Giáo án Ngữ văn 8 tuần 6 tiết 24: Tập làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 6 tiết 24: Tập làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

 Tập làm văn: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM

 TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU:

 - Nhận ra và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

 - Biết cách đưa các yếu tố miêu tả và biểu cảm bài văn tự sự.

II. KIẾN THỨC CHUẨN:

 1. Kiến thức:

 - Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.

 - Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.

 - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.

 2. Kĩ năng:

 - Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.

 - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 6 tiết 24: Tập làm văn: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuaàn :6 Ngaøy soaïn : 08/09/2010
 Tieát : 23 Ngaøy daïy : 13-18/09/2010 
 Tập làm văn: MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
 TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận ra và hiểu vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
 - Biết cách đưa các yếu tố miêu tả và biểu cảm bài văn tự sự.
II. KIẾN THỨC CHUẨN:
 1. Kiến thức:
 - Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.
 - Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
 - Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.
 - Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.
III. HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
Noäi dung
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Ổn định :
- Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra bài vở soạn
- Giới thiệu bài mới: 
Trong một văn bản tự sự, không chỉ có yếu tố kể mà còn có yếu tố miêu tả và biểu cảm. Những yếu tố trên đan xen vào nhau, tác động lẫn nhau làm cho việc kể chuyện sinh động, sâu sắc. Bài học hôm nay sẽ làm rõ điều này.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:
- Thế nào là yếu tố miêu tả trong văn tự sự? Tìm và chỉ ra đâu là yếu tố miêu tả trong đoạn văn?
- Thế nào là yếu tố biểu cảm trong văn tự sự? Tìm và chỉ ra đâu là yếu tố biểu cảm trong đoạn văn?
- Những yếu tố trên đứng riêng hay đan xen vào nhau?
- Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trog đoạn văn trên -> chép lại các câu văn kể người và việc thành 1 đoạn đối chiếu với đoạn văn của Nguyên Hồng để rút ra nhận xét: Nếu không có yếu tố miêu tả và biểu cảm đoạn văn sẽ như thế nào?
- Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự?
- Bỏ hết các yếu tố kể thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao?
GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK
- Lớp trưởng báo cáo.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, ghi tựa bài.
- Hs đọc đạn văn ở mục I SGK 
- Tả: chỉ ra tính chất, màu sắc, mức độ của nhân vật, sự việc, hành động; Thường dùng nhiều từ ngữ tượng hình, tượng thanh, so sánh nhân hóa...
- Biểu cảm: cảm xúc, thái độ của nhân vật trước nhân vật, sự việc, hành động
- HS bổ sung – nhận xét
- HS trả lời bổ sung, nhận xét.
--> Thường thì đan xen vào nhau
Sự đan xen các yếu tố:”- Tôi ngồi trên đệm xe mẹ tôi
... - Xe chạy chầm chậm.. thở hồng hộc Gương mặt mẹ gò ma hồng hào Khuôn miệng xinh xắn”
Hay tại sự sung sướng sung túc
- Những cảm giác thơm tho lạ thường
- Không có yếu tố miêu tả, biểu cảm, việc kể chuyện trở nên nhạt nhẽo vì chỉ đơn thuần liệt kê nhân vật, sự việc, hành động
- Giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ thêm sinh động thể hiện tình mẫu tử sâu nặng của nhân vật.
- Không có yếu tố kể thì không có chuyện.
HS đọc ghi nhớ
I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự:
1) Yếu tố kể: Trình bày diễn tiến sự việc.
1) Yếu tố miêu tả :
-Miêu tả nhân vật: ngoại hình, nội tâm. 
- Miêu tả cảnh: cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt; Thường dùng nhiều từ ngữ tượng hình, tượng thanh, so sánh nhân hóa...
2) Yếu tố biểu cảm :
- Biểu cảm qua ý nghĩ, cảm xúc nhân vật; qua cảm xúc nhà văn... Thường dùng câu cảm thán, câu hỏi tu từ
* yếu tố tả và biểu cảm chỉ bám vào nhân vật, sự việc mới phát triển được
Ghi nhớ:
vTrong văn bản tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
vCác yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động sâu sắc hơn
* Hoạt động 3: Luyện tập
Bài tập 1:
- Tìm một số đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm trong các văn bản đã học như:
* Tôi đi học (Thanh Tịnh)
*Tức Nước Vỡ Bờ ( Ngô Tầt Tố)
* Lạo Hạc (Nam Cao)
 - Phân tích giá trị các yếu tố đó.
Bài tập 2: Hãy viết 1 đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại bà (bà nội hoặc bà ngoại)
HS thảo luận, trình bày theo nhóm
HS thảo luận, trình bày theo nhóm
II. Luyện tập
Đoạn văn : Tôi đi học:
 Sau một hồi trống vang dội cả lòng tôi, mấy người học trò cũ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp, cảm thấy mình chơ vơ lúc này. Vì chung quanh là những cậu bé vụng về, lúng túng như tôi cả. Các cậu không đi. Các cậu chỉ theo sức mạnh kéo dìu các cậu tới trước. Nói các cậu không đứng lại càng đúng hơn nữa, hai chân các cậu cứ dềnh dàng mãi. Hết co lên 1 chân các cậu lại duỗi mạnh như đá 1 quả ban tưởng tượng. Chính lúc này toàn thân các cậu cũng đang run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
+ Miêu tả: Sau 1 hồi trống thúc, . .sắp hàng. . . đi vào lớp, không đi . . . không đứng lại, co lên 1 chân . . . duỗi mạnh như đá 1 quả ban tưởng tượng.
+ Biểu cảm: Vang dội cả lòng tôi cảm thấy mình chơ vơ, vụng về, lúng túng, run run theo nhịp bước rộn ràng trong các lớp.
- Gợi ý bài tập 2: Yêu cầu
-Không gian: từ xa đến gần (vóc người, dáng đi, mái tóc, gương mặt,nụ cười,quần áo... )
- Hành động: lời nói, cử chỉ, ngôn ngữ. .
* Hoạt động 4: Củng cố dặn dò
* Củng cố:
- Sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự phải như thế nào?
* Hướng dẫn tự học:
- Vận dụng kiến thức trong bài học để đọc - hiểu , cảm thụ tác phẩm tự sự có sử dụng kết hợp các yếu tố kể , tả, biểu cảm.
- Tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Về học bài, chuẩn bị bài “Đánh nhau với cối xay gió”
- Đọc kĩ truyện, tìm hiểu chú thích về tác giả, tác phẩm.
- Tìm hiểu hai nhân vật trong đoạn trích.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 6tiet 24.doc