Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Trường THCS Long Thành Bắc

Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Trường THCS Long Thành Bắc

Văn bản:

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T1)

 (Lê Anh Trà )

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến Thức:

 - Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.

 - Ý Nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

 2. Kĩ năng:

 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập

 - Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về linhc vực văn hóa lối sống.

 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh

C. PHƯƠNG PHÁP

 - Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận

 

doc 368 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 cả năm - Trường THCS Long Thành Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 1 
 TIẾT 1 
 Ngày soạn: 08- 08 - 2010
 Ngày dạy: 11- 08- 2010
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T1)
 (Lê Anh Trà )
Văn bản:
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 - Ý Nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kĩ năng: 
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập
 - Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về linhc vực văn hóa lối sống.
 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: 9a2......................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp bài mới.)
3. Bài mới: 
 - Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới .Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác Hồ không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn , một con người của nền văn hoá tương lai 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: giới thiệu chung
Gv giới thiệu vài nét về t/g và xuất xứ của tác phẩm..
? Nêu những hiểu biết chung của em về tác giả HCM
? Về mặt nội dung văn bản này thuộc văn bản gì? sử dụng yếu tố gì ?
? Vì sao em biết văn bản thuộc thể loại đó?
(văn bản nhật dụng,có yếu tố nghị luận)
Hs: phát biểu cá nhân, tại chỗ.
*HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản
Cho hs đọc văn bản 2 lần và hiểu các chú thích khó trong sgk
? Nên chia văn bản này thành mấy phần? Nêu nội dung từng phần dung từng phần?
Hs: thảo luận cặp, trình bày
Gv:chốt
Gv: hướng dẫn hs phân tích chi tiết.
? Em hãy nêu những con đường hình thành nên phong cách HCM?
? Tác giả đánh giá vốn tri thức văn hóa của Hồ Chí Minh ra sao?
(hiểu biết văn hóa thế giới sâu rộng và uyên thâm)
Hs: trả lời
Gv: định hướng
? Vì sao Người có được vốn văn hóa uyên thâm và sâu rộng như vậy?
Hs: thảo luận (3’) trình bày
Gv: nhận xét câu trả lời của Hs, chốt
*HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 
- Bài tập : Những biểu hiện cụ thể trong phong cách Hồ Chí Minh?
- Học bài soạn tiếp tiết 2 của văn bản
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: 
Hồ Chí Minh ( SGK/7 T2)
2. Tác phẩm
Văn bản trích từ bài viết Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn liền với cái giản dị của Lê Anh Trà, in trong tập Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam , Viện văn hoá và xuất bản Hà Nội 
3. Thể loại
Văn bản nhật dụng sử dụng yếu tố nghị luận.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc – tìm hiểu từ khó.
2. Tìm hiểu văn bản
a. Bố cục
 Văn bản trích chia làm 3 phần:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “rất hiện đại”->Quá trình hình thành và điều kỳ lạ của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
+ Đoạn 2: Tiếp đến “ Hạ tắm ao”->Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.
+ Đoạn 3: Còn lại: Bình luận và khẳng định ý 
nghĩa của phong cách văn hoá HCM
b. Phân tích
b1: Con đường hình thành nên phong cách văn hóa Hồ Chí Minh
 Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có vốn tri thức văn hóa thế giới sâu rộng và uyên thâm vì:
+ Đi nhiều nơi ,có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa,thạo nhiều thứ tiếng.
+ Ham học hỏi ,dày công học tập ,rèn luyện không ngừng
+ Tiếp thu và biết chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại
+ Giữ gìn và biết kết hợp văn hóa truyền thống với nét đẹp văn hóa nhân loại.
=>Những nhân tố trên tạo nên ở Người một phong cách văn hóa hiện đại mà rất Việt Nam.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
E. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....
 ************************************************
 TUẦN 1 
 TIẾT 2 
 Ngày soạn: 08- 08 - 2010
 Ngày dạy: 11- 08- 2010
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (T2)
 (Lê Anh Trà)
Văn bản:
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Học sinh nắm được một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
 - Ý Nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Nắm được đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
 2. Kĩ năng: 
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập
 - Biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về linhc vực văn hóa lối sống.
 3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc, tự giác học tập, tích lũy kiến thức, học tập làm theo tấm gương Hồ Chí Minh
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại ,vấn đáp, thảo luận
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: 9a2................................................................
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Câu hỏi: Phong cách văn hoá Hồ Chí Minh được hình thành như thế nào?
	 Điều kỳ lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì?
	 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới: 
 Hồ Chí Minh không chỉ là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới. Vể đẹp văn hóa chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Gv hướng dẫn hs tìm hiểu tiếp mục II.2
GV liên hệ cách học của Bác: học mọi lúc mọi nơi,biết chọn lọc cái hay,phê phán cái dở.
Giới trẻ hiện nay tiếp thu văn hóa ngoại lai căng:tóc nhuộm, quần xẻ ống.có phù hợp không? 
? Vẽ đẹp trong lối sống của Bác là gì?
(Lối sống giản dị của Bác thể hiện ở những chi tiết nào? )
Hs; phát hiện.
? Vậy những nhân tố trên đã tạo nên ở người một phong cách, một lối sống như thế nào?
Hs: suy nghĩ độc lập trả lời.
GV kể những mẫu chuyện nhỏ về lối sống giản dị của Bác.
Liên hệ lối sống của cán bộ hiện nay
GV liên hệ giáo dục tư tưởng cho học sinh.
GV cho hs xem một số hình ảnh của Bác với nhân dân.( cày ruộng,trồng cây,kéo lưới,cho cá ăn
Hướng dẫn hs tìm hiểu nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học ở nhà.
Gv: Hướng dẫn hs tự học ở nhà và soạn bài mới tiếp theo.
b2: Vẻ đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh:
 Người có một lối sống rất giản dị:
+ Nơi ở nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn vài ba phòng, ao cá
+ Trang phục giản dị: áo bà ba, dép lốp thô sơ
+ Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa cà
=> Lối sống của một vị Chủ tịch nước nhưng rất giản dị, thanh cao, không xa hoa lãng phí.
c. Tổng kết:
 * Nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ trang trọng
Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập. 
 * Ý nghĩa văn bản: 
 Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả đã cho thấy cốt cách văn hóa của HCM trong nhận thức và trong hanh động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu chọn lọc và phát huy văn hóa, bản sắc dân tộc.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Tìm đọc những mẫu chuyện về lối sống giản dị của Bác.
- Đọc lại văn bản“ ĐTGDCBH” (SGK /7).
- Soạn trước bài : Các phương châm hội thoại.
E. RÚT KINH NGHIỆM
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.
 ************************************************
 TUẦN 1 
 TIẾT 3 
 Ngày soạn: 08- 08 - 2010
 Ngày dạy: 14- 08- 2010
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
Tiếng Việt : 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm được các phương châm về lượng và chất. Trong giao tiếp.
- Vận dụng các phương châm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
 1. Kiến Thức:
 - Học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và chất.
 2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp.
 - Vận dụng các phương châm về lượng và chất trong hoạt động giao tiếp.
 3. Thái độ: Nghiêm túc, tự giác học tập, tự hào về tiếng Việt.
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại ,vấn đáp, thảo luận, thực hành
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: 9a2....................................................
2. Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp bài mới.)
3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài:Trong chương trình ngữ văn lớp 8, các em đã được tìm hiểu về vai XH trong hội thoại, lượt lời trong hội thoại. Để hoạt động hội thoại có hiệu quả, chúng ta cần nắm được tư tưởng chỉ đạo của hoạt động này, đó chính là phương châm hội thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
*HOẠT ĐỘNG 1: Phương châm về lượng
Phương châm về chất
GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện các yêu cầu mụ I SGK
HS: Đọc vd 1 trong SGK
? Theo em câu trả lời của Ba có đáp ứng điều An muốn biết không? Vì sao?
? Ba cần trả lời ra sao để an hiểu?
HS:Thảo luận, trình bày
Gv: nhận xét.
? Muốn người khác hiểu, khi giao tiếp ta phải như thế nào?
(gv lấy ví dụ liên hệ thực tế)
Gv: hướng dẫn hs tìm hiểu vd 2 SGK
? Vì sao truyện lại gây cười, truyện phê phán điều gì?
Hs: suy nghĩ trả lời.
? Vậy khi giao tiếp ta phải nói như thế nào?
? Vậy trong giao tiếp ta nên tránh điều gì?
Cần phải nói ra sao?
Hs: dựa vào nội dung ghi nhớ SGK trình bày.
*HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn luyện tập.
Gv: hướng dẫn hs thực hiện các bài tập trong SGK.
Bài 1:
GV: Đọc yêu cầu đề bài
HS: Thảo luận nhóm trình bày
GV: Chốt , sửa sai
* HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học ở nhà
Gv: yêu cầu hs sưu tầm một đoạn hội thoại bất kì có vi phạm những phương châm hội thoại đã học, chữa lại cho đúng.
I. BÀI HỌC
1. Phương châm về lượng
* Ví dụ 1/ SGK
- Ba trả lời không đúng với điều An muốn biết
Không đúng với nội dung An hỏi.
-> Câu trả lời mơ hồ về nghĩa.
* Ví dụ 2 : “ Chuyện lợn cưới áo mới”
- Câu hỏi thừa từ “cưới”
- Câu trả lời thừa cụm từ “ từ lúcnày”
 -> Câu chuyện đáng cười
Ghi nhớ : khi giao tiếp cần nói đúng, nói đủ nội dung, không nên nói thiếu, nói thừa nội dung.
2. Phương châm về chất
* Ví dụ: Câu chuyện Qủa bí khổng lồ
Chuyện phê phán người có tính hay nói khoác.
 Vậy khi g ... IẾT 170
 TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
 (Tiết 2)
A-Mục tiêu cần đạt:
-H/S tổng kết, ôn tập một số kiến thức cơ bản về những văn bản văn học nước 
 ngoài đã học trong bốn năm ở cấp THCS.
 -Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về VHNN đã học.
 -Bồi dưỡng lòng yêu quý văn học.
B-Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn, các ngữ liệu cần thiết để minh hoạ cho các tác phẩm, các tác 
 giả, đèn chiếu
-H/S: Đọc lại các VHNN đã học ở lớp 6,7,8,9.
C-Tiến trình bài dạy:
 1-Tổ chức: lớp 9a1 vắng: 9a2 vắng:
 2-Kiểm tra:
-Các Tác phẩm VHNN đã được học ở lớp 6,7,8,9.
-Giá trị nội dung của các tác phẩm VH nước ngoài đã học.
 3-Bài mới: Giới thiệu bài
?Các tác phẩm VH nước ngoài đã học được viết dưới những thể loại nào?
?Những giá trị nghệ thuật đặ sắc của mỗi tác phẩm?
Ví dụ:
Thơ đường?
Hài Kịch?
Bút kí chính luận?
Phương thức tự sự?
?Phong cách sáng tác của tác giả có những nét độc đáo như thế nào? qua các tác phẩm?
?Nêu ví dụ cụ thể?
Ví dụ: O – Hen – Ri?
Lỗ Tấn?
Ai – Ma – Tốp?
Mô - Li – E?
Mô - Pa – Xăng?
Giắc – Lân - Đơn?
?Những ấn tượng sâu sắc của em khi học các tác phẩm VH nước ngoài?
?Nhân vật: Xi – Mông; Blăng – Sốt, 
Phi – Líp trong đoạn trích học có diễn biến tâm trạng ntn?
?ý nghĩa nhân văn của tác phẩm?
?Những tác phẩm nào: Tác giả nào em yêu thích?
?Vì sao? em yêu thích?
b)Thể loại
*Thơ đường:
Với các tác giả: Hạ Chi Trương, Lí Bạch, Đỗ Phủ.
*Thơ văn xuôi: Ta – Go.
*Bút kí Chính luận: Ê - Ren – Bua
*Hài Kịch: Mô - Li – E.
*Phương thức tự sự mang đậm chát trữ tình: Ai – Ma – Tốp; Đô - Đê, 
Go – Rơ - Ki, Lỗ Tấn....
*Các kiểu văn nghị luận: Ru – Xô ;Ten;
Ê - Ren – Bua.
c-Phong cách sáng tác:
-Các tác phẩm VH nước ngoài đều mang đậm tính nhân văn và thể hiện rõ phong cách sáng tác của tác giả.
-Các ví dụ điển hình:
+O – Hen – Ri qua truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”. Với nghệ thuật hai lần đảo ngược tình huống đã đem lại những bất ngờ và bộc lộ rõ tính cách của nhân vật.
+Lỗ Tấn qua truyện ngắn Cố Hương những dòng tự sự mang đậm cảm xúc trữ tình, những dòng hồi tưởng của nhân vật tôi trong tác phẩm là phong cách sáng tác độc đáo của tác giả.
+Mô - li – e qua đoạn trích “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” là cây đại thụ của hài kịch thế giới; Qua cách thể hiện ngôn ngữ nhân vật đặc sắc đã tạo nên một bộ mặt thật của giới tư sản.
+Mô - Pa – Xăng qua đoạn trích học 
“Bố của Xi Mông”. Với nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng rất tinh tế đặc sắc của các nhân vật đã tạo nên sức hấp dẫn của truyện.
3-Những tác phẩm nào? tác giả nào em yêu thích? Vì sao?
-Hướng tới sự yêu thích bởi những giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của tác phẩm.
-Hướng tới sự yêu thích bởi cuộc đời và những thành công của các tác giả trong sáng tác.
 4.Củng cố- dặn dũ *G/V: Nêu yêu cầu luyện tập(3Yêu cầu)
 +Chú ý nêu được những giá trị cụ thể ở mỗi tác phẩm?
 +Phong cách sáng tác của các tác giả?
 *G/V nêu yêu cầu về nhà
Chú ý đọc thêm các tác phẩm khác ngoài chương trình của các tác giả trong phần VH nước ngoài đã học.
TUẦN 35
TIẾT 171+172
Ng#y soạn: 25 - 4 - 2009
Ng#y dạy: - 5 -2009
KIỂM TRA HỌC Kè II
( đề do sở giáo dục ra)
 A.Mục tiêu cần đạt:
 1.KT: -Nhằm đánh giá kiến thức cơ bản của học sinh ở cả ba phần : Đọc -hiểu văn bản, TiếngViệt và Tập làm văn đã học ở kì II lớp 9.
 2.KN: -Khả năng vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn một cách tổng hợp .
 Nội dung và kiến thức đề kiểm tra phải đảm bảo yêu cầu tích hợp giữa ba phần 
 3. Rèn các kĩ năng trả lời câu hỏi và làm bài tự luận. 
 B.Chuẩn bị: -Thầy :Chuẩn bị đề , đáp án.
 -Trò:Ôn tập theo sự hướng dẫn của thầy.
 C.Tiến trỡnh lờn lớp:
 1.Tổ chức: kiểm tra sĩ số : lớp 9a1 vắng: 9a2 vắng:
 2.Kiểm tra:
 3.Bài mới : Học sinh làm bài kiểm tra.
 I. Giáo viên giao đề cho học sinh.- học sinh làm bài.
 Giáo viên quan sát - coi kiểm tra.
 II. Đề bài:
 Câu 1( 2 điểm):
 Khởi ngữ l# gỡ? Tỡm khởi ngữ trong cỏc vớ dụ sau:
Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch,đập đá,làm phu hồ cho nó.
Cũn mắt tụi thỡ cỏc anh lỏi xe bảo: “ cụ cú cỏi nhỡn sao m# xa xăm”
Câu 2: (2 điểm)
Em hóy viết đoạn văn ngắn( từ 7 đến 10 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Phương Định trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Câu 3( 6 điểm): học sinh chọn 1 trong 2 đề sau: 
 Đề 1: suy nghĩ của em về một tấm gương vượt khó trong học tập.
Đề 2: hóy nờu cảm nghĩ của em về đoạn thơ:
 ......
 “Người đồng mỡnh thương lắm con ơi
 Cao đo nỗi buồn
 Xa nuụi chớ lớn
 Dẫu l#m sao thỡ cha vẫn muốn
 Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
 Sống trong thung không chê thung nghèo đói
 Sống như sông như suối
 Lờn thỏc xuống ghềnh
 Khụng lo cực nhọc
 .. ( y Phương, Nói với con)
 ---------- Hết-----------
TUẦN 35
TIẾT 173
Ng#y soạn: 25 - 4 - 2009
Ng#y dạy: - 5 -2009
 THƯ, ĐIỆN
 A.Mục tiêu cần đạt:
-Học sinh trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
 B.Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; các tình huống trong thực tế cuộc sống khi dùng thư (điện).
-H/S: Những tình huống, VD cụ thể mà em đã dùng thư (điện).
 C. Tiến trình bài dạy:
 1.Tổ chức:
 2.Kiểm tra:
 3.B#i mới:
 Sự cần thiết dùng thư điện trong đời sống xã hội; cần hiểu phải dùng thế nào ? để đạt được yêu cầu và thực hành việc dùng thư điện đó là mục đích của tiết học này.
+H/S đọc mục (1) trang 202 
?Những trường hợp nào cần gửi thư (điện) chúc mừng? Trường hợp nào cần gửi thăm hỏi?
a,b: Chúc mừng.
c,d: Thăm hỏi.
?Hãy kể thêm những trường hợp khác?
?Mục đích, tác dụng của thư điện chúc mừng và thăm hỏi khác nhau ntn? 
?Gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi trong hoàn cảnh nào? để làm gì?
?Khi có điều kiện đến tận nơi có dùng việc gửi như vậy không? Tại sao?
+H/S đọc mục (1) trang 202.
?Nội dung thư (điện) chúc mừng thăm hỏi giống, khác nhau ntn?
?NX về độ dài của những văn bản trên?
?Tình cảm được thể hiện ntn?
?Lời văn ntn? Có gì giống nhau khi gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
+H/S đọc mục (2) trang 203 và thực hiện yêu cầu diễn đạt trong các nội dung đó? 
?Nội dung chính của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
?Cách thức diễn đạt ntn?
(H/S thảo luận)
I.Bài học:
*Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
®Những trường hợp cần có sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gữi đến người nhận.
®Mục đích, tác dụng của gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi khác nhau.
*Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Nội dung thư (điện) cần nêu được lí do, lời chúc hoặc lời thăm hỏi.
-Cần được viết ngắn gọn súc tích tình cảm chân thành. 
*Ghi nhớ (Trang 124)
II. Luyện tập:
-Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
-Mục đích, tác dụng của việc dùng đó khác nhau ntn?
-Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi?
-Nêu những trường hợp cụ thể em đã dùng thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi?
 4. Củng cố dặn dũ:
 -Kiểm tra các nội dung đã luyện tập.
 -Về nhà: Học lí thuyết, lấy ví dụ cụ thể và thực hành diễn đạt thành lời những tình huống dùng thư (điện).
TUẦN 35
TIẾT 174
Ng#y soạn: 25 - 4 - 2009
Ng#y dạy: - 5 -2009
 THƯ, ĐIỆN
 A.Mục tiêu cần đạt:
-Học sinh trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
-Viết được thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
 B.Chuẩn bị:
-G/V: Bài soạn; các tình huống trong thực tế cuộc sống khi dùng thư (điện).
-H/S: Những tình huống, VD cụ thể mà em đã dùng thư (điện).
 C. Tiến trình bài dạy:
 1.Tổ chức:
 2.Kiểm tra:
 3.B#i mới:
 Sự cần thiết dùng thư điện trong đời sống xã hội; cần hiểu phải dùng thế nào ? để đạt được yêu cầu và thực hành việc dùng thư điện đó là mục đích của tiết học này.
BT1:
+G/V yêu cầu H/S kẻ mẫu bức điện vào vở và điền nội dung.
+Chia lớp thành 3 nhóm để làm BT1.
+Mỗi nhóm cử đại diện trình bày BT1.
BT2:
+G/V yêu cầu H/S nhắc lại các tình huống viết thư (điện) chúc mừng? Thăm hỏi?
+H/s trả lời BT2?
+G/V nêu y/c của BT3
H/S tự xác định tình huống và viết theo mẫu của bưu điện .
? Y/c về nội dung, lời văn ở BT4 ntn?
? Y/c về nội dung, lời văn ở BT5 ntn?
II.Luyện tập:
Bài tập 1:
H/S kẻ mẫu bức điện trang 204 vào vở và điền nội dung vào các phần của bức điện.
Chia 3 nhóm để hoàn thành BT
(Với nội dung 3 bức điện ở mục II1 trang 202)
Bài tập 2:
a,b (Điện chúc mừng)
d,e (Thư, điện chúc mừng) c (điện thăm hỏi)
Bài tập 3:
Hoàn chỉnh một bức điện mừng theo mẫu của bưu điện (ở BT1); với tình huống tự đề xuất.
Bài tập 4:
Em hãy viết một bức thư (điện) thăm hỏi khi biết tin gia đình bạn em có việc buồn.
Bài tập 5:
Em hãy viết một bức thư (điện) chúc mừng bạn em vừa đạt giải cao trong kì thi HS giỏi vòng tỉnh ở lớp 9.
 4.Củng cố dặn dũ:
	-Cách viết một bức thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.
 -Kiểm tra 5 BT ở tiết 2
 -ý nghĩa của việc học 2 tiết học này với em ntn?
 -Tập viết thư điện ở các tình huống khác ngoài nội dung đã luyện tập.
.
TUẦN 35
TIẾT 175
Ng#y soạn: 25 - 4 - 2009
Ng#y dạy: - 5 -2009
 :TRẢ B#I KIỂM TRA HỌC Kè II
 A.Mục tiêu cần đạt:
 -H/S nhận được kết quả hai bài KT tổng hợp kỳ II.
-Phát hiện và sửa những lỗi đã mắc của bài KT.
-Giáo dục: ý thức, thái độ học tập.
 B.Chuẩn bị:
 -G/V: Bài soạn; những số liệu cụ thể cần phân tích.
-H/S: Các yêu cầu bài kiểm tra tổng hợp.
 C.Tiến trình bài dạy:
 1.Tổ chức:
 2Kiểm tra:
 3.Giới thiệu bài:
Sự cần thiết của việc trả bài, sửa lỗi để hoàn thiện kiến thức; xác định những kiến thức trọng tâm của môn ngữ văn ở THCS.
 ĐỀ KIỂM TRA VĂN (PHẦN THƠ) –TIẾT 129
Phần trắc nghiệm:
 1.Hình ảnh cây tre và hình ảnh mặt trời trong bài Viếng lăng Bác là hình ảnh gì?
A.Tả thực.
B.So sánh
C.Ân dụ
D.Hoán dụ
E. Tượng trưng
2. Giọt long lanh trong bài Mùa xuân nho nhỏ là giọt gì?
A. Mưa xuân
B.Sương sớm
C.Âm thanh tiếng chim chiền chiện
D. Tưởng tượng của nhà thơ
3.Em bé trong bài Mây và sóng không đi theo những người xa lạ trên mây, trong sóng là vì sao?
A.Bé chưa biết bơi, bé không biết bay
B. Bé sợ xa nhà vì bé còn nhỏ quá
C.Bé thương yêu mẹ, không muốn làm mẹ buồn
4. Con cò trong bài Con cò là hình ảnh gì?
A. Cò con- Hình ảnh ẩn dụ cho con
B.Cò mẹ- Hình ảnh ẩn dụ cho người mẹ
C.Cuộc đời- Hình ảnh quê hương
D. Cả ba ý trên
5.Nét đậm đà phong vị Huế trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được thể hiện ở đâu?
A.Hình ảnh, màu sắc: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc.
B.Âm thanh, ca nhạc dân gian: Nam ai, Nam bình, nhịp phách tiền
C.Nhịp điệu, giọng điệu trong thể thơ 5 chữ, khi khoan thai dịu dàng, khi hối hả khẩn trương.
D. Cả 3 ý trên.
6. Chép những câu ca dao nói về con cò mà Chế Lan Viên đã vận dụng sáng tạo để viết bài thơ Con cò.
Phần tự luận:
Theo em cái hay và vẻ đẹp của hai cặp câu thơ sau: 
 “ Có đám mây mùa hạ
 Vắt nửa mình sang thu”
 “Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi”
là ở đâu?
Viết một đoạn văn khoảng một trang giấy trình bày ý kiến của mình. 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 9 HKIChuandoc.doc