Tiết theo PPCT Tiết 29, 30
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
( O Hen- ri )
* MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện.
- Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả O Hen-ri.
A. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.
- Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo.
- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bài học:
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
b. Kĩ năng sống được tích hợp trong bài:
- Giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng về tình huống truyện và cách ứng xử của các nhân vật trong chuyện.
- Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của hình tượng chiếc lá cuối cùng
Ngày soạn : 27/ 9/ 11 Ngày giảng : /10 / 11 Tiết theo PPCT Tiết 29, 30 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG ( O Hen- ri ) * MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được tấm lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện. - Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả O Hen-ri. A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ. - Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những nghệ sĩ nghèo. - Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người. 2. Kĩ năng: a. Kĩ năng bài học: - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm. - Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn. - Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện. b. Kĩ năng sống được tích hợp trong bài: - Giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng về tình huống truyện và cách ứng xử của các nhân vật trong chuyện. - Suy nghĩ sáng tạo: Phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của hình tượng chiếc lá cuối cùng - Xác định giá trị bản thân: Sống có tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người xung quanh 3. Giáo dục: Tình yêu thương, sự cảm thông chia sẻ, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, người khác khi gặp khó khăn, sống lạc quan, vui vẻ, tin yêu vào cuộc sống B. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: - Dạy học nhóm: Thảo luận, trao đổi , phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của hình tượng chiếc lá cuối cùng - Động não: Suy nghĩ về bài học tình người rút ra từ câu chuyện. 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, giáo án. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, vở soạn. D. Tiến trình bài dạy. 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ ( 4’) ? Tóm tắt văn bản Đôn-ki-hô-tê. ? Nhân vật Đôn-ki-hô-tê có những ưu điểm và nhược điểm gì? Qua nhân vật em rút ra bài học gì cho bản thân? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng HĐ1Khởi động, giới thiệu bài ( 2’): - GV: Tình cảm tương thân tương ái của con người luôn là một tình cảm đẹp và là mạch cảm hứng bất tận của thơ văn . Chính những tình cảm cao đẹp ấy đã giúp con người có được nghị lực và niềm tin để vượt qua mọi khó khăn thử thách trong cuộc sống . Điều đó được thể hiện qua truyện ngắn '' Chiếc lá cuối cùng '' . HĐ2: Đọc, tiếp xúc văn bản ( 15’) - GV: Yêu cầu quan sát chú thích SGK. ? Em hãy trình bày đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp của O Hen – ri? ? Hãy kể tên một số tác phẩm tiêu biểu của O Hen –ri? Xuất xứ đoạn trích? - GV: Yêu cầu đọc chú ý phân biệt được lời kể của nhân vật, lời đối thoại, đoạncuối cần đọc với giọng rưng rưng cảm động. GV đọc mẫu một đoạn, yêu cầu HS đọc tiếp. - GV lựa chọn một số từ khó giải thích. ? Yêu cầu một HS kể tóm tắt văn bản trên. ? Truyện có mấy nhân vật, quan hệ của họ như thế nào? Nhân vật nào là chính? ? Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? ? Văn bản tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào ? HĐ3: Tìm hiểu văn bản ( 62’) ? Qua đoạn trích, em thấy Giôn- xi đang ở trong cảnh ngộ như thế nào? ? Thời kì đó viêm phổi là một căn bệnh như thế nào? ? Tình trạng viêm phổi cùng sự túng quẫn đã khiến cho cô hoạ sĩ trẻ có tâm trạng như thế nào? ? Giôn xi đã suy nghĩ như thế nào về căn bệnh của mình? ? Suy nghĩ của Giôn xi nói lên tâm trạng gì của Giôn xi lúc này? ? Quan sát đoạn đầu tại sao Giôn xi mở to cặp mắt thẫn thờ nhìn tấm mành mành và thều thào ra lệnh “ kéo nó lên’’.? ? Em hình dung Giôn xi lúc này như thế nào? ? Khi mở mành lên thì điều gì đã xảy ra? ? Tâm trạng Giôn xi lúc này như thế nào? ? Giôn xi không đáp lại những lời le thương yêu của bạn, tâm hồn đang chuẩn bị cho chuyến đi bí ẩn và xa xôi của mình, điều này cho biết thêm gì về Giôn xi? ? Em nghĩ gì về nhân vật Giôn xi từ những biểu hiện này? ?Theo dõi đoạn tiếp theo, tại sao tác giả lại viết “ Khi trời vừa hửng sángcon người tànm nhẫn, lại ra lệnh kéo mành lên’’. ? Có thật sự Giôn xi là người tàn nhẫn không? ? Sau một đêm mưa to, gió lớn như vậy, khi chiếc mành được kéo lên Giôn xi phát hiện ra điều gì? ? Chiếc lá thường xuân vẫn còn sau đêm mưa bão đã biến đổi tâm trạng của Giôn xi như thế nào? - GV: Nguyên nhân sâu xa là sự gan góc của chiếc lá chọi với thời tiết khắc nghiệt, bám lấy sự sống. ? Theo em Giôn xi đã cảm nhận được gì từ chiếc lá cuối cùng đó? ? Vì sao một con người có thể vượt lên cái chết chỉ vì chiếc lá cuối cùng vẫn còn sống trên cây? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả? ? Tại sao? ? Giôn xi là nhân vật đáng thương hay đáng trách? ? Tại sao nhà văn kết thúc truyện bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn-Xi phản ứng gì thêm? ? Xiu được giới thiệu là ngươi như thế nào? ? Khi Giôn xi ốm Xiu đã đối xử với Giôn xi như thế nào? ? Tại sao Xiu cùng cụ Bơ-men sợ sệt kho ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân, rồi nhìn nhau không nói năng gì? ? Tìm những chi tiết cho thấy sự yêu thương chăm sóc lo lắng của Xiu đối với Giôn xi? ? Xiu là người như thế nào? ? Theo em vào buổi sáng sau đêm mưa bão Xiu có biết chiếc lá cuối cùng là lá giả không? Vì sao? ? Nếu Xiu được biết trước thì câu chuyện có bớt sức hấp dẫn không, tại sao? ? Vậy Xiu biết rõ sự thật vào lúc nào? Vì sao? ? Tại sao tác giả lại để Xiu kể về nguyên nhân cái chết, cái chết của cụ Bơ men? Qua đó cho biết điều gì nữa về con người của Xiu? ? Cụ Bơ men được giới thiệu là người như thế nào? ? Cụ Bơ men có tình cảm như thế nào với Xiu và Giôn xi? ? Tìm những biểu hiện tình thương yêu và hành động cao cả của cụ Bơ men đối với Giôn xi? ? Tại sao nhà văn không miêu tả trực tiếp việc cụ Bơ men vẽ chiếc lá? ? Chiếc lá cụ Bơ men vẽ có phải là một kiệt tác không? ? Cứu được Giôn xi nhưng kết quả cụ Bơ men lại như thế nào? - GV: Hơn nữa đó là bức tranh cụ Bơ-men phải trả gí bằng chính mạng sống của mình. Cụ vẽ bằng tấm lòng thương yêu cao thượng. ? Theo em, một tác phẩm nghệ thuật chân chính phải có ý nghĩa như thế nào? ? Em có nhận xét như thế nào về việc dàn dựng cốt truyện, các chi tiết trong truyện ngắn? ? Chứng minh truyện chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri, qua đoạn trích này, được kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo nên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần, gây hứng thú cho người đọc. - GV: Cả hai lần đảo ngược tình huống đều liên quan đến bệnh sưng phổi và chiếc lá cuối cùng à Gây hứng thú cho người đọc. ? Qua tác phẩm, em thấy chủ đề tư tưởng của tác phẩm “chiếc lá cuối cùng” là gì? ? Em có nhận xét gì về kết truyện của tác giả? ? Theo em tác giả muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện? HĐ3: Tổng kết, ghi nhớ ( 5’) ? Nêu đặc sắc nghệ thuật của văn bản? ? Nêu ý nghĩa của văn bản? ? Yêu cầu đọc phần ghi nhớ. HĐ4: Luyện tập ( 4’) ? Viết phiếu học tập: Viết một đoạn văn ngắn kể lại cảnh cụ Bơ men vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa gió có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. ? Trình bày trong 1 phút? HĐ4: Củng cố, dặn dò ( 2’) ? Em đã được học bài học nào nói lên tình cảm ấm áp giữa con người với con người? ? Em sẽ làm gì nếu bạn em bị ốm? ? Nêu những nội dung cần nắm? - Về nhà đọc lại văn bản. Ngoài văn bản, chú thích và câu hỏi đọc – hiểu văn bản chú ý đọc tóm tắt phần đầu của truyện để nắm được cốt truyện. - Nhớ một số chi tiết hay trong văn bản. - Xem và chuẩn bị trước phần chương trình địa phương (phần Tiếng Việt). + Kẽ bảng trong SGK trang 91 và làm theo yêu cầu bài tập 1 trang 90. + Chuẩn bị trước câu 2, câu 3 trang 92 SGK. - Nghe - Quan sát - Tên thật là Uy –li-am Xít –ni Po- tơ. nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng của Mĩ. Cha của ông là thầy thuốc. Ông sớm mồ côi cha mẹ phải tự lực kiếm sông bằng các nghề: dược sĩ, kế toán ngân hàng. Nổi tiếng với cốt truyện độc đáo, có cách kết thúc truyện bất ngờ cùng đảo ngược hai tình huống song song. - HS dựa vào SGK trả lời. - Nghe - Theo dõi, giải thích. - Nghe - Giôn-xi ốm nặng và nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng thì cô cũng sẽ chết. Nhưng qua một buổi sáng và một đêm mưa gío phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó giúp cho Giôn –xi thoát khỏi ý nghĩ về cái chết. Xiu người bạn của Giôn –xi đã cho biết đó là tác phẩm của hoạ sĩ già Bơ -men đã bí mật vẽ trong đêm mưa gió để cứu Giôn –xi, chính đêm mưa gió đó đã làm cho cụ bị sưng phổi và cụ đã chết. - 4 nhân vật: Giôn-xi, Xiu, Bơ men, bác sĩ. 3 nhân vật đều là những nhân vật trung tâm: Giôn –xi, Xiu, Bơ -men. NV Giôn xi là nhân vật chính. - 3 Phần: + P1: kiểu Hà Lan: Giôn –xi đợi cáI chết. + P2: vịnh Na-plơ: Giôn – xi vượt qua cái chết. + P3: còn lại: Bí mật của chiếc lá cuối cùng. - Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. - Bệnh sưng phổi nặng, nghèo túng khiến cô chán nản. - Một căn bệnh khó chữa vào thời kì đó nó thường xuất hiện vào mùa đông, những ngày rét mướt. - Chán nản, buông xuôi, phó mặc cho số phận, sẵn sàng chờ đợi cái chết. - Khi chiếc lá cuối cùng rụng thì lúc đó cô sẽ chết. - Suy nghĩ một cách yếu đuối, thiếu nghị lực, không muốn sống của Giôn xi. - Cô muốn nhìn xem chiếc lá cuối cùng đã rụng chưa. - Một cô gái trong tình trạng yếu ớt, gần như cận kiệt sức sống. - Chiếc lá thường xuân cuối cùng còn ở trên cây. - Đó là chiếc lá cuối cùng, em sẽ chết. Không còn tin vào sự sống của mình, tâm trạng chán nản của kẻ sắp chia tay với cuộc đời. - Vô cùng cô đơn và tuyệt vọng, không muốn sống. - Yếu đuối và tuyệt vọng - Giôn xi là người tàn nhẫn với chính bản thân mình, với cuộc sống đang tắt dần trong cơ thể mình. Từ đó không còn để ý tới sự chăm sóc, lo lắng của Xiu đối với mình - đó là tàn nhẫn với những người hết lòng thương yêu Giôn xi. - Sự thờ ơ chán chường không phải là bản tính của Giôn xi, mà là do căn bệnh hiểm nghèo, thiếu nghị lực gây nên - Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó. - Nằm nhìn chiếc lá hồi lâu và em đúng là con bé hưsẽ vẽ được vịnh Na Plơ. -> Nhu cầu sống trở lại với Giôn xi, tình yêu bạn , hội hoạ trở lại. - Nghe - Chiếc lá mỏng manh nhỏ nhoi có sức sống mãnh liệt bền bỉ. - Chiếc lá mỏng manh nhỏ nhoi vẫn là một sự sống, sự bền bỉ dẻo dai của nó kích thích tình yêu sự sống của con người - Kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn và bất ngờ của cau chuyện. Chi tiết yêu cầu kéo mành của Giôn xi tạo nên độ căng cho câu chuyện. - Vì Giôn xi muốn xem chiếc lá thường xuân còn nằm trên cây không , nếu không thì Giôn xi sẽ chết. Người đọc sẽ hồi hộp vì lá còn không và Giôn xi sẽ như thế nào. Lần 1 lá vẫn còn, lần hai cả người đọc và Giôn xi đều không hi vọng còn chiếc lá ấy. Thế nhưng chiếc lá vẫn cố đeo bám trên tường, đã làm thay đổi ý nghĩ muốn chết của Giôn xi. Người đọc thở phào nhẹ nhõm. - Vừa đáng thương vừa đáng trách. - Nhằm tạo dư âm trong lòng người đọc ... thể thay thế bằng từ toàn dân. ? Đọc ghi nhớ SGK - 33? * ( Ghi nhớ SGK - 33 ) II- LUYỆN TẬP ( 18’): Bài 1 Kể tên một số từ ngữ được dùng ở địa phương khác mà em biết: STT Từ ngữ toàn dân Từ ngữ địa phương. 1 mẹ Má( miền Nam), u, ( miền Bắc), bầm, bủ( miền Trung) 2 cha Thầy ( miền Bắc, Trung), ba, tía ( miền Nam) 3 Bác ( chị gái của cha,vợ anh trai của cha ) bá ( vùng Đông Bắc) 4 Chú ( chồng của dì, em ruột mẹ) Dì rể 5 Anh cả, chị cả Anh hai, chị hai ( miền Nam) Bài 2: Tìm các từ ngữ trong tiếng tày, nùng có nghĩa tương đương với các từ ngữ toàn dân: STT Từ toàn dân Từ ngữ tày/ nùng 1 Con cá Tua tra 2 Con lợn Tua mu 3 Con gà Tua cáy 4 Con chó Tua ma 5 Con sông Tà 6 Ngọn núi Pò 7 Ruộng lúa Nà 8 Quả Mác 9 Bầu trời Phạ 10 Con Trâu Tua vài 11 Ăn cơm Kin khẩu 12 Uống nước Kin nặm Bài tập 3 Hãy sưu tầm thơ ca có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích? - Thật thà như thể lái trâu Thương nhau như thể nàng dâu mẹ chồng - Cây xanh thì lá cũng xanh Cha mẹ hiền lành để đức cho con. - Mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng. - Công cha như núi thái sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra - Cha mẹ nuôi con bằng giời bằng biển Con nuôi cha mẹ con kể từng ngày - Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Anh em như khúc ruột trên, khúc ruột dưới. Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. Chị ngã em nâng Con chị nó đi, con dì nó lớn. Lạng Sơn noong đây hơn pi cón HĐ3: Củng cố, dặn dò ( 2’) ? Nêu nhưng nội dung cần nắm? - Về nhà học bài. - Soạn bài: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Đọc mục I và trả lời các câu hỏi được nêu trong mục I trang 92,93,94 SGK. + Đọc và chuẩn bị trước phần luyện tập 1,2 trang 95 SGK Ngày soạn:1/10 / 11 Ngày giảng: /10 / 11 Tiết 32 LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM * MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Biết lập bố cục và cách thức xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. A. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. 2. Kĩ năng: a. Kĩ năng bài học: - Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm; - Viết một bài văn tự sự có sử dụng dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ. b. Kĩ năng sống được tích hợp trong bài: - Giao tiếp: Trình bày ý tưởng; trao đổi để xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm; - Ra quyết định: Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm để nâng cao hiệu quả bài văn tự sự 3. Giáo dục: Ý thức lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. B. Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 1. Phương pháp: Dạy học nhóm, giải quyết vấn đề. 2. Kĩ thuật: Chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi C. Chuẩn bị của GV và HS. 1. Chuẩn bị của GV: SGK, SGV, giáo án. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, vở ghi, vở soạn. D. Tiến trình bài dạy. 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ( 4’) ? Hãy nêu tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Ghi bảng HĐ1: Khởi động, giới thiệu bài ( 1’) - GV: Để viết được một bài văn hay, rõ ràng, chặt chẽ ta cần phải làm tốt bước lập dàn ý. Vậy lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, cần tuân thủ những yêu cầu gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học HĐ2: Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự ( 22’) ? Trong văn bản tự sự có phải tác giả chỉ đơn thuần kể chuyện k? Ngoài tự sự còn yếu tố nào? ? Vậy yếu tố miêu tả, biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự? ? Nhưng để viết được một bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm hay, đầy đủ việc đầu tiên chúng cần phải làm gì? ? Đọc bài văn món quà sinh nhật và thực hiện các yêu cầu bên dưới. ? Bài văn có thể chia làm mấy phần? chỉ ra và nêu tác dụng của từng phần? - GV: Lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố cơ bản sau: ? Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện (ở ngôi thứ mấy)? ? Truyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào? ? Chuyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? ? Tính cách mỗi nhân vật ra sao? ? Câu chuyện diễn ra như thế nào? ? Yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện như thế nào trong truyện? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này? ? Những nội dung trên được kể theo thứ tự nào? ? Điều gì đã tạo bất ngờ trong truyện? ? Đọc dàn ý của một bài văn tự sự trang 95 SGK. ? Nêu dàn ý của một bài văn tự sự ? ? Đọc to ghi nhớ SGK- 95 ? HĐ3 : Luyện tâp ( 15’) ? Từ văn bản Cô bé bán diêm, hãy lập ra một dàn ý cơ bản theo gợi ý SGK. ? Cho sự việc và nhân vật: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo để ông giáo biết. Hãy đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ. ? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 ? ? Hãy tìm đoạn văn tương ứng của Nam Cao trong văn bản lão Hạc sau đó đối chiếu so sánh và rút ra nhận xét: Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm ở chỗ nào? ? Những yếu tố miêu tả và biểu cảm sẽ giúp Nam Cao thể hiện được điều gì? ? Hãy trình bày dàn ý đã chuẩn bị trước ở nhà. HĐ4 : Củng cố, dặn dò ( 2’) ? Nêu những nội dung cần nắm ? - Về nhà xem lại các nội dung vừa tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Xác định thứ tự các sự việc được kể trong một văn bản Tôi đi học. - Lập dàn ý cho một bài văn tự sự. Ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả và biểu cảm có thể kết hợp. - Soạn bài: văn bản: Hai cây phong. + Đọc kĩ văn bản ít nhất 2 lần, sau đó tóm tắt lại văn bản. + Tìm hiểu kĩ các chú thích trong SGK. + Đọc và soạn trước các câu hỏi đọc – hiểu văn bản SGK trang 100-101. - Nghe - Trong văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ đơn thuần kể chuyện, mà khi kể thường đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm. - Làm việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn. - Lập dàn ý cho bài văn. - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên - 3 Phần: + MB: Từ đầu la liệt trên bàn: Quang cảnh chung buổi sinh nhật. + TB: Tiếp theo không nói: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn. + KB: Phần còn lại: Cảm nghĩ của người bạn về món quà. - Sự việc chính: Diễn biến buổi sinh nhật. Ngôi kể thứ nhất ( Tôi = Trang). - Diễn ra tại nhà Trang vào buổi sáng trong ngày sinh nhật của Trang. - Sự việc xoay quanh nhân vật Trang ( NV chính), Trinh, Thanh, - Trang: Kín đáo, đằm; Thắm: Chân thành; Thanh: Hồn nhiên, nhanh nhẹn, tinh ý. - Mở đầu: Buổi sinh nhật vui vẻ sắp đến hồi kết. Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến. - Diễn biến: Trinh đến và giải tỏa những băn khoăn của Trang đỉnh điểm là món quà độc đáo: Một chùm ổi được Trinh chăm sóc từ khi còn nụ. - Kết thúc: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật độc đáo. * Yếu tố miêu tả: Suốt cả buổi sáng nhà tôi tấp nập kẻ ra người vào các bạn ngồi chật cả nhà nhìn thấy Trinh đang tươi cười Trinh dẫn tôi ra vườn Trinh lom khom Trinh lặng lẽ cười, chỉ gật đầu không nói. -> Tác dụng: Miêu tả tỉ mỉ giúp người đọc hình dung không khí của nó và cảm nhận được tình bạn thắm thiết. * Biểu cảm: Tôi vẫn cứ bồn chồn không yên bắt đầu lo tủi thân và giận Trinh Giận mình quá tôi run run cảm ơn Trinh quá quý giá làm sao -> Tác dụng: biểu lộ tình cảm bạn bè chân thành và sâu sắc. - Theo trình tự thời gian có hồi ức: Trình tự trước sau, đảo ngược hiện tại – quá khứ - hiện tại. - Bất ngờ là do tình huống truyện: Tác giả đã khéo léo đưa người đọc vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách nhân vật Trang về sự chậm trễ của người bạn để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra đó là sự chậm trễ đầy thông cảm và người bạn ấy có một tấm lòng đáng quý. - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Dàn ý: + MB: Thường giới thiệu sự việc nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện. + TB: Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định. + KB: Thường nêu kết cục và cảm nghĩ của người trong cuộc. - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. - Nghe Tiết 32 LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I- DÀN Ý CỦA BÀI VĂN TỰ SỰ: 1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự: a. Đọc. b. Nhận xét: - Bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Sự việc chính: Diễn biến buổi sinh nhật. Ngôi kể thứ nhất - Sự việc xoay quanh nhân vật Trang - Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm. + Miêu tả tỉ mỉ giúp người đọc hình dung không khí của nó và cảm nhận được tình bạn thắm thiết. + Biểu cảm: biểu lộ tình cảm bạn bè chân thành và sâu sắc. - Kể theo trình tự thời gian có hồi ức: Trình tự trước sau, đảo ngược hiện tại – quá khứ - hiện tại. 2. Dàn ý một bài văn tự sự: a. Mở bài. b. Thân bài. c. Kết bài * Ghi nhớ ( SGK- 95 ) II- LUYỆN TẬP: Bài tập 1: a) Mở bài: Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm – nhân vật chính trong truyện. b) Thân bài: Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà vì sợ bố đánh. Em tìm một góc tường ngồi tránh rét. Kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ “ đôi tay đã cứng đờ ra” - Sau đó, em đánh liều quẹt các que diêm để sưởi ấm cho mình. Mỗi lần quẹt một que diêm, em lại thấy hiện ra một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ. Ban đầu “ em tưởng chừng như đang ngồi trước lò sưởi”, hơi ấm của que diêm khiến em “thật dễ chịu”. Thế rồi que diêm vụt tắt, em lại trở về với hiện tại tê cóng của chính mình. - Em quẹt tiếp que diêm thứ hai em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn “ có cả một con ngỗng quay”, que diêm tàn lụi, em bé lại về với hiện tại. - Em quẹt que diêm thứ ba, một cây thông nô-en được “trang trí lộng lẫy” hiện lên với “ hàng ngàn ngọn nến sáng rực”. Nhưng rồi diêm tắt, những ngọn nến bay về trời. - Que diêm thứ tư được đốt lên, em” nhìn thấy rõ ràng bà em đang mĩm cười với em”. Cuối cùng vì muốn níu bà em ở lại, em đã quẹt các que diêm còn lại trong hộp. - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen trong quá trình kể chuyện đặc biệt là qua các lần quẹt diêm, kèm theo là suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật. c) Kết bài: Em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa “ Mọi người qua đường niềm vui đầu năm”. Bài tập 2: Lập dàn ý cho đề bài: “ Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi. - Bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Liệt kê và sắp xếp các sự việc hợp lí. - Đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm có có hiệu quả thiết thực.
Tài liệu đính kèm: