Văn bản Lão Hạc
Nam Cao
I Mục tiêu giáo dục
- Học sinh thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quí của nhân vật lão Hạc , qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao ( thể hiện qua nhân vật ông giáo ). Thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng những người nông dân nghèo khổ .
- Bước đầu hiểu được nét đặc sắc về truyện ngắn của Nam Cao, khắc hoạ nhân vật tài, cách dẫn truyện tự nhiên , hấp dẫn , sự kết hợp giữa tự sự , triết lí với trữ tình .
- Rèn kĩ năng phân tích truyện, phân tích nhân vật học tập lối viết văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
- Kĩ năng đọc truyện
- Giáo dục lòng yêu kính những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, căm ghét chế độ thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường khốn cùng không lối thoát .
II Chuẩn bị
- Thầy : Soạn bài , tìm tài liệu đọc thêm về Nam Cao, giấy trong ghi một số đoạn văn hay
và các chi tiết tiêu biểu để phân tích
- Trò : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy
Tuần 4 Ngày soạn : 2/9/2008 Ngày dạy : Tiết 13-14 Văn bản Lão Hạc Nam Cao I Mục tiêu giáo dục - Học sinh thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quí của nhân vật lão Hạc , qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám. Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao ( thể hiện qua nhân vật ông giáo ). Thương cảm đến xót xa và thật sự trân trọng những người nông dân nghèo khổ . - Bước đầu hiểu được nét đặc sắc về truyện ngắn của Nam Cao, khắc hoạ nhân vật tài, cách dẫn truyện tự nhiên , hấp dẫn , sự kết hợp giữa tự sự , triết lí với trữ tình . - Rèn kĩ năng phân tích truyện, phân tích nhân vật học tập lối viết văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm - Kĩ năng đọc truyện - Giáo dục lòng yêu kính những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, căm ghét chế độ thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào con đường khốn cùng không lối thoát . II Chuẩn bị - thầy : soạn bài , tìm tài liệu đọc thêm về Nam Cao, giấy trong ghi một số đoạn văn hay và các chi tiết tiêu biểu để phân tích - Trò : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy III Tiến trình lên lớp Hoạt động 1 1, ổn định lớp (1’) 2, Kiểm tra bài cũ (4’) ? Hãy phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích “tức nước vỡ bờ “ của tác phẩm “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ? - Yêu cầu : + Chị dậu lo lắng , hết lòng chăm sóc chồng trong lúc ốm đau. + Nhẫn nhịn tha thiết van xin không được – tức quá chị đã xông vào đánh nhau với nhà chức trách và quả quyết “ Thà ngồi tù còn hơn để chúng làm tình làm tội mãi tôi không chịu được” 3, baì mới Hoạt động 2 - Nam cao - nhà văn hiện thực , nhà văn cách mạng Với “ Lão Hạc” là truyện ngắn tiêu biểu được chuyển thể thành một mảng trong phim “ Làng Vũ đại ngày ấy” . Truyện có gì độc đáo về nội dung , nghệ thuật ta tìm hiểu bài học hôm nay . Hoạt động 3 ? Bằng sự chuẩn bị ở nhà , em hãy nêu những hiểu biết của mình về nhà văn Nam Cao ? - Học sinh trả lời * GV: Nhấn mạnh về năm sinh , năm mất ., quê quán Nam Cao sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo . Quê hương nhà văn là vùng chiêm trũng , xa phủ nên thường xuyên phải chịu nạn đói , nạn cường hào địa chủ. Chính đặc điểm này trở thành chất liệu quý cho Nam Cao khi viết về đề tài nông thôn và người nông dân .Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc – là nhà văn cách mạng .Ông hi sinh trên đường đi công tác ở vùng sau lưng địch . Được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật 1996. Nam Cao có số lượng tác phẩm tương đối lớn để lại cho nền văn học Việt Nam một tài sản quý giá Các tác phẩm chính : (Như SGK) ? Em hiểu gì về tác phẩm “Lão Hạc”? GV: Truyện viết về người nông dân trước cách mạng tháng tám . GV: Tóm tắt tác phẩm một cách khái quát và dẫn dắt đén đoạn trích GV: Kể tóm tắt phần chữ nhỏ : Lão Hạc sang nhà ông giáo thông báo về việc định bán chó - ông giáo dửng dưng vì nghe tin ấy đã nhàm tai – Lão kể về con trai lão yêu một cô gái trong làng nhưng vì nhà gái thách cưới cao , không có tiền cưới vợ – Tình yêu tan vỡ , anh con trai lão phẫn trí đi phu đồn điền cao su đã lâu không có tintức gì , ở nhà lão sống thui thủi một mình với con Vàng là kỉ vật của con trai để lại . Lão thương yêu nó như tình ruột thịt – Lão bán hoa màu để dành cho con cưới vợ .Nhưng lão ốm phải tiêu vào tiền bán vườn , gạo đắt không đủ để nuôi chó – thế là lão quyết định bán chó . Hoạt động 4 GV: Nêu yêu cầu đọc : Phân biệt lời kể , ngôn ngữ của từng nhân vật + Giọng lão Hạc thì chua chát , xót xa ., lúc chậm rãi ,nằn nỉ - Ông giáo (người kể truyện )khi thì từ tốn ấm áp , khi thì xót xa thương cảm với những độc thoại nội tâm . – Vợ ông giáo : lạnh lùng , dứt khoát .Binh Tư : Đầy nghi ngờ , mỉa mai . GV: Các em chú ý ở SGK có in cả truyện , phần in chữ nhỏ để ta theo dõi truyện , phần chữ to thuộc nội dung bài học . ? Đọc từ “Hôm sâu lão Hạc ....thất sướng”/42 ? Nêu nội dung của đoạn truyện ? -Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó . GV: Ông giáo an ủi lão Hạc và mời lão ngồi chơi để ông giáo đi luộc khoai , nấu nước àe , hút thuốc cùng lão . Lão Hạc cười gượng từ chối và nhừ ông giáo một việc . Đó là việc gì ? ? Hãy đọc :”Và lão kể ....xa tôi dần dần” ? Nêu nội dung của đoạn ? Lời uỷ thác và cuộc sống của lão sau khi gưi tiền , gửi vườn . ? Đọc “ Lão không hiểu tôi ....hết truyện ? Đoạn truyện nói về vấn đề gì ? - cái chết của lão Hạc * Giấy trong có ghi những chi tiết đó (Bật máy) GV: Dựa vào những chi tiết chính hãy kể tóm tắt truyện lão Hạc ( Chú ý tránh sa vào kể về cuộc đời lão Hạc ) ? Giải thích - Đi cao su công - ta - đăng , dùi giắng , lớp trước ? * Hướng dẫn tìm hiểu chú thích những từ khó ? Văn bản lão hạc được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ? - tự sự ? ngoài ra còn được kết hợp phương thức nào nữa ? - Miêu tả , biểu cảm Hoạt động 5 GV: Chuyển ý ? Nhân vật chính trong tác phẩm , đoạn trích là ai ? *GV: Lão hạc có nhiều mối quan hệ . Song trong phần trích này ta quan tâm tới mối quan hệ của lão với cậu Vàng . ? Vì sao lão lại yêu quí con Vàng như vậy ? - Con Vàng là : Kỉ vật của con trai để lại Là bạn để làm khuây. * Con Vàng là nguồn vui , là chỗ dựa tinh thần , nơi san sẻ giúp lão ít nhiều vơi đi nỗi buồn cay đắng , là hi vọng chờ con về làm cỗ cưới vợ .Nó là một phần của cuộc đời lão . ? Tại sao quí con vàng như vậy mà lão vẫn bán ? - Vì : ốm , tiêu vào tiền bán vườn Mất việc Bão hoa màu mất Gạo đắt , con chó ăn khoẻ ? Tại sao yêu quí con Vàng như vậy mà lão vẫn có ý định bán chó và ý định ấy nói nhiều đến “nhàm”. Từ đó em có nhận xét về thái độ của lão trước khi bán chó ? - lão đắn đo nhiều làn rồi mới bán . ? Theo dõi vào đoạn “ Hôm sau ...lừa nó” Đọc đoạn truyện đó ? Đoạn truyện kể về sự việc gì ? ? Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng của lão Hạc sau bán chó ? - Cố làm ra vui vẻ - Cười như mếu , mắt ầng ậc nước - Mặt co rúm lại - Những vết nhăn xô lại với nhau , ép cho nước mắt chảy ra . - Miệng móm mém mêu . - Lão hu hu khóc ? Chi tiết nào miêu tả rõ nét nhất tâm trạng của người già ? - Đó là chi tiết miêu tả nét mặt của người già. *GV: Người già ít nước mắt , trong tâm dù rrất đau khổ , khóc thì nước mắt cũng ít chảy ra . ? Qua cách miêu tả độc đáo này thì em hiểu gì về tâm trạng của lão Hạc ? ? Vì sao lão lại xúc động mạnh như vậy ? Lão vừa kể vừa nghĩ gì ? -“ Cái giống nó khôn ...à” ? Qua đó em hiểu lão có tâm trạng như thế nào ? ? Qua cách miêu tả và kể + lời đối thoại của nhân vật , em cảm nhận được gì về tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó ? ? Từ tâm trạng ấy em hiểu gì về bản chất của người nông dân đối với con vật nuôi trong nhà ? - Người nông dân hiền lành đôn hậu , thương yêu vật nuôi trong nhà . GV: Giảng, bình ? Qua phần phân tích , tìm hiểu đoạn truyện đầu ,em học tập được gì về nghệ thuật viết truyện của tác giả ? - Cách kể , miêu tả người ( Tả hình dáng mà diễn tả tâm trạng +lời đối thoại để bộc lộ nội tâm ) ? Em cảm nhận được lão Hạc là người như thế nào ? - Lão là người nông dân có tấm lòng đôn hậu Hoạt động 6 Củng cố: *GV: Lão Hạc là người nông dân hiền lành đôn hậu , hết lòng thương yêu con , thương yêu vật nuôi – Vậy tình cảm của lão còn được thể hiện như thế nào ? tiết 2 ta tìm hiểu tiếp . Tiết 2 Hoạt động 1 1 ,ổn định lớp (1’) 2, bài học Hoạt động 2 GV: Dẫn : Sau khi bán chó thì cuộc đời của lão Hạc như thế nào ta cùng nhau đi tìm hiểu ? Đọc đoạn truyện “ Và lão kể ...cả”/43 ? lão Hạc nhờ ông giáo những việc gì ? - Gửi vườn ông giáo giữ hộ cho con - Gửi tiền khi chết làm ma . GV: Lão trình bày rõ lí do vì sao phải gửi vườn , vì sao phải gửi tiền làm ma khi chết . ? Qua những lí do trên em thấy lão chỉ nghĩ đến ai? - Nghĩ đến con , đến hàng xóm ? Lão không muốn phiền hàng xóm , chỉ nghĩ cho con , chứng tỏ phẩm chất gì của lão ? GV: Giảng , bình * Theo õi “ Luôn mấy hôm ....đáng buồn “/44 ? Gửi vườn gửi tiền rồi lão Hạc sống ra sao ? - Luôn mấy hôm chỉ ăn khoai -- Khoai hết : Chế được món gì ăn món ấy : Sung luộc , củ chuối , rau má , bữa trai , bữa ốc , vài củ ráy . ? Em hiểu gửi tiền , gửi vườn rồi lão Hạc có cuộc sống như thế nào ? - Cuộc sống vô cùng thiếu thốn khổ cực . ? Theo em lão hạc có thể sống khá hơn bằng cách nào? - Tiêu vào tiền bòn vườn. - Bán vườn lấy tiền sinh sống . *GV: Nhưng tại sao lão không bán vườn , lão có tiền mà lại chịu khổ : Có người cho rằng lão là người gàn dở “ Lão làm lão khổ chứ ai làm lão khổ” ? Nhận xét ấy đúng hay sai ta tìm hiểu tiếp ? ? Chính ông giáo ( người kể chuyện ) buồn muốn giúp đỡ lão thì lão có thái độ như thế nào ? – lão từ chối gần như là hách dịch - lão xa dần dần * Ông giáo buồn lắm và đem chuyện của lão phàn nàn với Binh Tư một người hang xóm chuyên làm nghề ăn trộm ? ?Binh tư đã cho ông giáo biết điều gì về lão hạc ? - Lão vừa xin một ít bả chó – Lão bảo có con chó nhà nnào cứ đến vườn nhà lão ...Lão định cho nó xơi một bữa . nếu trúng lão với tôi uống rượu . ? Lúc nghe tin ấy ông giáo nghĩ gì ? Suy nghĩ ấy chứng tở tâm trạng của ông giáo ra sao? GV: Chiếu đoạn văn đó lên - “Hỡi ơi lão Hạc ! Thì ra đén lúc cùng lão .... hết” -* Ông giáo đang nghi ngờ về nhân cách của lão hạc , buồn về sự đời thì chuyện gì cũng có thể xảy ra. ? Đọc “ Không ... Binh Tư hiểu” ? ? Đoạn truyện nói về điều gì ? ? Lão hạc chết như thế nào ? hãy miêu tả lại ? GV: Dùng máy chiếu chi tiết cho học sinh miêu tả? Gọi học sinh nhận xét cách miêu tả của bạn? ? Nhận xét cái chết của lão Hạc ? - lão chết thật dữ dội thảm thương . ? Nhìn vào đây ta dễ dàng đoán được cái chết của lão là vì đâu ? - lão chết vì ngộ độc . Nhưng vì sao lão bị ngộ độc thì chỉ có “tôi và Binh Tư hiểu” ? Ta hiểu lão chết là do đâu ? - Vì ăn bả chó . ? Như vì sao lão phải xin bả chó ăn để chết ? * Thực ra lão vẫn còn vườn , còn tiền lão có thể duy trì sự ống bằng cách nào ? lão sống thì được gì , mất gì ? lão chết thì được gì , mất gì ? - lão có thể bán vườn , ăn vào tiền bòn từ hoa màu , tiền gửi làm ma . -Lão sống thì phải bán vườn và chết thì phải phiền đến hàng xóm lão không muốn . Cho nên lão đã chọn đến cái chết . ? Cái chết của lão thể hiện tình cảm gì của lão đối với con ? - Lão sẵn sàng chết để con có vườn để sinh sống * Lão mang phẩm chất của người nông dân việt nam suốt đời chắt chiu dành dụm cho con – sống vì con và sẵn sàng chết vì con ; giàu lòng tự trọng , giàu lòng vị tha . ? Lúc đầu nghe lão hạc kể chuyện thì ông giáo có thái độ như thế nào ? - Dửng dưng – nghĩ đến những quyển sách quí * Lúc lão đau khổ nghĩ mình đánh lừa con chó thì ông giáo có thái độ an ủi “ Cự cứ tưởng ...khác”. Thấy lão hạc khổ vợ ông giáo gạt phắt đi . ? Ông giáo nghĩ gì về người nghèo khổ ? - “ khi người ta khổ qua thì người ta chẳn ... u hoá. b, sông , núi , người Kinh, người mường, Tây nguyên , Đồng bằng , miền núi Câu 3 Hãy tìm những từ chỉ trường từ vựng “người” trong đoạn trích sau : “Rồi chị túm lấy cổ hắn,ấn dúi ra cửa . Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền , hắn ngã chỏng qoèo trên mặt đất , miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu” ( Tắt đền – Ngô Tất Tố) - yêu cầu : + Câu1 : Trả lời đúng khái niệm( SGK ) Lấy được ví dụ + Câu 2: a, “ Người” b, “ Đất nước” + Câu 3 : Những từ chỉ trường từ vựng “ người” trong đoạn trích: Chị, hắn, anh chàng nghiện, người đàn bà, vợ chồng, túm, ấn dúi, xô dẩy , thét, lẻo khoẻo, chỏng quèo. 3, bài mới : Hoạt động 2 GT: Khi viết văn miêu tả hoặc miêu tả trong tự sự để bài văn có hình ảnh người ta thường chọn những từ tượng thanh , từ tượng hình . Vậy thế nào là từ tượng thanh , từ tượng hình bài học hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu .(Ghi bài lên bảng ) Hoạt động 3 Máy chiếu( bảng phụ) có ghi các ví dụ : Gió bấc rít lên từng cơn. Mặt lão đột nhiên co rúm lại Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít . lão hu hu khóc . - Này ! Ông giáo ạ ! Cái giống nó cũng khôn ! Nó cứ làm in như nó trách tôi , nó kêu ư ử à? - Tôi ở nhà Binh tư về được một lúc lâu thì thấy Tôi xồng xộc chạy vào . lão Hạc đang vật vã ở trên giường , đầu tóc rũ rượi , quần áo xộc xệch , hai mắt long sòng sọc . ? Đọc từng đoạn văn chú ý các từ in đậm ? Những từ nào gợi tả hình ảnh , dáng vẻ , trạng thái của sự vật -Móm mém – hình ảnh cái miệng già nua . - Xồng xộc – trạng thái vội vã, lo lắng . - Vật vã - hình ảnh thể hiện trạng thái đau đớn . - Rũ rượi - đầu tóc rối tung rối bời . - Xộc xệch – không ngay ngắn - Sòng sọc – dáng vẻ con mắt dữ tợn . ? Những từ in đậm nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên , âm thanh của vật , của con người ? - Âm thanh của người : Tiếng khóc của lão Hạc : hu hu Tiếng kêu rên của con chó : ư ử Âm thanh của tự nhiên : tiếng gió : rít ? Những từ có giá trị gợi âm thanh m, gợi hình ảnh này là những từ tượng thanh , từ tượng hình ? Thế nào là từ tượng hình ? Cho ví dụ ? ? Thế nào là từ tượng thanh ? Cho ví dụ ? Hoạt động 4 ? những từ tượng thanh , từ tượng hình này thường là những từ thuộc kiểu từ nào ?- Từ láy ? những từ ngữ đó có tác dụng gì trong việc miêu tả nét mặt và cái chết của lão Hạc? ? Từ đó em thấy từ tượng thanh , từ tượng hình có dụng gì ? ? Đọc phần ghi nhớ SGK ? Hoạt động 5 ? Đọc và nêu yêu cầu bài tạp ? Muốn thực hiện được yêu cầu baì tập phải căn cứ vào đâu ? Bảng phụ có ghi bài tập cho học sinh lên bảng làm ? Nhận xét ? nêu yêu cầu bài tập ? Muốn thực hiện được bài tập ta phải làm nhơ thế nào? ? Đọc và nêu yêu cầu bài tập ? Cươì ha hả là cái cười như thế nào ? ? Cười hì hì là tiếng cười như thế nào ? - Cười hô hố là cười như thế nào ? ? Cười hơ hớ là cười như thế nào ? ? Đọc yêu cầu nbài tập 4 Hoạt động 6 4, Củng cố: GV Nhắc lại nội dung chính của bài học 5 hướng dẫn về nhà : (1’) - Nắm chắc lí thuýêt - Làm các bài tập còn lại Bài tập về nhà : Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ tượng thanh , từ tượng hình kể lại tâm trạng của em trong một lần mắc lỗi với bạn. *Rút kinh nghiệm : I Thế nào là từ tượng hình , từ tượng thanh (9’) 1, Ví dụ : 2, Kết luận ; - Từ tượng hình : Là từ gợi tả dáng vẻ , hình ảnh , trạng thái của sự vật. - Từ tượng thanh : Là từ miêu tả âm thanh của tự nhiên , của con người . II tác dụng :(5’) - Từ tượng hình, từ tựơng thanh gợi được âm thanh , hình ảnh cụ thể sinh động có giá trị biểu cảm cao trong miêu tả , biểu cảm . III luyện tập (14’) Bài tập 1/50 Tìm từ tượng hình , từ tượng thanh trong những câu sau? - Từ tượng hình : rón rén , lẻo khoẻo, chỏnh quèo. - Từ tượng thanh : xoàn xoạt , bịch , bốp . Bài tập 2/50 Tìm 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người theo mẫu Đi lò dò - đi lừ đừ - đi thư thả - đi ngong nguấy - đi nhẹ nhàng - đi liêu xiêu Bài tập 3/50 - Cười ha hả : tiếng cười to , tỏ rõ rất khoái chí - Cười hì hì : tiếng cười tỏ sự thích thú , hiền từ - Cười hô hố : tiếng cười to , thôlox gây cảm giác khó chịu - Cười hơ hớ : tiếng cười thoải mái , vui vẻ , không cần che đậy , giữ ý tứ Bài tập 4/50 Đặt câu với từ cho trước: Mưa rơi lộp bộp trên mái nhà (trên tàu láchuối) Tuần 4 - Tiết 16 Ngày soạn : 2/9/2008 Ngày dạy : Liên kết các đoạn văn trong văn bản I Mục tiêu giáo dục - Học sinh hiểu được cách sử dụng cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn để chúng liền ý, liền mạch . - Rèn kĩ năng viết các đoạn văn có sự liên kết chặt chẽ . - Giáo dục ý thức viết văn có lô gíc, chặt chẽ. II Chuẩn bị : - Thầy : nghiên cứu , soạn bài , bảng phụ hoặc giấy trong ghi ví dụ và bài tập - Trò : Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy : III Tiến trình lên lớp Hoạt động 1 1, ổn định lớp (1’) 2, Kiểm tra bài cũ (4’) ? Thế nào là đoạn văn ? Khi xây dựng một đoạn văn ta cần quan tâm dến vấn đề gì ? - yêu cầu : + Nêu đúng khái niệm đoạn văn. + Khi xây dựng đọan văn ta cần quan tâm tới đối tượng trong đoạn văn , chủ đề cần nói trong đoạn , từ ngữ chủ đề , câu chủ đề, cách trình bày đoạn văn 3, Bài mới : Hoạt động 2 - GT: Một văn bản thường có nhiều đoạn văn , Các đoạn văn phải có sự liên kết với nhau để làm sáng tỏ chủ đề của văn bản . Vậy liên kết các đoạn văn trong văn bản như thế nào bài học hôm nay ta cùng nhau tìm hiểu .(ghi tên bài ) Hoạt động 3 bảng phụ hoặc giấy trong ghi ví dụ ? Hai đoạn văn trên có mối liên hệ gì không ? tại sao ? ? Đoạn I nêu nội dung gì ? - Miêu tả quang cảnh chung ở sân trường ? Đoạn II nêu nội dung gì ? - Tâm trạng của nhân vật tôi về ngôi trường lúc đi ngang qua , ghé lại thăm trường một lần . GV: hai đoạn đều nói về ngôi trường – mối liên hệ chưa rõ về thời gian mà nhân vật tôi đến thăm trường . Bảng phụ ghi 2 đoạn văn ở ví dụ 2 ? Cụm từ : “Trước đó mấy hôm”bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn hai ? - Có ý nghĩa so sánh . ? Cụm từ :” Trước đó mấy hôm” Làm cho hai đoạn văn liên kết với nhau như thế nào ? - làm cho ý giữa hai đoạn văn liền mạch với nhau . *GV: Cụm từ “ Trước đó mấy hôm là từ ngữ dùng để liên kết hai đoạn văn này với nhau . ? Em hiểu thế nào là liên kết đoạn văn? - Liên kết các đoạn văn là làm cho ý các đoạn văn liền mạch với nhau . ? Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản ? Khi nào thì ta cần liên kết đoạn ? Hoạt động 4 Bảng phụ ghi ví dụ a . Đọc ví dụ ? GV: Hai đoạn văn trên liên kết hai khâu của một quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học ? Đó là những khâu nào ? - Khâu tìm hiểu - Khâu cảm thụ ? Hai đoạn văn trên liên kết với nhau bằng những từ ngữ nào? - Bắt đầu – sau * Những từ này có ý nghĩa liệt kê các sự việc . ? Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết có ý nghĩa quan hệ liệt kê- Trước hết , đầu tiên , tiếp theo , cuối cùng .... Bảng phụ ghi ví dụ b/51? Đọc ví dụ ? ? chỉ ra nội dung của đoạn văn I ? – Cảm giác ... trước ..thấy xa lạ . ? Chỉ ra nội dung của doạn văn II ? - lần này ... vừa xinh ...gần gũi ? Tìm quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên ? - Quan hệ đối lập * Để liên kết hai đoạn văn có ý nghĩa đối lập , ta thường dùng từ ngữ biểu thị ý nghĩa đối lập và để so sánh cảm xúc ở hai thời điểm khác nhau . ? Hãy tìm thêm các từ ngữ khác dùng để làm phương tiện liên kết đoạn có ý nghĩa biểu thị đối lập ? – Nhưng , trái lại , ngược lại , tuy nhiên... Quan sát hai đoạn văn ví dụ b/51+52 ? từ “nhưng” thuộc từ lọai gì ? - Quan hệ từ . ? Từ “ đó’ thuộc từ loaị gì ? - Đại từ ? Từ “này”? – chỉ từ * Chỉ từ và đại từ được dùng làm phương tiện liên kết đoạn văn trong văn bản . ? hãy kể tiếp một số chỉ từ mầ em biết có thể làm dùng là phương tiện liên kết ? - ấy , kia... ? bảng phụ ghi ví dụ b/52 ? Đọc ví dụ ? Phần trích có mấy đoạn văn ? ? Nêu nội dung đoạn I ? – Bác viết và để đồng chí góp ý . ? Nêu nội dung đoạn II? – kết luận – Viết cũng như mọi việc khác phải có chí , chớ dấu dốt thì mới tiến bộ . ? ý của hai đoạn văn có mối quan hệ với nhau như thế nào ? - Một đoạn nêu vấn đề , một đoạn tổng kết , khái quát lại vấn đề . ? Để thể hiện mối quan hệ chặt chẽ ấy Bác đã dùng những từ ngữ nào để làm phương tiện liên kết ? - Nói tóm lại . GV: Đó là từ ngữ có ý nghĩa tổng kết , khái quát sự việc . ? Hãy kể tiếp các phương tiện liên kết mang ý nghĩa khái quát , tổng kết mà em biết ? - - Tóm lại , nhìn chung * Bảng phụ ghi ví dụ có phần trích của Bùi Hiển ? Đọc đoạn trích , ý đi học ở đoạn trên được nhắc lại ở đoạn văn dưới qua câu văn nào ?- Câu “ ái dà. lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy” ? Câu văn này có ý nghĩa gì với hai đoạn văn trên ? - Câu này dùng để nối ý giữa hai đoạn văn . ? Câu nối này đứng ở vị trí nào trong hai đoạn ? - Đứng ở đầu đoạn II GV: Có khi đứng tách riêng thành một đoạn . ? Em hiểu gì về câu nối ? - Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn với nhau . Câu nối đứng đầu đoạn II hoặc tách thành đoạn văn riêng . GV: Qua phần tìm hiểu bài học này có thể dùng các phương tiện nào để liên kết các đoạn văn trong văn bản . Hoạt động 5 ? Đọc và nêu yêu cầu bài tập ? ? Bài tập cho biết gì và yêu cầu ta làm gì? ? Để thực hiện được yêu cầu bài tập ta phải căn cứ vào đâu? HS: GV: trên cơ sở đó các em hãy thực hiện yêu cầu bài tập Đọc và nêu yêu cầu bài tập GV: Chia đội chơi :Ai nhanh hơn . *GV: Có bảng phụ ghi các phần trích , các nhóm lên điền từ làm phương tiện liên kết vào chỗ trống thích hợp . Thi xem đội nào điền đúng , điền nhanh GV: Nhận xét về thời gian , về nội dung – biểu dương đội nhanh Hoạt động 6 $: Củng cố: GV: Nhắc lại nội dung cơ bản của bài học để khắc sâu kiến thức cho học sinh 5: Hướng dẫn về nhà : (2’) - Nắm chắc nội dung bài học , - làm các bài tập còn lại - Chuẩn bị bài tiếp theo Bài tập về nhà : Viết đoạn văn kể về một kỉ niệm tuổi thơ sâu sắc của em sau đó chỉ ra các cách lên kết trong đoạn văn đó * Rút kinh nghiệm: I Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản (8’) * Ví dụ : * kết luận : Sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện mối quan hệ ý nghĩa. II Cách liên kết các đoạn trong văn bản (15’) 1, Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn trong văn bản * Ví dụ : - Những từ chỉ ý liệt kê. - Từ chỉ ý đối lập so sánh . - Dùng các đại từ , chỉ từ , quan hệ từ . - Dùng những từ ngữ có ý nghĩa tổng kết , khái quát . 2, Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn III Luyện tập (15’) Bài tập 1/53 Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn và chỉ rõ chúng chỉ mối quan hệ gì ? A, “ Nói như vậy” - ý nghĩa tổng quát B, “Thế mà”- ý so sánh C, “tuy nhiên”- ý đối lập Bài tập 2/54 Chép đoạn văn và tìm các từ ngữ hoặc các câu thích hợp để điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết đoạn văn .
Tài liệu đính kèm: