Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần thứ 5 - Tiết 17 đến 20

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần thứ 5 - Tiết 17 đến 20

 Bài 5 – Tiết 17 : TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

* Kết quả cần đạt : SGK trang 56

A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.

- Biết sử dụng từ ngữ địa phươngvà biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chổ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.

B/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- Giáo viên : Sách tham khảo, SGK, SGV, giáo án và bảng phụ.

- Học sinh : Soạn bài.

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :

 

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần thứ 5 - Tiết 17 đến 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần dạy: 05
Ngày dạy: 02/10/2006
 Bài 5 – Tiết 17 : TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
* Kết quả cần đạt : SGK trang 56
A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
Biết sử dụng từ ngữ địa phươngvà biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chổ. Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.
B/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
Giáo viên : Sách tham khảo, SGK, SGV, giáo án và bảng phụ.
Học sinh : Soạn bài.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
*Hoạt dộng 1: Kiểm tra bài cũ:
-Cho biết đặc điểm và công dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh ? cho ví dụ? 
- Giới thiệu bài mới
* Hoạt động 2 :
Yêu cầu HS đọc ví dụ ở SGK
GV: Bắp và bẹ ở đây đều có nghĩa là ngô. Trong ba từ bắp, bẹ và ngô, từ nào là từ địa phương? Từ nào được sử dụng phổ biến trong toàn dân?
GV chốt lại treo bảng phụ : Từ bắp ( miền Nam ), từ bẹ ( miền trung) là từ địa phương.
Từ ngô sử dụng phổ biến trong toàn dân.
Hỏi : Em hãy phân biệt từ ngữ địa phương và từ toàn dân?
GV bổ sung: Từ ngữ địa phương chỉ sử dụng ở một địa phương nhất định còn từ toàn dân dùng chung cho cả nước. 
Gv hình thành kiến thức mới cho HS
Cho BT: các từ mè đen, trái thơm có nghĩa là gì? Chúng là từ địa phương ở vùng nào?
Gv sửa: nghĩa là vừng đen, quả dứa. Từ địa phương Nam Bộ
Hoạt động 3:
Yêu cầu đọc vd a 
Yêu cầu thảo luận nhóm.
? Tại sao trong đoạn văn này, có chỗå tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ? Trước Cách mạng tháng Tám 1945, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu?
GV chốt lại treo bảng phụ: Tác giả dùng từ Mẹ và mợ vì là hai từ đồng nghĩa. Mẹ là từ ngữ toàn dân, mợ là từ ngữ của tầng lớp xã hội nhất định. Trước cách mạng tháng 8 năm 1945 tầng lớp trung lưu, thựơng lưu mẹ được gọi bằng mợ, cha được gọi bằng cậu.
Yêu cầu đọc vd b
? Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?
GV chốt lại : Ngỗng có nghĩa là điểm 2, trúng tủ có nghĩa là đúng cái phần đã học thuộc lòng. Tầng lớp học sinh sinh viên hay dùng các từ ngữ này.
Em hiểu như thế nào là biệt ngữ xã hội ?
GV chốt : ghi nhớ.
* Hoạt động 4:
GV nêu vấn đề : khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì ? Tại sao không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội ?
GV bổ sung: chú ý đến hoàn cảnh giao tiếp ( Thời đại đang sống, môi trường học tập) , đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp ( Nghiêm túc hay thân mật)
Lạm dụng dễ gây ra sự tối nghĩa , khó hiểu.
? Tại sao trong các đoạn văn thơ sau tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội ? 
GV bổ sung : Tô đậm sắc thái địa phương hoặc xuất thân , tính cách của nhân vật.
GV hình thành kiến thức mới.
*Hoạt động 5: Củng cố.
Yêu cầu đọc bài tập 1.
Yêu cầu các tổ thi đua với nhau: Tìm từ ngữ địa phương
GV nhận xét và sửa bài.
Yêu cầu đọc to bài tập 2.
Yêu cầu thảo luận đôi bạn .
Yêu cầu trả lời. 
GV nhận xét và sửa bài.
Yêu cầu đọc bài tập 3.
? Trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương ?
? Trường hợp nào không nên dùng từ ngữ địa phương ?
Yêu cầu đọc bài tập 4.
Hướng dẫn về nhà làm.
Yêu cầu đọc bài tập 5.
Yêu cầu trao đổi nhóm.
* Hoạt động 6 : 
Yêu cầu đọc thêm SGK – tr 59.
* Hoạt động 7 : Dặn dò.
- Học thuộc ghi nhớ và làm tất cả các bài tập . 
- Về nhà soạn bài trợ từ và thán từ ( Đọc kỹ các VD và trả lời các câu hỏi sau phần VD trang 69, 70.)
Nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi. 
Ghi tựa bài 
Đọc to ví dụ
Quan sát các từ ngữ in đậm trong các đoạn văn thơ trong SGK và trả lời câu hỏi , nhận xét và bổ sung.
Trả lời câu hỏi 
Nhận xét
Lắng nghe 
- Đọc to ghi nhớ và 
ghi vào vở.
HS làm theo sự hiểu biết.
Nhận xét
Đọc to vd a
Trả lời câu hỏi bằng hình thức thảo luận nhóm.
Đại diện nhóm trả lời
Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đọc to vd b
Trả lời các câu hỏi bằng hình thức đôi bạn thảo luận.
Nhóm khác bổ sung
Trả lời theo sự hiểu biết của cá nhân.
Đọc to ghi nhớ và ghi vào vở.
Suy nghĩ trả lời câu hỏi. Nhận xét và bổ sung.
Trả lời câu hỏi.
Nhận xét và bổ sung.
Đọc to ghi nhớ.
Đọc to bài tập 1.
Thi đua các tổ.
Ghi bài tập vào vở.
Đọc to bài tập 2.
Thảo luận đôi bạn, đại diện trả lời, nhóm khác bổ sung
Sửa bài vào vở.
Đọc to bài tập 3.
Trả lời cá nhân.
Nhận xét bổ sung.
Sửa bài vào vở.
Đọc to bài tập 4.
Về nhà sưu tầm.
Đọc to bài tập 5.
Trao đổi trong nhóm
Đọc to phần đọc thêm.
Ghi vào vở soạn , về chuẩn bị
Tên bài
I/ Từ ngữ địa phương
Ghi nhớ: SGK trang 56
II/Biệt ngữ xã hội
Ghi nhớ SGK (trang 57)
III/ Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội
Ghi nhớ : SGK trang 58.
IV/ Luyện tập:
Bài tập 1: Từ ngữ địa phương:
a. Nghệ Tĩnh :
- Dưa muối -> nhút.
- Thấy -> chộ 
- Loại nước chấm -> chẻo.
b. Nam bộ:
- Mũ -> nón
- Quả doi -> mận
- Quả dứa -> trái thơm
- Lợn -> heo
c. Thừa Thiên Huế :
- Vừng -> mè.
- Quả doi -> đào
- Cái túi áo -> bọc.
- Cái bát -> tô
Bài tập 2: Biệt ngữ xã hội.
a. Tầng lớp học sinh.
- Học gạo : học thuộc lòng một cách máy móc.
- Học tủ : đón mò một so ábài nào đó để học thuộc.
- Gậy : điểm 1.
 b. Tầng lớp khác: 
- Đẩy : bán .
- Phe phẩy : mua bán bất hợp pháp.
Bài tập 3: Cách dùng
- Nên dùng từ ngữ địa phương: câu a.
- Không dùng b , c , d , g . e.
Bài tập 4 : sưu tầm một số câu thơ , ca dao có dùng từ địa phương.
Bài tập 5: chữa các bài tập làm văn.
* Đọc thêm : “ Chú giống con bọ hung”
Tuần : 05
Ngày dạy: 02/ 10/ 2006
Tiết : 18 - Tập làm văn: TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A/ Mục tiêu cần đạt: 
 Giúp HS nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sự.
B/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên: sách tham khảo, SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
Học sinh: Soạn bài.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
* Hoạt động 1: - Kiểm tra bài cũ:
1/Nêu tác dụng của việc liên kết đoạn
2/ Nêu phương tiện để liên kết đoạn văn.
- Giới thiệu bài mới
* Hoạt động 2: 
GV cho một HS đọc yêu cầu 1. 
? Muốn hiểu khái quát một văn bản dài ta phải làm gì ?
GV bổ sung: Phải tóm tắt văn bản.
Cho HS đọc yêu cầu 2
? Theo em thế nào là văn bản tự sư ï? suy nghĩ và chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu a, b, c. d?
GV bổ sung: câu đúng nhất là câu b
? Tóm tắt văn bản bằng hình thức nào? ( Lời văn của em )
? Vậy em hiểu như thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
Hình thành kiến thức mới. 
Yêu cầu ghi vào vở ghi nhớ 1
* Hoạt động 3
Yêu cầu đọc văn bản tóm tắt ở SGk
? Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản nào?( Sơn Tinh Thủy Tinh)
? Dựa vào đâu mà em nhận ra điều đó?
GV bổ sung: Dựa vào các nhân vật, sự việc và chi tiết tiêu biểu.
? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản ấy không? 
GV bổ sung: Nêu được nội dung chính của văn bản.
Yêu cầu thảo luận câu b: Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản ấy ( về độ dài, về lời văn, về số lượng nhân vật, sự việc)?
GV nhận xét và bổ sung treo bảng phụ: 
Độ dài : văn bản tóm tắt ngắn hơn.
Lời văn: của người tóm tắt.
Số lượng nhân vật, sự việc: ít hơn.
? Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt ?
GV bổ sung treo bảng phụ: 
-Đúng mục đích và yêu cầu cần tóm tắt.
- Bảo đảm tính khách quan: 
+Trung thành với văn bản.
+ Không thêm bớt vào các chi tiết , không chen vào các ý kiến bình luận, khen chê
- Bảo đảm tính hoàn chỉnh: Giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện.
- Bảo đảm tính cân đối: Số dòng, nhân vật
- Hình thành kiến thức mới
? Muốn viết được một bản tóm tắt, theo em phải làm những việc gì ? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào? 
GV nhận xét và chốt lại trên bảng phụ: 
- Đọc kĩ văn bản để nắm chắc nội dung.
- Xác định nội dung chính.
- Sắp xếp nội dung chính theo một trình tự.
- Viết tóm tắt bằng lời văn của mình.
 Hình thành kiến thức mới cho HS
*Hoạt động 4: GV cho bài tập
hướng dẫn HS về làm.
* Hoạt động 5: Củng cố
-Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
- Nêu các bước tóm tắt văn bản?
* Hoạt động 6: Dặn dò
Học thuộc ghi nhớ và làm bài tập. 
Về nhà soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự ( tóm tắt hai văn bản: Lão Hạc và đoạn trích Tức nước vỡ bờ.) 
Nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi
Ghi tựa bài
Đọc to yêu cầu 1 
Trả lời
Nhận xét
Lắng nghe
Đọc to yêu cầu 2
Trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong SGK
Nhận xét
Trả lời
Nhận xét
HS trả lời theo hiểu biết.
Đọc to phần ghi nhớ
Ghi vào vở
Trả lời
Nhận xét và bổ sung.
Trả lời 
Nhận xét
Lắng nghe
Trả lời 
Nhận xét
Lắng nghe
Ngồi theo nhóm thảo luận
Đại diện nhóm trả lời và nhóm khác bổ sung.
Trả lời 
Nhận xét
Bổ sung
Đọc to bảng phụ
Đọc to ghi nhớ
Trả lời câu hỏi theo hình thức trao đổi đôi bạn
Cử đại diện trả lời
Nhóm khác nhận xét
Đọc to ghi nhớ và ghi vào vở
Ghi vào vở bài tập về nhà làm.
Trả lời theo cách hiểu của mình. 
Ghi vào vở soạn, về chuẩn bị.
Tên bài 
I/ Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự
* Ghi nhớ: SGK trang 61
II/ Cách tóm tắt văn bản tự sự
1/ Những yêu cầu đối với văn bản tóm tắt
* Ghi nhớ: SGK trang 61
2/ Các bước tóm tắt văn bản
Ghi nhớ : SGK trang 61
Bài tập: tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc và đoạn trích Tức nước vỡ bờ ( 10 dòng ).
Tuần dạy: 05
Ngày dạy: 06/10/2006
Tiết 19- Tập làm văn : LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
Luyện tập kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
B/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 
Giáo viên : Sách tham khảo, SGK, SGV, giáo án và bảng phụ.
Học sinh : Soạn bài.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học :
Hoạt động của thầy
Hoạt dộng của trò
Nội dung
*Hoạt động 1:
+Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự?
 Cách tóm tắt văn bản tự sự?
+Giới thiệu bài mới
*Hoạt động 2: 
Yêu cầu đọc bài 1
Cho HS thảo luận câu hỏi 1: SGK trang 62.
Nêu nhận xét của nhóm.
HS thảo luận : Các sự việc và nhân vật , một số chi tiết tiêu biểu tương đối đầy đủ nhưng còn lộn xộn , thiếu mạch lạc.
GV treo bảng phụ : xếp theo thứ tự : b , a , d , c , g , e , i , h , k .
* Hoạt động 3 : HS viết văn bản tóm tắt theo thứ tự đã xếp lại.
GV nêu yêu cầu :
- Nội dung : Tóm tắt văn bản Lão Hạc .
- Hình thức : Văn bản ngắn gọn ( khoảng 10 dòng ) 
GV chỉnh sửa lại những lỗi cần thiết để có một văn bản tóm tắt hoàn chỉnh.
* Hoạt động 4 :
Yêu cầu đọc bài 2 .
? Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ ?
GV chốt lại treo bảng phụ.
GV cho HS trao đổi văn bản tóm tắt cho nhau , gọi 2- 3 HS đọc.
GV chỉnh sửa những lỗi cần thiết để có một văn bản hoàn chỉnh .
* Hoạt động 5: 
Yêu cầu đọc bài 3.
GV cho học sinh trao đổi về đặc điểm của 2 văn bản này : Khó tóm tắt , tại sao ? 
GV chốt lại treo bảng phụ
* Hoạt động 6 : Củng cố và dặn dò.
- Nhắc lại cách tóm tắt văn bản tự sự.
- Làm các bài tập đầy đủ.
- Chuẩn bị trả bài viết ( SGK trang 63 ) để nhận xét bài làm của mình.
Nhớ lại kiến thức và trả lời.
Ghi tựa bài
Đọc to bài 1
Thảo luận theo nhóm
Đại diện trả lời
Nhóm khác nhận xét.
Ghi vào vở sắp xếp theo thứ tự.
HS thực hành viết văn bản tóm tắt.
Đọc to bài 2.
Trao đổi đôi bạn , đại diện trả lời , nhóm khác nhận xét .
Cả lớp trao đổi và nhận xét .
Đọc to bài 3.
Trao đổi câu hỏi 3 trong bàn , đại diện trả lời , nhận xét 
Nhớ lại kiến thức trả lời .
Ghi vào vở soạn , về nhà chuẩn bị.
Tên bài
Bài 1: 
* Đã nêu được sự việc tiêu biểu và cá nhân vật quan trọng, nhưng còn lộn xộn , thiếu mạch lạc.
* Sắp xếp theo thứ tự:
Câu b- a- d- c- g- e- i-h-k.
* Tóm tắt văn bản Lão Hạc.
( HS viết )
Bài 2 : Đoạn trích Tức nước vỡ bờ : 
- Nhân vật chính : chị Dậu.
- Sự việc tiêu biểu :
+ Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm.
+ Bọn Cai Lệ mỗi lúc dồn chị vào bước đường cùng : bị chửi , đánh 
+ Chị van xin -> đánh laị Cai Lệ người nhà Lý trưởng để bảo vệ chồng.
* Tóm tắt : ( HS tự viết)
Bài 3 : Tóm tắt văn bản Tôi đi học và Trong lòng me. 
- Là văn bản tự sự giàu chất thơ và ít sự việc .
- Tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vậtï .
->Cho nên khó tóm tắt.
Tuần 5.
Ngày dạy : 06 / 10 / 2006.
Tiết 20 – Tập làm văn : TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 1.
A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS.
- Oân lại kiến thức về kiểu văn tự sự.
- Rèn luyện các kỹ năng về ngôn ngữ và xây dựng văn bản.
B/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- Giáo viên : Giáo án – chọn một vài bài khá để đọc.
- Học sinh : Xem lại đề bài và cách làm bài số 1.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động :
* Hoạt động 1: 
- GV chép lại đề bài lên bảng : “ Kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học” 
- Gọi HS nhắc lại mục đích và yêu cầu của đề.
- GV nhận xét về bài làm của HS : 
+ Ưu điểm :
. Xác định đúng yêu cầu và kiểu bài .
. Bài làm đủ 3 phần : MB , TB , KB.
. Trình bày rõ , sạch .
. Một vài bài viết mạch lạc , có cảm xúc , có hình ảnh.
+ Khuyết điểm : 
. Bài viết chỉ thuần kể , thiếu phần cảm nhận về các sự vật , đối tượng.
. Thân bài viết sơ sài , chưa biết ngắt đoạn , cách viết lời thoại.
. Sử dụng văn nói , diễn đạt chưa suông , thiếu dấu câu , sai chính tả , còn viết tắt , viết hoa không đúng chỗ .
. Thiếu vốn từ để diễn đạt.
. Một bài lạc đề.
- GV chọn 1 hoặc 2 bài khá nhất đọc cho HS nghe.
* Hoạt động 2 : Trả và sửa bài.
- GV phát bài cho HS tự xem .
- GV hướng dẫn HS sửa bài ( Bên dưới của bài kiểm tra ) : 
	. Chữa lỗi chính tả.
	. Chấm câu.
	. Lỗi diễn đạt , dùng từ .
* Hoạt động 3 : Củng cố và dặn dò:
- Đọc lại bài làm và chữa các lỗi.
- Về soạn bài : Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ( Đọc kỹ đoạn văn và trả lời 3 câu hỏi trong SGK trang 73 ).

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 8(23).doc