Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần thứ 13

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần thứ 13

Ngữ văn – Bài - Tiết 50

DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẨM

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

Nhận biết công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết.

2. Kĩ năng:

 Có kĩ năng sử dụng dấu câu.

3. Thái độ:

 Sử dụng đúng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm đúng trong văn bản

II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài:

III. Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ

HS: Giấy nháp, bài soạn

IV. Phương pháp

 Nghiên cứu, trao đổi

V. Tổ chức giờ học

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 914Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần thứ 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Ngữ văn – Bài - Tiết 50
DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẨM
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Nhận biết công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm - dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết.
2. Kĩ năng:
 	 Có kĩ năng sử dụng dấu câu.
3. Thái độ:
 Sử dụng đúng dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm đúng trong văn bản
II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài:
III. Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ
HS: Giấy nháp, bài soạn
IV. Phương pháp
 Nghiên cứu, trao đổi
V. Tổ chức giờ học
HĐ 1. Khởi động: (11’)
*Mục tiêu:
Củng cố cho học sinh kiến thức mối quan hệ giữa các về của câu ghép.
*Cách tiến hành:
*Kiểm tra: (10’)
CH	- Giữa các vế câu ghép thường có mối quan hệ nào?
	- Đặt 2 câu ghép và chỉ ra mối quan hệ giữa các vế của câu ghép đó.
TL- Quan hệ điều kiện- giả thiết; nguyên nhân, bổ sung, tăng tiến.
HDC- Trả lời được ý 1 5 điểm.
	Đặt được 1 câu ghép được 1 điểm. Chi ra được mối quan hệ giữa các vế của câu ghép đó được 1,5 điểm.
	Đặt được hai câu ghép theo yêu cầu được 5 điểm.
*Giới thiệu bài: (1’)
Trong khi viết ta thường sử dụng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Vậy đặc điểm và công dụng cảu hai loại dấu này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới: (15’)
*Mục tiêu: Nhận biết được cách sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn, công dụng của nó 
* Đồ dùng dạy học:
* Cách tiến hành: 
HS đọc BT (SGK-134).
Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên được dùng để làm gì?
- Phần a: đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ ngụ ý chỉ ai, ngoài ra còn có tác dụng nhấn mạnh.
- Phần b: Dùng đánh dấu phần thuyết minh về một loài đọng vật mà tên của nó - Ba khía- được dùng để gọi một con kênh.
- Phần c: dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về tác giả.
Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích có thay đổi không?
- Không thay đổi nhưng sẽ không rõ nghĩa bằng có phần đó.
Vậy công dụng của dấu ngoặc đơn là gì?
Đọc chú thích SGK.
Đặt một câu có dùng dấu ngoặc đơn?
-Lúc nhở, Nguyễn Sinh cung ( tên Bác Hồ hồi bé) đã có thời gian sống cùng cha tại Huế.
HS đọc ví dụ SGK- 135.
Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
Qua ví dụ trên em hãy nêu công dụng của dấu hai chấm?
- Báo trươc lời dẫn trực tiếp, lời đối thoại, phần giải thích, thuyết minh trước đó.
Đọc ghi nhớ 2 SGK.
I. Dấu ngoặc đơn.
1. Bài tập.
2. Nhận xét
-> Đánh dấu phần chú thích, giải thích, thuyết minh, bổ sung.
3. Ghi nhớ (SGK).
II. Dấu hai chấm.
1. Bài tập.
2. Nhận xét.
* Đánh dấu phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá.
a, Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại.
b, Đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp.
c, Phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả.
3. Ghi nhớ (SGK) 
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập: (15’)
*Mục tiêu: Nhận biết công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm thông qua các tình huống ở bài tập
* Đồ dùng: Giấy nháp
* Cách tiến hành 
HS đọc bài 1, xác định yêu cầu. làm bài.
1 HS lên bảng làm
HS dưới lớp lấy giấy nháp làm bài
HS nhận xét bài làm của bạn
GV hướng dẫn bổ sung.
Đọc bài tập 2, nêu yêu cầu.
HS làm bài.
Gọi hai học sinh chữa.
HS nhận xét.
GV sửa chữa, bổ sung.
Đọc bài 4, nêu yêu cầu bài tập.
HS làm bài. Gọi 1,2 em nêu kết quả.
HS và GV nhận xét, bổ sung.
Đọc bài 5, xác định yêu cầu, làm bài.
Gọi một HS lên bảng giải.
HS và GV nhận xét, bổ sung
IV. Luyện tập.
1. Bài 1: Giải thích công dụng dấu ngoặc đơn.
a, Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ : tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư.
b, Đánh dấu phần thuyết minh làm giúp người đọc hiểu õ trong 2900m chiều dài của cầu có tính cả phần cầu dẫn.
c, Vị trí 1: đánh dấu phần bổ sung.
- Vị trí 2: đánh dấu phần thuyết minh để làm rõ các phương tiện ngôn ngữ ở đây là gì.
2. Bài 2: Giải thích công dụng của dấu hai chấm.
a, Đánh dấu (báo trước) phần giải tích cho ý : Họ thách nặng quá.
b, Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại của Dế Choắt nói với Dế Mèn và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.
e, Đánh dấu ( báo trước) phần thuyết minh cho ý: Đủ màu là những màu nào.
3. Bài 4: 
- Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn vì nghĩa của câu cơ bản không thay đổi.
4. Bài 5: 
- Viết như vậy là sai vì dấu ngoặc đơn (cũng như dấu ngoặc kép) bao giờ cũng được dùng thành cặp.
- Phần được đánh dấu bằng ngoặc đơn không phải là bộ phận của câu.
HĐ 4. Tổng kết, hướng dẫn học ở nhà: ( 4’)
*Tổng kết:
Công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc đơn như thế nào?
*Hướng dẫn học ở nhà:
Học bài, làm bài tập 3, 6 (137).
Chuẩn bị: Dấu ngoặc kép
Đọc kĩ câu hỏi và trả lời câu hỏi SGK.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Ngữ văn - Tiết 51, 52
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
VĂN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: 
HS tập dượt làm bài văn thuyết minh để kiểm tra toàn diện các kiến thức đã học về kiểu bài này.
2. Kĩ năng:
 	Rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh về một đồ dùng.
3. Thái độ:
 	Có ý thức quan sát, tích luỹ tri thức để viết bài thuyết minh.
II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài:
II. Chuẩn bị đồ dùng.
- Giáo viên: giáo án, đề bài
- Học sinh: vở viết.
III. Phương pháp/kỹ thuật dạy học.
	Thực hành.
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi đông:
* Kiểm tra bài cũ: Sự chuẩn bị vở viết.
* GTB:
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
I. Đề bài: Thuyết minh về cái phích?
II. Dàn bài, HĐ chấm, thang điểm.
1, Mở bài: 2 điểm.
Giới thiệu về phích nước: là đồ dùng có trong mỗi gia đình, dùng để giữ nước nóng.
2, Thân bài: 6 điểm.
Thuyết minh về cấu tạo của chiếc phích nước.
+ Những bộ phận cấu tạo phích.
+ Cấu tạo ruột phích: gồm hai lớp thuỷ tinh, ở giữa là chân không làm mất khả năng truyền nhiệt ra ngoài. Phía trong lớp thuỷ tinh được tráng bạc. Miệng bình nhỏ làm giảm khả năng truyền nhiệt.
+ Vỏ phích: hình dáng, màu sắc, chất liệu, tác dụng đối với ruột phích.
+ Quai xách: cấu tạo, tác dụng.
- Cách bảo quản phích nước để tránh vỡ, tránh gây tai nạn.
3, Kết bài: Bày tỏ thái độ của mình đối với chiếc phích nước.
* Yêu cầu: 
- Bài thuyết minh phải làm nổi bật đặc điểm và công dụng của phích nước.
- Diễn đạt lưu loát, mạch lạc, khúc triết.
- Sử dụng phương pháp thuyết minh phù hợp.
- Ngôn từ chính xác, dễ hiểu, chữ viết sạch đẹp đúng chính tả.
	3. Tổng kết, hướng dẫn học ở nhà:
*Tổng kết: GV nhận xét giờ làm bài.
* Hướng dẫn học ở nhà: Học bài, ôn kĩ lý thuyết văn thuyết minh. Tìm đọc các bài văn thuyết minh.
Chuẩn bị: Bài toán dân số. Đọc kĩ, trả lời câu hỏi.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Ngữ văn - Tiết 53
DẤU NGOẶC KÉP
I. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc kép
- Biết dùng dấu ngoặc kép trong khi viết
2. Kỹ năng:
3. Thái độ:
II. Các kỹ năng sống được giáo dục trong bài:
III. Chuẩn bị 
- GV : Soạn GA, bảng phụ
- HS : Soạn bài.
IV. Phương pháp/kỹ thuật dạy học:
V. Tiến trình các hoạt động dạy và học:
HĐ 1: Khởi động: (1’)
*Giới thiệu bài : 
Trong khi viết chúng ta hay sử dụng dấu ngoặc kép. Vậy dấu ngoặc kép có tác dụng gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của thày và trò
Nội dung 
HĐ 2: Hình thành kiến thức mới:
*Mục tiêu:
*Cách tiến hành:
- HS quan sát các đoạn trích (SGK)
- dấu ngoặc kép trong các đoạn trích dùng để làm gì?
- Qua VD, em hãy cho biết công dụng của dấu ngoặc kép? 
- HS đọc ghi nhớ
I. Công dụng
1.Bài tập:
- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu :
a. Lời dẫn trực tiếp (câu nói của Găng - đi)
b. Từ ngữ hiểu theo một nghĩa đặc biệt (ẩn dụ : dải lụa để chỉ chiếc cầu)
c. Từ ngữ có hàm ý mỉa mai.
d.Tên của các vở kịch
2. Ghi nhớ: (SGK)
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập: (
*Mục tiêu:
*Cách tiến hành:
Học sinh đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
- HS thực hiện cá nhân
- Trả lời.
- Giáo viên sửa chữa, chốt lại
Học sinh đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm trả lời.
- Giáo viên sửa chữa, chốt lại
Học sinh đọc, nêu yêu cầu của bài tập.
- HS thực hiện cá nhân
- Trả lời.
- Giáo viên sửa chữa, chốt lại
II. Luyện tập
Bài 1: Công dụng của dấu ngoặc kép
a.Câu nói được dẫn trực tiếp
b.Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai
c.Từ ngữ được dẫn trực tiếp, dẫn lại lời của người khác
d.Từ ngữ được dẫn trực tiếp và có hàm ý mỉa mai.
e.Từ ngữ được dẫn trực tiếp.
Bài 2: Đặt dấu, giải thích
a. Cười bảo : báo trước lời đối thoại
“ Cá tươi ”, “ tươi ” : từ ngữ được dẫn lại
b.chú Tiến Lê : báo trước lời dẫn trực tiếp
“ Cháu hãy vẽvới cháu ” : đánh dấu trực tiếp. 
c.bảo hắn : báo trước lời dẫn trực tiếp
“ Đây làđi một sào ” : lời dẫn trực tiếp
Bài 3:
Hai câu có ý nghĩa giống nhau nhưng dùng dấu câu khác nhau vì :
a. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp : dẫn nguyên văn.
b. Không dẫn nguyên văn
Bài 5 : Tìm VD (SGK)
- Tìm trong các VB : Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Cô bé bán diêm.
HĐ 4. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà: (4’)
*Tổng kết:
- Học thuộc ghi nhớ
*HD học bài:
- Làm BT4 (SGK)
- Đọc và chuẩn bị bài sau: Văn bản: Bài toán dân số.
Yêu cầu: Đọc kỹ văn bản, đọc chú thích và trả lời các câu hỏi phần HD tìm hiểu bài để giờ sau học tập đạ kết quả.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 13(2).doc