Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

 Tiết 33, 34. Văn bản:

HAI CÂY PHONG

(Trích: Người thầy đầu tiên)

 Ai-ma-tốp

1.Mục tiêu: Giúp hs

 a) Kiến thức:

 - Học sinh phát hiện được VB hai cây phong có 2 mạnh kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau quả người kể chuyện, ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả khi miêu tả 2 câu phong. Nguyên nhân khiến 2 cây phong gây xúc động cho người kể chuyện.

 b) Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích

 c) Thái độ:

 - GD có tấm lòng gắn bó tha thiết với cảnh vật và con nôi QH yêu dấu.

2. Chuẩn bị của GV và HS.

 a) GV: sgk, sgv, tài liệu tham khảo, giáo án

 b) HS : Học bài cũ, đọc và soạn bài.

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 9 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..../10/2010
Dạy ngày:..../10/2010
Dạy lớp 8B
 Tiết 33, 34. Văn bản:
HAI CÂY PHONG
(Trích: Người thầy đầu tiên)
 Ai-ma-tốp
1.Mục tiêu: Giúp hs 
 a) Kiến thức: 
 - Học sinh phát hiện được VB hai cây phong có 2 mạnh kể ít nhiều phân biệt lồng vào nhau dựa trên các đại từ nhân xưng khác nhau quả người kể chuyện, ngòi bút đậm chất hội họa của tác giả khi miêu tả 2 câu phong. Nguyên nhân khiến 2 cây phong gây xúc động cho người kể chuyện.
 b) Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc, phân tích
 c) Thái độ:
 - GD có tấm lòng gắn bó tha thiết với cảnh vật và con nôi QH yêu dấu.
2. Chuẩn bị của GV và HS.
 a) GV: sgk, sgv, tài liệu tham khảo, giáo án
 b) HS : Học bài cũ, đọc và soạn bài.
3. Tiến trình bài dạy.
 * Ổn định tổ chức: Sĩ số 8B:
 a) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs
 b) Dạy nội dung bài mới: 
Đối với mỗi con người Việt Nam, kí ức tuổi thơ thường gắn liền với những cây đa, bến nước, sân đình ở những làng quê mờ xa trong không gian và thời gian thăm thẳm. Con đối với nhân vật họa sĩ trong truyện xưa "Người thầy đầu tiên" của nhà văn Ai - ma - tốp (Cư - rơ - gư - xtan - một nước cộng hòa miền trung Á, thuộc Liên Xô cũ) là nhớ tới làng quê. Mỗi lần thăm quê, ông không thể không đến thăm 2 cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
?Tb
HS
?Kh
HS
GV
GV
HS
?Tb
HS
?Tb
HS
?Kh
HS
?Kh
HS
?Kh
?Tb
HS
?Kh
HS
?Kh
HS
GV
HS
?Kh
HS
?Tb
HS
?Kh
GV
?Kh
HS
GV
?Kh
HS
?Tb
?Kh
HS
GV
HS
?Tb
?Tb
HS
?Kh
HS
?Tb
HS
?G’
HS
?Kh
HS
?Kh
HS
?Tb
HS
?Kh
HS
GV
?G’
HS
?Kh
HS
?Kh
HS
?Tb
?Y
?Kh
HS
?Tb
HS
?Kh
HS
GV
?Kh
HS
?Kh
HS
?Kh
?Kh
?Tb
?Tb
Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
- Ai-ma-tốp (1928) là nhà văn Cư-rơ-gư -xtan, một nước cộng hoà ở Trung Á, trước đây nằm trong liên bang Xô Viết. Ông xuất thân trong một gđ viên chức. Năm 1953, Ai-ma-tốp tốt ngiệp ĐH Nông nghiệp, trở thành các bộ kĩ thuật chăn nuôi. Mấy năm sau, ông học tiếp về văn học rồi chuyển sang hoạt động báo chí và viết văn. Ông được dư luận đánh giá cao ngay từ tác phẩm đầu tay “Gia -mi-bi-a” (1958). Tiếp đó là tập “Núi đồi và thảo nguyên” (1961) được giải thưởng Lê -nin. Ông còn viết nhiều tác phẩm quen thuộc với bạn đọc Việt Nam: Cây phong non chùm khăn đỏ. Người thầy đầu tiên...
- Người thầy đầu tiên là tác phẩm xuất sắc của Ai -ma-tốp. Đoạn trích “Hai cây phong” nằm ở phần đầu truyện. “Người thầy đầu tiên”. gợi tr cảnh sắc của làng Ku -ku-rêu hồi tưởng lại kỉ niệm êm đềm về hai cây phong của đứa con đi xa về thăm nơi chôn rau cắt rốn của mình. Đoạn trích này cũng đã thể hiện một cách đằm thắm, thiết tha tình yêu cố hương, biểu lộ lòng biết ơn người thầy đầu tiên đã trồng cây và trồng người nơi thảo nguyên mênh mông này.
Tóm tắt ngắn gọn nội dung của truyện “Người thầy đầu tiên”?
- Nội dung truyện được dặt vào bối cảnh vùng quê hẻo lánh của Cư-rơ-gư-xtan, vào giữa những năm 20 của thế kỉ trước. Thời đó, trình độ phát triển ở nơi đây còn thấp tư tưởng phong kiến gia trưởng còn nặng nề, phụ nữ bị coi thường, trẻ mồ côi bị rẻ rúng. Cô bé An-tư-nai mồ côi sống trong gđ chú thím ở làng Ku-ku-rêu, chẳng được học hành và phải chịu sự giám sát, sai khiến hà khắc của bà thím. Đuy-sen được đoàn thanh niên cộng sản cử về làng để mở trường học, đã kịp thời cứu giúp cho em đến trường học. Bà thím ác nghiệt ép gả bán An-tư-nai làm vợ lẽ cho người ta. Một lần nữa An-tư-nai được thầy Đuy-sen giải thoát, được lên tỉnh học, rồi đến học tiếp ở Mát xcơ va, sau trở thành nữ viện sĩ An-tư-nai, còn thầy Đuy-sen, bây giờ đã già làm nghề đưa thư. 
- Khi An-tư-nai còn đang học ở trường làng, có hôm Đuy-sen mang về trưởng hai cây phong non và bảo em “Hai cây phong này thầy mang về cho em đây. Chúng ta sẽ trồng và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống, em sẽ trưởng thành, em sẽ là một người tốt... Em bây giờ trẻ măng như một thân cây non, như đôi cây phong nhỏ này”.
(Hướng dẫn cách đọc)
- Đọc bài văn với giọng bồi hồi xúc động.
Š Đọc 1 đoạn - gọi 2 hs đọc tiếp đến hết (có nhận xét, uốn nắn)
Em hãy giải nghĩa các từ: thảo nguyên, phong, hải đăng, thuỷ triều, nông trang, người vô danh?
- Dựa vào sgk để trả lời.
Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào?
- Tự sự - kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Văn bản chia làm mấy phần? nội dung mỗi phần?
- 4 phần: + P1: Từ đầu -> phía tây -> giới thiệu chung vị trí làng quê của nhân vật tôi.
+ P2: Tiếp -> thân xanh - hình ảnh hai cây phong đầu làng; cảm xúc, tâm trạng của tôi rồi lần về thăm trường.
+ P3: Tiếp -> biêng biếc kia: nhớ về cảm xúc và tâm trạng của tôi hồi trẻ thơ với lũ bạn.
+ P4: Còn lại -> nhà văn tôi nhớ đến người trồng 2 cây phong ấy gắn liền với trường Đuy - sen.
Em có nhận xét gì về ngôi kể trong đoạn trích?
- Ngôi thứ nhất số ít (xưng tôi) và ngôi thứ nhất số nhiều (xưng “chúng tôi”).
- Có sự thay đổi ngôi kể trong đoạn trích (có chỗ người kể xưng tôi, nhưng có đoạn lại xưng “chúng tôi”)
Khi nào người kể chuyện nhân danh "tôi" 
- Mạch kể mà người kể chuyện xưng “tôi” ở phần đầu và phần kết của vb’. Người kể đã nhân danh một con người quê hương của làng Ku -ku-rêu để kể về hai cây phong với biết bao kỉ niệm êm đẹp từ thủa ấu thơ đến lúc trưởng thành.
Khi nào người kể chuyện nhân danh "chúng tôi"? 
- Khi thể hiện cảm xúc tập thể (trong đó có tôi) về 2 cây phong và thảo nguyên.
Người kể đã nhân danh một hs đại diện cho lớp hs vào năm học cuối cùng kể về những kỉ niệm của tuổi học trò đối với hai cây phong thân thiết.
- Thực ra chỉ có một người kể truyện là tg’ và kể ở ngôi thứ nhất. Nhưng căn cứ vào đại từ nhân xưng (khi xưng “tôi”, khi xưng “chúng tôi”) ta thấy có hai mạch kể chuyện trong đoạn trích.
Trong hai mạch kể, mạch kể nào quan trọng hơn? Vì sao?
- Trong hai mạch kể mạch kể nào cũng có những kỉ niệm êm đẹp, những cảm xúc nồng nàn với hai cây phong, nhưng căn cứ vào độ dài của hai mạch kể, ta thấy rõ ràng là mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn. Vì đây chính là bản thân tác giả- và nhân vật “tôi” ấy, tự sâu thẳm lòng mình đã nhìn nhận và suy nghĩ, cảm xúc trước hai cây phong của quê hương ntn? Vả lại, khi nhân danh là “một người của quê hương” thì mức độ sẽ sâu đậm hơn khi nhân danh “là một hs đại diện cho những người bạn cùng lớp”.
Việc tác giả lồng ghép hai mạch kể chuyện như vậy có tác dụng gì?
- Hai mạch kể bổ sung cho nhau diễn tả được những tình cảm, cảm xúc vừa riêng vừa chung. Đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên và tình yêu làng là tình cảm sâu sắc và rộng lớn của cả thế hệ.
- Cách đan xen, lồng ghép 2 thời điểm hiện tại - quá khứ, trưởng thành, niên thiếu, 1 người, nhiều người cùng trang lứa như vậy làm cho câu truyện trở nên sống động, thâm mật, gần gũi...
=> Chúng ta sẽ phân tích theo hai mạch kể chuyện.
- Đọc thầm đoạn văn từ “Vào năm học cuối cùng" đến "biêng biếc kia”.
Theo em phần này có thể chia làm mấy đoạn? ý chính của mỗi đoạn?
- Trong mạch kể này ta có thể chia làm hai đoạn nhỏ: 
+ Đ1: Từ “vào năm học -> bao la và ánh sáng => Bọn trẻ chơi đùa, trèo lên phá tổ chim.
+ Đ2: Từ “đất rộng bao la -> biêng biếc kia” => Phong cảnh làng quê và cảm nhận của nhân vật “tôi” khi từ ngọn cây phong nhìn xuống
GV: Đoạn trên liên quan tới hai cây phong trên đồi cao vào năm học cuối cùng trước khi nghỉ hè bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim.
- Đoạn dưới liên quan đến thế giới đẹp đẽ vô ngần nở ra trước mắt bọn trẻ khi chúng ngồi trên cành cây cao.
Hình ảnh hai cây phong trong kí ức tuổi thơ của tác giả được ghi lại qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
- Vào năm học cuối cùng trước khi bắt đầu nghỉ hè [...]chúng tôi chạy ào lên phá tổ chim.c
- Cứ mỗi lần chúng tôi reo hò, huýt còi ầm ĩ chạy lên đồi [...]hai cây phong khổng lồ lại nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời chúng tôi đến với bóng râm mát rượi và tiếng nói xào xạc dịu hiền.
Trước sự lôi cuốn kì diệu đó, lũ trẻ đã làm gì?
- [...]chúng tôi công kênh nhau c ám vào các mắt mấu cành cây trèo lên chấn động cả vương quốc loài chim. Hàng đàn chim... chao đi chao lại trên đầu.
- [...]Chúng tôi cứ leo lên cao nữa, cao nữa... từ trên những cành cao ngất cao đến ngang đầu tầm cánh chim bay, bỗng như có một phép thần thông nào vụt ra cả một thế giới đẹp dễ, vô ngần của không gian bao la và ánh sáng.
Đoạn văn này tác giả đã sd biện pháp nghệ thuật nào?
- Tác giả sd nghệ thuật nhân hoá, các từ ngữ có tác dụng gợi hình, gợi cảm để miêu tả hai cây phong. 
- Tác giả vừa nhớ lại vừa kể xen lẫn tả một cách rất cụ thể giọng điệu thấm đượm cảm xúc mến thương, ngọt ngào. Trong mạch kể xen lẫn tả này hai cây phong chỉ phác thảo đôi ba nét. Nhưng đúng là những nét phác thảo của một hoạ sĩ. Hai cây phong “khổng lồ” với các “mấu mắt”, các “cành cao ngất, cao đến ngang tầm cánh chim bay”, với “bóng râm mát rượi”, với động tác “nghiêng ngả đung đưa như muốn chào mời”. Lại có thêm “bóng đàn chim ... chao đi chao lại” bên trên tô điểm cho bức hoạ ấy. 
Em có suy nghĩ gì về vị trí của hai cây phong trong kí ức tuổi thơ của tác giả?
 - Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi gắn bó chan hoà thân ái.
- Rõ ràng hai cây phong như những người bạn lớn vô cùng thân thiết, bao dung, độ lượng và gắn bó với lũ trẻ trong làng (Hai cây phong nghiêng ngả, đung đưa như muốn chào mời những người bạn nhỏ... bóng râm mát rượi, tiếng lá xào xạc, dịu hiền). Còn lũ trẻ thì cũng giống như những chú chim non ngây thơ, nghịch ngợm, chơi đùa không biết chán dưới gốc và trên cành cây phong đã thành cổ thụ. Đoạn văn khiến người đọc ngỡ như chính Ai - ma-tốp đang bé lại để sống với những kỉ niệm tuyệt vời.
Đ/v trên gợi cho em nhớ tới những câu thơ nào ?
- Gợi nhớ những câu thơ trong bài “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh. 
 Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
 Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
 Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
 Bầy chim non bơi lội trên sông.
vì đều gợi lại những kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên trong sáng đáng yêu.
Từ trên cao ngất, phép thần thông mở ra trước mắt lũ trẻ những điều gì?
- Đất rộng bao la làm chúng tôi sửng sốt ... chuồng ngựa của nông trang vẫn coi là toà nhà rộng lớn nhất trên thế gian... chỉ như một nhà xép bình thường
- Phía sau làng là dải thảo nguyên hoang vu mất hút ... bao nhiêu là vùng đất mà trước đây chúng tôi chưa từng nghe nói...
- Những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng manh.
- Chúng tôi ngồi nép trên các cành cây, lắng nghe tiếng gió ảo huyền và tiếng cây đáp lại lời gió, thì thầm to nhỏ về những miền đất bí ẩn đầy sức quyến rũ lẩn sau chân trời xa thẳm biếng biếc kia.
Đoạn văn trên giúp em hiểu thêm điều gì về ý nghĩa của hai cây phong đối với lũ trẻ làng Ku -ku-rêu?
- Nhờ hai cây phong lớn lao, vững vàng nâng đỡ, dìu dắt những đứa trẻ làng Ku -ku-rêu để chúng mở rộng tầ ... y phong khác này hẳn ... chúng có tiếng nói riêng... có một tâm hồn riêng chan chứa những lời ca êm dịu.
- Chúng ... nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi như một làn sóng thuỷ triều... khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm... như một đốm lửa vô hình ... khi bỗng im bặt một thoáng như tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào.
- Khi mây đen kéo đến cùng với bão dông .. hai cây phong nghiêng ngả tấm thân rẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa đốt cháy rừng rực.
Em có nhận xét gì về nghệ thuật được tg’ sd trong đoạn văn này? Em hình dung hai cây phong hấp dẫn ở điểm nào?
- Bằng những hình ảnh miêu tả, so sánh, nhân vật tôi luôn hình dung 2 cây phong như 2 anh em sinh đôi, 2 con người với sức lực dẻo dai, có tâm hồn phong phú, có cuộc sống của riêng mình.
- Dù đến vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm, thì hai người bạn tâm tình ấy cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau”. Và nhân vật “tôi” đã thấu hiểu những cung bậc khác nhau ấy như hiểu được tấm lòng của những người tri kỉ: khi là “một làn sóng thuỷ triều dâng dâng lên; khi là “một tiếng thì thầm tha thiết nồng thắm”, lúc lại “cất tiếng thở dài” và có khi lại “reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực”. Đây là những cung bậc của cây hay của con người và hiểu được để diễn tả một cách sống động như thế thì đó phải là kết quả từ con mắt nhìn của một hoạ sĩ và tấm lòng của một con người có tình yêu qh tha thiết.
Ở đoạn văn miêu tả hai cây phong n /v “tôi” nghe được “tiếng nói riêng, tâm hồn riêng” chan chứa những lời ca êm dịu của chúng. Điều đó cho thấy những tài năng nghệ thuật nào của tác giả?
- Nhân vật “tôi” có năng lực cảm nhận tinh tế, trí tưởng tượng phong phú - cảm nhận được cả sự sống của vật vô tri vô giác. Có tâm hồn nhạy cảm. Nhất là tình yêu tha thiết sâu nặng đối với hai cây phong, cũng là đối với vẻ đẹp làng quê của mình.
Tại sao khi đã trưởng thành, đã hiểu được điều bí ẩn của 2 cây phong - đó chỉ là chân lí đơn giản mà vẫn không làm họa sĩ vỡ mộng xưa?
- Nhân vật tôi là một nghệ sĩ có tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc. Khi đã hiểu được điều bí ẩn của thiên nhiên, nhưng nhân vật tôi vẫn không tan đi giấc mộng kì diệu của tuổi thơ.
Có phải ai cũng có tâm trạng như nhân vật “ tôi” không?
Hai cây phong sở sĩ trở nên đặc biệt không chỉ bởi những lí do trên mà chủ yếu còn gắn với tên tuổi thầy Đuy - sen người đầu tiên có công xây dựng ngôi trường
Bí mật gì về hai cây phong mà nhân vật tôi" chưa hề nghĩ đến thủa thiếu thời?
- Ai là người đã trồng lên 2 cây phong trên đồi này!
- Người vô danh ấy đã mơ ước gì và ấp ủ những niềm hi vọng gì?
Người vô danh đó là ai?
- Đó là thầy Đuy-sen.
Tai sao hai cây phong lại gắn với tên tuổi của thầy Đuy-sen ? Thầy Đuy - sen đã trồng nó với ước mơ gì?
- Thầy Đuy-sen là thầy giáo đầu tiên có công xây dựng ngôi trường đầu tiên của làng Ku-ku-rêu trong những năm 20 sau Cách mạng tháng Mười - chính thầy đã đem hai cây phong non về và nói với cô học trò nghèo khổ An-tư-nai : Hai cây phong này thầy mang về cho em đấy. Chúng ta sẽ cùng trồng. Và trong khi chúng lớn lên, ngày một thêm sức sống em cũng sẽ trưởng thành em sẽ là một người tốt...
 Thầy Đuy-sen trồng 2 cây phong để gửi gắm điều gì?
- Thầy Đuy-sen trồng hai cây phong để gửi gắm ước mơ, hi vọng những đứa trẻ nghèo khổ, thông minh, ham học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, sẽ trưởng thành, sẽ là người có ích.
Từ hình ảnh hai cây phong n /v “tôi” nhắc đến công lao của thầy giáo Đuy-sen , điều đó giúp em khám phá thêm được vẻ đẹp nào khác của nhân vật này?
- Tình yêu quý hai cây phong gắn với tình yêu quý người thầy giáo đã trồng hai cây phong ấy với ước mơ và hi vọng về sự trưởng thành của trẻ em làng Ku -ku-rêu.
Hai cây phong là đoạn trích mở đầu tp’ “Người thầy đầu tiên”, như một khúc nhạc dạo đầu cho một bài ca khá dài về tình yêu quê hương và con người. Là nỗi buồn nhớ không nguôi về quê hương của những con người xa cách. Hai cây phong đặc biệt gắn liền với một câu chuyện xúc động về người thầy giáo đầu tiên, người đem ánh sáng văn hoá khai sinh cho lũ trẻ làng Ku -ku-rêu trong những năm 20 của thế kỉ XX. Hai cây phong nhắc chúng ta đừng quên quá khứ tuổi thơ, đừng bao giờ quên công ơn và tình cảm của người thầy giáo đầu tiên của c /đ mình.
Hai cây phong không chỉ là biểu tượng của quê hương mà còn có ý nghĩa nào khác?
- Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm thầy trò An-tư-nai.
Em có nhận xét gì về NT miêu tả của tg trong đoạn trích? 
- Hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ.
Đoạn trích hai cây phong đã bồi đắp cho chúng ta những tình cảm gì đáng quý?
- Đoạn trích đã truyền cho ta tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu truyện xúc động về thầy Đuy-sen, người đã vui trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.
Nếu n /v mang hình bóng của An-tư-nai, thì em sẽ hiểu gì về nhà văn qua đoạn trích này?
- Có tâm hồn nhạy cảm, đẹp đẽ cao quý. Có tình yêu qh sâu nặng 
- Có khả năng quan sát và trí tưởng tượng phong phú, dồi dào đậm chất hội hoạ.
Trong văn học tình yêu qh đất nước rất sinh động, cụ thể. 
Em hãy tìm một vài tp’ VHVN có cách diễn đạt tình cảm như thế?
- Quê hương (Giang Nam); Quê hương (Đỗ Trung Quân); Nhớ con sông quê hương (Tế Hanh); Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)
Trong đoạn trích em thích nhất đoạn văn nào? vì sao?
HS tự bộc lộ H 
I. Đọc và tìm hiểu chung. ( 10’ )
 1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Ai-ma-tốp (1928) là nhà văn Cư-rơ-gư -xtan. Năm 2004 nhận danh hiệu giáo sư danh dự trường đại học quốc gia Mát -cơ-va.
- Đoạn trích là phần đầu truyện "Người thầy đầu tiên".
2. Đọc văn bản:
II. Phân tích (....)
1. Hai cây phong và kí ức tuổi thơ:
- Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi gắn bó chan hoà thân ái.
- Hai cây phong là nơi tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới xung quanh và làm giàu có thêm tâm hồn trí tuệ.
 2. Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của nhân vật “Tôi” - người nghệ sĩ: 
- Hai cây phong đã trở thành 1 hình ảnh thân thương trong tâm hồn tác giả; biểu hiện tình yêu và nỗi nhớ làng quê của 1 con người sống ở nơi xa.
- Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện xúc động về tình cảm thầy trò An-tư-nai.
III. Tổng kết - ghi nhớ. (3’)
- Hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ.
 - Đoạn trích đã truyền cho ta tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu truyện xúc động về thầy Đuy-sen, người đã vui trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình.
IV. Luyện tập (2’)
 c) Củng cố, luyện tập. 1’
 Tóm tắt ngắn gọn lại truyện ngắn " Hai cây phong”
 d) Hướng dẫn hs học bài và làm bài : ( 2’)
 - Học và năm nội dung bài.
 - Tập phân tích lại văn bản.
 - Ôn lại văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
 (xem các đề trong sgk - Tr 103 để tiết sau viết 
 viết bài tập làm văn số 2)
=======================
Ngày soạn:..../10/2010
Dạy ngày:..../10/2010
Dạy lớp 8B
 Tiết 35, 36: 
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
1.Mục tiêu. Giúp hs 
 a) Kiến thức:
 - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 - Biết viết đúng yêu cầu, trình bày rõ ràng sạch sẽ.
 b) Kĩ năng:
 - Rèn kỹ năng viết văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 c) Thái độ:
	* Ổn định T/c: Sĩ số 8B:..../17
2. Nội dung đề kiểm tra. (GV ghi đề lên bảng)
Nếu là người được chứng kiến cảnh lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo trong truyện ngắn của Nam Cao thì em sẽ ghi lại câu chuyện đó như thế nào?
3. Đáp án - Biểu điểm.
* Yêu cầu chung: trước hết cần đọc kĩ lại đoạn trích có nội dung kể về việc lão Hạc sang nhà ông giáo kể về việc bán chó vàng; nắm vững những chi tiết thể hiện tâm trạng lão Hạc và ông giáo. Đồng thời cần hiểu tác phẩm, nhớ một số chi tiết liên quan đến con chó vàng nhưng không xa vào kể toàn bộ tác phẩm.
- Mặc dù kể lại chuyện đã có nhưng cũng cần phải sáng tạo trong khi kể chuyện một cách hợp lí.
Đóng vai n /v thứ ba trong truyện (xưng “tôi” - như vậy, n/v ông giáo không còn là người xưng “tôi” nữa mà là n /v tham dự vào đoạn truyện)
- Nam Cao đã kể rất đặc sắc sự việc này, miêu tả, biểu cảm cũng đạt đến độ tuyệt vời nên khi kể không nên tả lại các chi tiết đó mà biến nó thành sự quan sát của mình để nhận xét, suy nghĩ về ông giáo, về lão Hạc, về c /đ.
 * Dàn bài: (đáp án).
 	a) Mở bài : Hoàn cảnh được chứng kiến câu chuyện (tôi ngồi chơi cùng ông giáo - đang trò truyện...)
 	b) Thân bài : Lão Hạc xuất hiện. Hình ảnh lão Hạc qua ấn tượng của “tôi”
 	(Câu chuyện giữa lão Hạc và ông giáo)
 	 - Lão Hạc kể chuyện bán chó (gọi chó về cho nó ăn, nó đang ăn thì bị trói, thái độ, biểu hiện của con chó Vàng: căm giận, trách móc lão Hạc đã lừa nó)
 	 	+ Nội dung lời kể
 	 + Ngoại hình và tâm trạng lão Hạc.
 (Phần này sd ND văn bản, thay đổi ngôi kể cho phù hợp.)
 - Ông giáo khi nghe kể chuyện (qua cảm nhận của “tôi”)
 	+ Tả ngoại hình để thể hiện tâm trạng nhân vật
 	+ Lời an ủi, cảm thông của ông giáo với lão Hạc ...
 - Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi”.
 	+ Về lão Hạc (cảm thông với nỗi khổ của lão Hạc)
 	+ Về cuộc sống 
 c) Kết bài :
 	- Lão Hạc về nhà
 	- Tâm trạng ông giáo và “tôi”.
 * Biểu điểm: 
 Về hình thức: (1 điểm) 
 - Viết đúng theo yêu cầu của bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, trình bày rõ ràng, đảm bảo sự liên kết mạch lạc.
 	+ Sử dụng đúng ngôi kể, dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp.
 	+ Giữa các phần các đoạn có sự liên kết bằng các từ ngữ liên kết và chuyển đoạn
 	+ Văn phong sáng sủa.
 Về nội dung (9 điểm) : 
 a. Mở bài : Hoàn cảnh được chứng kiến câu chuyện (tôi ngồi chơi cùng ông giáo - đang trò truyện...) (1 điểm)
 b. Thân bài : 
 * Lão Hạc xuất hiện. Hình ảnh lão Hạc qua ấn tượng của “tôi” (1điểm)
 * Câu chuyện giữa lão Hạc và ông giáo (4 điểm)
 - Lão Hạc kể chuyện bán chó (gọi chó về cho nó ăn, nó đang ăn thì bị trói, thái độ, biểu hiện của con chó Vàng: căm giận, trách móc lão Hạc đã lừa nó) (2 điểm)
 	+ Nội dung lời kể
 	+ Ngoại hình và tâm trạng lão Hạc.
 (Phần này sd tác phẩm, thay đổi ngôi kể cho phù hợp.)
 - Ông giáo khi nghe kể chuyện (qua cảm nhận của “tôi”) (1 điểm)
 	+ Tả ngoại hình để thể hiện tâm trạng nhân vật
 	+ Lời an ủi, cảm thông của ông giáo với lão Hạc ...
 - Suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi”. (1 điểm)
 	+ Về lão Hạc (cảm thông với nỗi khổ của lão Hạc)
 	+ Về cuộc sống 
 c) Kết bài : (1 điểm)
 - Lão Hạc về nhà
 - Tâm trạng ông giáo và “tôi”.
4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra.
 Tổ chuyên môn duyệt
 Ngày....... tháng 10 năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 9.doc