Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5: Văn bản Trong lòng mẹ - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5: Văn bản Trong lòng mẹ - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang

I/ Mục tiêu cần đạt.

1/ Kiến thức.

 Nhận diện được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thươngmãnh liệt của chú đối với mẹ.

 Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự nguyện, chân thành, giàu sức truyền cảm.

2/ Kĩ năng.

Rèn các kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích cách kể chuyện kết hợp nhuần nhuyễn với tả tâm trạng, cảm xúc bằng lời văn thống thiết.

3/ Thái độ.

Đồng cảm với nỗi đau tinh thần, tình yêu mãnh liệt, nồng nàn của nhân vật với người mẹ.

II/ Đồ dùng dạy học.

- GV: Tranh chân dung tác giả

- HS : Tìm hiểu các bài viết nói về Nguyên Hồng.

 

doc 5 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 5188Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tiết 5: Văn bản Trong lòng mẹ - Năm học 2009-2010 - Lê Đức Quang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài số 2, tiết 5, văn bản: trong lòng mẹ
 (Trích hồi kí “Những ngày thơ ấu” )
	 –– Nguyên Hồng ––
NS: 18/08/2009
NG: 20/08/2009
I/ Mục tiêu cần đạt.
1/ Kiến thức.
	Nhận diện được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của nhân vật chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thươngmãnh liệt của chú đối với mẹ.
	Bước đầu hiểu được văn hồi kí và đặc sắc của thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự nguyện, chân thành, giàu sức truyền cảm.
2/ Kĩ năng.
Rèn các kĩ năng phân tích nhân vật, phân tích cách kể chuyện kết hợp nhuần nhuyễn với tả tâm trạng, cảm xúc bằng lời văn thống thiết.
3/ Thái độ.
Đồng cảm với nỗi đau tinh thần, tình yêu mãnh liệt, nồng nàn của nhân vật với người mẹ.
II/ Đồ dùng dạy học.
GV: Tranh chân dung tác giả
HS : Tìm hiểu các bài viết nói về Nguyên Hồng.
III/ Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
IV/ Tổ chức giờ học.
1/ Tổ chức: Sĩ số	8a:	8b:
2/ Kiểm tra
(?) Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng biện pháp so sánh trong văn bản Tôi đi học ?
3/ Bài mới.
HĐ của thầy và trò
T/g
Nội dung chính
HĐ1. Khởi động
- Mục tiêu:
Biết một cách sơ lược về nhà văn Nguyên Hồng và ảnh hưởng của tuổi thơ đối với các tác phẩm của ông.
- ĐDDH: Tranh chân dung Nguyên Hồng
- Cách tiến hành:
Giáo viên cho Hs quan sát ảnh chân dung nhà văn Nguyên Hồng.
Gv sử dụng lời văn của mình để giới thiệu: 
Ai chẳng có một tuổi thơ, một thời thơ ấu đã qua và không bao giờ trở lại. Tuổi thơ đắng cay, tuổi thơ ngọt ngào tuổi thơ dữ dội, tuổi thơ dịu êm 
HĐ2. HDHS đọc – hiểu văn bản.
- Mục tiêu:
+ Đọc đúng các từ ngữ trong văn bản
+ Nhận biết những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
+ Liệt kê được nghĩa của các từ ngữ khó và quan trọng.
+ Trình bày được những đặc điểm về nhân vật bà cô bé Hồng
- Cách tiến hành:
Gv hướng dẫn đọc: Giọng chậm, tình cảm, chú ý các từ ngữ thể hiện cảm xúc
Gv đọc mẫu
Gv gọi 2 Hs đọc
Gv nhận xét đọc
(?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả văn bản này ?
(?) Theo em, chú thích nào khó và quan trọng trong văn bản ?
(?) Văn bản có thể chia làm mấy phần? ứng với mỗi phần đó là nội dung gì?
Hs đọc phần 1
(?): Chú bé Hồng được sinh ra trong hoàn cảnh gia đình ntn ?
G: Rõ ràng hoàn cảnh gia đình như vậy cho nên chú bé Hồng sống dựa vào những người họ hàng thân thích bên nội trong đó có bà cô .
(?) Cảnh ngộ ấy tạo nên thân phận của bé Hồng như thế nào?
Cô độc bất hạnh " Khát khao tình thương.
(?) Cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô, được thể hiện ở các chi tiết nào? Em hãy tìm, liệt kê những lời nói điển hình ?
I/ Đọc và thảo luận chú thích.
1/ Đọc
2/ Thảo luận chú thích
a/ Chú thích (*) 
- Tác giả.
Nguyên Hồng(1918-1982) quê ở Nam Định
- Vị trí tác phẩm: Trích ở chương IV của tập hồi kí Những ngày thơ ấu.
b/ Các chú thích khác
(5), (13), (16)
II/ Bố cục
P1: Từ đầu ... người ta hỏi đến chứ 
 Cuộc đối thoại giữa người cô và những ‏‎ý nghĩ , cảm xúc của bé Hồng về người mẹ .
P2: Còn lại 
 Cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con bé Hồng .
III/ Tìm hiểu văn bản.
1. Nhân vật bà cô (qua cái nhìn và tâm trạng của cậu bé Hồng)
Gv sử dụng bảng phụ
Bé Hồng
Bà cô
- Không! Cháu không muốn vào, cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về.
- Cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi:
Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?
- Lòng thắt lại khóc mắt đã cay cay.
- Nước mắt ròng ròng rớt xuống.
- Sao cô biết mợ con có con.
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
(Đôi mắt long lanh, chằm chặp nhìn).
- Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tầu, vào mà bắt nợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
" Hai tiếng em bé kéo dài"
- Cứ tươi cười kể chuyện.
Cử chỉ đầu tiên của bà cô là "cười hỏi cháu: "Hồng, mày có " nụ cười và câu hỏi có vẻ quan tâm thương cháu lại đánh vào tính thích chuyện mới lạ, thích đi xa của trẻ (đi xa gặp mẹ đứa trẻ nào chẳng thích).
 Mọi người có thể lầm tưởng đây là một bà cô tốt bụng, thương đứa cháu mồ côi. Nhưng chính bé Hồng, bằng sự nhạy cảm của mình đã nhận ra ngay ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô.
(?) Rất kịch nghĩa là thế nào? 
Rất giả dối
(?) Sau lời từ chối của bé Hồng, bà cô lại hỏi gì ? Nét mặt và thái độ của bà thay đổi ra sao? Điều đó thể hiện cái gì?
Cử chỉ này càng chứng tỏ sự giả dối và độc ác của bà cô. 
GV: Bà ta vẫn không buông tha đứa cháu tội nghiệp. Trái lại, bà tiếp tục đóng kịch, tiếp tục trêu cợt, lôi đứa bé vào trò chơi quái ác của mình.
(?) Khi nhận thấy bé Hồng " Im lặng cúi đầu", "Rưng rưng muốn khóc" thì bà cô lại có lời nói, thái độ ra sao?
Bà cô lại khuyên, an ủi, khích lệ, tỏ ra rộng lượng, muốn giúp đỡ cháu: "Mày dại quá . thăm em bé chứ." đ Giọng cô ngân dài ra thật ngọt, thật rõ.
(?) Em có nhận xét gì về tâm địa của bà cô lúc này?
Rõ ràng bà cô đã biểu hiện sự soi mói, độc địa, cứ hành hạ, nhục mạ đứa bé tự trọng và ngây thơ bằng cách xoáy vào nỗi đau, nỗi khổ tâm của bé Hồng.
(?) Sau đó cuộc đối thoại diễn ra ntn? Mời 1 em đọc lại diễn biến cuộc đối thoại đó qua đoạn văn: "Sao cô biết mợ con có con" đ "Mấy lại rằm tháng tám này người ta hỉ đến chứ?"?
GV: Việc bà cô mặc kệ cháu chìm trong nỗi đau "cười dài trong tiếng khóc", vẫn cứ tươi cười kể các chuyện về chị dâu mình, rồi lại đổi giọng, vỗ vai nghiêm nghị tỏ rõ sự thương sót anh trai (bố bé Hồng). 
(?) Tất cả những điều đó càng làm lộ rõ bản chất gì của bà cô?
- Bà cô tỏ ra lạnh lùng, vô cảm trước sự đau đớn, xót xa đến phẫn uất của đứa cháu. Bà ta lấy sự đói rách, túng thiếu của chị dâu làm sự thích thú của mình.
- Mỗi lúc, bà ta càng muốn làm cho đứa cháu đau khổ hơn nữa, thê thảm hơn nữa. Khi đứa cháu đã lên đến tột cùng của sự đau đớn, bà ta mới tỏ ra ngậm ngùi, xót thương người đã mất -> Tất cả chỉ càng chứng tỏ sự giả dối, thâm hiểm đến trắng trợn, trơ trẽn của bà ta mà thôi .
(?) Như vậy, qua cuộc đối thoại giữa họ em có thể khái quát, kết luận về tính cách của bà cô ntn?
- Đó là một người đàn bà lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm.
GV: Đó là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người tàn nhẫn đến héo khô cả tình cảm ruột thịt trong xã hội thực dân nửa phong kiến xưa và kết hợp không phải hoàn toàn không còn tồn tại trong xã hội ngày nay. Hình ảnh bà cô gây cho người đọc sự khó chịu, căm ghét nhưng cũng chính là hình ảnh tương phản giúp tác giả thể hiện hình ảnh người mẹ và tình cảm của bé Hồng với mẹ mạnh mẽ, mãnh liệt hơn.
- Biểu hiện cử chỉ, lời nói: dịu dàng, thân mật, gần gũi nhưng hoàn toàn giả dối
- Tâm địa: độc ác, tàn nhẫn
, lạnh lùng, vô cảm trước sự đau đớn, xót xa đến phẫn uất của đứa cháu.
Bà cô Hồng một người đàn bà lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm.
4/ Củng cố
Gv hệ thống kiến thức bài
(?) Bà cô Hồng là người ntn ?
5/ HDHT
Học những nội dung đã học
Tìm hiểu về tâm trạng của nhân vật bé Hồng trong cuộc đối thoại với người cô
Hình ảnh mẹ con bé Hồng khi gặp nhau được hiện lên ntn ?
–––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 5.doc