Giáo án Ngữ văn 86 - Tuần 8 - Tiết 29 đến 32

Giáo án Ngữ văn 86 - Tuần 8 - Tiết 29 đến 32

 HDĐT Văn bản: CÂY BÚT THẦN

A/Mức độ cần đạt ( Truyện cổ tích Trung Quốc)

 Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện Cây bút thần.

B/Trọng tâm kiến thưc, kĩ năng, thái độ:

1. Kiến thức:

- Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.

- Cốt truyện cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.

- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.

2. Kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.

- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.

-Kể lại truyện.

3. Thái độ: giáo dục các em biết ước mơ, biết yêu lao động, đấu tranh chống lại thói tham lam. C/Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, tóm tắt, phát vấn, phân tích, nêu vấn đề.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 86 - Tuần 8 - Tiết 29 đến 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	 Ngày soạn: 13/ 10/ 2012
Tiết 29	 	 	 Ngày dạy: 15/ 10/ 2012
 HDĐT Văn bản: CÂY BÚT THẦN
A/Mức độ cần đạt ( Truyện cổ tích Trung Quốc)
 Hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện Cây bút thần.
B/Trọng tâm kiến thưc, kĩ năng, thái độ:
1. Kiến thức:
- Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Cốt truyện cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
- Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
-Kể lại truyện.
3. Thái độ: giáo dục các em biết ước mơ, biết yêu lao động, đấu tranh chống lại thói tham lam. C/Phương pháp: Đọc hiểu văn bản, tóm tắt, phát vấn, phân tích, nêu vấn đề.
D/Tiến trình bài học: 
 1. Ổn định lớp: 6a1................................................... 6a2.............................................................
 6a3................................................... 
 2. Bài cũ : - Kiểm tra 15 phút ĐỀ BÀI
Câu 1: (4.0 điểm) Truyện cổ tích là gì?
Câu 2: (6.0 điểm) Nêu ý nghĩa của truyện Thạch Sanh
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 
Hướng dẫn chấm
Điểm
Câu 1
Khái niệm : Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
- Nhân vật bất hạnh (như: người mồ cơi, người em út, người con riêng);
- Nhân vật dũng sỹ và nhân vật cĩ tài năng kì lạ;
- Nhân vật thơng minh và nhân vật ngốc nghếch;
- Nhân vật là động vật (con vật biết nĩi năng, hoạt động, tính cách như con người
 Truyện cổ tích thường cĩ yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự cơng bằng đối với sự bất cơng
 (4.0 điểm)
Câu 2
- Hình thức: trình bày rõ ràng, sạch đẹp, khơng sai chính tả
- Ý nghĩa của truyện Thạch Sanh: Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.
(1.0 điểm)
(5.0điểm)
3. Bài mới : 
- Lời vào bài: Truyện cổ tích luôn thể hiện ước mơ cao đẹp của nhân dân. Nếu như ước mơ của nhân dân ta được gửi gắm qua nhân vật Thạch Sanh, Em bé thông minh. Thì ước mơ của nhân dân Trung Quốc được thể hiện qua nhân vật Mã Lương trong truyện cổ tích Cây bút thần. Đó là ước mơ gì, hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
* Giới thiệu chung 
- Gv giới thiệu đề tài. Qua việc chuẩn bị bài ở nhà em hãy nêu nội dung khái quát của truyện?
- Hs: Trả lời: Truyện khắc họa hình tượng chú bé họa sĩ yêu nghệ thuật, lấy nghệ thuật phục vụ nhân dân
* Đọc-hiểu văn bản
 Hướng dẫn HS đọc văn bản theo các đoạn để dễ nắm bắt nội dung.
Đoạn 1 : Từ đầu .... lấy làm lạ.
=> Mã Lương học vẽ & có được bút thần
Đoạn 2 : Tiếp đó .... Vẽ cho thùng.
 => Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ.
Đoạn 3 : Tiếp đó .... phóng như bay.
=> Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ.
Đoạn 4 : Tiếp đó .... lớp sóng hung dữ.
=> Mã Lương dùng bút thần chống lại tên Vua hung ác, tham lam 
Đoạn 5 : Còn lại => Những truyền tụng về Mã Lương & cây bút.
* Chú ý chú thích 1, 3, 4, 7, 8.
- Gv: Hướng dẫn HS tìm hiểu truyện.
Truyện kể về nhân vật nào? Nhân vật chính trong truyện là ai? thuộc kiểu nhân vật nào?
- Gv: Truyện kể về Mã Lương. Là nhân vật kỳ lạ và rất phổ biến trong truyện cổ tích. Là người có tài năng kỳ lạ, dùng tài năng đó làm việc thiện chống lại cái ác.Như truyện “Chàng bắn giỏi “. Bắn bất cứ cái gì và ở đâu. Chàng lăn giỏi có thể mò kim đáy biển, sống dưới nước như cá. Thạch Sanh có tài diệt chằn tinh, diệt đại bàng. Điều gì giúp Mã Lương vẽ giỏi như vậy? Những điều đó có quan hệ với nhau ra sao? 
- Hs: + Thực tế: Đó là sự say mê cần cù, chăm chỉ, cộng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có.
+ Thần kỳ : Mã Lương được thần cho cây bút thần bằng vàng để vẽ được vật có khả năng như thật.( Chim tung cánh bay lên trờ, cất tiếng hót ...).
Nhằm tô đậm thần kỳ hoá tài vẽ của Mã lương. Đây là sự ban thưởng xứng đáng cho người mê say, có tâm hồn, có tài, có chí khổ công học tập.
- Gv nhận xét chuyển ý 
- Gv: Với cây bút thần vẽ gì được nấy, Mã Lương đã sử dụng như thế nào trong các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống? Các em hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương qua những gì Mã Lương đã vẽ?
- HSTLN. Gv yêu cầu mỗi nhóm đánh giá một lần vẽ của Mã Lương.
- Hs trả lời
+ Mã Lương dùng bút thần vẽ cho tất cả người nghèo trong làng. Mã Lương vẽ cho dân làng không phải nhà cửa, lúa gạo, bạc vàng châu báu mà là cái cày, cái cuốc, cái đèn, cái thùng
=> Mã Lương không vẽ những của cải vật chất có sẵn để hưởng thụ mà vẽ các phương tiện giúp người dân sản xuất, sinh hoạt.
+ Mã Lương dùng bút thần chống tên địa chủ và tên Vua tham lam độc ác = > Vì Mã Lương rất ghét những người tham lam độc ác 
+ Vẽ toàn những cái trái ngược ý muốn của nhà vua.
- Gv phân tích để Hs thấy rõ quan điểm của nhân dân về nghệ thuật chân chính: Tác giả dân gian để Mã Lương trải qua nhiều tình huống thử thách từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp để thể hiện sâu sắc quan niệm của mình. Mượn yếu tố thần kì để giúp đỡ nhân dân, trừng trị, tiêu diệt kẻ ác trừ hoạ cho dân. Nhờ có bút thần mà truyện thành công khi khắc hoạ hình tượng nhân vật thông minh, tài giỏi. 
- Gv: Vì sao tác giả ban phần thưởng bút thần cho Mã Lương mà không ban cho kẻ khác?
- Hs: Chỉ ở trong tay Mã Lương- con người lương thiện- bút thần mới tạo ra được những vật như mong muốn. Còn trong tay kẻ ác thì nó tạo ra những điều ngược lại.
- Gv: Tìm các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện và cho biết tác dụng?
- Hs: Cây bút thần thực hiện công lý của nhân dân . Giúp đở người nghèo khó và trừng trị kẻ tham lam , độc ác, nó cũng thể hiện ước mơ những khả năng kỳ diệu của con người. 
- Gv: Nêu ý nghĩa của truyện? 
- HS : + Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý xã hội.
+ Khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác.
+ Thể hiện ước mơ, niềm tin về khả năng kỳ diệu của con người.
- Gv: Nếu em có bút thần thì em sẽ vẽ gì?
- Hs: Bộc lộ 
* Hs đọc phần ghi nhớ.
 Hướng dẫn tự học 
- Xem bài giảng, chú ý các chi tiết Mã Lương sử dụng cây bút thần để phân tích.
- Chuẩn bị bài: Oâng lão đánh cá và con cá vàng
I. Giới thiệu chung:
- Cây bút thần là truyện cổ tích Trung Quốc về nhân vật tài năng.
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc - tìm hiểu từ khó:
- Tóm tắt
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 3 phần
+ Mở truyện: Người ta kể lại rằng:
+ Thân truyện : 
- Mã Lương dốc lòng học vẽ và được thần cho bút
- Mã Lương đđem tài năng phục vụ nhân dân
- Mã Lương dùng bút thần trừng trị bọn ác ôn.
+ Kết Truyện: Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần. 
b. Phân tích
1/Mã Lương tự học và có cây bút thần:
Mồ côi cha mẹ, nhà nghèo.
Ham thích học vẽ, tự tập vẽ trên tường, trên đất
Kết quả : vẽ giống như thật.
Phần thưởng: Cây bút thần, vẽ gì được nấy.
=> Yếu tố thần kì: Mã Lương thuộc kiểu nhân vật tài năng, kì lạ.
b2/Mã Lương sử dụng cây bút thần
à Với người nghèo:
Vẽ cuốc, cày, đèn, thùng xách nước.
à Nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ nhân dân trong lao động sản xuất 
à Với bản thân: 
- Vẽ lò sưởi, vẽ bánh, thang, con ngựa, cung tên, vẽ tranh đđể bán 
à Chỉ vẽ cho mình khi thật cần thiết, không ỷ lại vào cây bút thần.
 à Với tên địa chủ
- Không vẽ bất cứ thứ gì mặc cho chúng hết lời dụ dỗ, doạ nạt.
- Vẽ cung tên bắn chết hắn.
à Trừng phạt kẻ tham lam đđộc ác
à Với tên vua 
Bắt vẽ rồng à Vẽ cốc ghẻ. 
Bắt vẽ phượng à Vẽ gà trụi lông
Bắt vẽ biển à Vẽ biển, vẽ giông tố đđể chôn vùi tên vua tham lam, hung ác. 
à Tiêêu diệt kẻ có quyền thế tham lam độc ác
=> Phục vụ nhân dân, phục vụ người nghèo, đấu tranh chống lại bọn giàu có tham lam độc ác.
3. Tổng kết:
a. Nghệ thuật
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo góp phần khắc họa nhân vật tài năng
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến để phản ánh mâu thuẫn xã hội.
- Kết thúc có hậu thể hiện niềm tin của nhân dân vào những con người chính nghĩa tài năng.
b. Nội dung
* Ý nghĩa:
- Truyện khẳng định tài năng, nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, chống lại kẻ ác.
- Truyện thể hiện ước mơ và niềm tin của nhân dân về công lí xã hội và khả năng kì diệu của con người.
* Ghi nhớ Sgk/65
4. Luyện tập: kể diễn cảm truyện
III. Hướng dẫn tự học:
* Bài cũ:
- Đọc kĩ truyện, kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc.
- Phân tích các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện
* Bài mới: soạn bài Oâng lão đánh cá và con cá vàng.
E/ Rút kinh ngiệm
	***********************
 Tuần 8	 Ngày soạn: 14/ 10/ 2012
Tiết 30	 Ngày dạy: 15/ 10/ 2012
 Tiếng Việt: DANH TỪ
A/Mức độ cần đạt
- Nắm được các đặc điểm của danh từ.
- Nắm được các tiểu loại danh từ: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ.
1. Kiến thức:
- Khái niệm danh từ.
+ Nghĩa khái quát cuả danh từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của danh từ(khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp).
- Các loại danh từ.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết danh từ trong văn bản.
- Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
- Sử dụng danh từ để đặt câu.
3. Thái độ: Có ý thức học tập để biết cách sử dụng tốt vốân danh từ.
C/Phương pháp: Phát vấn, phân tích ví dụ, làm việc nhóm.
D/Tiến trình bài dạy
 1. Ổn định lớp : 6a1................................ ... iểm của danh từ :
* Vd sgk/86
- Cụm danh từ : Ba con trâu ấy
- Cấu trúc: Số từ - Danh từ - chỉ từ 
- Một số danh từ khác: vua-> chỉ người;
Thúng-> chỉ đơn vị; gạo, nếp-> chỉ vật; làng-> chỉ khái niệm
- Đặt câu với danh từ
Vua/ phong em bé làm trạng nguyên.
Cn Vn
Nguyên liệu làm bánh là /gạo nếp.
 Cn Vn
* Khái niệm :
+ Nghĩa khái quát: Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm ...
+ Khả năng kết hợp của danh từ :
 Danh từ có thể kết hợp với những số từ ở phía trước và chỉ từ ở phía sau.
+ Chức vụ ngữ pháp: 
- Chức vụ điển hình làm chủ ngữ.
- Khi làm vị ngữ có từ là đứng trước.
2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
* Danh từ chỉ đơn vị : Nêu tên đơn vị dùng đđể đđếm, đđo lường sự vật.
Danh từ chỉ đđơn vị gồm 2 nhóm: 
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.
- Danh từ chỉ đơn vị qui ước.
 + Danh từ chỉ đơn vị chính xác.
 + Danh từ chỉ đơn vị ước chừng
* Danh từ chỉ sự vật:
Nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng. 
* Ghi nhớ/87
II. Luyện tập :
Bài 1: Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật và đặt câu:
- Bàn, ghế, lọ hoa, Lợn, gà, mèo, công nhân
- Con mèo nhà em rất đẹp.
 Bài 3. Liệt kê các danh từ:
- Đơn vị quy ước chính xác: tạ, tấn, km, m, giờ.
- Đơn vị quy ước ước chừng: bó, thỏi, hủ, thìa, vốc, ôm, xị, chai..
Bài 4: Chính tả: Viết đoạn văn trong Cây bút thần
- Danh từ chỉ đơn vị: que, con
- Danh từ chỉ sự vật:em bé, cha mẹ, củi, chim
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ :
- Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu.
- Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học.
- Thống kê các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả.
* Bài mới : Soạn bài Danh từ (TT)
E/Rút kinh nghiệm
*********************
Tuần 8	 Ngày soạn: 15/ 10/ 2012
Tiết 31	 Ngày dạy: 18/ 10/ 2012
Tập làm văn: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
A/Mức độ cần đat:
- Lập dàn bài tập nói dưới hình thức đơn giản, ngắn gọn.
- Biết kể miệng trước tập thể một câu chuyện.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ.
1. Kiến thức: - Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
2. Kĩ năng:
- Lập dàn bài kể chuyện.
- Lựa chon, trình bày miệng những việc có thể kể truyện theo một thứ tự hợp lí, rõ ràng, mạch lạc, biết đầu biết thể hiện cảm xúc.
3. Thái độ: Chăm chỉ, tự tin, tích cực.
C/Phương pháp: Thuyết trình, phát vấn, thảo luận nhóm.
D/Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp :6a1. 6a2
 6a3.
2. Bài cũ : Nêu bố cục của bài văn tự sư ? Nhiệm vụ của từng phần?
 3. Bài mới :
- Lời vào bài: Để là tốt một bài văn tự sự, các em phải trải qua thao tác luyện nói đơn giản. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ luyện nói kể chuyển để góp ý, rút kinh nghiệm cho nhau.
- Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
Chuẩn bị: GV chia nhóm theo tổ, cho Hs chọn đề và lập dàn bài trước ở nhà.
Lên lớp Gv gọi Hs đọc 2 dàn bài tham khảo SGK trang 77/78
Luyện nói:
- phút có nhận xét cho nhau. GV theo dõi kịp thời uốn nắn trước tổ.
Lưu ý bám sát dàn bài tập làm văn tham khảo SGK.
- Hs luyện nói trong tổ.
- GV yêu cầu cụ thể khi luyện nói: to, rõ ràng, tự nhiên, nhìn thẳng vào mọi người.
Gọi mỗi tổ một đđại diện lên trình bày trước lớp? - HS cả lớp nhận xét, bổ sung. 
-GV nhận xét, uốn nắn, sửa chữa, cho đđiểm.
GV nhận xét chung về tiết luyện nói kể chuyện. 
Về sự chuẩn bị 
Về kết quả và quá trình tập nói của HS 
Về cách nhận xét bạn nói của HS.
Hướng dẫn tự học
- Mỗi Hs chọn một đề bài để lập dàn bài và tự luyện nói ở nhà. Có thể nhin vào gương để chỉnh cử chỉ, điệu bộ.
- Đọc trước bài, cho biết có những ngôi kể nào? Lời văn của ngôi kể ấy ra sao? 
I. Chuẩn bị
1. Lập dàn bài một trong các đề bài sau
a/ Tự giới thiệu về bản thân 
b/ Kể về người bạn mà em yêu mến.
c/ Kể về gia đđình mình.
d/Kể về một ngày hoạt động của mình.
2. Dàn bài tham khảo
(Đọc kĩ ở SGK/ 77 – Hs chuẩn bị ở nhà) 
II. Luyện nói trên lớp 
- Nói to, rõ đđể mọi người đđều nghe. 
- Tự tin, tự nhiên, đàng hoàng, mắt nhìn vào mọi người
- Cách trình bày bài nói phải mạch lạc, trôi chảy. 
- Tác dụng: Tự nhiên, thoải mái, 
Nội dung: Bài nói bám sát yêu cầu của đề bài. 
* Đọc và tham khảo 3 đđoạn văn SGK/ 78,79
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ:
- Lập dàn bài tập nói một câu chuyện kể.
- Tập nói một mình theo dàn bài đã lập.
* Bài mới: Soạn bài Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự 
E/Rút kinh nghiệm:
 **********************
Tuần 8	 Ngày soạn: 16/ 10/ 2012
Tiết 32	 Ngày dạy: 19/ 10/ 2012
 Tập làm văn: NGÔI KỂ VÀ LỜI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ 
A/Mức độ cần đạt
- Hiểu đặc điểm, ý nghĩa và tác dụng của ngôi kể trong văn bản tự sự (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba)
- Biết cách lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong văn tự sự.
B/Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
- Khái niệm ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Sự khác nhau giữa ngôi kể thứ ba và thứ nhất.
- Đặc điểm riêng của mỗi ngôi kể.
2. Kĩ năng: 
- Lựa chọn và thay đổi ngôi kể û thích hợp trong văn bản tự sự.
- Vận dụng ngôi kể vào đọc - hiểu văn bản tự sự.
3. Thái độ: chủ động tiếp thu, tích cực hoạt động.
C/Phương pháp: phát vấn, thuyết giảng, đọc phân vai, thảo luận nhóm.
D/Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp: 6a1....................................................... 6a2.............................................................
 6a3.......................................................
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc lập dàn bài ở nhà của Hs, yêu cầu Hs luyện nói theo dàn bài đã lập?
3. Bài mới:
- Lời vào bài: Khi đọc truyện, các em thấy có truyện người kể xưng tôi, có truyện lại không thấy. Điều này là do ngôi kể quy định. Vậy ngôi kể là gì ? có những ngôi kể nào? Tiết học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
- Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung kiến thức
Tìm hiểu chung 
- Gv nêu khái niệm ngôi kể, định nghĩa ngôi kể thứ nhất và thứ ba.
- Hs: nghe ghi vở.
- Gv: Gọi 2 học sinh đọc 2 đoạn văn ở SGK.
- Hs: Đọc
- Gv: Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho 4 nhóm thảo luận: 
+ Đ1 kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra 
+ Đ2 kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra?
+ Người xưng tôi trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn hay tác giả?
+ Ngôi kể nào có thể kể tự do? Ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết?
- HSTLN 3 phút trả lời. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. Gv kết luận ghi bảng.
- Gv: Hãy đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay tôi bằng Dế Mèn?
- Hs: đổi ngôi
 - Gv: Nhận xét về sự thay đổi của đoạn văn và đặc điểm của 2 ngôi kể? 
- Hs: Nếu thay vào ngôi kể thứ ba, đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể dấu mình. Ngôi kể thứ ba cho phép người ta kể được tự do hơn. Ngôi kể thứ nhất “tôi” chỉ kể được những gì “tôi” biết mà thôi.
- Gv:Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn văn một thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được không? Vì sao?
- Hs:Khó đổi, vì khó tìm một người có thể có mặt ở mọi nơi như vậy.
- Gv: Từ đó các em rút ra chú ý gì khi chọn ngôi kể
- Hs: Bộc lộ. Gv định hướng chọn ngôi.
- Hs: Đọc ghi nhớ 
Luyện tập:
Bài 1: Gv hướng dẫn cách thay.
- Hs thay, đọc lại đoạn văn
- Hs nhận xét.
Bài 2: Hs đọc yêu cầu. GV hướng dẫn khi kể ở ngôi thứ nhất người kể về mình và xưng tôi.
- Hs: Thay ngôi và nhận xét.
Bài 3: Gv gọi Hs trả lời nhanh.
Bài 4: Gv Hướng dẫn: Dựa vào bài 3 để trả lời.
- Hs khá giỏi để các em hiểu vai trò của việc chọn ngôi trong việc thể hiện nội dung tư tưởng tình cảm của truyện.
Bài 5: Gv cho một vài Hs bộc lộ.
- Gv kết luận nên chọn ngôi thứ nhất
Hướng dẫn tự học
- Đóng vai Sơn Tinh kể lại truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh. Thay từ Sơn Tinh bằng Tôi. Đứng vào địa vị Sơn Tinh để có cách xưng hô phù hợp với Vua Hùng, Mị Nương, Thủy Tinh.
- Chuẩn bị bài Thứ tự kể trong văn tự sự. Tìm hiểu thế nào là trình tự kể, cách kể xuôi? Cách kể ngược?
I/Tìm hiểu chung
1. Các loại ngôi kể trong văn tự 
a. Ngôi kể là gì: Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện.
b. Các loại ngôi kể:
* Kể chuyện theo ngôi thứ ba: Khi người kể giấu mình, gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng. 
-Vd: Đoạn 1 sgk/88
Người kể gọi tên nhân vật bằng chính tên của chúng: vua, em bé, hai cha con, chim sẻ.
* Kể chuyện theo ngôi thứ nhất: Người kể tự xưng là “tôi”, trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua.
- Vd: đoạn sgk/88
Người kể là Dế Mèn, tự xưng về mình là Tôi
2. Đặc điểm của ngôi kể
a. Kể theo ngôi thứ ba: Có tính khách quan, người kể có thể kể linh hoạt về những gì xảy ra đối với các nhân vật.
b. Kể theo ngôi thứ nhất: Có tính chủ quan, người kể có thể kể trực tiếp những gì mình nghe thấy, nhìn thấy và trực tiếp nói ra suy nghĩ, tình cảm.
* Ghi nhớ sgk/89 
II. Luyện tập:
Bài 1: Thay đđổi ngôi 1 bằng ngôi thứ 3 và nhận xét.
- Cách thay: Thay tất cả từ “Tôi” bằng từ “Dế Mèn”
-> Lời của đđoạn văn mang tính khách quan. Đoạn cũ mang nhiều tính chủ quan 
Bài 2: Thay ngôi 3 bằng ngôi 1 và nhận xét
Thay tất cả những từ “Thanh” bằng từ “Tôi” => Sắc thái tình cảm của đđoạn văn đđược tô đậm nét hơn
Bài 3: Truyện “Cây bút thần” được kể theo ngôi 3. Khi chọn ngôi thứ 3 người kể mới đđược tự do linh hoạt, nói về những gì diễn ra với Mã Lương 
Bài 4: Trong các truyền thuyết cổ tích người ta hay kể theo ngôi thứ 3 vì: 
+ Giữ không khí truyền thuyết cổ tích 
+ Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể với các nhân vật trong truyện.
Bài 5: Khi viết thư phải sử dụng ngôi kể thứ nhất.
III. Hướng dẫn tự học
* Bài cũ: Tập kể chuyện bằng ngôi kể thứ nhất.
* Bài mơi: Soạn bài Thứ tự kể trong văn tự sự
E/Rút kinh nghiệm
 **********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8 Tiet29303132 Ngu van 6.doc