Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Trường THCS Lê Hồng Phong

HAI CÂY PHONG

(Trích “Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-tốp)

A. Mức độ cần đạt

 - Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng mơ ước và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ .

 - Hiểu rõ nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện .

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. Kiến thức:

 - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.

 - Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.

 - Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lờn văn giàu cảm xúc.

 2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn văn tự sự.

 - Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh tronmg đoạn trích.

 3. Thái độ: Biết trân trọng những kỉ niệm về thầy cô, mái trượng, biết ơn dạy dỗ của thầy cô, biết yêu quê hương và thể hiện tình yêu ấy bằng những biểu hiện cụ thể.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 09	 Ngày soạn: 20/10/2012
Tiết: 33 - 34 	 Ngày dạy: 23/10/2012
HAI CÂY PHONG
(Trích “Người thầy đầu tiên” của Ai-ma-tốp)
A. Mức độ cần đạt
	- Hiểu và cảm nhận được tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng mơ ước và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ .
	- Hiểu rõ nghệ thuật tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn bản truyện .
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức:
	- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
	- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy-sen.
 - Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giàu hình ảnh và lờn văn giàu cảm xúc.
 2. Kĩ năng:
	- Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn văn tự sự.
	- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh tronmg đoạn trích.
 3. Thái độ: Biết trân trọng những kỉ niệm về thầy cô, mái trượng, biết ơn dạy dỗ của thầy cô, biết yêu quê hương và thể hiện tình yêu ấy bằng những biểu hiện cụ thể.
C. Phương pháp
	Vấn đáp, thảo luận, thuyết trình
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số (Lớp 8A1....................................., 8A5..................................................)
 2. Bài cũ: Trình bày nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần? Nêu ý nghĩa của văn bản.
 3. Bài mới: Ai cũng có một miền quê để thương, để nhớ và có những kỉ niệm về mái trường - nơi đó có thầy cô, người dìu dắt ta khôn lớn, Vì vậy, nhớ về quê hương, về mái trường và biết ơn thầy cô là tình cảm không phải của riêng ai. Tác giả Ai-ma-tốp cũng kể về tình yêu quê hương và lòng biết ơn của những người dân Cu-gơ-rư-xtan đối với người thầy của họ qua tác phẩm Người thầy đầu tiên.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Gv gọi Hs đọc phần chú thích (*) trong Sgk, lưu ý những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm.
Nêu xuất xứ và thể loại của văn bản?
- Hs dựa vào Sgk để trả lời.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
Gv nêu yêu cầu giọng đọc: Đọc rõ ràng, truyền cảm; giọng nhẹ nhàng, thủ thỉ như lời tâm sự.
Yêu cầu hs tìm hiểu chú thích 3, 5, 6, 7, 11, 14, 15.
Hãy tóm tắt văn bản?
Văn bản sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Đâu là phương thức biểu đạt chính?
Khái quát đại ý của văn bản?
Nhân vật người kể chuyện trong văn bản này xuất hiện ở hai vai: “tôi”, “chúng tôi.” Hãy cho biết khi nào người kể xưng là tôi. Khi nào lại xưng là “chúng tôi”? Tác dụng của từng cách xưng hô?
Hết tiết 33 chuyển tiết 34
Ở phần đầu câu truyện, hai cây phong được tác giả giới thiệu qua chi tiết nào? Nghệ thuật được sử dụng và tác dụng của nó. 
Cảm xúc của tác giả về hai cây phong cùng lũ trẻ hồn nhiên được phác hoạ ra sao? Cảm nhận của em về mối quan hệ của lũ trẻ với hai cây phong?
Chi tiết nào cho em thấy nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của lũ trẻ?
Từ trên cao, phép thần thông mở ra trước mắt lũ trẻ những điều gì?
Qua đó, em hiểu thêm gì về tuổi thơ?
Hai cây phong có gì đặc biệt đối với nhân vật “tôi”? Vì sao tác giả luôn nhớ về chúng?
“Mỗi lần về quê, tôi đều coi bổn phận đầu tiên là từ xa đưa mắt tìm hai cây phong thân thuộc và dù khó lòng trông thấy ngay được nhưng tôi thì bao giờ cũng cảm biết được chúng, lúc nào cũng nhìn rõ”. Lời lẽ trên đã bộc lộ tình cảm gì của tác giả với hai cây phong?
Thảo luận: Ở đoạn văn miêu tả sự sống của hai cây phong, nhân vật “tôi” nghe được những tiếng nói riêng, những tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu của chúng. Qua đó, em thấy nhân vật “tôi” là người thế nào? 
-> Trí tưởng tượng phong phú, tâm hồn nhạy cảm. Có tình yêu sâu nặng, tha thiết với hai cây phong, với vẻ đẹp làng quê của mình
Gv gọi Hs đọc lại đoạn cuối.
Điều mà tác giả chưa hề nghĩ đến thuở thiếu thời là gì? Nó có tác dụng gì trong mạch diễn biến của câu chuyện?
Qua đó, em hiểu thêm điều gì về nhân vật “tôi”?
* Tổng kết
Qua tìm hiểu, em có nhận xét gì cách miêu tả của tác giả? Hãy khái quát giá trị nội dung của toàn văn bản? Và rút ra ý nghĩa của nó.
Hs trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ. Hs đọc.
* Luyện tập: Văn bản này, với vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người đã thức dậy tình cảm nào trong em?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Gv hướng dẫn, Hs chú ý lắng nghe, thực hiện.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: 
(Sgk/99)
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: Trích tác phẩm “Người thầy đầu tiên”
- Thể loại: Truyện ngắn 
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc và giải nghĩa từ khó
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
2.2 Đại ý: Tình yêu quê hương và lòng biết ơn người thầy đã vun trồng mơ ước và hi vọng cho những tâm hồn trẻ thơ.
2.3. Phân tích
a. Hai mạch kể chuyện
- Người kể xưng “tôi”: Hoạ sĩ ở thời điểm hiện tại nhớ về quá khứ; kể về những cảm xúc tâm hồn riêng về hai cây phong. 
-> Mạch kể quan trọng hơn.
- Xưng “chúng tôi” khi thể hiện cảm xúc tập thể (trong đó có “tôi”) về quá khứ, về hai cây phong và thảo nguyên.
-> Câu chuyện trở nên gần gũi, sinh động với người đọc hơn.
Hết tiết 33 chuyển tiết 34
b. Hai cây phong và ký ức tuổi thơ
* Giới thiệu chung: Giữa ngọn đồi, hai cây phong hệt như những ngọn hải đăng. 
-> So sánh.
-> Niềm tự hào của dân làng về hai cây phong.
* Hai cây phong cùng lũ trẻ:
- Nghiêng ngả đu đưa như muốn chào mời.
- Bóng râm mát rượi, tiếng lá xào xạc dịu hiền.
-> Là người bạn thân thiết, gắn bó.
- Lũ trẻ trèo lên cao, chấn động cả vương quốc loài chim. 
-> Nghịch ngợm, đáng yêu.
- Trước mắt, cả một thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.
-> Tuổi thơ ham hiểu biết và khám phá.
c. Tình cảm của nhân vật tôi với quê hương
- Hai cây phong như ngọn hải đăng, như hai cột tiêu dẫn lối về làng.
- Gắn với những kỷ niệm ấu thơ mà tác giả rất trân trọng.
- Liên quan đến nghề hoạ sĩ của tác giả.
- Biểu hiện tình yêu và nỗi nhớ làng quê của người con đi xa.
- Như anh em sinh đôi, sức lực dẻo dai, tâm hồn phong phú.
-> Có tình cảm yêu quý đặc biệt với hai cây phong, có trí tưởng tượng mãnh liệt.
à Tình yêu quê hương thắm thiết.
d. Hai cây phong và thầy Đuy-sen
- Nơi ghi khắc biến cố của làng, đó là trường Đuy-sen: Ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này? Người vô danh ấy đã ước mơ gì? Ấp ủ những hi vọng gì?
-> Tình yêu hai cây phong gắn với tình yêu người thầy giáo đã trồng hai cây phong, với hy vọng trẻ em làng Ku-ku-rêu sẽ trưởng thành.
=> Tình yêu tha thiết, sâu nặng đối với vẻ đẹp làng quê mình.
3. Tổng kết
a. Nghệ thuật
b. Nội dung
 Ghi nhớ: (Sgk/101)
* Ý nghĩa văn bản: Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu.
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học
- Nếu có điều kiện, tìm đọc tác phẩm Người thầy đầu tiên.
- Soạn bài mới: Ôn tập truyện kí Việt Nam.
E. Rút kinh nghiệm
......
......

Tài liệu đính kèm:

  • docGA NGU VAN 8 TUAN 9.doc