Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 đến 10 - Trường THCS Thọ Lộc

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 đến 10 - Trường THCS Thọ Lộc

Tuần 8 – Tiết 29

 Văn bản :

 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG.

 ( O. Hen ri )

A. Mục tiêu.

 - Giúp hs qua đoạn trích khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O. Hen ri. Qua đó rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả với những nỗi bất hạnh của người nghèo.

 - Nhận biết được cách kết thúc truyện theo kiểu đảo ngược tình huống hai lần, gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc.

 - Giáo dục tình yêu thương, sự đồng cảm giữa những người cùng cảnh ngộ.

B. Chuẩn bị.

 - GV: Sgk, Sgv, giáo án, tài liệu

 - HS: Trả lời câu hỏi sgk.

C. Tiến trình dạy – học.

 - Tổ chức.

 - Kiểm tra: Phân tích những ưu điểm của nhân vật Đôn ki hô tê?

 Nêu giá trị ND và NT của văn bản?

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 515Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 đến 10 - Trường THCS Thọ Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 – Tiết 29 Ngày soạn: 10/ 10/ 2008
 Văn bản :
 Chiếc lá cuối cùng.
 ( O. Hen ri )
A. Mục tiêu.
	- Giúp hs qua đoạn trích khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O. Hen ri. Qua đó rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả với những nỗi bất hạnh của người nghèo.
	- Nhận biết được cách kết thúc truyện theo kiểu đảo ngược tình huống hai lần, gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc.
	- Giáo dục tình yêu thương, sự đồng cảm giữa những người cùng cảnh ngộ.
B. Chuẩn bị.
 - GV: Sgk, Sgv, giáo án, tài liệu
 - HS: Trả lời câu hỏi sgk.
C. Tiến trình dạy – học.
 - Tổ chức.
 - Kiểm tra: Phân tích những ưu điểm của nhân vật Đôn ki hô tê?
 Nêu giá trị ND và NT của văn bản?
 - Bài mới.
 Hoạt động của GV- HS
I. Giới thiệu chung. 
- Gv yêu cầu hs đọc chú thích (*) sgk và trả lời câu hỏi:
? Em cần ghi nhớ những thông tin về tg ?
? Nêu xuất xứ văn bản?
1. Tác giả:
- O Hen- ri ( 1862- 1910 ).
- Là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn.
- Những tác phẩm của ông luôn toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ, rất cảm động.
2.Tác phẩm: 
Văn bản là đoạn trích phần cuối truyện ngắn " Chiếc lá cuối cùng "
- Gv yêu cầu hs dựa vào phần tự đọc ở nhà để nêu cách đọc văn bản?
- Gv đọc mẫu, gọi hs đọc (có nhận xét ).
? Hãy giải thích các chú thích trong văn bản ?
? Xác định nhân vật chính và tóm tắt lại văn bản ?
? Hãy chia bố cục văn bản theo các phần nội dung sau :
+ Giôn xi đợi cái chết.
+ Giôn xi vượt qua cái chết.
+ Bí mật của chiếc lá cuối cùng.
? Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Đọc – chú thích.
- Đọc to, rõ thể hiện được sự chán chường, thất vọng của Giôn xi khi thấy những chiếc lá rơi và nỗi vui mừng, phấn khởi tràn đầy nghị lực của cô khi thấy chiếc lá cuối cùng.
- Tóm tắt: Giôn xi ốm nặng, nằm đợi chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bên cửa sổ rụng và nghĩ lúc đó cô cũng sẽ chết theo. Nhưng qua một buổi sáng và một đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá cuối cùng vẫn không rụng. Điều đó khiến Giôn thoát khỏi ý nghĩ về cái chết và tự đấu tranh khỏi bệnh.Sau đó bạn gái đã cho cô biết đó là bức tranh của cụ Bơ men vẽ trong đêm mưa gió và cụ đã chết.
2 Bố cục:
 Từ đầu đến " kiểu Hà Lan "
 Tiếp đến " vịnh Na- plơ"
 Phần còn lại.
- Phương thức tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
- Hs chú ý vào phần 1 của văn bản để tìm chi tiết trả lời câu hỏi :
? Trong đoạn trích em thấy Giôn xi đang ở tình trạng ntn?
? Tình trạng ấy khiến cô hoạ sĩ trẻ có tâm trạng gì?
? Giôn xi có suy nghĩ: khi chiếc lá cuối cùng rụng thì cùng lúc đó cô sẽ chết, nói lên điều gì?
? Tại sao tác giả lại viết: “ Khi trời vừa hửng sáng thì Giôn xi con người tàn nhẫn lại ra lệnh kéo mành lên” ?
? Tìm những chi tiết miêu tả dáng vẻ, giọng nói của Giôn xi khi nhìn tấm mành ? Từ đó nêu nhận xét, hình dung của em về Giôn xi ?
? Tìm lời nói của Giôn xi khi nhìn thấy chiếc lá cuối cùng, qua đó cho biết cô có tâm trạng gì ? 
3. Phân tích 
a. Diễn biến tâm trạng của Giôn xi.
- Là cô gái trẻ, một hoạ sĩ trẻ cô đang bị sưng phổi nặng.
- Bệnh tật nghèo túng khiến cô chán nản, thẫn thờ.
=> Tâm trạng của người ít nghị lực.
- Suy nghĩ xuất hiện từ một cô gái yếu đuối, bệnh tật ít nghị lực thật ngớ ngẩn và đáng thương, chứng tỏ Giôn đã chán sống lắm rồi.
- Nhìn xem chiếc lá thường xuân cuối cùng bên cửa sổ đã rụng chưa.
- Dáng vẻ: cặp mắt mở to, thẫn thờ nhìn tấm mành.
- Giọng nói : thều thào.
- Một cô gái trong tình trạng sức khoẻ yếu ớt, gần như cạn kiệt sức sống.
- Lời nói : Đó là chiếc lá cuối cùng ... thì em sẽ chết .
-Tâm trạng chán nản, không tin vào sự sống của mình, vô cùng tuyệt vọng, yếu đuối chờ đợi phút chia tay với cuộc đời.
D. Củng cố – Hướng dẫn.
 ? Kể tóm tắt đoạn trích?
	 - Về nhà học bài.
 - Tiếp tục soạn để giờ sau học.
___________________________________________
Tuần 8 – Tiết 30 Ngày soạn: 10/ 10/ 2008
 Văn bản :
 Chiếc lá cuối cùng.
 ( O. Hen ri )
A. Mục tiêu:
	- Giúp hs qua đoạn trích khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O. Hen ri. Qua đó rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả với những nỗi bất hạnh của người nghèo.
	- Nhận biết được cách kết thúc truyện theo kiểu đảo ngược tình huống hai lần, gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc.
	- Giáo dục tình yêu thương, sự đồng cảm giữa những người cùng cảnh ngộ.
B. Chuẩn bị.
 - GV: Sgk, Sgv, giáo án, tài liệu
 - HS: Trả lời câu hỏi sgk.
C. Tiến trình dạy – học.
 - Tổ chức.
 - Kiểm tra:? Hãy tóm tắt lại văn bản “Chiếc lá cuối cùng” ?
	 - Bài mới.
? Sau một đêm mưa gió dữ dội, khi kéo mành lên lúc trời hửng sáng , Giôn xi phát hiện ra điều gì ?
? Phát hiện đó đã tác động tới Giôn xi như thế nào ? Vì sao ?
 Sau tác động đó Giôn xi có hành động gì ?
? Hoạt động đó cho ta thấy sự thay đổi gì ở cô ?
? Nguyên nhân cơ bản nào làm cho Giôn khỏi bệnh?
? Theo em, vì sao một con người có thể vượt lên cái chết chỉ vì chiếc lá mỏng manh vẫn còn sống trên cây ?
? Từ đó rút ra bài học gì?
- Gv yêu cầu hs chú ý vào phần cuối văn bản.
? Tình thương yêu của Xiu đối với Giôn xi được thể hiện ntn?
? Bơ men là một hoạ sĩ nghèo, mong muốn vẽ được một kiệt tác nghệ thuật. Vậy ở đây, cụ Bơ men đã vẽ chiếc lá cuối cùng với mục đích gì ?
? Người hoạ sĩ già đã vẽ bức tranh trong hoàn cảnh nào ?
? Hoàn thành bức tranh, cụ Bơ men đã phải trả giá như thế nào ?
? Tại sao bức tranh đó, Xiu lại cho là một kiệt tác ?
 - Hs thảo luận để tìm ra đáp án:
? Em có nhận xét gì về cách kết thúc truyện của tác giả ? (Giôn xi tưởng không tránh khỏi cái chết lại sống, Bơ men đang khoẻ lại chết; Giôn xi bị xưng phổi gắn cuộc sống với chiếc lá cuối cùng, Bơ men vẽ chiếc lá cuối cùng lại chết vì bệnh xưng phổi )
3. Phân tích: ( tiếp)
a. Diễn biến tâm trạng của Giôn xi
- Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
- Tự thấy mình là con bé hư. Vì cô đã cảm nhận được trong chiếc lá mỏng manh, nhỏ nhoi ấy chứa đựng một sức sống mãnh liệt, bền bỉ->Nhu cầu sống đã trở lại với Giôn xi.
- Giôn xi xin cháo và sữa, đòi soi gương, muốn ngồi dậy.
- Nhu cầu sống đã trở lại với cô. Và cô đã có đủ nghị lực để đấu tranh với bệnh tật giành lại sự sống cho mình .Cô đã khoẻ lại được
TL: Giôn hoàn toàn qua khỏi cơn nguy hiểm cô đã muốn sống và cô đã vui và cô đã sống.
+ Từ chiếc lá cuối cùng không rụng.
+ Từ tác dụng của thuốc.
+ Từ sự chăm sóc tận tình của Xiu.
=> Tâm trạng hồi sinh.
- Chiếc lá dù mỏng manh, nhỏ nhoi vẫn là một sự sống , chính sức dẻo dai, bền bỉ đó đã kích thích tình yêu sự sống của con người.
=> Con người tự chữa khỏi bệnh cho mình bằng nghị lực, bằng tình yêu cuộc sống, bằng đấu tranh chiến thắng bệnh tật.
b. Nhân vật Xiu- hay tấm lòng của một người bạn.
- Lo sợ khi nhìn vài chiếc lá thường xuân ít ỏi còn bám lại trên tường.
- Lo sợ mình sẽ ra sao nếu Giôn chết.
- Sự động viên chăm sóc đối với người bệnh-> tâm trạng lo lắng thấm đượm tình người của cô.
c. Cụ hoạ sĩ Bơ men với kiệt tác chiếc lá cuối cùng.
- Mục đích vẽ tranh: cứu sống Giôn xi. Bức tranh vẽ chiếc lá còn mãi trên cây có thể sẽ kéo dài sự sống cho một tâm hồn yếu đuối đang đếm lá rụng chờ chết.
- Hoàn cảnh vẽ : âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời.
- Bị viêm phổi nặng và đã chết vì bị sưng phổi.
+ Sinh động, giống thật.
+ Tạo ra sức mạnh, khơi dậy sự sống trong tâm hồn con người.
+ Được vẽ bởi một hoạ sĩ lao động nghệ thuật quên mình.
- Sự kết thúc trên cơ sở hai sự kiện bất ngờ đối lập tạo lên hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần gây hứng thú cho người đọc.
? Qua tìm hiểu văn bản, em hiểu những điều sâu sắc nào về tình cảm con người và vai trò của nghệ thuật chân chính ?
? Qua nghệ thuật kết thúc độc đáo của truyện cùng nội dung sâu sắc, cho em hiểu gì về tác giả O Hen ri ? 
? Nghĩ và viết một cái kết truyện khác cho truyện ngắn này?
4.Tổng kết.
- Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.
- Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật của tình yêu thương, vì sự sống của con người.
- Nhà văn có tài với những kết thúc truyện bất ngờ và có tấm lòng yêu thương, quý trọng người nghèo khổ.
III. Luyện tập.
- Hs viết và trình bày.
D. Củng cố – Hướng dẫn.
? Em đã đọc những truyện nào của O Hen ri, hay của những nhà văn khác viết về lòng nhân ái cao cả của con người ?
- Về nhà học bài .
- Tìm hiểu trước bài " Chương trình địa phương, phần Tiếng Việt ". Yêu cầu mỗi hs tự sưu tầm các từ ngữ được dùng ở địa phương mình và địa phương khác tương ứng với các từ toàn dân đã cho trong bảng sgk . Đồng thời sưu tầm thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích của địa phương. 
______________________________________
Tuần 8 – Tiết 31 Ngày soạn: 11/ 10/ 2008
 Tiếng việt:
 Chương trình địa phương (phần Tiếng việt).
A. Mục tiêu.
 - Giúp học sinh hiểu được từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương các em sinh sống.
	- Bước đầu so sánh các từ ngữ địa phương với các từ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân để thấy rõ những từ ngữ nào trùng và không trùng với từ ngữ toàn dân.
	- Giáo dục ý thức dùng từ địa phương đúng hoàn cảnh giao tiếp.
B. Chuẩn bị.	
 - GV: Giáo án, chuẩn bị bảng phụ để tổng kết kết quả hs thu thập. 
 - HS: Sưu tầm các từ theo phân công từ bài trước.
C. Tiến trình dạy – học.
 - Tổ chức.
 - Kiểm tra: Thế nào là tình thái từ? Chức năng của nó?	
 Cách sử dụng tình thái từ?
- Bài mới.
I. Khái niệm từ ngữ địa phương.
 - Từ ngữ địa phương vẫn có những điểm chung so với ngôn ngữ toàn dân về mặt từ vựng , ngữ âm, ngữ pháp chỉ có một số khác biệt sau: 
1. Sự khác biệt về ngữ âm.
- Thể hiện ở hệ thống phụ âm đầu- thanh điệu.
VD. Bắc bộ: Lẫn các cặp phụ âm l/n, d/r/gi, s/x, ch/tr	
 Nam bộ:Lẫn các cặp phụ âm v/d, n/ng, c/t
2. Sự khác biệt về từ vựng.
- Từ ngữ địa phương có những từ ngữ mà từ toàn dân khong có: Sầu riêng, măng cụt, mãng cầu xiêm
- Từ ngữ địa phương có những đvị tồn tại sông song với từ toàn dân: vô- vào, ba- bố.
=> Từ ngữ địa phương là những từ thường được dùng ở một vùng miền nào đó trên lãnh thổ VN.
II. Tìm các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương em cò nghĩa tương đương với các từ toàn dân.
- Gv yêu cầu hs kẻ bảng theo mẫu sgk.
III. Sưu tầm một số từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương khác.
 Nam Bộ
Cha gọi là ba, tía.
Mẹ- má.
Anh cả- anh hai
 Bắc Ninh – Bắc Giang
Cha- thầy.
Mẹ – u, bầm, bủ.
Bác – bá
IV. Sưu tầm một số thơ ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích của địa phương em.
 - Cây xanh thì lá cũng xanh
 Cha mẹ hiền lành để đức cho con
 - Sẩy cha ăn cơm với cá
 Sẩy mẹ gặm lá đứng đường 
 - Thật thà như thể lái châu
 Thương nhau như thể nàng dâu mẹ chồng
 - Có cha có mẹ thì hơn 
 Không cha không mẹ như đàn đứt dây
 ...  các bài tập còn lại.
 - Về nhà "ôn tập truyện kí Việt Nam ".
____________________________________________
Tiêt 38 Ngày soạn: 27/ 10/2008
 Ngữ văn:
 Ôn tập truyện kí việt nam
A. Mục tiêu.
 - Giúp hs củng cố, hệ thống hoá kiến thức phần truyện kí Việt Nam học từ đầu năm lớp 8.
 - Rèn kĩ năng lập bảng tổng hợp kiến thức và so sánh những đơn vị kiến thức đó.
 - Giáo dục ý thức tự giác ôn tập để khắc sâu thêm kiến thức.
B. Chuẩn bị.
 - GV: Sgk, Sgv, giáo án, tài liệu.
 - HS: Trả lời câu hỏi sgk.
C. Tiến trình dạy – học.
 - Tổ chức.
 - Kiểm tra: Nêu nội dung ý nghĩa văn bản 2 cây phong?
 - Bài mới
Câu 1:
 Hệ thống các văn bản chuyện kí đã học ở kì 1
Tên văn bản,
tác giả.
Thể loại.
Phương thứcbiểu đạt.
Nội dung chủ yếu.
Đặc sắc nghệ thuật.
"Tôi đi học"(1941) – ThanhTịnh (1911- 1988)
Truyện ngắn.
Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ nảy nở trong lòng nhân vật "Tôi" trong ngày đến trờng đầu tiên.
Miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc.
“Trong lòng mẹ” - Trích "Những ngày thơ ấu"- 1938 của Nguyên Hồng (1918-1982)
Hồi kí
Tự sự
Tình cảnh đáng thương của bé Hồng mồ côi cha và tình cảm sâu sắc của em dành cho người mẹ bất hạnh
Qua 2 tình huống, tg đã miêu tả, biểu cảm làm nổi bật diễn biến tâm trạng phức tạp cùng thế giới nội tâm phong phú của bé Hồng.
“Tức nước vỡ bờ” - Trích "Tắt đèn"- 1939 của Ngô Tất Tố(1893-1954)
Tiểu thuyết
Tự sự.
Số phận người nông dân cùng khổ bị chà đạp và đè nén thái quá đã uất ức vùng lên.
Thông qua ngôn ngữ hội thoại để bộc lộ tính cách nhân vật.
Lão Hạc- 1943. - Nam Cao (1915 ?- 1951)
Truyện ngắn.
Tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
Số phận của một lão nông dân giàu lòng tự trọng, hết lòng thương con, bị đói đã tự tử bằng bả chó.
Cách kể truyện, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật chân thực, cảm động.
Câu 2: Những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thứcNT của 3 vă bản: Trong lòng mẹ, Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc.
* Giống nhau:
- Đều là văn tự sự, là truyện kí hiện đại ( sáng tác thời kì 1930- 1945).
- Đề tài: viết về con người và cuộc sống xã hội đương thời, đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những con người bị vùi dập.
- Các tác phẩm đều chan chứa tinh thần nhân đạo( yêu thương, trân trọng những tình cảm, phẩm chất đẹp đẽ của con người; tố cáo những gì tàn ác xấu xa).
- Nghệ thuật: lối viết chân thực, gần đời sống, rất sinh động.
-Tất cả các nét trên là đặc điểm chung nhất của dòng văn xuôi hiện thực VN trước cách mạng Tháng Tám 1945.
* Khác nhau:
- Những nét riêng của mỗi văn bản ( bảng trên)
- Gv yêu cầu hs trình bày.
Câu 3: Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3, 4 em thích nhất nhân vật nào? Vì sao?
- Gv hướng dẫn và định hướng cho hs viết.
- Đó là đoạn nào? trong văn bản nào? Tác giả nào?
- Lí do thích: Về nội dung
	 Về nghệ thuật
 Lí do khác
- Cho hs viết thành một đoạn văn, hs trình bày.
D. Củng cố – Hướng dẫn.
- Gv nhấn mạnh trọng tâm tiết ôn tập.
- Nhận xét ý thức, sự chuẩn bị ôn tập của hs.
- Về nhà học bài, tiếp tục ôn tập.
- Soạn bài: " Thông tin về ngày trái đất năm 2000".
Tiết 39 Ngày soạn:28/ 10/2008
 Văn bản:
Thông tin về ngày trái đất năm 2000.
( Tài liệu của Sở Khoa học- Công nghệ Hà Nội )
A, Mục tiêu.
	- Giúp hs thấy được tác hại của việc sử dụng bao bì ni lon, tự mình hạn chế sử dụng và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện.
	- Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lon cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất. 
	- Từ việc sử dụng bao bì ni lon, có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt.
B. Chuẩn bị.
 - GV: Sgk, Sgv, giáo án, tài liệu.
 - HS: Trả lời câu hỏi sgk.
C. Tiến trình dạy – học.
 - Tổ chức.
 - Kiểm tra: ? Thế nào là văn bản nhật dụng? Em đã học kiểu văn bản nhật dụng nào từ lớp 6-> nay?
 - Bài mới
I. Đọc - hiểu văn bản.
- Gv hướng dẫn cách đọc.
- Chú thích : hs đọc kĩ chú thích 1- 7.
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính từng phần?
1. Đọc – chú thích.
- Đọc to rõ thể hiện sự rõ ràng của các vấn đề mà văn bản trình bày, đặc biệt cần nhấn mạnh các điểm kiến nghị phía cuối văn bản.
- Cung cấp cho mọi người những căn cứ rõ ràng về tác hại của việc dùng bao ni lon và việc hạn chế sử dụng chúng.
2. Bố cục ( 3 phần)
a. Từ đầu  khu vực. Thông báo về ngà trái đất.
b. Tiếp Môi trường. Tác hại của việc dùng bao ni lông và những biện pháp hạn chế.
c. Còn lại: - Kiến nghị về việc bảo vệ môi trường Trái đất bằng hành động . 
? Văn bản trên thuộc thể loại nào?
- Gv hướng hs theo dõi vào phần đầu văn bản.
? Tìm những sự kiện được thông báo về nguyên nhân ra đời của thông điệp ?
? Nhận xét cách trình bày ?
? Từ đó rút ra thông tin quan trọng nào được thông báo ?
3. Thể loại.
- Văn bản nhật dụng thuyết minh một vấn đề khoa học tự nhiên.
4 Phân tích.
a.Nguyên nhân ra đời của bản thông điệp. 
- Ngày 22/4 hằng năm được gọi là Ngày Trái Đất bảo vệ môi trường. 
- Có 141 nước tham gia.
- Năm 2000 VN tham gia ví chủ đề "Một ngày không sử dụng bao ni lon "
=> Cách trình bày theo kiểu thuyết minh từ khái quát đến cụ thể, ngắn gọn, nên dễ hiểu.
- Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi 
trường và VN cùng hành động để thể hiện rõ sự quan tâm.
- Theo dõi phần thân bài và cho biết:
? Tại sao ni lon lại gây nguy hại cho môi trường ?
? Bên cạnh nguyên nhân chính đó còn có nguyên nhân nào khác nữa ?
? Em có nhận xét gì về phương pháp thuyết minh của đoạn văn ?
? Bao ni lon đã gây hiểm hoạ gì cho trái đất ?
? Sau khi đọc được những thông tin này em hiểu dược kiến thức mới nào về hiểm hoạ của việc dùng bao ni lông?
? Có cách nào tránh dược hiểm hoạ đó?
? Theo dõi tiếp phần b. Phần này trình bày nội dung gì?
 ? Hãy nêu các biện pháp hạn chế tác hại của bao ni lon là gì ?
b. Tác hại của việc dùng bao ni lon và những biện pháp hạn chế sử dụng chúng.
- Do dặc tính không phân huỷ của plaxtíc.
- Lộn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vậ, gây xói mòn ở các vùng đồi.
- Làm tắc các đường dẫn nước thải.....
- Làm ô nhiễm thực phẩm....
- Gây ngộ độc khi đốt...
- Thuyết minh liệt kê các tác hại của việc dùng bao ni lon và phân tích cơ sở thực tế khoa học của những tác hại đó.
- Gây ô nhiễm môi trường, làm phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo.
- Dùng bừa bãi gây ô nhiễm môi trường-> gây nhiều bệnh tật nguy hiểm -> chết người.
=> Có hại cho sự trong sạch môi trường sống và sức khoẻ con người
 - Hs bộc lộ
- Các biện pháp nhằm hạn chế tác hại của bao ni lông.
- Hạn chế tối đa sử dụng bao ni lon và thông báo cho mọi người hiểu về hiểm hoạ của chúng.
- Thông báo cho mọi người biết về hiểm hoạ của việc lạm dụng dùng bao ni lông con người.
? Phần kết bài văn bản đưa ra hai kiến nghị gì ?
? Tại sao lại nêu nhiệm vụ chung trước, cụ thể sau ?
? Các câu cầu khiến ở cuối văn bản có tác dụng gì ?
c. Kiến nghị về việc bảo vệ môi trờng Trái Đất bằng hành động " Một ngày không dùng bao ni lon".
- Nhiệm vụ chung: bảo vệ Trái Đất khỏi nguy cơ ô nhiễm.
- Hành động cụ thể: một ngày không dùng bao ni lon.
- Đề cập nhiệm vụ lâu dài và thường xuyên phải bảo vệ môi trường. Đồng thời đề ra công việc trước mắt phải hạn chế dùng bao ni lon.
- Muốn khuyên bảo, yêu cầu, đề nghị mọi người hãy hưởng ứng ngày không dùng bao ni lon góp phần giữ trong sạch môi trường Trái đất.
? Văn bản đã giúp em hiểu được điều gì ?
?Em dự đinh làm gì để đưa thông tin này đợc phổ biến rộng rãi ?
? Văn bản Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Sau khi học song tiết học này em sẽ làm gì?
III.Tổng kết.
- Ghi nhớ:
- Hs đọc- gv nhấn mạnh.
- Hs tự bộc lộ.
IV. Luyện tập.
Bài 1
A. Tự sự C. Thuyết minh
B. Nghị luận D. Biểu cảm
Bài 2
- Hs tự bộc lộ.
D. Củng cố – Hướng dẫn.
	? Hãy kể tên những việc làm mà em biết để bảo vệ môi trường ?
	 - Về nhà học bài.
 - Tìm hiểu trước bài " Nói giảm, nói tránh ".
____________________________________________
Tiêt 40 Ngày soạn: 28/ 10/2008
 Tiếng Việt:
 Nói giảm, nói tránh
A. Mục tiêu.
	- Giúp hs hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh và tác dụng của nó trong ngôn ngữ đời thường và trong tác phẩm văn học.
	- Có ý thức vận dụng biện pháp nói giảm, nói tránh trong giao tiếp khi cần thiết.
B. Chuẩn bị.
 - GV: Sgk, Sgv, giáo án, tài liệu.
 - HS: Trả lời câu hỏi sgk.
C. Tiến trình dạy – học.
 - Tổ chức.
 - Kiểm tra: ? Thế nào là nói quá? Tác dụng của nói quá? 
 ? Tìm 2 thành ngữ có sử dụng nói quá? Giải nghĩa?
 - Bài mới	
I. Nói giảm, nói tránh và tác dụng của nói giảm, nói tránh.
- Gv cung cấp bảng phụ ghi ví dụ sgk.
? Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích a, b, c có ý nghĩa gì ? 
? Tìm các từ khác có nghĩa giảm, tránh chỉ cái chết ?
? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó ?
? Vì sao trong câu văn ví dụ d, tác giả dùng từ " bầu sữa" mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa ?
? So sánh hai cách nói trong trong ví dụ e và cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe ? 
- Gv khẳng định cách nói trên là biện pháp nói giảm, nói tránh. 
? Vậy qua phân tích em hãy cho biết khái niệm và tác dụng của nói giảm, nói tránh ?
1 Ví dụ: 
2. Nhận xét.
- Những từ in đậm trong ví dụ a, b, c đều có nghĩa chỉ cái chết 
- mất, qua đời ... 
- ý nghĩa: giảm nhẹ, tránh đi phần nào sự đau buồn.
- Dùng từ bầu sữa trong câu cốt để tránh sự thô tục.
- Cách nói thứ hai tế nhị hơn, có tính chất nhẹ nhàng hơn đối với người tiếp nhận.
3. Ghi nhớ:
- Hs đọc 
- Gv yêu cầu hs đọc yêu các yêu cầu bài tập.
? Điền từ ngữ nói giảm, nói tránh sau vào chỗ trống cho thích hợp: 
? Tìm câu có cách nói giảm, nói tránh ? 
? Đặt 5 câu nói giảm , nói tránh trong những trường hợp khác nhau?
? Trong trường hợp nào thì khôngnên dùng nói giảm, nói tránh?
II . Luyện tập.
Bài 1.
a. đi nghỉ.
b. chia tay nhau.
c./ khiếm thị.
d. Có tuổi
e. Đi bước nữa
Bài 2.
a1. Anh phải hoà nhã với bạn bè
b2. Anh không nên owr đây nữa
c1. Xin đừng hút thuốc trong phòng
 d1. Nói như thế là thiếu thiện chí
e2. Hôm qua em có lội, em xin thứ
Bài 3. Nói giảm, nói tránh bằng cách phủ định điều ngược lại:
a. Bài thơ của anh dở lắm - Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
b. Cậu lười học lắm - Cậu chưa được chăm học lắm.
c. Em tiếp thu chậm thế – Em tiếp thu không được nhanh
d. Bác ấy chết lúc chiều – Bác ấy đã qua đời lúc chiều
Bài 4. 
Trường hợp không nên dùng nói giảm, nói tránh: khi cần thiết phải nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật .
D. Củng cố – Hướng dẫn.
	 ? Thế nào là nói giảm, nói tránh? Cho ví dụ?
 ? Muốn nói giảm, nói tránh ta phải sử dụng loại từ nào ? ( Đồng nghĩa )
 - Về nhà học bài, làm bài tập
 - Ôn tập phần văn học giờ sau kiểm tra 1 tiết. 

Tài liệu đính kèm:

  • docNV8 tuan 810.doc