Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc

Tiết 33: HAI CÂY PHONG

 (Trích : Người thầy đầu tiên - Ai-ma-tốp)

I-MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được những nét cơ bản về Ai-ma –tốp, đặt văn bản “Hai cây phong” vào mạch văn của toàn văn bản với hai mạch kể lồng ghép nhau.

- Tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội hoạ của tác giả khi miêu tả hai cây phong.

2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.

3. Thái độ : Giáo dục tình yêu yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên và lòng biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.

II- CHUẨN BỊ :

 1.Chuẩn bị của GV:

 -Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học.Soạn giáo án

 -Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;

 -Tác giả Ai-ma-tốp ,Truyện “ Người thầy đầu tiên” .

 2.Chuẩn bị của HS:

- Học bài cũ Chiếc lá cuối cùng

-Soạn bài mới:

+ Đọc trước văn bản.

+ Tìm hiểu phần tác giả và đoạn trích.

+ Trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Trường Trung học cơ sở Tam Quan Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 08.10.2009	Tuần 9
Tiết 33: HAI CÂY PHONG
 (Trích : Người thầy đầu tiên - Ai-ma-tốp)
I-MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nắm được những nét cơ bản về Ai-ma –tốp, đặt văn bản “Hai cây phong” vào mạch văn của toàn văn bản với hai mạch kể lồng ghép nhau.
- Tìm hiểu ngòi bút đậm chất hội hoạ của tác giả khi miêu tả hai cây phong.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng vận dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.
3. Thái độ : Giáo dục tình yêu yêu quê hương, đất nước, thiên nhiên và lòng biết ơn, kính trọng thầy cô giáo.
II- CHUẨN BỊ : 
 1.Chuẩn bị của GV: 
 -Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học.Soạn giáo án
 -Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;
 -Tác giả Ai-ma-tốp ,Truyện “ Người thầy đầu tiên” .
 2.Chuẩn bị của HS:	
- Học bài cũ Chiếc lá cuối cùng 
-Soạn bài mới:
+ Đọc trước văn bản.
+ Tìm hiểu phần tác giả và đoạn trích.
+ Trả lời các câu hỏi phần đọc – hiểu văn bản. 
III- HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC :	
 1. Ổn định tình hình lớp: (1’)
 Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ )
 * Câu hỏi : 
 H1: Phân tích hình ảnh nhân vật cụ Bơ-men? Vì sao Xiu cho rằng bức tranh “ Chiếc lá ” trong đoạn trích “ Chiếc lá cuối cùng” là một kiệt tác của cụ Bơ-men? 
 H2: Trình bày nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần trong đoạn trích? Cho biết nội dung chính của đoạn trích ?
* Dự kiến trả lời : 
TL1: Cụ Bơ-men:
+ Là một hoạ sĩ già ngoài 60 tuổi.
+ Sống bằng cách ngồi làm mẫu cho các họa sĩ vẽ khác vẽ.
+ Có ước mơ vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.
+ Thầm lặng vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết. 
=> Đức tính thầm lặng hi sinh vì người khác.Bơ-men đã trút hết tình thương yêu cho Giôn xi, kể cả sự sống của mình.
- Bức tranh "chiếc lá" của Bơ-men là một kiệt tác,vì:
+ Nó rất đẹp và giống như chiếc lá thật.
+ Nó đem lại sự sống cho Giôn-xi.
+ Đổi bằng cả tính mạng của cụ Bơ-men.
=> Nghệ thuật phải vì con người, thể hiện tình yêu con người.
TL2:- Hai lần đảo ngược tình thế:
 Lần1:Giôn xi từ chỗ thất vọng, muốn chết và cuối cùng khỏi bệnh, muốn sống
 Lần 2 :Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh sau đó cảm lạnh, sưng phổi và qua đời
 Nội dung: 
 - Thể hiện tình yêu thương cao cả của những con người nghèo khổ với nhau.
 - Sức mạnh của tình yêu và cuộc sống đã chiến thắng bệnh tật
 - Sức mạnh và giá trị nhân sinh, nhân bản của nghệ thuật
 3 Giảng bài mới :
 a. Giới thiệu bài:( 1’) Đến với vùng quê hẻo lánh Cư-rơ-gư-xtan-một nước Cộng hoà Trung Á, xinh đẹp thuộc Liên xô cũ trứơc đây, với những đồi núi và thảo nguyên trập trùng, rộng lớn. Nơi đây, thầy Đuy-sen đã từng dìu dắt cô học trò nghèo An-tư-nai trong những bước đầu đời đầu .Nơi đây đã để lại biết bao nhiêu kỉ niệm của tuổi thơ. Giờ đây, thời gian đã lùi vào dĩ vãng nhưng hai cây phong mà thầy Đuy-sen trồng vẫn còn đó, là vật không thể xoá nhoà được trong lòng những cô cậu học trò ngày xưa cũng như trong lòng ngưòi dân làng Ku-ku-rêu. Đó chính là nội dung của văn bản mà hôm nay chúng ta đi tìm hiểu. ( Ghi đề bài lên bảng )
 b. Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
16’
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung.
I-Tìm hiểu chung :
*Hướng dẫn HS tìm hiểu vài nét về tác giả,tác phẩm
- HS tìm hiểu các bước theo hướng dẫn.
1/Vài nét về tác giả,tác phẩm:
- GV gọi 1 HS đọc to nội dung phần chú thích * trong SGK.
- HS tìm hiểu vài nét về tác giả theo hướng dẫn của GV.- Cá nhân HS đọc nội dung chú thích * theo yêu cầu.
sHãy trình bày vài nét về tác giả Ai-ma-tốp?
4Cá nhân HS phát hiện: 
Ai-ma-tôp: Sinh năm 1928.
Là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây.
- Ai-ma-tôp (1928-2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan - một nước ở vùng Trung Á thuộc Liên Xô trước đây.
- GV nói thêm: Ai-ma-tốp là nhà văn có nhiều tác phẩm quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như: Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng...
- HS nghe.
sDựa vào chú thích * cho biết đoạn trích này nằm ở vị trí nào trong truyện ngắn?
4HS phát hiện: Đoạn trích học là phần đầu truyện Người thầy đầu tiên.
-Đoạn trích học là phần đầu truyện Người thầy đầu tiên.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát văn bản
2/Tìm hiểu khái quát văn bản:
-Hướng dẫn HS đọc đoạn trích:
- HS nghe hướng dẫn và đọc đoạn trích.
a-Đọc văn bản:
- GV hướng dẫn cách đọc:cần đọc giọng tình cảm, khi thể hiện những cảm xúc tuổi thơ nên đọc giọng trong sáng.
- GV đọc trước một lần đoạn trích.
- GV gọi 2 HS đọc lần lượt đến hết đoạn trích.
-Gọi HS kiểm tra vài từ trong chú thích
- Cá nhân HS nghe GV hướng dẫn cách đọc.
- HS nghe GV đọc mẫu.
- cá nhân HS lần lượt đọc theo yêu cầu của GV.
-Dựa theo chú thích SGK trả lời
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục của đoạn trích:
- HS tìm hiểu bố cục theo hướng dẫn.
b- Bố cục: 
- GV nêu vấn đề: Để giới thiệu và cho người đọc nắm được nội dung cả đoạn trích, tác giả đã chia nội dung đoạn trích làm 4 phần.
- HS nghe.
Chia làm 4 đoạn.
sEm hãy giới hạn và trình bày nội dung chính của từng phần trong đoạn trích?
4Cá nhân HS phát hiện, nhận xét:
+ Đ1: Từ đầu  Phía tây -> 
+ Đ2: Tiếp theothần xanh ->
+ Đoạn 1: Giới thiệu chung về vị trí làng quê nhân vật tôi.
+ Đoạn 2: Nhớ về hình ảnh hai cây phong ở đầu làng, cảm xúc, tâm trạng của nhân vật tôi mỗi lần về thăm làng.
+ Đ3: Tiếp ...biêng biếc kia ->
+ Đ4: Còn lại -> 
+ Đoạn 3: nhớ về cảm xúc và tâm trạng của tôi về tuổi thơ. 
+ Đoạn 4: Tôi nhớ đến người trồng phong gắn liền với thầy Đuy-sen.
18’
Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết
II/ Tìm hiểu chi tiết:
*Hướng dẫn HS phân tích “Mạch kể chuyện của đoạn trích”.
- HS:+ tìm hiểu chi tiết đoạn trích theo hướng dẫn của GV.
 + tìm phân tích theo hướng dẫn.
1/ Mạch kể chuyện:
- GV nêu vấn đề: Chúng ta đã được học về ngôi kể trong văn bản tự sự và biết được có hai ngôi kể: Thứ nhất và thứ ba.
sTheo em, đoạn trích này được kể theo ngôi thứ mấy ? Vì sao em biết?
sHãy chỉ ra những đoạn người kể xưng tôi và người kể xưng chúng tôi trong đoạn trích?
sEm có nhận xét gì về mạch kể chuyện của đoạn trích ?
4 Cá nhân phát hiện, nhận xét: Ngôi thứ nhất. Vì người kể xưng tôi và chúng tôi.
4Cá nhân HS phát hiện: Đoạn : 1, 2 -> Xưng tôi; Đoạn 3-> Chúng tôi.
4 Cá nhân HS nhận xét:
Hai mạch kể chuyện lồng ghép nhau: Đoạn xưng tôi, đoạn xưng chúng tôi.
sTôi và chúng tôi nhân danh ai để kể chuyện? (tôi là ai chúng tôi là ai).
sCách kể chuyện như vậy, có tác dụng gì trong đoạn trích?
sTrong hai mạch kể ấy, mạch kể nào quan trọng? Vì sao?
- GV đúc kết vấn đề : Như vậy, ta thấy sự kết hợp hai cách kể chuyện lồng ghép trong đoạn 
4 Cá nhân HS nhận xét:
Tôi:người kể chuyện người tự xưng là làm nghề hoạ sĩ.
Chúng tôi : tôi cùng với lũ bạn trong tuổi thơ.
4Cá nhân HS vận dụng, cảm nhận: Làm cho câu chuyện sinh động, thân mật, gần gủi, chân thành đối với người đọc.
4 Cá nhân HS so sánh: 
Mạch kể xưng tôi quan trọng hơn cả. Vì nó là mạch chủ đạo, bao bọc mạch kể xưng chúng tôi.
- Xưng “tôi”-> người kể chuyện, kể những cảm xúc tâm hốn riêng về hai cây phong
- Xưng “Chúng tôi”( Tôi cùng lũ bạn) -> cũng là người kể chuyện ,thể hiện cảm xúc tập thể về hai cây phong và thảo nguyên
=> Hai mạch kể chuyện lồng ghép nhau làm cho câu chuyện sinh động, thân mật, gần gũi, chân thành đối với người đọc.
trích làm cho câu chuyện gần gũi và thân mật hơn đối với người đọc.
* Hướng dẫn HS phân tích hai cây phong và kí ức tuổi thơ.
- HS tìm hiểu theo hướng dẫn của GV.
2/ Hai cây phong và kí ức tuổi thơ:
- GV yêu cầu HS đọc đoạn từ “vào năm học cuối” đến “xa thẳm biêng biếc kia” trong đoạn 
- Cá nhân HS đọc đoạn văn trong đoạn trích theo yêu cầu của GV.
trích.
sỞ đoạn này, người kể chuyện đang ở mạch kể nào?
sĐiều gì đã thu hút, khiến chúng tôi ngây ngất?
sHai cây phong được tác giả miêu tả như thế nào?
4 HS phát hiện: Mạch kể xưng chúng tôi. 
4 HS phát hiện, cảm nhận: 
Những kí ức tuổi thơ gắn liền với hai cây phong.
4Cá nhân HS phát hiện: sắc sảo mấu mắt, cành cao ngất, nghiêng ngả, đung đưa
- Hai cây phong gắn với kỉ niệm tuổi thơ:
- GV nêu vấn đề: Sự tài giỏi của tác giả là việc phác hoạ hình ảnh hai cây phong. Đó là nét phác hoạ của một hoạ sĩ.Với nghệ thuật đặc sắc đó tác giả đã làm hiện lên bức tranh thiên nhiên sống động, tự nhiên, đầy quyến rũ.
sNhững kí ức về hai cây phong được gắn với những kỉ niệm đáng nhớ nào ?
sVậy, em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả?
4Cá nhân HS cảm nhận:
-Hình ảnh kì vĩ của hai cây phong gắn với niềm vui khi phá tổ chim trên cây; nhìn thấy thế giới bao la đẹp đẽ trải ra trước mắt chúng tôi. 
– Bức tranh thiên nhiên sống động: chân trời xanh thẳm, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh; Nghệ thuật pha màu tinh tế biêng biếc , mờ đục, sợi chỉ bạc.
4 Cá nhân HS cảm nhận:
Bằng vài nét phác hoạ đậm chất hội hoạ .
+ Niềm vui khi leo lên cây phá tổ chim
+ Thấy thế giới bao la đẹp đẽ khi ngồi trên cây phong.
-Cách kể xen với tả tạo bức tranh thiên nhiên bí ẩn , đầy sức quyến rũ : chân trời xa thẳm biêng biếc, thảo nguyên hoang vu ,dòng sông lấp lánh như sợi chỉ bạc, làn sương mờ đục...
 ->Bằng vài nét phác hoạ mang đậm chất hội hoạ.
- GV nêu vấn đề: Ta thấy, chi tiết từ trên cây cao nhìn xuống điều làm cho lũ trẻ say mê, ngây ngất là bức tranh thiên nhiên với chân trời xa thẳm, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh, làn sương mờ đục, cái chuồng ngựa nông trang bé tí 
- Cá nhân HS nghe,ghi kết luận
sTheo em, vì sao lũ trẻ lại say mê, ngây ngất những cảnh đẹp trong bức tranh thiên nhiên đó?
sVới niềm kí ức ấy, em hiểu được điều gì về tâm tình của tác giả đối với quê hương?
GV:Hiện lên kỉ niệm giữa cái chung và cái riêng, giữa hiện tại 
4Cá nhân vận dụng, giải thích: 
Vì bức tranh thiên nhiên ấy đối với bọn trẻ là mới mẻ, lạ lùng.
4HS cảm nhận: 
Một tình cảm yêu thương quê hương sâu nặng dành cho quê hương, dành cho miền đất thiêng liêng trong tuổi thơ của người kể chuyện và cũng là của tác giả.
=> Một tình cảm sâu nặng dành cho quê hương, dành cho miền đất thiêng liêng trong tuổi thơ của tác giả.
và quá khứ của cả bọn trẻ và của riêng nhân vật tôi. Tất cả được đan xen lồng ghép vào nhau với kí ức về hai cây phong
2’
Hoạt động 3 : Củng cố. 
- GV cho HS cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích.
-Trả lời theo nội dung đã tìm hiểu
(2)
-Xác định hai mạch kể phân biệt lồng ghép lồng ghép nhau trong “ Hai cây phong” ? Nêu tác dụng?
HS trình bày như nội dung phân tích (1)
4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2’ )
*Bài vừa học: 
-Về nhà cần:
+ Đọc kĩ lại nội dung của văn bản.
+ Nắm kĩ nghệ thuật kể chuyện “ Hai mạch kể lồng ghép trong đoạn trích.”
+ Nắm được những kỉ niệm về hai cây phong gắn với tuổi thơ.
 *Bài mới: 
 - Chuẩn bị tiếp bài Hai cây phong với những yêu cầu:
+ Hai  ... nhận được những vẻ đẹp nào của thiên nhiên và con người?
4Cá nhân HS đúc kết:
Nghệ thuật : miêu tả sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ.
4 Cá nhân HS cảm nhận, đúc kết: 
Thiên nhiên khoáng đạt, con người có tình cảm trong sáng, gắn bó với làng quê, quê hương, đất nước.
1/ Nghệ thuật:
 Miêu tả sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ.
sEm cảm nhận được những tình cảm gì được gửi gắm qua đoạn trích?
4 Cá nhân HS cảm nhận:
Tình yêu quê hương da diết, sâu đậm và nỗi xúc động về người thầy.
2/ Nội dung:
Tình yêu quê hương da diết, sâu đậm và nỗi xúc động về người thầy.
3’
Hoạt động 4: Củng cố.
 - GV yêu cầu HS đọc diễn cảm lại toàn bộ đoạn trích .
Đọc theo yêu cầu của GV
sHãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích?
4Cá nhân HS trình bày cảm nhận về hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích(- Hai cây phong gắn với kỉ niệm tuổi thơ;Hai cây phong là biểu tượng của quê hương và gắn với kỉ niệm về người thầy).
 4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2’ )
 *Bài vừa học: Về nhà cần:
 + Đọc và nắm nội dung của đoạn trích.
 + Học thuộc và nắm vững về hình ảnh hai cây phong với thầy giáo Đuy-sen.
 + Hai cây phong gắn với kí ức tuổi thơ.
 + Nắm chắt nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
 *Bài mới: Chuẩn bị trước các đề bài sau để tiết sau viết bài tập làm văn 2 tiết tại lớp:
 (1) Kể lại một việc em đã làm khiến bố mẹ rất vui lòng.
 (2) Kể lại một kỉ niệ đáng nhớ đối với một con vật nuôi mà em yêu thích.
 (3) Kể lại một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
 (4) Nếu là người chúng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông Giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào? 
 IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG:
.
Ngày soạn : 10.10.2009	Tuần 9
 Tiết: 35,36 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 –VĂN TỰ SỰ
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 
 I-MỤC TIÊU ĐÁNH GIÁ:
Giúp HS :
1. Kiến thức: Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm . 
 2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày, phát huy những ưu điểm của bài làm trước, tránh những tồn tại còn mắc phải .
3. Thái độ : Bồi dưỡng ý thức trau giồi vốn Tiếng Việt . 
 II- ĐỀ KIỂM TRA: 
 HS chọn 1 trong 2 đề sau đây :
 1 . Kể về một việc em đã làm khiến bố mẹ vui lòng .
 2. Hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ đối với 1 con vật nuôi mà em yêu thích . 
III- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
 A- ĐÁP ÁN : 
 *Đề 1:
 1. Mở bài : Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện ( Thời gian , Điạ điểm , Nhân vật tham gia câu chuyện, Ngôi kể )
 2.Thân bài : Diễn biến sự việc mà em đã làm khiến bố mẹ vui lòng
 Ví dụ: - Giúp đỡ 1 gia đình neo đơn, khó khăn .
	- Thăm 1 người bạn đang ốm, giúp bạn học tập .
	- Làm công việc nhà khi bố mẹ vắng nhà ( trông em, nấu cơm, chăm sóc ông bà già yếu...)
	- Dùng tiền tiết kiệm đóng góp Quỹ vì người nghèo.
	....
	* Chú ý :
 - Kể việc theo trình tự thời gian, cũng có thể dùng trình tự hồi ức ( từ hiện tại nhớ về quá khứ, sau đó quay về hiện tại)
 - Phải sử dụng yếu tố miêu tả ( tả ngôi nhà của người nghèo, neo đơn ; tả gương mặt , dáng điệu của người bạn đang ốm ; tả công việc ở nhà ; tả con lợn đất và thơì điểm đập vỡ lợn để lấy tiền ủng hộ Quỹ vì người nghèo ...)
 - Phải sử dụng yếu tố biểu cảm ( tình cảm thương cảm, xúc động của em đối với gia đình nghèo cần đựơc giúp đỡ ; tình cảm thương yêu, thân ái với bạn ; tình thương yêu cha mẹ muốn đỡ đần,chia sẻ công việc cha mẹ khi cha mẹ vắng nhà ; niềm vui sướng khi đựơc cha mẹ khen ngợi, đồng tình với việc em đã làm)
 3.Kết bài:
 Kết cục câu chuyện, cảm tưởng của em trước công việc em đã làm .
 * Đề 2 :
 1. Mở bài : Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện ( Thời gian , Điạ điểm , Nhân vật tham gia câu chuyện, Ngôi kể )
 2.Thân bài : Diễn biến sự việc (về một kỉ niệm đáng nhớ giữa em và con vật nuôi)
 * Chú ý :
 - Kể lại 1 kỉ niệm, tức là kể 1 câu chuyện đã xảy ra, có sự việc và nhân vật ( em và con vật nuôi như mèo chó, gà, chim ...) Câu chuyện ấy đúng là đáng nhớ ( chuyện vui, buồn, ngộ nghĩnh, thú vị, bất ngờ... )
 - Phải sử dụng miêu tả ( tả con vật. hành động) để cho câu chuyện thêm sinh động .
 - Phải sử dụng yếu tố biểu cảm ( Tình cảm của em đối với con vật nuôi và thái độ của con vật đối với em, kỉ niệm với con vật ... )
 3.Kết bài:
 Kết cục câu chuyện, cảm tưởng của em về kỉ niệm đó
 B -BIỂU ĐIỂM:
 - Điểm 9 - 10 :
+ Bài làm súc tích về nội dung, diễn đạt trong sáng, rõ ràng, mạch lạc, giàu hình ảnh, cảm xúc 
+Không sai quá 5 lỗi chính tả, ngữ pháp
 - Điểm 7 – 8:
	+ Nội dung khá đầy đủ, văn viết gọn, có hình ảnh .
	+ Sai một số lỗi chính tả, ngữ pháp .
 - Điểm 5 – 6:
	+Nội dung đầy đủ, văn viết rõ ràng .
	 + Sai hơn 5 lỗi các loại
 - Điểm 3 – 4:
	+Nội dung sơ sài, văn lủng củng, diễn đạt hạn chế .
	+ Sai nhiều lỗi các loại
 - Điểm < 3
	Bài kém về tất cả các mặt . 
 IV- NHẬN XÉT – RÚT KINH NGHIỆM:
..
 V-HƯỚNG DẪN HS VỀ NHÀ:
 *Bài cũ: Bài tình thái từ
 *Bài mới: Chuẩn bị bài Nói quá
 + Đọc,Trả lời câu hỏi ở mỗi phần bài học
 + Tự rút ra: hiểu thế nào là nói quá;Tác dụng của biện pháp tu từ này;Luyện tập theo sự hiểu biết của mình 
Ngày soạn : 11.10.2009	Tuần 9
Tiết 35,36: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
	 ( Bài viết tại lớp )
I- MỤC TIÊU:
1+ Kiến thức : Thông qua tiết thực hành, giúp HS vận dụng những kiến thức đã học để viết một bài văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2+ Kĩ năng :Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày một bài văn tự sự có sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
3+ Thái độ ::Yêu thích van chương, lòng yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè
II- ĐỀ BÀI KIỂM TRA :
	Vui buồn tuổi thơ.
III- ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM :
* YÊU CẦU : + Thể loại : Tự sự có kết hợp với miêu tả và biểu cảm
 + Nội dung : Kể lại những kỉ niệm vui buồn của tuổi thơ có kết hợp những đoạn miêu tả và bộc lộ cảm xúc của mình với kỉ niệm đó..
 + Bài làm sạch sẽ, lời văn sinh động trôi chảy.
* ĐÁP ÁN :
I- MỞ BÀI : Giới thiệu nội dung của câu chuyện kể : Một câu chuyện có liên quan đến mình thể hiện niềm vui, nỗi buồn, kết hợp cảm xúc khái quát.
II- THÂN BÀI :
- Kể lần lược kỉ niệm mà mình đã giới thiệu theo một trình tự.
- Xen kẻ miêu tả làm cho lời văn sinh động.
- Kết hợp yếu tố biểu cảm để thể hiện cảm xúc
III-KẾT BÀI : Suy nghĩ của mình trước câu chuyện kể.
 Cảm nghĩ hoặc bài học rút ra.
* BIỂU ĐIỂM :
+ Điểm :9, 10 : Thể hiện được năng lực làm văn, hiểu đúng đề, bài văn sinh động, giàu cảm xúc, có những đoạn viết hay, sai không quá 5 lỗi các loại.
+ Điểm :7, 8 : Tỏ ra có năng lực làm văn, hiểu đúng đề bài, có một vài đoạn viết hay, sinh động, sai không quá 10 lỗi các loại.
+ điểm :5, 6 : Có hiểu được đề bài nhưng lời văn ít trôi chảy, có một vài đoạn còn vụng về hoặc chệch hướng kể hoặc sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm còn ít, sai không quá 10 lỗi các loại.
+ Điểm ; 3, 4 :Chưa thể hiện được yêu cầu của đề bài, đi lang mang hoặc bài làm sơ sài, sai nhiều lỗi các loại. Khả năng thể hiện hành văn yếu
+ Điểm :1, 2 : Không có năng lực làm bài , làm lệch đề, hoặc làm bài quá sơ sài, sai sót quá nhiều lỗi các loại.
+ Điểm :0 ; Không làm được bài hoặc viết những câu vô nghĩa.
IV RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG :	
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
1. Kiến thức: 
- Viết được bài văn tự sự thông thường theo dàn ý đã được tìm hiểu.
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày một bài tập làm văn..
3. Tư tưởng: Giáo dục cho HS ý thức tự giác, tự suy nghĩ trong trong bài kiểm tra.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Giáo viên: 
- Hướng dẫn HS tìm hiểu trước các đề bài trong SGK.
- Lựa chọn đề bài thích hợp với ba đối tượng học sinh.
2. Học sinh: 
- Học và nắm tào bộ kiến thức về văn tự sự; Văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Tham khảo các đề bài trong SGK theo hướng dẫn của GV.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
 Kiểm tra sĩ số lớp và nề nếp của học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra bài cũ)
3. Bài mới:
Đề bài: Hãy kể lại một việc mà em đã làm khiến cho bố mẹ em rất vui lòng.
A/ Yêu cầu chung:
- Cần xác định được yêu cầu và thực hiện đúng yêu cầu của đề bài là văn tự sự ( Kể chuyện).
- Xác định đúng đối tượng cần kể chuyện một việc mà em đã làm khiến cho bố mẹ em rất vui lòng.
B/ Yêu cầu cụ thể:
- Xác định đúng yêu cầu, viết đúng thể loại, đúng yêu cầu của đề.
- Kể lại đúng việc làm của em mà bố mẹ rất vui lòng.
- Kể phải kết hợp với yếu tố miêu tả sinh động, hấp dẫn kết hợp với biểu cảm để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của em đối với bố mẹ, của bố mẹ đối với em.
- Bài viết phải thực hiện theo trình tự của bài văn tự sự như:
+ Biết lựa chọn ngôi kể thích hợp.
+ Khi kể cần thể hiện tình cảm, cảm xúc gì sâu sắc.
+ Biết xác định và lựa chọn rõ về thứ tự kể.
- Bài viết phải đủ bố cục 3 phần.: Mở bài; Thân bài và Kết bài.
- Chú ý cách phân đoạn, dựng đoạn, liên kết đoạn cho hợp lý, chú ý lời văn trong sáng, dùng từ, đặt câu, viết đúng chính tả
C/ Biểu điểm:
- Điểm 8.5 – 10.0 : Bài viết đúng các yêu cầu trên , sai không quá 3 lỗi các loại .
- Điểm 6.5 – 8.3 : Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý , tuy nhiên việc phân đoạn đôi chổ chưa rõ ràng . Lời văn có cảm xúc , sai không quá 5 lỗi các loại .
- Điểm 5.0 – 6.3 : Nội dung bài viết đảm bảo . Song bài văn ý còn nghèo , diễn đạt đôi chổ chưa trôi chảy , sự việc sắp xếp còn lộn xôn .
- Điểm 2.5 – 4.8 : Bài viết có cố gắng nhưng chưa diễn đạt đúng thể loại , bài viết lộn xộn , sai nhiều lỗi .
- Điểm 1.0 – 2.3 : Bài viết lạc đề .
- Điểm 0.0 : Đối với những bài bỏ giấy trắng hoặc viết vài câu vô nghĩa . 
4. Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà: ( 5 phút)
- Về nhà :
+ Xem lại toàn bộ kiến thức về văn tự sự , văn tự sự có kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+ Xem lại toàn bộ kiến thức về cách xây dựng một văn bản .
- Chuẩn bị trước tiết 37 – bài : Nói quá , cụ thể:
+ Tìm hiểu trước các câu hỏi phần bài tập tìm hiểu trong SGK.
+ Tìm hiểu trước thế nào là nói quá.
+ Nói quá nhằm những mục đích ( Có tác dụng ) gì?
IV/ RÚT KINH NGHIỆM : 
...............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................... ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 9.doc