Tiết 34
Văn bản
HAI CÂY PHONG
(Trích ''Người thầy đầu tiên'')
(Ai-ma-tốp)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức:
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sợ gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy- Sen.
- Cách xây dựng mạch kể: cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2.Kĩ năng: - Đọc - hiể u một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
3. Thái độ:
-Thấy được vai trò nổi bật của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
II . CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án
- Học sinh: Tìm đọc đoạn trích ''Người thày đầu tiên'' trong SGK Văn 9II (cũ)
III.TIẾN TRÌNH DAY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ .
? Giôn-xi khỏi bệnh vì sao.
? vì sao nói bức tranh''Chiếc lá cuối cùng'' là một kiệt tác.
? Phân tích 2 lần đảo ngược tình huống của truyện? Tác dụng của nghệ thuật đó.
Ngày giảng: 8a................/................/2012 8b................/.............../2012 8c................/.............../2012 Tiết 34 Văn bản HAI CÂY PHONG (Trích ''Người thầy đầu tiên'') (Ai-ma-tốp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích. - Sợ gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy- Sen. - Cách xây dựng mạch kể: cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc. 2.Kĩ năng: - Đọc - hiể u một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự. - Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích. 3. Thái độ: -Thấy được vai trò nổi bật của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. II . CHUẨN BỊ. - Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án - Học sinh: Tìm đọc đoạn trích ''Người thày đầu tiên'' trong SGK Văn 9II (cũ) III.TIẾN TRÌNH DAY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ . ? Giôn-xi khỏi bệnh vì sao. ? vì sao nói bức tranh''Chiếc lá cuối cùng'' là một kiệt tác. ? Phân tích 2 lần đảo ngược tình huống của truyện? Tác dụng của nghệ thuật đó. 3.Bài mới. - Giới thiệu bài (1'): Đối với chúng ta, kí ức tuổi thơ thường gắn với cây đa, bến nước, sân đình, cây đa cũ bến đò xưa. Đối với nhân vật hoạ sĩ trong truyện ''Người thầy đầu tiên'' của Ai-ma-tốp là nhớ tới làng quê với hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. Giáo viên giới thiệu quê hương của tác giả - đất nước Cư-rơ-gư-xtan. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NÔI DUNG Hoạt động 1 : - Trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? ® GV chốt lại mở rộng về tác giả (SGK) Hoạt động 2 : - Yêu cầu đọc : Chậm, hơi buồn, gợi nhớ nhung và suy nghĩ của người kể chuyện, thay đổi giọng đọc tôi – chúng tôi. - Tìm hiểu chú thích chú thích 3, 5, 6, 7, 11, 14, 15. ? Tìm hiểu bố cục đoạn trích. Hoạt động 3: HS trao đổi nhóm câu hỏi 1 (SGK)? -Trong mạch kể chuyện “ Người kể xưng tôi ”, có mấy đoạn ? ý chính mỗi đoạn? Theo em, đoạn nào thú vị hơn? Tại sao? + 2 đoạn : Đoạn trên liên quan đến hai cây phong vào trước kỳ nghỉ hè, bọn trẻ lên phá tổ chim. + Đoạn dưới liên quan đến “ thế giới đẹp vô ngần của không gian bao la và ánh sáng ” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cao. + Đoạn 2 thú vị hơn : Vì làm cho bọn trẻ và người kể ngây ngất. - HS trao đổi nhóm câu hỏi 2 (SGK)? +Thu hút người kể và bọn trẻ làm cho chúng ngây ngất là hai cây phong : “ Khổng lồ với các mắt mấu, các cành cao ngất cao đến ngang tầm cánh chim bay ” với “ bóng râm mát rượi ”, động tác “ nghiêng ngả, đung đưa như muốn chào mời ” và “ hàng ngàn đàn chim chao đi chao lại ”. + Chất hội hoạ thể hiện ở đoạn sau ® bức tranh thiên nhiên : Chân trời xanh thẳm, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh, làn sương mờ đục lót giữa chuồng ngựa nông trang, được tô màu xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên, chân trời, sương mờ đục, dòng sông lấp lánh. -Em cảm nhận được những gì qua đoạn văn trên? + ở trên cao nhìn xuống, tầm mắt trẻ thơ được mở rộng thu vào một không gian bao la bát ngát của thế giới vừa quen vừa lạ làm cho chúng sửng sốt, nên thơ quên đi phá tổ chim. Ngắm nhìn toàn cảnh ấy, ước mơ khát vọng lần đầu tiên thức tỉnh trong tâm hồn những đứa tre làng Ku – ku – rêu I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm 1.Tác giả: Ông sinh năm 1928 tại Cư-rơ-gư-xtan ở Trung á (trước thuộc liên bang Xô viết). Ông tốt nghiệp đại học nông nghiệp trở thành cán bộ chăn nuôi rồi học tiếp văn học chuyển sang hoạt động báo chí, viết văn. - Tác phẩm nổi tiếng của ông:SGK 2. Tác phẩm - Nằm ở phần đầu truyện ''Người thày...'' II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc: 2. Bố cục: 4 phần - Phần 1: từ đầu phía tây: giới thiệu chung về vị trí của làng quê - Phần 2: phía bên làng thần xanh: Nhớ về hình ảnh 2 cây phong - Phần 3: vào năm học biêng biếc kia: Nhớ về tuổi thơ - Phần 4: còn lại: Nhớ về người trồng 2 cây phong gắn liền với trường. - Hình ảnh con người: nhân vật ''tôi'' và ''chúng tôi'' - Hình ảnh thiên nhiên: 2 cây phong và thảo nguyên. III. Phân tích văn bản 1. Hai cây phong và ký ức tuổi thơ - Hai cây phong như một người bạn lớn, vô cùng thân thiết bao dung, độ lượng gắn bó với lũ trẻ trong làng. - Đoạn văn được kể xen tả đậm chất hội hoạ nên bức tranh TN bí ẩn đầy sức quyến rũ. 4 Củng cố: ? Em hãy nêu một vài nét về tác giả Ai- ma - tốp và tác phẩm Người thầy đầu tiên. ? Em hãy phân tích hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích? 5.Hướng dẫn học ở nhà: - Học lại bài cũ. - Tóm tắt lại văn bản :Hai cây phong. - Đọc và soạn tiếp phần bài còn lại. Ngày giảng: 8a................/................/2012 8b................/.............../2012 8c................/.............../2012 Tiết 35 Văn bản: HAI CÂY PHONG ( Tiếp) (Trích ''Người thầy đầu tiên'') (Ai-ma-tốp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích. - Sợ gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy- Sen. - Cách xây dựng mạch kể: cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc. 2.Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự. - Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích. 3. Thái độ: -Thấy được vai trò nổi bật của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. II . CHUẨN BỊ. - Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án - Học sinh: Tìm đọc đoạn trích ''Người thày đầu tiên'' trong SGK Văn 9II (cũ) III.TIẾN TRÌNH DAY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ . ? Em hãy nêu một vài nét về tác giả Ai-ma-tốp và tác phẩm Người thầy đầu tiên. ? Em hãy phân tích hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong 3.Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 HS thảo luận nhóm câu hỏi 3 (SGK) + Nguyên nhân cây phong chiếm được vị trí : · Chiếm vị trí cao trên làng, trên đỉnh đồi · Như ngọn hải đăng đặt trên núi + Gắn với kỷ niệm tuổi thơ + Liên quan đến nghề hoạ sĩ của tác giả + Gắn với tình yêu quê hương tha thiết + Nhân chứng của câu chuyện hết xúc động về Đuy – sen * Cây phong được miêu tả qua cái nhìn của hoạ sĩ nhưng động hơn : Nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá, khi mây đen kéo đến thì xô gãy cành, trụi lá + Âm thanh : Tiếng lá reo, tiếng rì rào theo nhiều cung bậc, reo vù vù. ® Miêu tả bằng trí tưởng tượng và tâm hồn nghệ sĩ : Chúng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng : Khi thì thầm tha thiết nồng thắm – bỗng im bặt một thoáng – cất tiếng thở dìa như thương tiếc người nào. Hoạt động 2 - Qua đoạn văn này, giúp em hiểu thêm điều gì về hai cây phong và NT của tác giả? + Kể và tả đậm chất hội hoạ - Đọc VB em cảm nhận được vẻ đẹp nào về thiên nhiên và con người được phản ánh? * HS đọc ghi nhớ (SGK) 2. Hai cây phong và thầy Đuy – sen - Hai cây phong gắn bó thân thuộc, gần gũi với con người. - Có sự sống riêng - Nơi khắc ghi biến cố của làng, trường Đuy – sen - Kể xen tả, hai cây phong được nhân hoá cao độ sinh động. IV. Tổng kết 1. NT : + Lựa chon ngôi kể ,người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo + Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ, truyền sự dung cảm đén người đọc. + Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú.. 2. Ý nghĩa : Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người hoạ sĩ làng ku-ku-rêu. 4. Củng cố: ? Nhắc lại nghệ thuật và nội dung chính của toàn bài. ? Nhận xét về bức tranh minh hoạ trong SGK, minh hoạ cho đoạn văn nào trong văn bản. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc ghi nhớ. - Tìm và phân tích 3 yếu tố kể, tả, biểu cảm trong đoạn văn của văn bản - Chọn 1 đoạn khoảng mươi dòng liên quan đến 2 cây phong để học thuộc lòng. - Soạn bài: ''Ôn tập truyện kí Việt Nam'' SGK - tr104 và văn bản nhật dụng ''Thông tin về trái đất năm 2000''. Ngày giảng: 8a................/................/2012 8b................/.............../2012 8c................/.............../2012 Tiết 36 NÓI QUÁ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Khái niệm nói quá. - Phạm vi sử dụng của biện pháp tu từ nói quá( chú ý trong cách sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ ca dao,) - Tác dụng của biện pháp tu từ nói quá. 2. Kĩ năng: Vận dụng hiểu biết về biện pháp nói quá trong đọc-hiểu văn bản. 3. Thái độ: - Phê phán những lời nói khoác, nói sai sự thật. II. CHUẨN BỊ. - Giáo viên: giáo án ,sgk. - Học sinh: Sưu tầm ca dao, tục ngữ, thơ văn sử dụng biện pháp nói quá. III.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là tình thái từ ? Giải bài tập 5 trong SGK tr83 ? Phân biệt tình thái từ với trợ từ và thán từ 3. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 : - HS đọc BT (SGK) - Trao đổi nhóm câu hỏi 1, 2 (SGK) ? Cách nói của các câu tục ngữ ca dao có đúng sự thật không. ? Thực chất cách nói ấy nói điều gì. * Các cụm từ in đậm phóng đại mức độ, tính chất sự việc được nói đến trong câu. ? Tác dụng của biện pháp nói quá. HS: Tạo ra cách nói sinh động, gây ấn tượng. - Giáo viên treo bảng phụ ghi bài tập nhanh ? Cho biết tác dụng biểu cảm của nói quá trong các câu ca dao sau: - Học sinh tự bộc lộ - Học sinh khác nhận xét - Giáo viên đánh giá. ? Vậy thế nào là nói quá, tác dụng - Cho học sinh đọc ghi nhớ. Hoạt động 2 ? Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ - Học sinh làm việc theo nhóm, thi giữa các nhóm giải nhanh bài tập 2 ? Điền các thành ngữ đã cho vào chỗ trống để tạo biện pháp tu từ nói quá - Giáo viên đánh giá động viên đội làm nhanh, tốt. ? Đặt câu với các thành ngữ dùng biện pháp nói quá - Học sinh đặt câu lên bảng, học sinh khác nhận xét: ? Dùng 5 thành ngữ so sánh có dùng biện pháp nói quá I. Nói quá và tác dụng của nói quá 1. Ví dụ 2. Nhận xét - Không đúng sự thật,phóng đại quá độ. - Nói có tác dụng nhấn mạnh: ''Chưa nằm đã sáng'' - rất ngắn; ''chưa cười đã tối'' - rất ngắn; ''thánh thót... cày'' - ướt đẫm. - So với thực tế, các cụm từ in đậm phóng đại mức độ, tính chất sự việc được nói đến trong câu. cách nói này sinh động hơn, gây ấn tượng hơn + Gánh cực mà đổ lên non Còng lưng mà chạy cực còn đuổi theo + Bao giờ trạch đẻ ngon đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình + Bao giờ cây cải làm đình Gỗ lim làm ghém thì mình lấy ta 3. Ghi nhớ. SGK II. Luyện tập 1. Bài tập 1 a) Sỏi đá .. thành cơm: thành quả của lao động gian khổ, vất vả, nhọc nhằn (nghĩa bóng: niềm tin vào bàn tay lao động) b) đi lên đến tận trời: vết thương chẳng có nghĩa lí gì, không phải bận tâm. c) thét ra lửa: Kẻ có quyền sinh, quyền sát đối với người khác. 2. Bài tập 2 a) Chó ăn đá gà ăn sỏi b) Bầm gan tím ruột c) Ruột để ngoài da d) Vắt chân lên cổ 3. Bài tập 3 + Nàng có vẻ đẹp nghiêng nước, nghiêng thành. + Đoàn kết là sức mạnh rời non lấp biển + Công việc lấp biển vá trời là việc của nhiều đời, nhiều thế hệ mới có thể làm xong. + Những chiến sĩ mình đồng da sắt đã chiến thắng. + Mình nghĩ nát óc mà vẫn chưa giải được bài toán này. 4. Bài tập 4 - Ngày như sấm, trơn như mỡ, nhanh như cắt, lừ đừ như ông từ vào đền, đủng đỉnh như chĩnh trôi sông, lúng túng như gà mắc tóc. 4. Củng cố: - Nhắc lại ghi nhớ: Khái niệm và tác dụng của nói quá 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc ghi nhớ. - Làm bài tập 5, 6 SGK tr103 Ngày giảng: 8a................/................/2012 8b................/.............../2012 8c................/.............../2012 Tiết 37+38 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 (Văn tự sự) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: - Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học, để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 2.Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày. 3.Thái độ : Nghiêm túc làm bài II. CHUẨN BỊ. - Giáo viên: Tham khảo các đề trong sách ''Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8''; ''Nâng cao ngữ văn 8'' - Học sinh: Xem trước các đề trong SGK ngữ văn 8 III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh : 3. Bài mới: 1. Đề bài: Em hãy kể lại một lần mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn. 2. Dàn ý: a. Mở bài: ( 2 đ) Có thể kể theo thứ tự kể ngược- kết quả trước, diễn biến sau như bản thân mình đang ân hận khi nghĩ lại những lỗi mình gây ra khiến thầy cô buồn. b. Thân bài: (6 đ) Đan xen, kết hợp kể, tả, biểu cảm * Yếu tố kể: - Kể lại suy nghĩ của mình khi làm những sự việc mà sau này mình thấy đó là lỗi lầm. - Kể lại quá trình sự việc mắc lỗi. - Kể lại những khó khăn, dằn vặt khi mắc khuyết điểm mà mình đã trải qua. * Yếu tố tả: - Tả cụ thể hoạt động mắc lỗi của mình. - Tả nét mặt, cử chỉ không hài lòng của thầy cô khi mình mắc khuyết điểm. * Yếu tố biểu cảm: - Lo lắng khi nhận ra lỗi lầm của mình. Ân hận và tự nhủ sẽ không bao giờ làm như vậy nữa. c. Kết bài ( 2 đ) - Nhận lỗi với thầy cô giáo và tự hứa với thầy cô không bao giừo tái phạm ( Có thể đó chỉ là sự việc diễn ra trong đầu.) 3. Biểu điểm: - Điểm giỏi: Diễn đạt tốt, đủ ý, kết hợp 3 yếu tố kể, tả, biểu cảm tốt. - Điểm khá: Tương đối đủ ý; diến đạt lưu loát, sai một số lỗi chính tả. - Điểm TB; Đảm bảo 1/2 ý , diễn đạt khá lưu loát; có chỗ còn lủng củng,.. - Điểm yếu: Bài viết kém sinh động, không kết hợp kể với tả và biểu cảm, dựa nhiều vào sách, sai nhiều lỗi chính tả. 4. Thu bài, rút kinh nghiệm về ý thức làm bài: 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kiểu bài kể kết hợp tả và biểu cảm - Chuẩn bị cho bài luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
Tài liệu đính kèm: