Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 – Trường THCS Trần Hợi

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 – Trường THCS Trần Hợi

TUẦN 4

Tiết 13+14:

LÃO HẠC

 Nam Cao

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.

- Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật lão Hạc; lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ.

- Thấy được nghệ thuật viết truyện bậc thầy của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG

1. Kiến thức

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.

- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.

- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể truyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật.

2. Kỹ năng:

- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 – Trường THCS Trần Hợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/ 9/2011
TUAÀN 4
Tieát 13+14: 
LAÕO HAÏC
 Nam Cao
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.
- Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật lão Hạc; lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ.
- Thấy được nghệ thuật viết truyện bậc thầy của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn Lão Hạc.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể truyện, khắc hoạ hình tượng nhân vật.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp: (1')
 2. Kiểm tra bài cũ:(3')
 ? Diễn biễn tâm lý chị Dậu trong trích đoạn : “ Tức nước vỡ bờ “ và nêu những phẩm chất tốt đẹp của chị ?
 3. Bài mới: (1')
 Xuất hiện sau Ngô Tất Tố , Nguyên Hồng ... nhưng Nam Cao đã nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình trong dòng văn học hiện thực 1930 – 1945 ,đặc biệt là 5 năm cuối. Các sáng tác về người nông dân của ông chân thật đến đau lòng và tràn đầy tinh thần nhân đạo sâu xa. Tiêu biểu cho những sáng tác đó là tác phẩm Lão Hạc.
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
Noäi dung
 * Hoaït ñoäng 1.(10 phút)
- Trình bày vài nét về nhà văn nam Cao?
- Đề tài chủ yếu trong sáng tác của Nam Cao.
- Các tác phẩm chính của Nam Cao.
 - Truyện ngắn Lão Hạc sáng tác trong thời gian nào?
 * Hoạt động 2:(30')
? Tìm những chi tiết nói về tình cảnh của lão Hạc.
- Em có nhận xét gì về tình cảnh của lão Hạc?
* Hoạt động 3:(10')
- Tại sao lão Hạc phải bán cậu Vàng?
- Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng?
? Qua những chi tiết miêu tả ngoại hình của lão thấy tâm trạng của lão như thế nào?
* Hoạt động 4:(8')
- Lão Hạc nhờ ông giáo việc gì?
- Vì sao ông không bán vườn để sống mà lại để cho con trai?
- Vì sao lúc cuối đời ông lại gửi tiền cho ông giáo lo ma chay?
* Hoạt động 5:(8')
- Lão Hạc tìm đến cái chết như thế nào?
-Hình ảnh lúc lão qua đời?
- Suy nghĩ gì về cái chết của lão?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của lão?
* Hoạt động 6:(8')
- Khi lão Hạc nói " có lẽ tôi bán con chó đấy" thì ông giáo có thái độ như thế nào?
- Khi nói đến tình cảnh của cậu con trai thì ông giáo có thái độ dửng dưng nữa không? Mà có thái độ như thế nào?
- Khi lão Hạc chết ông giáo có suy nghĩ gì về cuộc đời?
* Hoạt động : 7(8')
- Nhận xét nghệ thuật đặc sắc của truyện? 
- Lão Hạc là người như thế nào? Qua đó em hiểu gì về tình cảnh của người nông dân xưa?
- Tình cảm của nhà văn?
HS trình bày theo thông tin SGK.
- Người nông dân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sống mòn mỏi. 
- Chí Phèo, Đời thừa, Sống mòn...
Viết và đăng báo năm 1943.
- Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ đi đồn điền cao su.
- Lão ở nhà với con chó vàng để làm khuây.
-> cùng túng. 
- Vì nghèo, bão , gạo tăng.
- Cố vui vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậng nước.
- Mặt đột nhiên co rúm lại. ép nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo, miệng móm mém, hu hu khóc...
-> đau đớn xót xa ân hận, day dứt, ăn năn.
- Gửi ba sò vườn cho con trai.
- Gửi ba mươi đồng bạc để lúc lão chết lo ma chay.
- Vì ông thương con.
- Ông không muốn luyên lụy đến người khác.
- Lão ăn bả chó.
- Lão vật vã, đầu tóc rũ rượi, hai mắt long sòng sọc.
- Lão tru tréo, bọt mép sùi ra. -> Cái chết đau thương, dữ dội.
HS thảo luận tìm nguyên nhân.
- Trong lòng rất dửng dưng.
- Không, mà hiểu, thông cảm.
- Một người có nhân cách cao đẹp như lão mà không được sống. Phải chết vật vã, dữ dội.
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, kết hợp triết lí sâu sắc. Thấy được Lão Hac là một người nông dân lương thiện, người cha nhân hậu, thương con. Tình cảm cảm thông, tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn.
I Taùc giaû, taùc phaåm
1. Tác giả: Nam Cao (1915- 1951) là nhà văn hiện thực xuất sắc với nhiều truyện ngắn, dài chân thực viết về đề tài người nông dân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sống mòn mỏi. 
Năm 1996 ông được Nhà nước truy tặng Giải thường Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm: Lão Hạc là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân, được đăng báo lần đầu năm 1943.
 II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật lão Hạc
a. Tình cảnh của lão Hạc.
- Nhà nghèo, vợ chết sớm, con trai bỏ đi đồn điền cao su.
- Lão ở nhà với con chó vàng để làm khuây, nhưng phải bán nó đi.
-> khó khăn,cùng túng. 
b. Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng.
- Cố vui vẻ, cười như mếu, mắt ầng ậng nước.
- Mặt đột nhiên co rúm lại. ép nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo, miệng móm mém, hu hu khóc...
->miêu tả ngoại hình nhân vật thấy được sự đau đớn xót xa ân hận, day dứt, ăn năn của Lão Hạc.
b.Những ngày cuối đời của lão Hạc
- Gửi ba sào vườn cho con trai.
- Gửi ba mươi đồng bạc để lúc lão chết lo ma chay.
- Ăn khoai, ráy, sung luộc..
-> người cha hết lòng thương con, sống nhân hậu, giàu lòng tự trọng.
c. Cái chết của lão Hạc
- Lão vật vã, đầu tóc rũ rượi, hai mắt long sòng sọc.
- Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.
-> Cái chết đau thương, dữ dội.
* Nguyên nhân cái chết: 
- Đói khổ, túng quẫn.
- Lòng thương con, lòng tự trọng đáng kính. 
2. Nhân vật “ông giáo”:
- Lúc đầu dửng dưng.
- Sau hiểu ra, an ủi, thông cảm "chao ôi....che lấp mất", khâm phục, cảm thương cho thân phận lão Hạc.
- Cái chết của lão Hạc khiến ông giáo giật mình và ngẫm nghĩ về cuộc đời: một người có nhân cách cao đẹp như lão mà không được sống. Phải chết vật vã, dữ dội -> lòng nhân đạo của nhà văn.
III. Tổng kết
Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, kết hợp triết lí sâu sắc. Thấy được Lão Hạc là một người nông dân lương thiện, người cha nhân hậu, thương con. Đó là phẩm giá của người nông dân xưa dù nghèo khổ nhưng không bị hoen ố. Tình cảm cảm thông, tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà văn với những người nông dân nghèo khổ.
Củng cố: ( 2')
 ? Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và truyện ngắn “Lão Hạc”em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách của người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ?
Dặn dò: (1')
- Học bài, tìm đọc thêm những sáng tác của Nam Cao. Soạn bài “Cô bé bán diêm”.
	Tieát 15. TÖØ TÖÔÏNG HÌNH, TÖØ TÖÔÏNG THANH
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình thượng, tính biểu cảm trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Đặc điểm của từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Công dụng của của từ tượng hình, từ tượng thanh.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết của từ tượng hình, từ tượng thanh và giá trị của chúng trong văn miêu tả.
- Lựa chọn, sử dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: ( 3')
 ? Thế nào là trường từ vựng?
 - Tìm trường từ vựng của những từ “người”.
3.Baøi môùi: ( 1')
Trong khi nói và viết để cho lời văn thêm sinh động, gợi cảm ta thường sử dụng loai từ tượng hình, từ tượng thanh để biểu đạt. Vậy từu tượng hình, từ tượng thanh là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoaït ñoäng cuûa GV
Hoaït ñoäng cuûa HS
Noäi dung
*Hoạt động 1:( 20')
 - Từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật?
- Từ tượng hình là từ như thế nào?
- Lấy ví dụ.
- Từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người?
- Em hiểu thế nào là từ tượng thanh?
- Lấy ví dụ.
- Các từ: móm mém, xộc xệch.. miêu tả hình ảnh lão Hạc trước cái chết như thế nào?
-Các từ: hu hu, ư ử... thấy tâm trạng của lão Hạc khi bán con vàng như thế nào?
- Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái hoặc mô phỏng âm thanh như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự?
*Họat động 2:( 18')
- Tìm từ tượng thanh và từ tượng hình trong đoạn văn?
 - Tìm ít nhất năm từ tượng hình gợi tả dáng đi của người. 
- Phân biệt ý nghĩa tiếng cười.
- Đặt câu với các từ tượng thanh, tượng hình.
-Tìm một bài thơ có sử dụng từ tượng hình.
GV nhận xét.
- Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc
- Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Nghênh nghênh, lênh khênh.
- hu hu, ư ử
Là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của người.
- Lộp bộp, tùng tùng...
- Gợi hình ảnh đau đớn, vật vã trước cái chết dữ dội của lão Hạc.
- Tâm trạng ân hận, xót xa khi bán con vàng của lão Hạc.
- Gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm.
HS thảo luận
Tổ 1 làm bài 1
Tổ 2 làm bài 2
Tổ 3 làm bài 3
Tổ 4 làm bài 4
HS tự tìm.
I. Đặc điểm, công dụng
 1. Từ tượng hình
* Tìm hiểu ví dụ 
Từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ,:móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc -> từ tượng hình.
* Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
Ví dụ: lù lù, loắt choắt...
2. Từ tượng thanh
* Tìm hiểu ví dụ
Từ mô phỏng âm thanh : hu hu, ư ử -> từ tượng thanh.
* Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của người.
Ví dụ: lộc cộc, leng keng...
3. Tác dụng của từ tượng thanh, từ tượng hình
* Ví dụ:
- Những từ: móm mém, xộc xệch, ...-> gợi hình ảnh đau đớn, vật vã trước cái chết dữ dội của lão Hạc.
- Những từ: hu hu, ư ử-> tâm trạng ân hận khi bán con vàng của lão Hạc.
*Từ tượng hình và từ tượng thanh có tác dụng gợi hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm. 
* Ghi nhớ (SGK) 
II. Luyện tập
 Bài tập 1
Từ tượng thanh: soàn soạt, bốp.
Từ tượng hình: rón rén, bịch, lẻo khẻo, chỏng quèo.
Bài tập 2
Dáng đi: lò dò, lững thững, nghênh ngang, khệnh khạng, rón rén.
Bài tập 3
Ha hả: to, sảng khoái, đắc ý.
Hì hì: vừa phải, thích thú, hồn nhiên.
Hô hố: to, thô lỗ, gây cảm giác khó chịu.
Hơ hớ: to, hơi vô duyên.
Bài tập 4
- Ngoài sân, mưa rơi lắc rắc.
- Nước mắt rơi lã chã trên gương mặt xinh xắn của cô ấy.
- Trên sườn đồi đã lấm tấm màu xanh của cỏ non.
Bài tập 5
 Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
4. Củng cố, dặn dò: (3')Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Soạn Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
Tiết 16: 	 
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Biết cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, làm cho chúng liền ý, liền mạch.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức
- Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối)
- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Kỹ năng:
Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản.
 III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định lớp: ( 1')
Kiểm tra bài cũ:(4 ')
 -Thế nào là đoạn văn?Thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề?
 - Nội dung đoạn văn có thể được trình bày theo những cách nào?
Bài mới: 
Giới thiệu bài. (1')
 Một văn bản được cấu tạo bằng nhiều đoạn văn: Muốn tạo nên tính chỉnh thể cho văn bản, giữa các đoạn phải có sự liên kết. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách sử dụng một số phương tiện để liên kết các đoạn văn với nhau.
Hoaït ñoäng cuûa GV
 Hoïat ñoäng cuûa HS
Noäi dung
* Hoạt động 1:(12')
? Em thấy 2 đoạn văn có sự liên kết với nhau không? Vì sao? 
- Cụm từ " trước đó mấy hôm" bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2?
- Hai đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?
- Tác dụng của việc liên kết đoạn?
- Khi chuyển đoạn văn này sang đoạn văn khác em cần làm gì?
*Hoạt động 2: (14')
- Liệt kê hai khâu trong quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?
- Tìm từ ngữ liên kết?
- Kể thêm các phương tiện liên kết có quan hệ liệt kê.
- Tìm quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn?
- Từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn?
- Tìm thêm các từ ngữ có quan hệ đối lập.
- Từ đó thuộc từ loại nào? trước đó là khi nào?
- Kể thêm các từ có tác dụng liên kết tương tự?
- Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn?
- Tìm từ ngữ liên kết.
- Tìm thêm các từ có quan hệ tương tự.
- Sử dụng các từ ngữ có tác dụng liên kết giữa các đoạn văn thường sử dụng các phương tiện nào?
- Tìm câu liên kết giữa hai đoạn văn? Tác dụng?
*Hoạt động 3:(10')
- Tìm từ ngữ liên kết và tác dụng?
- Điền vào chỗ trống cho thích hợp?
-Không có sự liên kết do không nêu rõ thời điểm.
- Cụm từ " trước đó mấy hôm" bổ sung ý nghĩa về thời gian phát biểu cảm nghĩ.
- Phân định rõ thời gian hiện tại và quá khứ.
- Giúp hai đoạn văn liên kết chặt chẽ, liền ý liền mạch.
-Sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện mối quan hệ ý nghĩa của chúng.
- Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ.
- Bắt đầu là, sau khâu tìm hiểu.
- Cuối cùng, trở lên, ngoài ra, thêm vào đó...
- Quan hệ tương phản, đối lập.
- Nhưng
- Ngược lại, thế mà, có thể nói...
- " Đó" là chỉ từ. Trước đó là trước lúc "tôi"cắp sách đến trường.
- này, ấy...
- Ý nghĩa tổng kết, khái quát.
- Từ ngữ liên kết: nói tóm lại.
- Tìm thêm: nhìn chung, tóm lại.
- Các quan hệ từ, chỉ từ, đại từ...
- Ái dà,....cơ đấy.
- Tác dụng: nối tiếp, phát triển ý.
HS thảo luận nhóm
Tổ 1,2 làm bài 1
Tổ 3, 4 làm bài 2
I. Tác dụng của việc liên kết các đọan trong văn bản
 1. Tìm hiểu ví dụ 
* Ví dụ 1: Hai đoạn văn không có sự liên kết do không nêu rõ thời điểm.
* Ví dụ 2:
- Cụm từ " trước đó mấy hôm" bổ sung ý nghĩa về thời gian phát biểu cảm nghĩ.
- Phân định rõ thời gian hiện tại và quá khứ.
=> Giúp hai đoạn văn liên kết chặt chẽ, liền ý liền mạch.
* Chuyển đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện mối quan hệ ý nghĩa của chúng. Giúp các đoạn văn liên kết chặt chẽ, liền ý liền mạch.
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản
 1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn .
* Ví dụ
a. - Sau khâu tìm hiểu là khâu cảm thụ.
-Từ ngữ liên kết: bắt đầu là, sau khâu tìm hiểu -> liệt kê
- Kể thêm: sau nữa, mặt khác, một là...
b. - Quan hệ ý nghĩa: tương phản, đối lập.
- Từ ngữ liên kết: quan hệ từ "nhưng".
- Tìm thêm: nhưng, trái lại, tuy vậy...
c. " Đó" là chỉ từ. Trước đó là trước lúc "tôi"cắp sách đến trường.
 - Kể thêm: ấy, vậy, thế....
d. - Ý nghĩa tổng kết, khái quát.
- Từ ngữ liên kết: nói tóm lại.
- Tìm thêm: nhìn chung, tóm lại.
* Phương tiện liên kết chủ yếu là: quan hệ từ, đại từ, chỉ từ, cụm từ, ....
2. Dùng câu để nối các đoạn văn.
* Ví dụ: 
- Câu: Ái dà, ....cơ đấy.
- Tác dụng: nối tiếp, phát triển ý.
III. Luyện tập
Bài tập 1. 
a. nói như vậy
b. thế mà.
c.cũng (nối đoạn 2 với đoạn 1) tuy nhiên (nối đoạn 3 với đoạn 2)
 Bài tập 2.
a. từ đó
b. nói tóm lại.
c. tuy nhiên
d. thật khó trả lời
 4.Củng cố: (2') 
 - Vì sao phải dùng phương tiện liên kết? 
 - Có những phương tiện liên kết nào?
5.Dặn dò: (1')
 - Làm bài tập còn lại.
 - Chuẩn bị bài “Tóm tắt tác phẩm tự sự".
BGH duyệt
Ngày..........tháng......năm 2011
Tổ duyệt
Ngày.......tháng........năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 8 TUAN 4.doc