Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 6 - Tường THCS Chiềng Ngần

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 6 - Tường THCS Chiềng Ngần

Tiết 21- 22

Văn bản

CÔ BÉ BÁN DIÊM

 - Trích: An đéc xen-

A. PHẦN CHUẨN BỊ

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

- Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn có sự đan xen giữa hiện tại và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện “Cô bé bán diêm” qua đó An-đéc-xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.

- Rèn luyện kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích văn bản tự sự nước ngoài.

- Giáo dục lòng yêu thương con người, cảm thông với người nghèo khó.

II. Chuẩn bị

 Thầy: soạn giảng, tài liệu- SGK, SGV

 Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đọc tóm tắt truyện.

B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 592Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 6 - Tường THCS Chiềng Ngần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6- NGỮ VĂN BÀI 6
Kết quả cần đạt:
 - Hiểu được nội dung xúc động và nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của tác phẩm “Cô bé bán diêm”.
 - Hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ, biết cách dùng trợ từ, thán từ trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 
 - Thấy được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm của người viết trong văn bản tự sự.
Ngày soạn Ngày giảng
Tiết 21- 22
Văn bản
CÔ BÉ BÁN DIÊM
 - Trích: An đéc xen-
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn có sự đan xen giữa hiện tại và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện “Cô bé bán diêm” qua đó An-đéc-xen truyền cho người đọc lòng thương cảm của ông đối với em bé bất hạnh.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, tóm tắt, phân tích văn bản tự sự nước ngoài.
- Giáo dục lòng yêu thương con người, cảm thông với người nghèo khó.
II. Chuẩn bị
	Thầy: soạn giảng, tài liệu- SGK, SGV
	Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới, đọc tóm tắt truyện.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định:
I. Kiểm tra: 4’
Vở soạn của học sinh, giáo viên nhận xét đánh giá cho điểm
II. Bài mới: 1’
	 Trên thế giới có không nhiều nhà văn chuyên viết chuyện và truyện cổ tích dành riêng cho trẻ em, những chuyện cổ tích do nhà văn Đan Mạch (Bắc Âu) An-đéc-xen thì thật tuyệt vời không những trẻ em khắp nơi vô cùng yêu thích và say mê đón đọc mà người lớn ở mọi lứa tuổi cũng đọc mãi không chán. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu 1 câu chuyện nổi tiếng này trong những truyện ngắn của An-đec-xen
Yếu
TB
GV
TB
GV
GV
G
GV
Yếu
KH
KH
GV
GV
KH
TB
KH
GV
GV
GV
GV
TB
TB
KH
GV
G
TB
G
TB
GV
KH
Yếu
TB
KH
TB
GV
TB
TB
Yếu
Gọi học sinh đọc chú thích
Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, hãy nêu những hiểu biết của em về An- đéc- xen?
Ông sinh ra trong một gia đình nghèo, bố là thợ giày. Ông ham thích văn thơ từ nhỏ. Năm 1819 An- đéc- xen rời xa quê lên thủ đô Cô- pen- ha- ghen, ước mơ trở thành nhà thơ và nhà soạn kịch nhưng không thành công. Năm 1822 nhờ sự giúp đỡ của một giám đốc nhà hát, ông đi học thêm đỗ tú tài 1827 rồi vào đại học 1828. Sau đó ông bắt đầu in một số tác phẩm, tên tuổi của ông được người ta biết đến. Năm 1835 tại Italia ông bắt đầu sáng tác một số truyện để kể cho trẻ em. Tổng số có tới 168 truyện, khơi nguồn từ nhiều nguồn (Văn học dân gian, văn học viết và cả hư cấu, sáng tạo độc lập của nhà văn)
Rất nhiều truyện đã trở thành quen thuộc với bạn đọc khắp năm châu, không chỉ trẻ em, mà đủ mọi lứa tuổi. Các truyện của ông nhẹ nhàng, tươi mát, toát lên lòng yêu thương con người, nhất là những người nghèo khổ và niềmtim vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.
Em hiểu biết gì về truỵen Cô bé bán diêm? 
Hướng dẫn đọc
 Đọc to, rõ ràng- Phần đầu đọc giọng nhẹ nhàng làm nổi bật nỗi khổ của cô bé bán diêm. Đoạn miêu tả những lần quẹt diêm cần nhấn mạnh vào những từ ngữ mộng tưởng với giọng vang hơn, thiết tha hơn. Đoạn kết nói về cái chết của cô bé cần đọc giọng bùi ngùi, thương xót.
Đọc 1 đoạn từ đầu đến bàn tay em đã cứng đờ
Học sinh 1 đọc tiếp đến về chầu thượng đế.
Học sinh 2 đọc đoạn còn lại
Các em đã học cách tóm tắt 1 văn bản tự sự. Dựa vào kiến thức đó hãy tóm tắt văn bản này.
Học sinh tóm tắt, giáo viên nhận xét.
Lưu ý khi tóm tắt cần chú ý các chi tiết cơ bản sau: 
Đêm giao thừa- đường phố lạnh giá, xuất hiện cô bé ngồi nép trong góc tường giá buốt không dám về. Vì cả ngày không bán được một bao diêm nào em quyết định quẹt 1 que diêm để sưởi, lần thứ nhất em thấy ánh lửa lò sưởi, lần thứ 2 em thấy bàn ăn có ngỗng quay, lần thứ 3 thấy cây thông No-en, lần thứ 4 thấy bà hiện về quẹt hết những que diêm còn lại 2 bà cháu bay về chầu thượng đế.
Sáng mồng một đầu năm người ta thấy thi hài em bé giữa những bao diêm mà không ai biết được những điều kì diệu em trông thấy.
Hãy giải thích nghĩa của các từ: gia sản, tiêu tán, thịnh soạn, phuốc-sét.
Học sinh dựa vào chú thích để trả lời.
Theo em văn bản này có thể chia làm mấy phần nội dung từng phần.
Văn bản chia 3 phần.
Phần 1: Từ đầu đến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.
 Nội dung: Em bé đêm giao thừa
Phần 2: Tiếp đến “Họ về chầu thượng đế”
 Nội dung: Thực tế, mộng tưởng của cô bé bán diêm.
Phần 3: còn lại cái chết của cô bé bán diêm
Nếu lấy việc em bé quẹt những que diêm làm phần trọng tâm thì căn cứ vào đâu để chia phần 2 (trọng tâm) thành những đoạn nhỏ hơn.
- Phần trọng tâm (phần 2) có thể chia làm 5 đoạn nhỏ, tương ứng với 5 lần quẹt diêm (4 lần mỗi lần 1 que, lần thứ 5 quẹt tất cả diêm còn lại trong bao).
Lưu ý đây là loại diêm cứ quẹt vào tường cũng cháy khứ không cần quẹt vào cạnh bao có tẩm thuốc.
Truyện diễn biến theo 3 phần chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu văn bản theo bố cục trên.
Nhắc lại nội dung chính của đoạn
Ở phần đầu tác giả đã kể rất rõ cảnh ngộ éo le của cô bé bán diêm.
Em hãy tìm những chi tiết thể hiện điều đó.
Truyện đưa chúng ta vào thời gian của đêm giao thừa với không gian là 1 góc tường
Tại sao tác giả lại lựa chọn thời gian và không gian này cách chọn như vậy có tác dụng gì?
 - Truyện đặt trong bối cảnh đêm giao thừa, ngoài đường phố rét buốt ở các nước Bắc Âu như Đan Mạch vào dịp này thời tiết rất lạnh nhiệt độ có khi xuống vài chục độ dưới không độ, tuyết rơi dày đặc
 - Việc lựa chọn thời gian, không gian này có tác dụng nhằm làm nổi bật nỗi khổ cực của em bé mà trong phần tóm tắt chuyện chúng ta phần nào hiểu được gia cảnh của em. Mẹ chết sống với bố, bà nội cũng qua đời, nhà nghèo.
Hình ảnh cô bé bán diêm được tác giả khắc hoạ bằng biện pháp nghệ thuật nào?
 Ngay trong đoạn đầu của chuyện tác giả đã sử dụng thành công bút pháp nghệ thuật đối lập tương phản
 Đón giao thừa >< Ngồi nép góc tường
 Sống những ngày đầm ấm >< luôn chửi mắng
 Ngôi nhà có dây trường xuân >< chui rúc xó tăm tối.
Việc sử dụng hình ảnh tương phản có ý nghĩa gì?
Các hình ảnh tương phản “Trời đông giá rét tuyết rơi” nhưng cô bé “Đầu trần, chân đi đất” ngoài đường lạnh buốt và tối đen nhưng “Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn” còn em bé “Bụng đói” cả ngày chưa ăn uống gì “mà trong phố lại sực nức mùi ngỗng quay”.
Nhà văn đã sử dụng 1 loạt những hình ảnh tương phản đã làm nổi bật tình cảnh hết sức tội nghiệp (rét, đói) của em bé. Em bé đã rét, đã khổ có lẽ càng rét và khổ hơn khi thấy mọi nhà rực rỡ ánh đèn. Em đã đói có lẽ càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay sực nức. Hỉnh ảnh tương phản giữa hình ảnh “cái xó tối tăm” mà hiện em đang phải chui rúc với bố mẹ hiện nay với ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh và hình ảnh năm xưa khi bà em còn sống→ những hình ảnh tương phản này không những làm nổi bật nỗi khổ về vật chất mà còn mất mát cả chỗ dựa tinh thần của em bé bây giờ vì chỉ có bà em là thương em thì bà cũng đã bị thần chết cướp đi mất.
Qua sự phân tích trên em hiểu gì về gia cảnh cô bé?
 Tình cảnh của em bé thật đáng thương em mồ côi mẹ sống với cha có lẽ vì quá nghèo mà thiếu mất tình thương con nên em bé phải bán diêm luôn phải nghe những tiếng nhiếc mắng chửi rủa chỉ có bà em là yêu em thương em thì bà em đã qua đời. Nhà nghèo cha con phải sống chui rúc trong 1 cái xó tối tăm tận sát mái nhà. Vì vậy em hoàn toàn cô độc trong xã hội này.
 Mường tượng hình ảnh cô bé bán diêm côi cút đói khổ giữa đêm giao thừa ta chợt nhớ mấy câu thơ trong bài thơ “Mồ côi” của Tố Hữu :
“Con chim non rũ cánh
Đi tìm tổ bơ vơ
Quanh nẻo đường hiu quạnh
Lướt mướt dưới dòng mưa”
Cảnh ngộ của em bé Đan Mạch trong đêm giao thừa vẫn phải đi kiếm sống, tuy có khác cảnh ngộ em bé Việt Nam mồ côi tìm mẹ. Nhưng đọc văn nhớ lại thơ, hình dung thân phận 2 kiếp người thơ dại ấy ai mà chẳng não lòng rớm lệ.
Chuyển:
 Phần đầu truyện tác giả kể với chúng ta hình ảnh em bé nhà nghèo mồ côi mẹ phải đi bán diêm kiếm sống suốt ngày cuối năm cho đến giao thừa em chẳng bán được bao diêm nào- vừa đói vừa rét em bé thu mình lại trong xó tường của toà nhà lớn để ước ao mơ tưởng những khát vọng tuổi thơ cứ sáng dần lên đẹp đẽ kì ảo làm sao và đau khổ làm sao. Để thực hiện điều này nhà văn Đan Mạch đã xây dựng hình ảnh đối lập thực tế với mộng tưởng. Vậy thực tế và mộng tưởng được tác giả miêu tả như thế nào? Chúng ta cùng
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
Câu chuyện được tiếp tục nhờ 1 chi tiết nào cứ lặp lại vì sao em phải quẹt diêm? Điều đó có ý nghĩa gì?
 - Nội dung chính của câu chuyện được xây dựng trên 1 tình tiết được lặp lại và biến đổi tự nhiên hợp lí và đầy thú vị. Đó là 5 lần quẹt diêm. Quẹt diêm để sưởi ấm- quẹt diêm để tưởng tượng được đắm chìm trong thế giới ảo ảnh và để cho câu chuyện phát triển đan xen giữa thực và ảo hệt như trong truyện cổ tích.
Vậy những hình ảnh nào xuất hiện sau mỗi lần em bé quẹt diêm.
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi kể về 5 lần quẹt diêm của em? Việc dùng nghệ thuật đó có tác dụng gì?
- Trong 5 lần quẹt diêm tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật đối lập, tương phản. Nhằm mục đích đối lập những hình ảnh mộng tưởng với thực tế hiện tại mà em bé đang phải gánh chịu
Có thể nói rằng 5 lần quẹt diêm tác giả đã dùng hình ảnh đối lập, tương phản ngày càng gay gắt. Thực tế và mộng tưởng, ảo ảnh và cuộc đời cứ sóng đôi biểu hiện đan cài nâng dần lên- bay cao hơn. Mỗi lần quẹt diêm cháy là lúc mộng tưởng hiện lên trong đầu em: Nào là lò sưởi bằng sắt có hình nổi bằng đồng bóng nhoáng rồi bàn ăn, khăn trải bàn trắng tinh và ngỗng quay hiện ra nhảy ra khỏi đĩa mang cả dao ăn phuôc- xet trên lưng tiến về phía em .
Lần 3: hình ảnh cây thông No-en với hàng ngàn ngọn nến sáng rực để cuối cùng là bà nội mỉm cười và 2 bà cháu bay lên trời
Và nỗi đau lần quẹt diêm tắt em lại phải đối mặt với thực tại: lò sưởi biến mất, trước mặt em chỉ còn những bước tường dày lạnh lẽo. Tất cả những ngọn nến bay lên biến thành những ngôi sao trên trời.
Theo em các mộng tưởng của em bé sau mỗi lần quẹt diêm có hợp lí không? Vì sao?
 Các mộng tưởng của em diễn ra hợp lí lần lượt theo thứ tự. Vì trời rét em lại vừa quẹt diêm nên trước hết em mộng tưởng đến lò sưởi tiếp đó lại mộng tưởng đến bàn ăn vì đói em khao khát được ăn, món ăn thường làm em thèm nhất là ngỗng quay. Món ăn phổ biến ở Đan Mạch. Sau bức tường kia mọi người đang đón giao thừa nên sau đó cây thông No-en xuất hiện trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến lung linh (hình ảnh cây thông No-en chính là phong tục tập quán của phương Tây). Cây thông No-en làm em nhớ tới một thời em cũng được đón giao thừa khi bà em còn sống thế là hình ảnh bà em xuất hiện.
Trong những điều mộng tưởng ấy điều nào được gắn với thực tế. Điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng?
 - Mộng tưởng gắn với thực tế là: lò sưởi khi em đang rét, bàn ăn (khi đói) cây thông No-en (trong đêm giao thừa)
 - Mộng tưởng thuần tuý chỉ là mộng tưởng: con ngỗng quay nhảy ra khỏi đĩa, hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời
Những hìn ... o
* Đáp án- biểu điểm
6đ - Khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp trong thơ văn tác giả có thể sử dụng 1 số từ ngữ thuộc 2 tầng lớp từ này để tô đậm màu sắc tầng lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
4đ - Hai trường hợp trên không sử dụng từ ngữ địa phương.
II. Bài mới.1’
	 Trong Tiếng Việt của chúng ta có 1 số từ thường đi kèm với 1 số từ ngữ nào đó trong câu để bày tỏ cảm xúc tình cảm hoặc để biểu thị thái độ đáng giá 1 sự vật- sự việc. Vậy đó là những từ ngữ có tên gọi là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
GV
Yếu
G
KH
GV
TB
GV
Yếu
KH
GV
G
TB
G
GV
TB
TB
TB
TB
Yếu
Yếu
Yếu
Đưa ví dụ SGK trang 69
Gọi học sinh đọc ví dụ
Quan sát 3 ví dụ trên và so sánh ý nghĩa của 3 câu và cho biết điểm khác biệt về ý nghĩa giữa chúng.
Cả 3 câu đều mang ý nghĩa thông tin về sự kiện “Nó ăn 2 bát cơm”
- Song có sự khác biệt nhau về ý nghĩa thông tin
Câu 1: Thông tin 1 cách khách quan (nó ăn với số lượng 2 bát cơm)
Câu 2: Thêm từ “những” ngoài việc diễn đạt 1 sự việc khách quan như câu 1 mà còn mang ý nghĩa nhấn mạnh, đánh giá việc nó ăn với số lượng 2 bát cơm là nhiều (câu này có thể dùng trong trường hợp em bé bình thường chỉ ăn có 1 bát cơm nhưng hôm nay nó ăn được gấp đôi)
Câu 3: thêm từ “có” ngoài việc diễn đạt sự việc khách quan như câu 1 còn mang ý nhấn mạnh đánh giá việc nó ăn 2 bát cơm là ít, không đạt mức độ bình thường .
Các từ Những có đi kèm trong câu biểu thị điều gì?
 - Các từ Những có đi kèm với các từ sau nó biểu thị thái độ muốn nhấn mạnh vào thông tin sự việc (ăn 2 bát cơm) và sự đánh giá của người nói với sự việc.
Những: Mang hàm ý hơi nhiều
Có: hàm ý hơi ít
Gv đưa ví dụ: từ “ngay” được dùng trong ví dụ có ý nghĩa gì?
Em hãy cất ngay quyển truyện đi
- Ngay: biểu thị thái độ muốn nhấn mạnh vào yêu cầu hành động “cất quyển truyện” → yêu cầu gay gắt.
Qua quan sát các ví dụ trên ta thấy những từ: những, ngay, có là trợ từ.
Vậy em hiểu trợ từ là gì?
Đưa ví dụ b, a SGK trang 69
Học sinh đọc ví dụ
Các em chú ý vào ví dụ các từ: Này- A trong ví dụ này bộc lộ điều gì?
Này: là tiếng lão Hạc gọi ông giáo để nói về con vàng với mục đích là để ông giáo chú ý vào điều mình đang nói.
A trong câu này, Nam Cao đã dùng biện pháp nhân hoá để nói về con chó nhằm nhấn mạnh tình cảm yêu quý cũng như niềm ân hận của lão Hạc khi phải bán con chó. Trong trường hợp này A là tiếng thốt biểu thị sự tức giận khi nhận ra 1 điều gì đó. Song trên thực tế thì “A” cũng có lúc dùng trong trường hợp biểu thị sự vui mừng sung sướng trước sự việc.
GV đưa ví dụ: “A! Mẹ đã về”
Yêu cầu học sinh đọc 2 ví dụ có chứa từ A trên và phân biệt ngữ điệu khi diễn đạt 2 sắc thái tình cảm.
Học sinh đọc- nhận xét
Ngữ điệu khi đọc khác nhau.
Các từ “Này-Vâng” trong ví dụ này biểu thị điều gì? 
 - Đây là những câu đối thoại giữa bà lão láng giềng với chị Dậu
Này: Lời gọi của bà lão láng giềng
Vâng: lời đáp của chị Dậu vừa tỏ ý lễ phép vừa tỏ ý thái độ nghe theo.
Theo dõi 2 ví dụ và cho biết nếu tách bỏ những tiếng này- a- vâng trong 2 ví dụ thì em có nhận xét gì về ý nghĩa biểu đạt và cấu tạo ngữ pháp của những câu đó?
- Xét về ý nghĩa biểu đạt: những từ này được thêm vào trong câu có tác dụng biểu đạt rõ cảm xúc tình cảm, thái độ của người nói hoặc mục đích gọi đáp rất rõ ràng nếu bỏ sẽ không rõ.
→ Cấu tạo ngữ pháp của câu khi bỏ những từ này không có gì ảnh hưởng.
Như vậy những từ này- a- vâng được dùng ở trong câu được gọi là thán từ.
Em hiểu thế nào là thán từ?
Nhận xét về cách dùng các từ “Này, a, vâng” bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng.
 - Chọn a, c, d.
Qua cách lựa chọn trên em thấy thán từ có đặc tính ngữ pháp như thế nào?
Đặt câu có dùng thán từ
Căn cứ vào các ví dụ em thấy thán từ có mấy loại
Thán từ bộc lộ cảm xúc ngoài từ a còn có từ nào?
Thán từ gọi đáp ngoài từ “Này- vâng” còn có từ nào?
Học sinh đọc ghi nhớ.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
a. c. g. i
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2
a. Lấy: nhấn mạnh mức tối thiểu của sự việc.
b. Nguyên: chỉ có như thế không có gì hơn (chỉ riêng tiền thách cưới đã quá cao)
c. Đến: 
 Cả: nhấn mạnh việc ăn quá mức bình thường.
d. Cứ: dựa vào đó để làm điều kiện tất yếu cho sự việc gì?
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3
a. Này- à; d. Chao ôi
b. Ấy; e. Hỡi ơi
c. Vâng;
Học sinh đọc yêu cầu
a. Ha ha: sự khoái chí
 Ái ái: tỏ ý van xin
b. Than ôi: tỏ ý nuối tiếc.
I. Trợ từ. 10’
1. Ví dụ
- Nó ăn hai bát cơm
- Nó ăn những hai bát cơm.
- Nó ăn có hai bát cơm.
2. Bài học 
Trợ từ là những từ chuyên đi kèm 1 từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
* Ghi nhớ SGK trang 69
II. Thán từ. 14’
1. Ví dụ 
2. Bài học
Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.
- Thán từ thường đứng ở đầu câu có khi được tách thành 1 câu đặc biệt.
- Thán từ gồm 2 loại chính
+ Bộc lộ cảm xúc (a, ái, ơ, ô)
+ Gọi đáp: này, ôi, vâng, dạ, ừ.
* Ghi nhớ SGK 70
III. Luyện tập. 15’
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
3. Bài tập 3
4. Bài tập 4
III. Hướng dẫn học ở nhà. 1’
	- Nắm nội dung bài
	- Học thuộc ghi nhớ
	- Làm bài tập còn lại
	- Soạn: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 24
Tập làm văn
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. PHẦN CHUẨN BỊ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
- Nhận biết được sự kết hợp và tác động qua lại giữa các yếu tố kể, tả, biểu cảm.
- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong bài văn tự sự
- Rèn luyện học sinh viết văn bản tự sự có sự đan xen các yếu tố, miêu tả, biểu cảm.
- Giáo dục tình yêu văn học.
II. Chuẩn bị
Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK. SGV, bảng phụ
Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định:
I. Kiểm tra. 3’
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
II. Bài mới. 1’
 Trong thực tế ít có văn bản, tác phẩm nào lại chỉ dùng 1 phương thức diễn đạt để phản ánh mà thường là sự kết hợp đan xen hai hay nhiều phương thức trong cùng 1 văn bản như một số tác phẩm văn học. Chúng ta đã học yếu tố kể, tả, biểu cảm được đan cài vào nhau rất hợp lí tạo nên sức truyền cảm cho bài văn. Để hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu.
KH
Yếu
TB
TB
TB
TB
TB
KH
G
TB
TB
Yếu
Ở lớp 6, 7 các em đã học văn bản biểu cảm, tự sự, miêu tả. Vậy căn cứ vào đâu để chúng ta có thể xác định được các yếu tố biểu cảm tự sự, miêu tả trong 1 văn bản.
Thảo luận
- Kể: thường tập trung nêu sự việc, hoạt động, nhân vật
- Tả: tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của sự việc nhân vật, hoạt động.
- Biểu cảm: thường thể hiện các chi tiết bày tỏ cảm xúc thái độ của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.
→ Đây cũng chính là những tiêu chí, những căn cứ cơ bản giúp các em xác định được những yếu tố cơ bản trong văn tự sự, miêu tả biểu cảm.
Gọi học sinh đọc đoạn trích trong lòng mẹ
Đoạn trích kể về những sự việc gì?
- Sự việc bao trùm lên cả đoạn trích là kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động của nhân vật “tôi” với người mẹ lâu ngày xa cách. Sự việc ấy được kể lại bằng những chi tiết nhỏ:
- Mẹ tôi vẫy tôi, tôi chạy theo chiếc xe.
- Mẹ tôi kéo tôi lên xe; tôi oà khóc
- Mẹ tôi cũng sụt sùi theo.
- Tôi ngồi bên mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ quan sát gương mặt mẹ.
Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn trích
- Tôi thởi hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
- Mẹ tôi không còm cõi, xơ xác quá.
- Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và làn da mịn làm nổi bật màu hồng của 2 gò má.
Đoạn trích đã dùng các yếu tố biểu cảm nào?
 - Hay tại sự sung sướng bỗng được trông, nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi còn tươi đẹp như thuở còn sung túc → suy nghĩ của nhân vật “tôi”
 - Tôi thấy những cảm giác bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt, hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
 Cảm nhận của nhân vật tôi:
- Phải bé lại và lăn vào lòng mẹ → vô cùng.
→ phát biểu cảm tưởng
Các yếu tố miêu tả, biểu cảm đứng riêng hay đan xen vào nhau vừa kể, vừa biểu cảm (Bộc lộ suy nghĩ cảm nhận bày tỏ cảm tưởng)
VD trong đoạn văn:
+ Kể: tôi ngồi trên đệm xe
+ Tả: đùi ép vào đùi mẹ tôi
+ Biểu cảm: tôi thấy những cảm giác đã bao lâu mất đi Thơm lạ thường.
Hãy bỏ hết các yếu tố miêu tả, biểu cảm chỉ giữ lại yếu tố kể, rồi viết thành đoạn văn.
VD: Mẹ tôi vẫy tôi, tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ 
 Mẹ tôi kéo tôi lên xe.Tôi oà khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, đầu ngả vào cánh tay mẹ, quan sát gương mặt mẹ.
So sánh đoạn văn em vừa viết với đoạn văn trích của Nguyên Hồng em có nhận xét gì? Từ đó rút ra vai trò tác dụng của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong kể chuyện?
- Đoạn văn viết đơn thuần chỉ có sự việc gặp gỡ của 2 mẹ con rất bình thường, không gây cảm xúc cho người đọc.
- Đoạn văn của Nguyên Hồng có các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ của 2 mẹ con thêm sinh động với tình cảm, màu sắc, hình dáng, hương vị, diện mạo của sự việc nhân vật, hoạt động, như hiện ra trước mắt người đọc 
→ Yếu tố biểu cảm trong bài giúp người viết thể hiện rõ tình mẫu tử sâu nặng khiến người đọc xúc động trăn trở suy nghĩ trước sự việc nhân vật.
- Yếu tố miêu tả, biểu cảm làm cho ý nghĩa truyện càng thêm thấm thía sâu sắc hơn.
Nếu bỏ hết các yếu tố kể, chỉ giữ lại yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn có ảnh hưởng gì không?
- Nếu yếu tố kể mà chỉ có yếu tố miêu tả, biểu cảm thì sẽ không phải là đoạn văn kể chuyện bởi không có cốt chuyện vì cốt chuyện là do sự việc, nhân vật cùng hoạt động chính tạo nên. Các yếu tố miêu tả, biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc nhân vật thì mới phân tích được.
Các yêu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò gì trong văn kể chuyện.
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò ra sao trong văn kể chuyện.
Học sinh đọc ghi nhớ
HS đọc yêu cầu bài tập
VD: Đoạn văn sau hồi trống thúc vang → rộn ràng trong các lớp
+ Miêu tả: sau hồi trống  sắp hàng đi vào lớp. Không đi, không đứng, co 1 chân duỗi mạnh như đá 1 quả ban tưởng tượng.
+ Biểu cảm: Trống vang dội trong lòng cảm thấy mình bơ vơ vụng về, lúng túng, run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Tả từ xa (hình dáng, mái tóc) tả gần, biểu hiện tình cảm. Hs viết đoạn văn- trình bày.
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự. 26’
1. Ví dụ
Trong lòng mẹ
2. Bài học
- Trong văn bản tự sự, rất ít khi các tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
* Ghi nhớ SGK 74
II. Luyện tập.14’
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
III. Hướng dẫn học ở nhà. 1’
	 - Hoàn thiện các bài tập 
 - Học thuộc ghi nhớ
 - Soạn: Đánh nhau với cối xay gió.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 6.doc