
 + Nhóm 3
 + Nhóm 4
 à Cử đại diện nhóm trả lời
 à Lớp nhận xét, bổ sung.
 à Ghi phần GV chốt lại:
-Nói mà không có nội dung là một hiện tượng không bình thường trong giao tiếp.
à Vì câu nói trong giao tiếp bao giờ cũng truyền tải một nội dung nào đó.
-HS đọc bài tập 2 (SGK trang 09)
 * Dự kiến trả lời:
Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
 * Dự kiến trả lời:
 Đúng ra chỉ cần trả hỏi và trả lời như sau:
- Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
-Nảy giờ, Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
* Dự kiến trả lời:
 Khi giao tiếp cần:
Nói cho có nội dung.
Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu của giao tiếp , không thừa , không thiếu.
 à Đó chính là phương châm về lượng.
 ( HS đọc ghi nhớ SGK)
 a/ Bài tâp: 
 ¦ BT1/ SGK trang 8
 -Câu trả lời của Ba không mang đầy đủ nội dung mà An cần biết. Vì trong nghĩa của bơi đã có “ Ở dưới nước”. 
 - Điều mà An muốn biết là địa điểm cụ thể nào đó như ở bễ bơi, sông , hồ
-Nói mà không có nội dung là một hiện tượng không bình thường trong giao tiếp.
à Vì câu nói trong giao tiếp bao giờ cũng truyền tải một nội dung nào đó.
¥ Bài tập 2/SGK trang 09
-Truyện gây cười vì các nhân vật nói nhiều hơn những gì cần nói.
 - Đúng ra chỉ cần trả hỏi và trả lời như sau:
+ Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
+ Nảy giờ, Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!
 b/ Bài học:
 Khi giao tiếp cần:
Nói cho có nội dung.
Nội dung lời nói phải đúng như yêu cầu của giao tiếp , không thừa , không thiếu.
 à Đó chính là phương châm về lượng.
* Ghi nhớ (SGK trang 09)
10’
 * Hoạt động 2/ Tìm hiểu phương châm về chất:
2/ Phương châm về chất:
-GV treo bảng phụ bài tập I mục II SGK trang 09.
-Hỏi: Truyện cười; Quả bí khổng lồ” phê phán điều gì?
* GV nhận xét -bổ sung:
 Truyện cười phê phán noiù khoác: Quả bí to băng cả cái nhà; cái nồi đồng to bằng đình làng.
-Hỏi: Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
* GV nhận xét – Chốt lại:
Khi giao tiếp cần tránh:
Không nói những điều mà mình không tin là có thật.
Không nói những điều mà mình không chắc chắn.
Không nói những điều mà mình không có bằng chứng.
-Hỏi: Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì nên nói như thế nào?
* GV nhận xét- Kết luận:
 Khi không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học, thì nên nói:
Thưa Thầy , hình như bạn ấy bị ốm.
 Thưa Cô, Em nghĩ là bạn ấy ốm.
-Hỏi:Những ví dụ trên thể hiện sự vi phạm phương châm về chất. Vậy em hiểu gì về phương châm về chất?
 * GV chốt lại:
 Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực(Phương châm về chất)
-HS đọc bài tập I mục II.
* Dự kiến trả lời:
-Truyện cười phê phán noí khoác: Quả bí to băng cả cái nhà; cái nồi đồng to bằng đình làng
* Dự kiến trả lời:
 *Khi giao tiếp cần tránh:
-Không nói những điều mà mình không tin là có thật.
-Không nói những điều mà mình không chắc chắn.
-Không nói những điều mà mình không có bằng chứng
* Dự kiến trả lời:
*Khi không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học, thì nên nói:
 +Thưa Thầy , hình như bạn ấy bị ốm.
 +Thưa Cô, Em nghĩ là bạn ấy ốm.
* Dự kiến trả lời:
 Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xácthực(Phương châm về chất)
 a/ Bài tập:
 ¥ Bài tập /SGK trang 09-10(Mục II)
-Truyện cười phê phán noiù khoác: Quả bí to băng cả cái nhà; cái nồi đồng to bằng đình làng
-Khi giao tiếp cần tránh:
+Không nói những điều mà mình không tin là có thật.
+Không nói những điều mà mình không chắc chắn.
+Không nói những điều mà mình không có bằng chứng
-Khi không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học, thì nên nói:
 +Thưa Thầy , hình như bạn ấy bị ốm.
 +Thưa Cô, Em nghĩ là bạn ấy ốm.
* Ghi nhớ:Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực(Phương châm về chất)
12’
 * Hoạt đôïng 3/ Luyện tập:
3/ Luyện tập 
-GV gọi HS đọc Bài tập1(SGK trang10).
 - GV yêu cầu của bài tập: Vận dụng phương châm về lượng để phân tích lỗi trong những câu sau:
a/ Trâu là một loại gia súc nuôi ở nhà.
b/ Én là một loài chim có hai cánh.
-GV tổng kết các ý HS trả lời,chốt lại:
 a/ Súc: Loài vật; gia: nhààGia súc là vật nuôi ở trong nhà. Vì thế câu trên thừa thông tin: nuôi ở nhà.
 b/Các loài chim thường có hai cánh.Vì thế câu trên thừa 
thông tin: có hai cánh.
- GV gọi HS đọc bài tập 2 SGK trang 10-11.
-Hỏi:Hãy chọn các từ ngữ đã cho sẵn điền vào chỗ trống ở các câu a,b,c,d,e?
( GV nhận xét – Kết luận)
*GV treo bảng phụ bài tập 4/ SGK trang 11.
- Gọi HS đọc .
-Hỏi Vận dụng những phương châm hội thoại đã được họcđể giải thích người nói đôi khi phải dùng cách diễn đạt như vậy?( HS thảo luâïn nhóm)
 * GV chốt lại:
+ Câu a/ Cách nói trên nhằm báo cho người nghe biết tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng
( Phương châm về lượng).
 + Câu b/ Cách nói đó nhằm báo cho người nghe biết được nhắc lại nội dung đã cũ là chủ ý của người nói ( Phương châm về lượng)
-HS đọc bài tập 1 SGK và nêu yêu cầu của bài tập.
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
-Học sinh đọc bài tập 2 SGK trang 10.11.
-2 HS lên bảng trình bày bài tập của cá nhân mình.
-Lớp nhận xét.
-Ghi vào vở phần GV chốt lại.
* HS thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1:.
+ Nhóm 2:.
+ Nhóm 3:
+ Nhóm 4:
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại.
* Bài tập 1/ SGK trang10:
a/ Súc: Loài vật; gia: nhààGia súc là vật nuôi ở trong nhà. Vì thế câu trên thừa thông tin: nuôi ở nhà.
 b/Các loài chim thường có hai cánh.Vì thế câu trên thừa thông tin: có hai cánh.
-Bài tập2/ SGK trang10-12:
Điền từ thích hợp đã cho trước vào chỗ trống:
a/ nói có sách mách có chứng.
 b/ nói dối.
 c/ nói mò.
 d/ nói nhăng ,nói cuội.
 e/ nói trạng.
-Bài tập 4/ SGK trang 11.
 + Câu a/ Cách nói trên nhằm báo cho người nghe birts tính xác thực của nhận định hay thông tin mà mình đưa ra chưa được kiểm chứng( Phương châm về lượng).
 + Câu b/ Cách nói đó nhằm báo cho người nghe biết được nhắc lại nội dung đã cũ là chủ ý của người nói ( Phương châm về lượng)
5’
 * Hoạt động 4/ củng cố bài
4/ củng cố bài 
*GV đặt câu hỏi cho HS nhắc lại nhằm củng cố bài:
 - Thế nào là phương châm về lươ ... ùi mèo thì phải đậylại.( Tục ngữ).
d/ Tham lam cái này thì mất cái khác( Thành ngữ).
e/ Nước mắt không chân thật đáng ngờ(Tục ngữ).
- Bài tập 3 SGK trang 123:
+Thành ngữ chỉ động vật:
 -Chó cắn áo rách: khó xảy ra, ngoặc nghèo.
 - Chaý nhà ra mặt chuột: có xảy ra chuyên gì đó mới lòi ra chuyện khác: chuyện xấu.
+ Thành ngữ là thực vật:
 - Dây cà ra day muống: dài dòng.
 - Bèo dạt , hoa trôi: vô định, không có nơi yên ổn.
 8’
* Hoạt động 3/ Ôn khái niệm nghĩa của từ:
3/ Nghĩa của từ:
-Hỏi: Em hiểu như thế nào là nghĩa của từ?
- Dự kiến trả lời:
 Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị .
- Giải nghĩa từ:
 + Có ba cách chính để giải nghĩa từ:
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Mô tả sự vật, hay hoạt động, tính chất của đối tượng mà từ biểu thị.
Đưa ra từ đồng nghĩa trái nghĩa với từ cần giải nghĩa.
- Dự kiến trả lời:
 Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị .
- Giải nghĩa từ:
 + Có ba cách chính để giải nghĩa từ:
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
Mô tả sự vật, hay hoạt động, tính chất của đối tượng mà từ biểu thị.
Đưa ra từ đồng nghĩa trái nghĩa với từ cần giải nghĩa.
 8’
* Hoạt động 4/ Ôn tập từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
4/ Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
- Hỏi: Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì?
-GV gọi HS đọc Bài tập 2 SGK
- Dự kiến trả lời:
 Từ nhiều nghĩa là từ có hai nghĩa trở lên.
 Vd: Mắt : Mắt người, mắt cây.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là quá trình mở rộng nghĩa của từ:
 + Nghĩa gốc.
 + Nghĩa chuyển.
-GV gọi HS đọc Bài tập 2 SGK
- Dự kiến trả lời:
 Từ “ hoa” trong : thềm hoa , lệ hoa” dùng theo nghĩa chuyển 
( Lâm thời)
a/ Khái niệm:
b/ Bài tập: 2SGK
 Từ “ hoa” trong : thềm hoa , lệ hoa” dùng theo nghĩa chuyển ( Lâm thời)
 4’
* Hoạt động 5 Củng cố bài:
5 Củng cố bài:
 GV củng cố lại toàn bộ kiến thức.
-HS khắc sâu lại kiến thức qua phần củng cố GV
 4-Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo: (3’)
a/ Ra bài tập về nhà:
 - Ôn lại toàn bộ phần từ vựng đã tổng kết
 - Làm lại các bài tập đã hướng dẫn.
b/ Chuẩn bị bài mới:Soạn kĩ các phần còn lại của bài tổng kết từ vựng.
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
 - Thời gian:.
 - Nội dung kiến thức:
 - Phương pháp giảng dạy:
 - Hình thức tổ chức:.
 - Thiết bị dạy học:
Ngày soạn: 15/10/2011
 Tiết : 44 * Bài day:
 TỔNG KẾT TỪ VỰNG
 ( Từ đơn, từ phức từ nhiều nghĩa ) ( TT)
I-MỤC TIÊU:
 1/ Kiến Thức: Giúp học sinh:
Nắm vững, hiểu sâu hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9
 (từ đơn, từ phức, thành ngữ, nghĩa của từ)
 2/ Kĩ Năng: Dùng từ dúng, chính xác, linh hoạt và hiệu quả.
 3/ Thái độ: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
II-CHUẨN BỊ:
 1/ Chuẩn bị của giáo viên:
 - Soạn giáo án.
 - Bảng phụ về hệ thống cấùu tạo từ, các thành ngữ, nghĩa của từ.
 2/ Chuẩn bị của học sinh: Ôn tập các nội dung trong sách giáo khoa
III-HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1-Ổn định tình hình lớp: (1’)
 -Nề nếp:
 - Chuyên cần: 9A3:.., 9A4:
 2-Kiểm tra bài cũ: (5’)
Kiểm tra vở bài tập và vở soạn 5 học sinh.
 3-Giảng bài mới: 
 * Giới thiệu bài mới: (1’) Hôm nay chúng ta tiếp tục tổng kết từ vựng: Từ đồng âm, từ đồng 
 nghĩa, từ trái nghĩa, cấp độ khái quát nghĩa của từ và trường từ vựng.
 * Tiến trình bài day: 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
8’
* Hoạt động 1/ Ôn lại khái niệm từ đồng âm, phân biệt hiên tượng từ nhiều nghĩa với từ đồng âm:
5/ Từ đồng âm:
-Hỏi:Thế nào là từ đồng âm? cho ví dụ?
GV nhận xét và bổ sung:
 Từ đồng âm : là những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
Ví dụ: Ruồi đậu(1) mâm xôi đậu(2)
 Kiến bò(1) đĩa thịt bò(2)
 + Đậu 1: động từ; Đậu 2: danh từ.
 + Bò 1: động từ; Bò 2: danh từ.
-Hỏi: Phân biệt hiện tượng nghĩa của từ nhiều nghĩa và hiện tượng đồng âm dựa trên xét nghĩa quan hệ?
 GV nhận xét và bổ sung:
Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm
Các nghĩa có quan hệ với nhau dựa trên nghĩa chung nào đó,
Các nghĩa của từ khác xa nhau, không có quan hệ nhau.
-Hỏi: GV gọi HS đọc bài tập và làm bài tập lên bảng (phiếu hoc tập)?
-Dự kiến trả lời:
 Từ đồng âm : là những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
- Dự kiến trả lời:
Từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm
Các nghĩa có quan hệ với nhau dựa trên nghĩa chung nào đó,
Các nghĩa của từ khác xa nhau, không có quan hệ nhau.
- Dự kiến trả lời:
a- Lá 1: gốc -> lá 2 chuyển nghĩa.
b- Đường:
-Đường 1: con đường đi
-Đường 2: đường để ăn
a- Khái niệm:Từ đồng âm : là những từ phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau.
b- Phân biệt:
-Từ đồng âm.
-Hiện tượng từ nhiều nghĩa.
c-Bài tập:
a- Lá 1: gốc -> lá 2 chuyển nghĩa.
b- Đường:
-Đường 1: con đường đi
-Đường 2: đường để ăn
6’
* Hoạt động 2/ Ôn lại khái niệm từ đồng nghĩa:
6/ Từ đồng nghĩa:
-Hỏi: Thế nào là từ đồng nghĩa?
GV nhận xét và chốt lại:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau.
-Hỏi:Đọc bài tập, chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:a-b-c-đ ?
GV chốt lại:
 + Chọn cách hiểu :d.
 + a-b-c không phù hợp
-Hỏi: Đọc câu trong SGK cho biết từ “Xuân” trên cơ sở nào có thể thay thế cho từ “tuổi”?
GV chốt lại:
Tác giả dùng từ “ Xuân” mà không dùng từ “ tuổi” thể hiện tinh thần lạc quan , yêu đời. Mỗi năm có một mùa xuân , mỗi mùa xuân ứng với một tuổi.( Dựa vào sự chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ)
- Dự kiến trả lời:
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau.
- Dự kiến trả lời:
* Bài tập 1:
+Chọn cách hiểu :d.
+a-b-c không phù hợp
- HS đọc bài tập 3 SGK
-Thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1
 + Nhóm 2
 + Nhóm 3
 + Nhóm 4
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp:
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại
a- Khái niệm:
 Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương tự nhau.
b- Bài tập:
*Bài tập 1:
+Chọn cách hiểu :d.
+a-b-c không phù hợp
*Bài tập 2:
“Xuân” -> “tuổi”-> phương thức hoán dụ -> thể hiện tinh thần lạc quan. 
6’
* Hoạt động 3/ Ôn lại khái niệm từ trái nghĩa:
7/ Từ trái nghĩa:
-Hỏi: Nêu khái niệm về từ trái nghĩa?
GV chốt lại:
 Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau.
- GV gọi Hs đọc bài tập 2 SGK.
- GV nêu yêu cầu HS thảo luận nhóm.
- GV gọi HS đọc bài tập 3 SGK.
GV chốt lại:
+ Nhóm 1: 
 sống- chết. 
 chẳn – lẻ.
 chiến tranh-hòa bình
+ Nhóm 2:
 già- trẻ.
 nông – sâu.
-HS: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau
- HS đọc bài tập 2 SGK
-Thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1
 + Nhóm 2
 + Nhóm 3
 + Nhóm 4
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp:
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại
- Dự kiến trả lời:
+ Nhóm 1: sống- chết; chẳn – lẻ.
 Chiến tranh-hòa bình
+ Nhóm 2: Già- trẻ; nông – sâu.
a/ Khái niệm:
Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau
b/ Bài tập 2: (SGK)
 Các cặp từ có quan hệ trái nghĩa: xấu - đẹp; 
 xa – gần;
 rộng - hẹp
b/ Bài tập 3: (SGK)
+ Nhóm 1: 
 sống- chết. 
 chẳn – lẻ.
 chiến tranh-hòa bình
+ Nhóm 2:
 già- trẻ.
 nông – sâu.
6’
* Hoạt động 4/ Ôn lại cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
8/ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
-Hỏi: Em hiểu như thế nào về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ?
GV chốt lại:
 Nghĩa của từ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ khác .
 Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ khác . Ngược lại, một từ được coi là có nghĩa hẹp hơn khi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ khác.
- GV hướng dẫn HS điền vào sơ đồ ở bài tập 2.
-Thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1
 + Nhóm 2
 + Nhóm 3
 + Nhóm 4
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp:
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại
- HS điền vào sơ đồ ở bài tập 2.
a/ Khái niệm:
b/ Bài tập 2(SGK)
6’
* Hoạt động 5/ Ôn tập khái niệm trường từ vựng:
9/ Trường từ vựng:
-Hỏi: Em như thế nào về trường từ vựng?
GV chốt lại:
 Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
- GV gọi HS đọc bài tập 2 SGK .
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
GV tổng kết:
Phân tích cách dùng từ độc đáo:
 Hai từ cùng trường từ vựng ( tắm), ( bể)
Việc sử dụng hai từ này góp phần làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói , làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẻ hơn.
-Dự kiến trả lời:
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa
- HS đọc bài tập 2 SGK .
-Thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1
 + Nhóm 2
 + Nhóm 3
 + Nhóm 4
- Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp:
- Lớp nhận xét bổ sung.
- Ghi phần GV chốt lại
a/ Khái niệm:
Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
b/ Bài tập 2(SGK):
Phân tích cách dùng từ độc đáo:
 Hai từ cùng trường từ vựng ( tắm), ( bể)
Việc sử dụng hai từ này góp phần làm tăng giá trị biểu cảm của câu nói , làm cho câu nói có sức tố cáo mạnh mẻ hơn.
3’
* Hoạt động 6/ Củng cố bài:
10/ Củng cố bài
GV củng cố lại kiến thức:
 + Từ đồng âm.
 + Từ đồng nghĩa.
 + Từ trái nghĩa.
 + Cấp độ khái quát của từ.
 + Trường từ vựng.
-HS củng cố lại kiến thức:
 + Từ đồng âm.
 + Từ đồng nghĩa.
 + Từ trái nghĩa.
 + Cấp độ khái quát của từ.
 + Trường từ vựng.
Toàn bộ kiến thức đã học
 4/ Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo(3’):
 a/ Ra bài tập về nhà: Học bài và giải các bài tập còn lại ở SGK.
 b/ Chuẩn bị bài mới: 
IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
 - Thời gian:.
 - Nội dung kiến thức:
 - Phương pháp giảng dạy:
 - Hình thức tổ chức:.
 - Thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docxPhân môn Tiếng Việt 9 HKI.docx