Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Trường TH Canh Liên

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Trường TH Canh Liên

Tuần 8- Tiết 29-30 - Bài 8 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

 (Trích ) O Hen-ri

 I-Mục tiêu cần đạt :

 Giúp HS

-Hiểu được nội dung truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng “ . Truyện ca ngợi tình cảm thương yêu , gắn bó giữa các nghệ sĩ , đông thời ca ngợi sức mạnh của nghệ thuậy chân chính giúp con người chiến thắng được tuyệt vọng , chiến thắng cái chết .

- Khám phá và nét cơ bản , nghệ thuậe truyện ngắn O Hen-ri

II-Chuẩn bị :

1-GV: N/cứu sgk ,sgv ,tài liệu TK- soạn giảng + bảng phụ

2-HS :Đọc kĩ phần văn bản (kể cả tóm tắt phần đầu truyện ), chú thích .

 Trả lời câu hỏi sgk

III-Tiến trình tiết dạy :

1- Ổn định : (1)

2- KTBC : (5 )

 a- Trắc nghiệm : (bảng phụ )

 -Em đánh giá như thế nào về những ước vọng của Đôn ki-hô-tê được thể hiện trong đoạn trích .

A-Chính đáng và tốt đẹp C-Ngớ ngẩn và điên rồ

B-Tầm thường và xấu xa D- Không phù hợp với thời đại

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Trường TH Canh Liên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N Soạn :16-10-2005 
Tuần 8- Tiết 29-30 - Bài 8 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG 
 (Trích ) O Hen-ri 
 I-Mục tiêu cầøn đạt : 
 Giúp HS 
-Hiểu được nội dung truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng “ . Truyện ca ngợi tình cảm thương yêu , gắn bó giữa các nghệ sĩ , đông thời ca ngợi sức mạnh của nghệ thuậy chân chính giúp con người chiến thắng được tuyệt vọng , chiến thắng cái chết .
- Khám phá và nét cơ bản , nghệ thuậe truyện ngắn O Hen-ri 
II-Chuẩn bị :
1-GV: N/cứu sgk ,sgv ,tài liệu TK- soạn giảng + bảng phụ 
2-HS :Đọc kĩ phần văn bản (kể cả tóm tắt phần đầu truyện ), chú thích . 
 Trả lời câu hỏi sgk 
III-Tiến trình tiết dạy :
Ổn định : (1’) 
KTBC : (5’ ) 
 a- Trắc nghiệm : (bảng phụ ) 
 -Em đánh giá như thế nào về những ước vọng của Đôn ki-hô-tê được thể hiện trong đoạn trích .
A-Chính đáng và tốt đẹp C-Ngớ ngẩn và điên rồ 
B-Tầm thường và xấu xa D- Không phù hợp với thời đại 
b-Tự luận : Từ việc tìm hiểu tính cách của 2 nhân vật Đôn ki-hô-tê và Xan chô-pan-xa ,em có thể rút ra cho mình bài học gì ? 
3-Bài mới :
a- Gới thiệu bài : (1’) O,Hen-ri là nhà văn Mỹ chuyện viết truyện ngắn . Nhiều truyện của ông đã để lại cho bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như : Căn gác xép , Tên cảnh sát và gã lang thang , Chiếc lá cuối cùng , Quà tặng của các đạo sĩ v.v..
 ăn bản trích giảng hôm nay là phần cuối truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng “ 
b- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
6’
10’
25’
H động 1: 
-Gọi 1 HS đọc chú thích * 
- Chốt lại nét chính về tác giả 
-Tóm tắt truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” đến đoạn văn bản trích thì dừng 
Hđộng 2: H/dẫn đọc (phân biệt lời kể , tả của t/giả với những câu , đoạn đặt trong dấu ngoặc kép , đoạn cuối truyện ,kể về cái chết của cụ Bơ-men càn đọc với giọng rưng rưng , cảm động nghẹn ngào .
-Đọc một đoạn ngắn 
-Gọi 2 Hs đọc tiếp 
-Nhận xét cách đọc của HS 
-Y/cầu giải thích các từ ngữ khó 
-Y/cầu HS kể tóm tắt truyện 
-N/xét , hướng dẫn về nhà tự tóm tắt 
Hđôïng 3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản :
-Trong đoạn trích học , em thấy Giôn xy đang ở trong tâm trạng ntn ? Tình trạng ấy khiến cô hoạ sĩ trẻ này có tâm trạng gì ? 
+Giôn xuy là một cô gái trẻ , một hoạ sĩ trẻ .Cô đang bị sưng phổi nặng . Bệnh tật và nghèo túng khiến cô chán nản , tuyệt vọng , cô gắn sự sống của mình vào những chiếc lá rụng cô đếm 
-Suy nghĩ của Giôn- xi khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cùng lúc đó cô sẽ chết ! nói lên điều gì ? 
+Đó là suy nghĩ ở một cô gái yếu đuối , bệnh tật , ít nghị lưc , thật ngớ ngẩn và đáng thương . Nó chứng tỏ Giôn-xi chán sống lắm rồi .
-Tại sao tác giả lại viét khi trời vừa hửng sáng thì G ,con người tàn nhẫn lại ra lệnh kéo mành lên ? Hành động này thể hiện tâm trạng gì của cô ? 
+G là người tàn nhẫn lạnh lùng , thờ ơ với chính bản thân mình , với cuộc sống đang tắt dần trong cơ thể mình . Từ đó cô không để ý , không quan tâm mấy đến sự lo lắng ,chăm sóc ân cần của Xiu .
 Tàn nhẫn thơ ơ, chán chừơng không phải là bản tính của cô mà do bệnh nặng , do thiếu nghị lực gây nên . Cô đã sẵn sàng đón đợi lúc mình lìa đời như chiếc lá cuối cùng lìa cành .
- Thái độ tâm trạng lời nói của cô sau đó như thế nào ? 
-(nêu vấn đề ) Vậy , nguyên nhân làm cho Giôn-xi khỏi bệnh là gì ? Từ chiếc lá cuối cùng không chịu rụng ? Từ sự chăm sóc tận tình của Xiu ? Từ tác dụng của thuốc ? 
Việc Giô-xi khỏi bệnh nói lên điều gì ? 
+Giôn-xi khỏi bệnh chủ yếu không phải do thuốc hay sự chăm sóc của người mà chính từ tâm trạng hồi sinh , cái ý định muốn sống cứ mạnh dần trong cô . Các quyết định cho sự thay đổi tâm trạng đó là sự khâm phục sự gan góc của chiếc lá .Chiếc lá mong manh mà gan góc chống chọi với gió tuyết , bám lấy sự sống . Chính chiếc lá đã thay đổi tinh thàn cô, cứu sống cô .
 Người ta có thể tự chữa bệnh cho mình bằng nghị lực ,bằng tình yêu cuộc sống , bằng sự đấu tranh và chiến thắng bệnh tật 
-- Tại sao khi nghe Xiu kể chuyện về cái chết của cụ Bơ-men , tác giả không để cho Giôn-xi có thái độ gì ? 
-Đọc 
-Lắng nghe 
-Lắng nghe , xác định vị trí đoạn trích 
-Lắng nghe 
- Lắng nghe 
-Đọc tiếp văn bản 
-HS nhận xét cách đọc của bạn 
- Giải thích các từ : trường xuân , chuyến đi xa xôi , bí ẩn , kiệt tác 
-HS kể tóm tắtz
-P/tích ,suy luận , phát biểu 
-Suy nghĩ, thảo luận và trả lời 
+Chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó – Giôn-Xi ngạc nhiên hết sức –nhìn chiếc lá hồi lâu – gọi Xiu quấy món cháo gà , muốn uống chút rượu ,lại muốn vẽ vịnh Na-plơ à cô đã muốn sống và hoàn toàn qua cơn nguy hiểm 
-Trao đổi , thảo luận , nêu ý kiến 
-Dự đoán các khả năng thảo luận trả lời 
+ Sắp đặt như vậy để câu chuyện thêm gợi mở , để người đọc cùng bâng khuâng tiếc nhớ và cảm phục một lão nghệ sĩ .
Giôn-xi im lặng -> sự cảm động thật sâu xa , thấm thía vào cả tâm hồn cô và cả tâm hồn người đọc 
I- Giới thiệu :
1-Tác giả :O Hen-ri (1862-1910) Nhà văn Mỹ chuyên viết truyện ngắn 
2-Văn bản là phần cuối truyện “Chiếc lá cuối cùng “
II-Tìm hiểu văn bản :
1-Đọc, tìm hiểu chú thích : 
2- Phân tích :
a-Nhân vật Giôn-Xi :i
-Nhà hoạ sĩ trẻ nghèo, mắc bệnh viêm phổi nặng 
-Chán nản , buông xuôi ,cô nghĩ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng xuống cô cũng ra đi 
-Thấy “muốn chết là có tội “, vui muốn vẽ vịnh Na-plơ 
-Ng/nhân có sự thay đổi tâm trạng : Chiếc lá cuối cùng đã không rụng 
 4-Củng cố tiết 1 (bảng phụ ) (2’) 
 - Đối với Giôn-xi ,chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa ntn ? 
A Nếu chioếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ 
B Nếu chiếc lá ấy rụng thì cỗe không tiếp tục vẽ nữa 
C Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa 
D Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô 
TIẾT 2
 Mục tiêu càn đạt : 
- Phân tích nhân vật Xiu và Bơ-men 
-Khám phá nghệ thuật đảo ngược tình huống hai lần 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
15’
18’
6’
Hđộng 4 : 
- Tại sao Xiu cùng cụ Bơ –men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây trường xuân , rồi nhìn nhau ,chẳng nói năng gì ? 
-Sáng hôm sau , Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là giả , lá vẽ hay không ? vì sao ? Nếu biết thì sao ? không biết thì sao ? 
+Xiu cũng như Giôn-xi chưa hề biết chiếc lá ấy là lá giả , là vẽ ,vì khi Giôn-xi ra lệnh kéo mành lên thì Xiu làm theo một cách chán nãn . Xiu cũng rất ngạc nhiên khi nhìn thấy chiếc lá (“Ô kìa “) Nghe G iôn-xi nói những lời tuyệt vọng Xiu vừa an ủi bạn vừa mong bạn hãy vì mình mà sống .
 Chính sự giữ bí mật của cụ Bơ-men với cả Xiu làm cho câu chuyện thêm bất ngờ và hấp dẫn hơn . Mặt khác nếu Xiu được biết trước thì có khi cô lại có thể làm Giôn cũng nghi ngờ vì sự thiếu tự nhiêncủa mình .
- Vậy Xiu biết rõ sự thật vào lúc nào ? Vì sao em biết ? 
- Tại sao lại để cho Xiu kể lại chuyện vể cái chết và nguyên nhân dẫn đến cái chết của cụ Bơ-men ?
Qua đó người đọc có thể thấy rõ hơn phẩm chất gì của cô hoạ sĩ này ? 
+Không tả trực tiếp cái chết của cụ Bơ-men trong bênhj viện mà gián tiếp qua lời kể , lời báo tin của Xiu ,cách bố trí tình tiết và kết truyện kiểu này có tác dụng không chỉ làm cho câu chuyện diễn ra tự nhiên mà còn góp phần bộc lộ rõ hơn phẩm chất của Xiu . Kính phục ,tiếc nhớ cụ hoạ sĩ và hết lòng với bạn . 
Hđộng 4 : 
-Em có thể gợi lại vài nét khắc hoạ nhân vật cụ Bơ-men ? 
--Cụ Bơ-men sợ sệt nhìn ra ngoài cửa sổ , nhìn cây trường xuân , rồi họ nhìn nhau chẳng nói gì . Ngoài tâm trạng lo lắng ,thương yêu cô bạn đồng nghiệp trẻ , còn có ý gì khác ? 
-Những chi tiết nào trong vb nói lên tấm lòng yêu thương và hành động cao cả của cụ Bơ-men đối với Giôn Xi ? 
+Cụ thật cao thượng ,quên mình vì người khác , cụ lẳng lặng mà làm không hé răng cho ngay cả Xiu biết ý định của mình . Chiếc lá cụ vẽ được đánh đổi bằng chính sinh mạng của cụ đã cứu sống Giôn-xi 
-Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ dã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết ? 
- Vì sao có thể nói chiếc lá cụ vẽ là một kiệt tác ? 
+ Chiếc lá ấy là kiệt tác của cụ Bơ-men trước hết là vì chiếc lá được vẽ rất giống “Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa , chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ “Giống đến nỗi cả Giôn-xi và Xiu tưởng đó là chiếc lá thật . nhưng quan trọng hơn , chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác vì nó đem lại sự sống cho Giôn-xi chiếc lá được vẽ bằng cả tình thương yêu bao la và lòng hi sinh cao cả của cụ B . Thật xúc động khi hình dung ông cụ trong đêm mưa tuyết tơi bời đã bắc thang leo lên độ caođến hơn sáu mét đển vẽ chiếc lá lên trên tường .
-em có nhận xét gì về tính cách của lão hoạ sĩ Bơ-men ? 
Hđộng 5: Hướng dẫn HS tổng kết 
-Theo em đắc sắc nghệ thuật của văn bản này là gì ? 
- Nêu nội dung ý nghĩa của đoạn trích ? 
-Tổng kết chung 
-Suy luận , phát biểu 
+Vì lo cho bệnh tật và tính mệnh của Giôn-xi , vì nhớ ý định sẽ chết cùng với chiếc lá cuối cùng của bạn 
- HS lật lại vấn đề , suy đoán , phân tích 
-Suy đoán các khả năng , bàn luận 
+Tác giả không nói rõ (và cũng chẳng cần phải kể chi tiết này ) chỉ biết hửng sáng hôm sau , khi kkéo mành lên khi Giôn –xi càng ngạc nhiên vì chiếc lá kì lạ , gan lì vẫn chưa chịu rụng , yhì Xiu đã không có thái độ gì , có thể lúc này cô đã biết sự thật nhưng cô đã giấu bạn , để giúp bạn ,có điều Xiu chưa biết ai là tác giả của bức vẽ đó .
- Suy nghĩ , phát biểu 
-sử dụng phần đầu truyện , nhắc lại 
+Hoạ sĩ gi ... hực hiện được, sống lặng lẽ ,âm thầm . 
- T hương yêu lo lắng
cho Giôn-xi
-vẽõ chiếc lá trên tường để cứu Giôn-xi , đánh đổi bằng sinh mạng mình 
- Chiếc lá là kiệt tác của cụ Bơ-men 
à yêu thương con người . cụ là nghệ sĩ chân chính 
Tông kết : 
-NT : miêu tả tâm lí nhân vật . 
Kết cấu hai lần đảo ngược tình huống 
-ND: Ca ngợi t/cảm trong sáng , cao đẹp giữa những người hoạ sĩ nghèo .
Ca ngợi sức mạnh của t/phẩm NT chân chính 
4-Củng cố và hướng dẫn về nhà : 
Củng cố :( 3’) 
- Em hiểu như thế nào về nhan đề của tác phẩm “ Chiếc lá cuối cùng “
-Qua câu chuyện ,em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác ? 
b-Hướng dẫn về nhà ; (3’) 
-Học thuộc nội dung bài phân tích . Tập phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật trong đoạn trích .
-Điều gì ở Bơ-men khiến em khâm phục ? 
-Chuẩn bị bài :Chương trình địa phương ( phần tiếng việt ) 
 tìm hiểu bài tập , hoàn thành bài tập thông qua trao đổi tổ nhóm học tập 
IV- Rút kinh nghiệm , bổ sung : 
NSoạn :19-10-2005 
Tuần 8 – Tiết 31 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
 (phần tiếng việt ) 
I-Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS : 
 - Hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt , thân thích được dùng ở địa ohương các em sinh sống .
 -Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng với từ ngữ toàn dân ,những từ ngữ nào không trùng với từ ngữ toàn dân .
 II-Chuẩn bị :
GV : Tham khảo sgk , sgv ,tư liệu liên quan bài dạy , bảng phụ 
HS Tìm hiểu bài theo hưóng dẫn của GV 
III- Tiến trình tiết dạy :
1-Ổn định : (1’) 
2-KTBC : (5’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
3-Bài mới :
a- Giới thiệu bài :( 1’) Chương trình địa phương phần tiếng việt giúp các em hiểu được tù ngữ chỉ quan hệ ruột thịt , thân thích ở địa phương em và bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân .
Giảng bài mới :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
20’
15’
Hoạt động 1: 
-H/dẫn HS thảo luận ở nhóm .
- Quán xuyến theo dõi chung 
Hđộng 2:
H/dẫn HS trình bày kết quả điều tra sưu tầm 
- Mỗi nhóm làm chung một bảng điều tra.Cuối bảng điều tra rút ra những từ ngữ không trùng với từ ngữ toàn dân (nếu có)
-Tập hợp các sưu tầm của tổ viên về vđ thứ hai và vđ thứ ba
-Mỗi nhóm cử đại diện trả lời 
1Tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt,thân thích được được dùng ở đp(theo bảng điều tra SGK)
2-Sưu tầm từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt,thân thích ở đp khác
3-Sưu tầm thi ca có sử dụng từ ngữ chỉ qh ruột thịt thân thích ở địa phương .
Củng cố và hướng dẫn về nhà : (4’)
a- Củng cố : 
-Những từ in đậm trong các câu ca dao sau có phải là từ địa phương không ? 
Nắng mưa thì giếng nặng đầy 
 Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương 
Anh thương em răng nỏ muốm thương 
 Sợ lòng bác mẹ như rương khoá rồi .
Lục bình bát giác cắm các bông hường 
 Má anh kén dâu , anh thì kén vợ , đạo cang thường sẽ ra sao ? 
b-Hướng dẫn về nhà : 
-Hoàn chỉnh bảng điều tra sgk (nếu chưa xong ở lớp ) 
- Chuẩn bị bài :Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 
- Đọc kĩ bài tập và trả lời câu hỏi mục I-1 , II-1,2 
IV- Rút kinh nghiêm và bổ sung : 
 __________________________________________
 N Soạn : 19-10-2005 
Tuần 8- Tiết :32 LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ 
 KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ và BIỂU CẢM 
I-Mục tiêu cần đạt : 
 Giúp HS :
 -Nhận diện được bố cục các phần : Mở bài , thân bài , kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
 - Biết cách tìm ,lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy 
 II- Chuẩn bị :
 1-GV : N/cứu sgk , sgv , tư liệu liên quan bài dạy . bảng phụ 
 2-HS : Tìm hiểu bài theo hướng dẫn của GV 
 III- Tiến trình tiết dạy : 
 1-Ổn định : (1’) 
 2- KTBC : (4’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS 
 3- Giảng bài mới : 
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG HS
KIẾN THỨC
15’
10’
10’
H động1: Tìm hiểu và nhận biết dàn ý của một bài văn tự sự két hợp với miêu tả và biểu cảm 
-Y/cầu HS đọc lướt qua văn bản “Món quà sinh nhật “ (sgk) 
-Xác định 3 phần MB, TB, KB của văn bản . Nêu ý chính của mỗi phần ?
-Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau : 
a,Truyện kể về việc gì ? Ai là người kể chuyện ? (ở ngôi mấy ) 
b, Câu chuyện xảy ra ở đâu ? vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào ? 
c,Chuyện xảy ra với ai ? có những n/vật nào ? Ai là n/vật chính ? Tính cách của mỗi n/vật ra sao ? 
d, Câu chuyện diễn ra ntn ? ( mở dầu nêu vấn đề gì ? Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu ? Kết thúc ở chỗ nào ? Điều gì đẫ tạo nên sự bát ngờ ? 
-Các y/tố MT,BC được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện ? Nêu tác dụng ? 
+ Y/ tố miêu tả : Suốt cả buổi sáng , nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào các bạn ngồi chật cả nhà nhìn thấy Trinh đang tươi cười Trinh dãn tôi ra vườn Trinh lom khom Trinh vẫn lặng lẽ cười ,chỉ gật đầu không nói 
* Tác dụng : Miêu tả tỉ mỉ các diễn biến của buổi sáng giúp người đọc có thể hình dung ra không khí của nó và cảm nhận được tình bạn thắm thiết giữa Trinh và Trang 
+ Biểu cảm : Tôi vãn cứ bồn chồn không yên bắt đầu lo tủi thânvà giận Trinh giận mình quá tôi run run cảm ơn Trinh quá quí giá làm sao ..
* Tác dụng : Bộc lộ t/cảm bạn bè chân thành và sâu sắc 
-Những nội dung trên được t/giả kể theo thứ tự nào ? 
-Hđộng 2 : H/dẫn rút ra nhận xét về bố cục và dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm thường gồm mấy phần ? là những phần nào ? Nhiệm vụ chính của mỗi phần là gì ? 
-Y/cầu HS đọc phần ghi nhớ (sgk) 
Hđộng 3 : H/dẫn luyện tập : 
-H/dẫn HS làm việc theo nhóm (B/tập 1 ) 
-Nhận xét , đánh giá kết quả mỗi nhóm 
-
Hướng dẫn thực hiện bài tập 2 
 Gợi ý : 
a- MB : Giới thiệu người bạn của mình là ai ? kỉ niệm khiến mình xúc động là k/niệm gì ? (nêu kỉ niệm ) 
b, TB : Tập trung kể về k/niệm xúc động ấy 
- Nó xảy ở đâu ? lúc nào ? (thời gian , hoàn cảnh ) vì sao ? (n/xét ) 
-Chuyện xảy ra ntn? (mở đầu , diễn biến , kết quả ) 
-Điều gì khiến em xúc động ? Xúc động ntn ? ( miêu tả các biểu hiện của sự xúc động ) 
c, KB : Em có suy nghĩ gì về k/niệm đó ? 
( Nếu thiếu thời gian , GV có thể giao b/tập này về nhà và kiểm tra kết quả vào giờ học sau ) 
-Đọc nhanh 
- Trả lời :
+MB:’ Nhân kỉ niệm ngày sinh la liệt trên bàn “ Kẻ và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật 
+TB: “vui thì vui  không nói “ Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn 
+KB: “cảm ơn ..thơm mát này “ Nêu cảm nghĩ về món quà sinh nhật .
-HS trả lời : 
a+S/việc chính : diễn biến của buối sinh nhật 
Ngôi kể thứ nhất (Tôi ) 
b+T/gian : buổi sáng 
 K/gian : trong nhà 
 Trang 
 H/cảnh: ngày sinh nhật của Trang các bạn đến chúc mừng 
c+S/việc xoay quanh nhân vật Trang (nv c ) 
Ngoài ra còn có Trinh , Thanh và một số bạn khác .
-Trang ; hồn nhiên quí bạn bè .
Trinh: kín đáo, đằm thắm , chân thật 
Thanh : hồn nhiên , nhanh nhẹn , tinh ý 
e+Mở đầu :buổi sinh nhật vui vẻ sắp đến hồi kết , Trang sốt ruột vì người bạn thân chưa đến / +Diễn biến ../ + kết thúc ..
-Trả lời :vừa kể theo trình tự t/ gian (kể các sự việc diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật ) 
nhưng trong khi kể , t/gả có dùng hồi ức , người tham gia nhớ về sự việc đã diễn ra ( “lâu lắm từ mấy tháng trước , lúc ổi đang ra hoa ” ) 
+3 phần 
MB:thưừ«g giới thiệu sự việc ..
TB :kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định ( khi kể thường kết hợp MT,BC ) 
KB: kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc 
-Đọc ghi nhớ (sgk) 
- Làm việc theo nhóm (dựa theo gợi ý sgk ) 
- cử đại diện trả lời 
- Nghe gợi ý ..
- Lập dàn ý cụ thể 
I- Dàn ý của bài văn tự sự :
1- Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả với biểu cảm 
2- Dàn ý bài văn tự sự kết hợp với miêu tả , biểu cảm :
Có ba phần (Mở bài , Thân bài và Kết bài ) 
Tuy vậy, trong từng phần , cần đưa vào các nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn . 
II- Luyện tập : 
1-Dàn ý của văn bản “Cô bé bán diêm “ 
a-MB: 
-G/thiệu quang cảnh đêm giao thừa 
-Giới thiệu n/vật chính cô bế bán diêm 
-giới thiệu gia cảnh của em bé 
b-TB:
-lúc đầu do không bán được diêm ,nên sợ không về nhà 
-Sau đó em bé quẹt từng que diêm để sưởi ấm cho mình (5 mộng tưởng diễn ra ) 
(miêu tả : ngọn lửa ,tuyết ,gió ,que diêm tàn , diêm cháy sáng rực , bức tường , khăn trải bàn ,trên bàn toàn là bát đĩa bằng sứ ..) 
( Biểu cảm : chà ,giá nhỉ ? vui mắt ,ánh sáng kì dị dịu dàng , thật là dễ chịu , khoái biết bao , em bần thần ,...Chưa bao giờ em thấy bà em ..) 
c-KB: -Kết cục em bé đã chết vì gió , rét .
-Mọi người qua đường không ai biết điều kì dịu mà em đã trông thấy 
2-Lập dàn ý cho đề bài “Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi .
Củng cố và hương dẫn về nhà : (3’) 
- HS đọc lại phần ghi nhớ (sgk) 
-GV lưu ý thêm : Tuy vậy ở loại bài này , người viết không chỉ thuần tuý kể lại sự việc , mà mỗi sự việc được phát triển , soi sáng bỡi những y/tố m/tả và b/cảm . Có những trường hợp s/v chỉ là cái cớ để người viết bày tỏ t/cảm , thái độ , những suy nghĩ và diễn biến nội tâm , những cảm nhận của n/v và của chính mình . Các trường hợp truyện ngắn trữ tình của Thạch Lam ,Thanh Tịnh là những trường hợp như thế .
*Về nhà : 
-Học kĩ nội dung bài , kết hợp bài tập .
-Làm bài tập số 2 phần luyện tập 
-Chuẩn bị bài : Hai cây phong (Ai-ma-tốp ) 
+Đọc kĩ văn bản , chú thích , tóm tắt nội dung truyện “ Người thầy đầu tiên “ 
+Trả lời câu hỏi ở sgk 
IV-Rút kinh nghiêm , bổ sung : 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA8(T8).doc