Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 27 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 27 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc

Tuần : 27

Tiết : 97 KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Vận dụng theo hướng tích hợp cả ba phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn của môn Ngữ văn trong một bài kiểm tra.

2. Kĩ năng:

- Năng lực viết đoạn văn miêu tả người.

II. Chuẩn bị:

- Đề và đáp án.

III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới.

A. ĐỀ:

I. Trắc nghiệm:(4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.

 “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vỹ”.

 (Ngữ văn 6, tập II)

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tuần 27 - Trường THCS BTCX Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 27
Tiết : 97
KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN
NS: 04/3/2012
ND: 06/3/2012
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Vận dụng theo hướng tích hợp cả ba phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn của môn Ngữ văn trong một bài kiểm tra.
2. Kĩ năng:
- Năng lực viết đoạn văn miêu tả người.
II. Chuẩn bị:
- Đề và đáp án.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định.
2. Kiểm tra bài cũ. 
3. Bài mới. 
A. ĐỀ: 
I. Trắc nghiệm:(4 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng nhất.
 “Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vỹ”.
 (Ngữ văn 6, tập II)
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
 a. Dế Mèn phiêu lưu kí. b.Vượt thác. c. Sông nước Cà Mau. d. Bức tranh của em gái tôi.
Câu 2: Tác giả đoạn văn trên là ai?
a. Đoàn Giỏi B. Tô Hoài c. Tạ Duy Anh d. Võ Quảng 
Câu 3: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
a. Miêu tả b. Tự sự c. Biểu cảm d. Thuyết minh
Câu 4: Trong các từ sau đây, từ nào là từ Hán Việt?
a. Thả sào b. Rập ràng c. Ngọn sào d. Hiệp sĩ
Câu 5: Đoạn văn trên sử dụng phép so sánh mấy lần?
a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn
Câu 6: So sánh dượng Hương Thư “như một pho tượng đồng đúc” và “như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” cho thấy ông là người như thế nào?
A. Chậm chạp nhưng khoẻ khó ai địch nổi B. Mạnh khoẻ, không sợ khó khăn gian khổ
C. Khoẻ mạnh, vững chắc, dũng mãnh, oai hùng D. Dày dạn kinh nghiệm chèo thuyền vượt thác
Câu7: Những câu văn sau nói về nhân vật nào? Trong tác phẩm nào?
 a. Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ um tùm. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
 Nhân vật:	Đoạn trích:	
 b. Tuy nhiên, thầy vẫn đủ can đảm dạy cho chúng tôi cho đến hết buổi. Sau tiết viết tập đến bài lịch sử, rồi những trò nhỏ nhất cất tiếng đọc đồng thanh “Ba Be Bi Bo Bu”.
 Nhân vật	Tác phẩm:	
 II/ Tự luận: (6 điểm)
 Câu1: Qua văn bản “Người thầy đầu tiên”, em hãy miêu tả thầy Ha-men. (4 điểm)
 Câu 2: Chép thuộc 2 khổ thơ đầu bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ. (2 điểm)
B. ĐÁP ÁN: 
I. Trắc nghiệm:(4 điểm) Khoanh tròn đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
1
2
3
4
5
6
B
D
A
D
C
C
7. a. Nhân vật Dế Mèn. Đoạn trích: Bài học đường đời đầu tiên.
 b. Nhân vật thầy Ha-men. Tác phẩm: Buổi học cuối cùng.
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1: (4 điểm)
	Viết đoạn văn miêu tả hình dáng, cử chỉ của thầy cô giáo khi đang giảng bài.
Câu 2: (2 điểm)
	Chép thuộc bài thơ, sai 2 lỗi trừ 0,25 điểm.
4. Dặn dò:
 - Học bài.
 - Chuẩn bị: Lượm.
5. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 27
Tiết : 98
TRẢ BÀI TLV TẢ CẢNH
NS: 04/3/2012
ND: 06/3/2012
I. Mục tiêu: 
- Nắm được ưu, khuyết điểm về bài văn tả cảnh.
- Rèn luyện kĩ năng miêu tả cảnh.
II. Chuẩn bị:
- Chấm bài- nắm được những tồn tại, những lỗi sai của học sinh. 
III. Phương pháp:
- Thuyết trình.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:(1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 1 phút.
Hoạt động 2: Trả bài và sửa bài.
Mục tiêu: Giúp hs sửa bài kiểm tra.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 20 phút.
- Gv phát bài cho HS và công bố đáp án, hướng dẫn HS sửa bài.
Hoạt động 3: Nhận xét.
Mục tiêu: Giúp hs biết những điểm đúng sai để lần sau làm tốt hơn.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 15 phút.
- Ưu điểm: Hiểu đề, viết rõ ràng, có tiến bộ so với bài viết số II
- Hạn chế: Một số em còn cẩu thả, vẫn còn tồn tại nhiều lỗi chính tả thông thường.
Hoạt động 4: Củng cố. 
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Tái hiện.
Thời gian: 3 phút.
- Nhắc lại một số lỗi cần tránh.
Hoạt động 5: Dặn dò.
Thời gian: 2 phút.
- Học bài.
- Chuẩn bị Tập làm thơ 4 chữ.
4. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 27
Tiết : 99
LƯỢM
 Tố Hữu
NS: 06/3/2012
ND: 08/3/2012
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức :
- Vẻ đẹp hồn nhiên,vui tươi, trong sáng và ý nghĩa cao cả trong sự hy sinh của nhân vật Lượm .
- Tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả dành cho nhân vật Lượm .
- Các chi tiết miêu tả trong bài thơ và tác dụng của các chi tiết miêu tả đó .
- Nét đặc sắc trong nghệ thuật tả nhân vật kết hợp với tự sự và bộc lộ cảm xúc.
 2. Kĩ năng :
- Đọc diễn cảm bài thơ (bài thơ tự sự được viết theo thể thơ bốn chữ có sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm và xen lời đối thoại).
- Đọc – hiểu bài thơ có sự kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm .
- Phát hiện và phân tích ý nghĩa của các từ láy, hình ảnh hoán dụ và những lời đối thoại trong bài thơ .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh về Lượm, nhà thơ Tố Hữu.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Thuyết trình, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Đọc bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”. Nêu nội dung và nghệ thuật chủ yếu của bài?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình, so sánh đối chiếu.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Hs đọc, nắm được chú thích, thể thơ vb.
Phương pháp: Vấn đáp.
Thời gian: 10 phút.
- GV cho HS đọc.
- Cho hs tìm hiểu chú thích.
- Yêu cầu hs xác định thể thơ.
- Tìm bố cục của bài thơ? Nêu ý chính của mỗi phần.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của vb.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 20 phút.
- Tác giả và Lượm gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
- Ngay câu thơ đầu tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.
- Cuộc gặp gỡ diễn ra như thế nào.? Ở dâu.
- Hình ảnh Lượm được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của ngườì kể?
- Thoăn thoắt, loắt choắt, nghênh nghênh thuộc loại từ gì?
- Vần “ Oắt “ gợi lên điều gì?
- Hình ảnh cái đầu nghênh nghênh. Calô đội lệch cho ta thấy Lượm là cậu bé như thế nào? Vì sao tác giả chọn chiếc xắc và mũ calô?
- Với dáng vẻ như thế Lượm đã thể hiện đựoc điều gì .
- Khi gặp tác giả Lượm đã tâm tình những gì?
- Lời tâm tình ấy thể hiện được điều gì ở con người Lượm?
- Lời chào “thôi chào đồng chí “ thể hiện đựơc điều gì?
- Gọi học sinh đọc 6 khổ thơ tiếp.
- Khi nghe tin nhà, biết Lượm đã hi sinh thái độ của nhà thơ như thế nào?
- Lần này cũng như lần trước Lượm đưa thư trong hoàn cảnh nào? Cảnh vật ra sao?
- Nhận xét hoàn cảnh đưa thư?
- Câu hỏ tu từ “ Sợ chi hiểm nghèo?” khẳng định được điều gì?
- Trong khổ 12 tác giả đã miêu tả sự hi sinh của Lượm như thế nào?
- Trong bài thơ Lượm được gọi bằng những từ xưng hô nào?
- Tác dụng của thay đổi cách gọi?
- Hình ảnh Lượm trong hai khổ cuối có tác dụng gì?
Hoạt động 4: Tổng kết.
Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 5 phút.
- Qua hình ảnh Lượm em có suy nghĩ gì về thiếu niên Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng?
- Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 3 phút. 
- Cho hs phát biểu cảm nghĩ về Lượm.
Hoạt động 6: Dặn dò.
 Thời gian: 2 phút.
- Học bài.
- Chuẩn bị Mưa.
- Đọc theo hướng dẫn.
- Tìm hiểu.
- Xác định.
- Ba đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến chợt nghe tin nhà 
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến hồn bay giữa.
+ Đoạn 3: Còn lại. 
- Hoàn cảnh Huế đổ máu, thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Nhân hoá có tác dụng tố cáo tội ác của bọn giặc.
- Nhà thơ trên đường từ Huế ra Bắc công tác hai chú cháu tình cờ gặp nhau ở Hàng Bè.
- Hình dáng: Bé loắt choắt, đầu nghênh nghênh, calô đội lệch.
Cử chỉ động tác: nhanh thoăn thoắt, mồm huýt sáo, cười híp má.
Trang phục: Cái xắc xinh xinh, calô đội lệch.
- Từ láy.
- Gợi lên hình dáng nhỏ nhắn, nhanh nhẹn.
- Tinh nghịch, thể hiện cậu bé đang ở lứa tuổi nhi đồng và đang làm công tác liên lạc.
- Hồn nhiên, vui tính.
- Đi liên lạc - vui lắm, ở đồn - thích hơn ở nhà.
- Yêu thích hoạt động cách mạng, lấy nhiệm vụ làm niềm vui.
- Tinh nghịch, tự hào, đáng yêu.
- Nhận được tin nhà thơ bàng hoàng, đau đớn thốt lên “ ra thế - Lượm ơi!”.
Câu thơ bị ngắt đôi 2 dòng, diễn tả sự xót xa như một tiếng nấc nghẹn ngào.
- Vụt qua mặt trận - như bao hôm nào.
- Đạn bay vèo vèo
- Đường quê vắng vẻ
- TL
- Lượm dũng cảm.
- TL
- Chú bé ; Chú đồng chí nhỏ ; Lượm.
- Tăng mức độ tình cảm.
- Khắc sâu về tâm hồn và phẩm chất cao đẹp của Lượm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng tác giả, trong lòng người đọc, mỗi con người Việt Nam.
- TL
- Dựa vào ghi nhớ trả lời.
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Đọc: 
2. Chú thích: 3. Thể thơ : Bốn chữ
4. Bố cục : Ba phần.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1. Hình ảnh Lượm trong dòng hồi tưởng cuả tác giả 
- Nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, vui tính, đáng yêu.
 -Yêu thích hoạt động cách mạng.
- Lời nói tự nhiên, chân thật.
2. Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm :
- Hoàn cảnh đưa thư iểm nghèo, vô cùng khó khăn nhưng Lượm luôn hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc.
- Hy sinh cao đẹp.
III. Tổng kết :
Ghi nhớ: SGK
 4. Rút kinh nghiệm:
Tuần : 27
Tiết : 100
 MƯA
 (HDDT) Trần Đăng Khoa
NS: 06/3/2012
ND: 08/3/2012
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:
- Nét đặc sắc của bài thơ: sự kết hợp giữa bức tranh thiên nhiên phong phú, sinh động trước và trong cơn mưa rào cùng tư thế lớn lao của con người trong cơn mưa .
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản .
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết cách đọc diễn cảm bài thơ được viết theo thể thơ tự do .
- Đọc - hiểu bài thơ có yếu tố miêu tả .
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của những phép nhân hóa, ẩn dụ có trong bài thơ .
- Trình bày những suy nghĩ về thiên nhiên, con người nơi làng quê Việt Nam sau khi học xong văn bản .
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh về Trần Đăng Khoa.
2. Học sinh:
- Soạn bài.
III. Phương pháp:
- Thảo luận nhóm.
- Thuyết trình, nêu vấn đề.
IV. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Đọc thuộc bài thơ Lượm. Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Lượm?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hs.
Phương pháp: Thuyết trình, so sánh đối chiếu.
Thời gian: 2 phút.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc và tìm hiểu chung.
Mục tiêu: Hs đọc, nắm được chú thích, thể thơ vb.
Phương pháp: Vấn đáp.
Thời gian: 10 phút.
- GV cho HS đọc.
- Cho hs tìm hiểu chú thích.
- Yêu cầu hs xác định thể thơ.
- Tìm bố cục của bài thơ? Nêu ý chính của mỗi phần.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
Mục tiêu: Hs nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật của vb.
Phương pháp: Vấn đáp, phân tích, nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 20 phút.
- Nêu một số ví dụ chứng tỏ rằng TĐK trong cơn mưa đã miêu tả mỗi sự vật rất nổi bật, tiêu biểu rõ từng nét riêng về hình dáng và hành động trước và trong cơn mưa?
- Có một số biện pháp nghệ thuật đựoc sử dụng phổ biến trong bài thơ. Đó là biện pháp gì? Chọn một trong hai trường hợp mà em cho là đặc sắc nhất và giải thích vì sao.
- Phép nhân hoá đuợc sử dụng thành công nhờ đâu.
- Hình ảnh con người ở trong bài thơ ntn?
Hoạt động 4: Tổng kết.
Mục tiêu: Hs khái quát kiến thức.
Phương pháp: Khái quát hóa.
Thời gian: 5 phút.
- Bài thơ diễn tả cảnh mưa như thế nào ?
- Nhận xét nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong bài thơ ?
Hoạt động 5: Củng cố.
Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức bài học.
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
Thời gian: 3 phút. 
- Theo em bài thơ miêu tả cảnh mưa ntn ?
Hoạt động 6: Dặn dò.
 Thời gian: 2 phút.
- Học bài.
- Chuẩn bị Cô Tô.
- Đọc theo hướng dẫn.
- Tìm hiểu.
- Xác định.
- Hai đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến trộc lốc.
+ Đoạn 2.
- TL
- Trả lời nhiều ý :
VD :Nghệ thuật nhân hoá :
+ Cỏ gà rung tai nghe.
+ Bụi tre tần ngần gở tóc.
- Nhờ sự quan sát tinh nhạy với sức tưởng tượng phong phú, khả năng liên tưởng mạnh mẽ của nhà thơ.
- Hình ảnh con người ở đây là người cha đi cày về.
I. Đọc và tìm hiểu chung.
1. Đọc: 
2.Chú thích: 3. Thể thơ : Tự do
4. Bố cục : Hai phần.
II. Tìm hiểu chi tiết:
1.Cảnh vật trước và trong cơn mưa:
- Truớc cơn mưa :
+ Những con mối bay ra
+ Gà con rối rít tìm nơi ẩn trú.
+ Kiến bò nối nhau từng hàng.
- Cảnh trong cơn mưa :
+ Mưa rơi lộp bộp.
+ Cóc nhảy chồm chồm.
- Tưởng tượng phong phú, khả năng liên tưởng mạnh mẽ.
2. Hình ảnh con người ở cuối bài thơ :
- Hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ.
III. Tổng kết:
- Ghi nhớ : SGK
4. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc