Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Chuẩn kiến thức

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Chuẩn kiến thức

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 -Trên cơ sở mấy trang văn bản trích phần kết thúc tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” giúp học sinh khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mỹ O Hen-ri, rung động trước cái hay cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.

II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

 1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ :

-Qua đoạn trích “ Đánh nhau với cối xay gió”, em thấy nhân vật Đôn-Ki-hô –tê là người như thế nào?

-Em hiểu gì về nhâ vật Xan-chô-Pan-đa ?

 3. Bài mới.

 a.Giới thiệu bài :

 Nước Mỹ là một đất nước giầu có văn minh nhưng thực ra trong cuộc sống vẫn có những mảnh đời nghèo khó . Điều đó đã được nhà văn OHen-ri phản ảnh.

 OHen-ri là một trong những cây bút viết về truyện ngắn xuất sắc nhất của nền văn học Mỹ cuối thế kỷ 19 ,đầu thế kỷ 20. Ong là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn và sáng tác rất nhiều. Truyện ngắn của ông phong phú , đa dạng về đề tài , nhưng phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ ,bất hạnh của người dân My .Một số truyện mang ý nghĩa phê phán xã hội rõ rệt .Về nghệ thuật truyện ngắn của ông thường được tổ chức xoay quanh một cốt truyện dàn dựng chu đáo với các tình tiết được sắp xếp khéo léo lôi cuốn sự hứng thú của bạn đọc. Ong thường sử dụng kiểu đảo ngược tình huống hai lần một cách đột ngột ,bất ngờ .Nhiều truyện đã để lại cho độc giả ấn tượng sâu sắc như:căn gác xép,Cái cửa xanh ,Chiếc lá cuới cùng Sau khi ông mất ,Hội nghệ thuật và văn học Mỹ lập giải thưởng OHen-ri tặng cho các truyện ngắn hay hằng năm.

 Truyện ngắn” Chiếc lá cuôi cùng “ tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật và giá trị tư tưởng trong những trang văn của OHen-ri .Trong tiết học hôm nay ,chúng ta cần tìm hiểu nghệ thuật xây dựng truyện và những điều tàc giả muốn nhắn với chúng ta qua mấy trang kết thúc của truyện “Chiếc lá cuối cùng”.

 

doc 12 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 8 
TIẾT 29+30
(Trích)
O’ HEN-RI
oOo
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 -Trên cơ sở mấy trang văn bản trích phần kết thúc tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng” giúp học sinh khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mỹ O’ Hen-ri, rung động trước cái hay cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả đối với những nỗi bất hạnh của người nghèo.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định:
Kiểm tra bài cũ :
-Qua đoạn trích “ Đánh nhau với cối xay gió”, em thấy nhân vật Đôn-Ki-hô –tê là người như thế nào?
-Em hiểu gì về nhâ vật Xan-chô-Pan-đa ?
 3. Bài mới.
 a.Giới thiệu bài :
 Nước Mỹ là một đất nước giầu có văn minh nhưng thực ra trong cuộc sống vẫn có những mảnh đời nghèo khó . Điều đó đã được nhà văn O’Hen-ri phản ảnh.
 O’Hen-ri là một trong những cây bút viết về truyện ngắn xuất sắc nhất của nền văn học Mỹ cuối thế kỷ 19 ,đầu thế kỷ 20. Oâng là một nhà văn chuyên viết truyện ngắn và sáng tác rất nhiều. Truyện ngắn của ông phong phú , đa dạng về đề tài , nhưng phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ ,bất hạnh của người dânâ My .Một số truyện mang ý nghĩa phê phán xã hội rõ rệt .Về nghệ thuật truyện ngắn của ông thường được tổ chức xoay quanh một cốt truyện dàn dựng chu đáo với các tình tiết được sắp xếp khéo léo lôi cuốn sự hứng thú của bạn đọc. Oâng thường sử dụng kiểu đảo ngược tình huống hai lần một cách đột ngột ,bất ngờ .Nhiều truyện đã để lại cho độc giả ấn tượng sâu sắc như:căn gác xép,Cái cửa xanh ,Chiếc lá cuới cùng Sau khi ông mất ,Hội nghệ thuật và văn học Mỹ lập giải thưởng O’Hen-ri tặng cho các truyện ngắn hay hằng năm.
 Truyện ngắn” Chiếc lá cuôùi cùng “ tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật và giá trị tư tưởng trong những trang văn của O’Hen-ri .Trong tiết học hôm nay ,chúng ta cần tìm hiểu nghệ thuật xây dựng truyện và những điều tàc giả muốn nhắn với chúng ta qua mấy trang kết thúc của truyện “Chiếc lá cuối cùng”.
 *Giáo viên giới thiệu phần trước đoạn trích (Tham khảo)
 Câu chuyện được đặt vào bối cảnh một ngôi nhà 3 tầng tồi tàn với nhửng căn phòng cho thuê giá rẻ trong một khu phố nhỏ ở phía tây công viên Oa-sinh–tơn .Thời điểm sự việc xẩy ra được xác định là tháng 11,khi gío lánh mùa đông tràn về. Hai nữ hoạ sĩ trẻ và ngèo là Xiu và Giôn-xi đến thuê chung một căn phòng trê tầng thượng ngôi nhà .Cụ Bơ-men (xem bài đọc thêm) cũng là một hoạ sĩ nghèo sống ở tầng dưới cùng .Giôn-xi bị bịnh sưng phổi.Phần vì bệnh nặng ,phần vì nghèo không có tiền thuốc thang ,cô không thiết sống nữa ,mặc cho Xiu cham sóc ,động viên.Giôn-xi cứ nằm quay ra ngoài cửa sổ ,nhìn những chiếc lá rụng dần từng chiếc một trên cây dây leo thường xuân bám vào tường gạch phía trước mặt .Mỗi lần có chiếc lá rơi,cô lại đếm con số chiếc lá còn lại và chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời.Trước khi trời tối,Giôn-xi đếm còn lại 4 chiếc .Cụ Bơ-men nghe Xiu kể, rất bực mình thấy trên đời này lại có những người ngớ ngẩn muốn chết chỉ vì một cây dây leo chết tiệt nào đó rụng hết lá.Rồi cụ Bơ-men và Xiu lên gácTiếp nối là phần cuối của truyện được trích trong SGK.
. b.Tiến trình hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 1 :Hướng dẫ học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
 -Đọc rõ ràng diển cảm.
 -Tìm hiểu chú thích.
 ? Em cho biết truyện “Chiếc lá cuối cùng “ có những nhân vật nào ? (Xiu, Giôn-xi và cụ Bơ-men ) Nhânvật nào là nhân vật quan trọng trong truyện?
 - Xiu và Giôn-xi được nhắc đến trong suốt truyện ,còn cụ Bơ-men chỉ được nói đến từ giữa truyện và dường như chỉ được nói thoáng qua. Song đây lại là nhân vật mà tác giả quan tâm nhiều nhất.
 * Hoạt động 2 : Phân tích nhân vật cụ Bơ-men.
 # HS đọc phần đọc thêm về “ Cụ Bơ-men “trong SGK.
 ? –Đọc văn bản này,em hiểu về hoàn cảnh cụ Bơ-men như thế nào ?
 - Cụ là một hoạ sĩ đã ngoài 60 ,là một người thất bại trong nghệ thuật “múa câ bút vẽ đã 40 năm vẫn không với tới được gấu áo vị nữ thần của mình “.
 - Cụ kiếm được chút ít bằng cách ngồi làm mẫu chứ không phải là bán tranh.
 - Luôn có ý định vẽ một bức tranh kiệt tác .
 ? – Tình cảm và cá tính của cụ được thể hiện trong truyện ra sao ?
 - Yêu quí các hoạ sĩ trẻ , “ tự cho mình là một con chó xồm lớn” chuyên gác cửa bảo vệ hai nữ nghệ sĩ trẻ ở phòng vẽ tầng trên.
 - Cà tính : hay chế nhạo cay độc sự mềm yếu của bất kỳ ai.
 ? – Qua những đặc điểm vừa nêu trên ,em có nhận xét gì về cụ Bơ-men ?
 - Cụ là người nghệ sĩ chân chính ,có ước mơ cao đẹp, có tấm lòng nhân hậu .
 Như vậy ở bài đọc thêm ,tác giả đã khắc hoạ vài nét về nhâ vật cụ Bơ-men,còn ở phần đầu đoạn trích này,tác giả nói gì về cụ?
 # HS đọc :” Khi hai người  Tảng đá “.
?- Theo em ,mở đầu đoạn trích có những chi tiếtnào nói lên tấm lòng của cụ Bơ-men đối với Giôn-xi ?
 - Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ ,nhìn cây thường xuân 
 - Cụ và Xiu nhìn nhau một lát ,chẳng nói năng gì. ?- Thái độ “ä sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ ,nhìn cây thường xuân” Giúp em hiểu được tấm lòng của cụ như thế nào ?
- Tấm lòng thương yêu ,lo lắng cho số mệnh của Giôn-xi .
 ?- Thấy những chiếc lá theo nhau rụng,cụ Bơ-men và Xiu nhìn nhau chẳng nói năng gì nhưng mọi chuyện lại bắt đầu từ lúc này. Với tấm lòng nhân hậu ,có lẽ trong thâm tâm cụ đang nghĩ đến cách cứu sống Giôn-xi Vậy bằng cách nào cụ đã cứu sống cô hoạ sĩ trẻ ấy ?
 # Gọi HS đọc “ ngày hôm đóhết”.
 ?- Đọc phần này , em có thể hiểu điều gì kỳ diệu đã xẩy ra với chiếc lá thường xuân và cụ Bơ-men ?
 -Chiếc lá thường xuân vẫn còn đó.
 - Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi sau 2 ngày ốm.
 ?- Theo em thì chiếc lá thường xuân cuối cùng vẫn tồn tại sau những trận mưa to gió lớn và cái chết của cụ Bơ-men có liên quan với nhau không ?( có) những hình ảnh nào cho thấy sữ liên quan đó ? ( Lưu ý lời của Xiu kể cho Giôn-xi nghe ở phần cuối truyện.)
 - Giầy và áo của cụ ứot sũng và lạnh buốt.
 - Một chiếc đèn bạo vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó.
 - Vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau.
 ?- Các hình ảnh trên có ý nghĩa gì?
 - Không quản mưa lạnh, cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá để chặn đứng thần chết nhằm cứu sống Giôn-xi.
 ?- Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho bạn đọc biết qua lời kể lại của Xiu ?
 - Có thế mới tạo được sự bấ ngờ cho Giôn-xi và gây hứng thú bất ngờ cho cả bạn đọc chúng ta.
 ? – Xiu coi chiếc lá của cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác.Em có đồng ý không? Vì sao? 
 (HS thảo luận ). 
 - Chiếc lá vẽ đúng là một kiệt tác vì:
 + Lá vẽ rất giống (gần cuống lá còn giữ máu xanh sẫm nhưng rìa lá hình rạng cưa đã nhu6óm màu vàng úa) khiến Giôn-xi tưởng đấy là chiếc lá thật. 
 + Nó được vẽ trong điều kiện đặc biệt khó khăn ( đêm tối,mưa ,giá rét).
 +Nó đã đem lại sự sống cho Giôn-xi.
 +Nó không chỉ được ve õbằng bút lông ,bột màu mà bằng cả tình thương bao la và lòng hy sinh cao thượng 
Tấm lòng vị tha là động lực giúp nghệ sĩ sáng tạo nên tác phẩm có gìa trị.
 ? – Qua bức vẽ “ Chiếc lá “ trong đêm mưa tuyết, ta có thể hiểu thêm điều gì về phẩm chất nghệ sĩ của cụ Bơ-men ?
 _ Bức vẽ của cụ đã mang lại khát vọng sống ,đã trả lại cho đời một hoạ sĩ trẻ. Cụ sáng tạo vì cuộc sống, vì hạnh phúc của người khác. Nếu cần phải đổi cả sự sốùng của mình , cụ Bơ-men vẫn sẵn sàng . Tình yêu con người là một phẩm chất cao đẹp của cụ Bơ-men,một nghệ sĩ chân chính .Cụ thật cao thượng, quên mình vì người khác . 
 * Hoạt động 3 : Phân tích nhân vật Xiu
 ?- Bên cạnh cụ Bơ-men còn có một người hết lòng thương yêu,chăm sóc ho Giôn-xi ,đó là Xiu .Vậy tình thương yêu của Xiu đối với Giôn-xi được biểu hiện như thế nào ? 
 -Nếu đọc phần trước của đoạn trích ,chúng ta có thể thấy được tình cảm cao đẹp của Xiu đối với Giôn-xi khá rõ: Khi Giôn-xi bị bệnh,Xiu lo chăm sóc và chạy chữa ,làm nhiều việc hơn để kiếm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi,Xiu lo sợ khi nhìn vài chiếc lá thường xuân ít ỏi còn bám lại tên tường .Xiu động viên an ủi Giôn-xi:” Chị muốn ở đây bên cạnh em kìa ,vả lại chị không muốn em cứ nhìn mãi những chiếc lá thường xuân vớ vẩn đó nữa” 
 ?- Vì sao Xiu không muốn Giôn-xi nhìn mhững chiếc lá thường xuân rụng ? 
 - Vì trước đó ,nằm trên giường bệnh,Giôn-xi thường n hìn ra cửa sổ ,đếm những chiếc lá thường xuân rụng và nói:”khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì em cũng ra đi thôi.” 
 - Lời nói của Giôn-xi luôn làm cho Xiu lo lắng .Xiu đã kể cho cụ bơ-men nghe ý nghĩ kỳ quặc của Giôn-xi vì thế khi Xiu và củ Bơ-men lên gác ,cả hai cùng sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ ,nhìn cây thường xuân rồi nhìn nhau chẳng nói năng gì. Lúc đó một cơn mưa lạnh lẽo ,dai dẳng vẫn đang rơi,lẫn cùng với tuyết. 
 # HS đọc :” Sáng hôm sau mạnh mẽ hơn “.
 ?- Tại sao có thể nói Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định vẽ một chiếc lá thay cho chiếc lá cuối cùng rụng xuống ? (Hs thảo luận ) 
 - Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết ý định của cụ sẽ bất chấp nguy hiểm vẽ chiếc lá vào đúng chỗ chiếc lá côúi cùng rụng nốt trong đêm vì khi Giôn-xi bảo kéo mành lên ,cô”làm theo nột cách chán nản “,sau đó còn cúi”cúi khuôn mặt hốc hác xuống người bệnh và nói lời não nuột “ em thân yêu,thân yêu !,em hãy nghĩ đến chị,nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa, Chị sẽ làm gì đây ?” 
. -Có thể nói chính Xiu cũn ... ng nhất từ ngữ.
 * Hoạt động 3 :
 - HS đối chiếu với phần bài làm của mình(vở) và điều chỉnh cho thoả đáng .
 * Hoạt động 4 : Tổng kết 
 -Em hiểu thế nào lá từ toàn dân ? Từ ngữ địa phương?
 - Bài học hôm nay giúp em hiểu thêm điều gì ?
 + Ngôn ngữ tiếng việt phong phú.
 + Tăng thên vốn kiến thức về từ địa phương (chỉ các mối quan hệ ruột thịt ,thân thích ).
 + Sử dụng từ địa phươâng đúng hoàn cảnh đối tượng. 
 4. Củng cố :
 - Nhắc lại vài từ toàn dân- từ địa phương tương ứng.
 5. Dặn dò :
 - Coi lại bài.
 - Chuẩn bị :Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm,đánh giá.
 TIẾT 32
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 -Giúp HS nhận diện được bố cục các phần mở bài ,thân bài ,kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
 -Biết cách tìm ,lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy .
 II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định :
 2. Kiểm tra bài cũ :
 - Tác dụng của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.
 - Đặt câu làm ví dụ. 
 3. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài :
 Một bài văn thường có nhiều ý ,những ý trong bài văn phải được sắp xếp như thế nào để các ý không trùng lắp và đầy đủ. Muốn trình bày một bài văn cho tốt chúng ta cần phải lập dàn ý .Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cách lập dàn ý .
 b. Tiến trình hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động 1 : Tìm hiểu và nhận biết dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
@Cho học sinh đọc văn bản “Món quà sinh nhật”.
?-Như ta đã biết ,một bài văn thường chia làm 3 phần: Mở bài,Thân bài, Kết bài.
 Qua văn bản trên, em hãy chỉ ra 3 phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần?
 - Mở bài : “ Từ đầu .bao nhiêu thứ bày la liệt trên bàn “: Kể và tả quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
 - Thân bài :” Vui thì vui thật . chỉ gật đầu không nói “: Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
 - Kết bài :” Cám ơn Trinh quá.thơm mát này”: cảm nghĩ về món quà sinh nhật.
@ Học sinh lần lượt tìm và chỉ ra các yếu tố sau :
 ?-Truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện ? Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy ?
 - Món quà sinh nhật bất ngờ đầy ý nghĩa. Tôi-Trang-ngôi 1 .
 ?- Câu chuyện xảy ra ở đâu?Vào lúc nào?Trong hoàn cảnh nào ?
 -Trong buổi sinh nhật vào cuối buổi tiệc.Tiệc gần tàn bạn bè đã bắt đầu ra về,người bạn thân chưa đến .
 ?-Chuyện xảy ra với ai ?Có những nhân vật nào?Ai là nhân vật chính ?Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
 - Tôi (Trang),Trinh, Thanh ,Toàn,các bạn.Nhân vật chính: Trang,Trinh.
 -Tính cách :Trang (hồn nhiên ,thẳng thắn,dễ đồng cảm) Trinh(thâm trầm ,nhạy cảm,quan tâm sâu sắc)
 ?- Câu chuyện diễn ra như thế nào?(mở đầu nêu vấn đề gì ?Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu ?Kết thúc ở chỗ nào ?)
 -Mở đầu : Sinh nhật Trang bạn bè đến chung vui .
 -Đỉnh điểm : Tiệc gần tàn mà người bạn thân (Trinh ) chưa đến,hiểu lầm.
 -Kết thúc :Trinh đến mang theo món quà bất ngờ(Bông hồng vàng và chùm ổi tự tay chăm sóc).
 ?-Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ?
 -Tình huống trưỵen ,đưa người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách của người kể chuyện(Trang) về sự chậm trễ của ngưòi bạn thân trong ngày sinh nhật,để sau đó vỡ lẽ ra sự chậm trễ đấy thông cảm,suýt nữa Trang trách nhầm bạn ,nhất là người bạn ấy lại có tấm lòng thơm thảo rất đáng trân trọng, thể hiện qua món quà đầy ý nghĩa (không phải mua vội vàng trên vỉa hè ,trong cửa hiệu,chỉ cốt bỏ tiền ra là mua được ),nó là cả tấm lòng trân trọng của Trinh (ấp ủ nâng niu ,hằng nghĩ đến suốt bao ngày nay . 
 ?- Các yếu tố miêu tả biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này .
 Miêu tả :
- “Nhà tôi tấp nậphoa hồng bạchbông hoa cỏ màu tím.” Þ Nổi bật quang cảnh rộn rịp đông vui .
- Trinh cười lỏn lẻn,đầu hơi nghiêng nghiêng “ Þ Hình ảnh ấn tượng .
- “Quả to cùi dày,ăn dòn và thơm “ ÞĐặc điểm.
 Biểu cảm :
-“ Vui vẻ quá  tôi rất thích  chật chội nhưng mà vui” 
Þ Cảm xúc hưng phấn .
- “Vui thì vui thật nhưng  cứ bồn chồn trách  lo  “
Þ Nhận định,tưởng tượng .
- “nhìn nét cười ấy không thể nào mà giận được “ 
Þ Nhận xét, cản xúc .
- “ Cám ơn Trinh quá ”Þ Bình luận cảm nghĩ .
Þ Việc kể chuyện sinh động sâu sắc, gây ấn tượng trong lòng người đọc .
?- Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào?( Tuần tự theo thời gian trước sau hay có gì đảo ngược ,từ hiện tại nhớ về quá khứ?).
 - Trình tự thời gian(kể cả sự việc diễn biến từ đầu đến cuối buổi sinh nhật ) nhưng khi kể tác giả có dùng hồi ức,ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra “Lâu lắm từ nhiều tháng trước,lúc ổûi đang ra hoa”
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh rút ra nhận xét về bố cục và dàn ý của bái văn tự sự kết hợp với miêu tả,biểu cảm.
 ?-Qua việc tìm hiểu bài văn trên ,em cho biết mở bài của một bài văn tự sự ta thường làm gì ?
 -Giới thiệu sự việc,nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện (cũng có khi nêu kết quả của sự việc ,số phận nhân vật trước) 
 ?-Phần thân bài thường nêu vấn đề gì ?
 -Kể lại diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định ,thực chất là trả lời câu hỏi:Câu chuyện đã diễn ra như thế nào?
@ Thông thường trong thực tế ít có văn bản ,tác phẩm nào lại chỉ dùng một phương thức biểu đạt ,phản ánh mà thường là sự kết hợp, đan cài hai hoặc nhiều phương thức trong cùng một văn bản.
 ?-Khi kể lại diễn biến,ta thường kết hợp với những phương thức nào ?
 - Kết hợp miêu tả con ngưòi ,sự việc và thể hiện tình cảm ,thái độ của mình trước sự việc và con ngưòi được miêu tả .
 ?-Phần kết bài thường nêu lên điều gì ?
 -Thường nêu kết cuộc và cảm nghĩ của người trong cuộc ( người kể chuyện hay một nhân vật nào đó).
 ?- Như vậy em thấy dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm ,đánh giá có điểm gì giống với dàn ý một bài văn tự sự ?
 - Cùng có bố cục ba phần .
 ?- Nhưng bên cạnh đó văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm,đánh giá có thêm vào điều gì nữa ?
 -Khi kể về sự việc và con người ,có kết hợp với miêu tả và biểu cảm .
 ?- Sự kết hợp miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự có tác dụng gì ?
 -Làm cho câu chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
 @ Học sinh đọc ghi nhớ SGK.
 4.Củng cố :
 -Đọc lại ghi nhớ.
 5. Dặn dò :
Học bài -Chuẩn bị : Hai cây phong.
 I. Tìm hiểu bài :
 - Văn bản :”Món quà sinh nhật”.
 a) Mở bài :
 “ Từ đầu bày la liệt trên bàn” :Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
 Þ Giới thiệu .
 b) Thân bài:
 “Vui thì vui thậtgật đầu không nói”:kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn .
 Þ Diễn biến (kết hợp miêu tả biểu cảm).
 c) Kết bài :
 “Cảm ơn Tring quáthơm mát này “: cảm nghĩ về món quà sinh nhật Þ cảm nghĩ.
 II. Ghi nhớ :
 - SGK trang 97.
 III. Luyện tập :
Từ văn bản “Cô bé bán diêm “,lập ra dàn ý cơ bản .
 a) Mở bài:
 ?- Giới thiệu ai? trong hoàn cảnh nào?
 - Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa và gia cảnh của em bé bán diêm,nhân vật chính trong truyện.
 b) Thân bài :
 ?-Nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trật tự thời gian (lúc đầu,sau đó ,tiếp theo) và kết quả (mấy lần quẹt diêm?Mỗi l;ầ diễn ra thế nào và kế quả ra sao?).
 -Lúc đầu do không bán được diêm nên em bé không dám về nhà vì sợ b61 đánh .Em tìm một góc tường ngồi tránh rét.Kết quả em vẫn bị gió rét hành hạ “đôi bàn tay đã cứng đờ ra “.
 -Sau đó em bé đành liều đánh các que diêm để sưởi ấm cho mình .Mỗi lần quẹt một que diêm ,em lại thấ hiên lên một viễn cảnh ấm áp và đẹp đẽ . Ban đầu” em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi “,hơi ấn của que diêm khiế em “thật là dễ chịu”. Thế rồi que diêm vụt tắt,em bé lại trở về với hiện tại tê cóng của chính mình .Tiếp đến que diêm thứ hai ,em lại mơ thấy một bàn ăn thịnh soạn “có cả một con ngỗng quay .Que diêm lụi tàn,em bé lại đối diện với cảnh nghèo khổ thực sự của bản thân .Em lại quẹt que diêm thứ ba .Một cây thông noel trang trí lộng lẫy hiện lên với hang ngàn ngọn nến sáng rực ,nhưng rồi diêm tắt những ngọn nến bay về trời .Que diêm thứ tư được đốt lên ,em nhìn thấy rõ ràng bà em đang mỉm cười với em. Cuối cùng vì muốn níu bà ở lại em đã bật tất cả que diêm còn lại.
 ?-Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong truyện thể hiện ở những từ nào ?
 -Các yếu tố này được đan xen vào trong quá trình kể truyện về cô bé bán diêm,đặc biệt là cứ sau m6õi lần em bé quẹt diêm thì cảnh mộng tưởng cũng như cảnh thực sau khi diêm tắt được tác giả miêu tả rất sinh động .Kèm theo đó là những suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật .
 c)Kết bài :
 ?- Kết cục số phận của nhân vật thế nào và cảm nghĩ của người kể ra sao?
 -Em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.Mọi người qua đường không ai biết được cái điều kỳ diệu mà em bé đã trông thấy ,nhất là giây phút em được gặp bà và cùng bà bay lên để đón lấy những niềm vui đầu năm.
Lập dàn ý cho đề bài “Hãy kể về một kỷ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động còn nhớ mãi”.
a)Mở bài:
 -Giới thiệu người bạn của mình là ai?Kỷ niệm khiến mình xúc động là kỷ niệm gì ?(nêu một cách khái quát ).
 b) Thân bài :
 Tập trung kể về kỷ niệm xúc động ấy .
 -Nó xẩy ra ở đâu ?lúc nào? (thời gian ,hoàn cảnh )với ai?(nhân vật).
 - Chuyện xảy ra như thế nào?(Mởđầu,diễn biến,kết quả)
 - Điều gì khiến em xúc động ?Xúc động như thế nào ?(miêu tả các biểu hiện sự xúc động)
 c) Kết bài :
 -Em có suy nghĩ gì về kỷ niệm đó ?

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8.doc