Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Trường THCS Hiệp Thạnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Trường THCS Hiệp Thạnh

 LÃO HẠC

 (Trích : NAM CAO )

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.

 - Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật lão Hạc; lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ.

 - Thấy được nghệ thuật viết truyện bậc thầy của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn lão Hạc.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1. Kiến thức:

 - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.

 - Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.

 - Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nàh văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 514Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Trường THCS Hiệp Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 	Ngày soạn: 27/8/2010
Tiết 13,14	Ngày dạy: 03/9/2010	 	LÃO HẠC
 	 (Trích : NAM CAO )
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	- Biết đọc - hiểu một đoạn trích trong tác phẩm hiện thực tiêu biểu của nhà văn Nam Cao.
	- Hiểu được tình cảnh khốn cùng, nhân cách cao quý, tâm hồn đáng trân trọng của người nông dân qua hình tượng nhân vật lão Hạc; lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao trước số phận đáng thương của người nông dân cùng khổ.
	- Thấy được nghệ thuật viết truyện bậc thầy của nhà văn Nam Cao qua truyện ngắn lão Hạc.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
 1. Kiến thức:
	- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
	- Sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn.
	- Tài năng nghệ thuật xuất sắc của nàh văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật.
 2. Kĩ năng:
	- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực.
	- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm tự sự viết theo khuynh hướng hiện thực.
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 :Khởi động 
- GV: kiểm tra nề nếp ,ss và kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS .
- KTBC:
 - Qua nhân vật chị Dậu trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố (vb “Tức nước vỡ bờ”) em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm chất của người nông dân VN trước CM8.
- GV giới thiệu bài:
- Có những người nuôi chó, quí chó như người như con. Nhưng quí chó đến mức như Lão Hạc thì thật hiếm, và quí đến thế, tại sao Lão vẫn bán chó để rồi lại tự vằn vặt hành hạ mình, và cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội thê thảm? Nam Cao muốn gởi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động.
Hoạt động 2 :Tìm hiểu tác giả –tác phẩm và đọc – hiểu văn bản:
- GV gọi HS đọc văn bản (GV hướng dẫn cách đọc: chú ý giọng điệu biến hóa đa dạng của tác phẩm)
-GV nhận xét .
- GV yêu cầu HS dựa vào chú thích (*) tìm hiểu vài nét về tác giả Nam Cao và tác phẩm “Lão Hạc”
-Dựa vào phần chú thích ,hãy nêu sơ lược về tác giả ,tác phẩm ?
-Văn bản Lão Hạc được viết ở mãn đề tài nào ?
- GV chốt ý cơ bản về tác giả ,tác phẩm :ở hai mãn đề tài viết về người nông dân nghèo và trí thức nghèo ->Tác phẩm này được viết ở mãn đề tài người nông dân nghèo .
- GV cho HS tìm hiểu kĩ các chú thích 5,6,9,10,11,15,21,28,30,31,40 và 43
- GV hỏi: Đoạn trích kể chuyện gì ?
- GV cho Hs kể tóm tắt truyện từ tr38 – tr41.
-Tình cảm của Lão Hạc đối với cậu Vàng như thế nào ?
- GV hỏi: Vì sao Lão Hạc rất yêu “Cậu vàng” mà phải đành lòng bán cậu?
- GV chốt ý=>
- Tâm trạng Lão Hạc sau khi bán cậu vàng như thế nào? Em hãy tìm những từ ngữ, chi tiết miêu tả thái độ, tâm trạng Lão Hạc khi bán cậu vàng? Giải thích từ “ầng ậng”
=>GV nhận xét ,chốt ý : Tâm trạng Lão Hạc: đau đớn, xót xa, ân hận Vì Lão nghĩ mình đã già rồi mà còn đi lừa một con chó .
- Qua lời kể của Lão Hạc với ông giáo ta thấy rõ hơn tâm trạng, tâm hồn và tính cách của Lão Hạc như thế nào?
=> GV chốt ý: Xung quanh việc Lão Hạc bán “Cậu vàng” => 1 người sống có tình nghĩa thủy chung, trung thực => thương con sâu sắc.Câu nói mang màu triết lí dân gian. “Kiếp con chó là kiếp khổ. . .chẳng hạn” và “kiếp người cũng khổ. . thật sung sướng?”.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS tái hiện kiến thức cũ.
- HS nghe, ghi tựa bài mới.
- HS đọc văn bản
- HS phát biểu 
-HS : Tác phẩm này được viết ở mãn đề tài người nông dân nghèo .
- Hs thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS :lão rất thương yêu cậu Vàng .
- HS suy nghĩ trả lời :vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn.
- Hs tìm những chi tiết
- HS phát biểu: Tâm trạng chua xót ngậm ngùi
-HS trả lời .
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
 Nam Cao (1915 – 1951) là nhà văn đã đóng góp cho nền văn học dân tộc các tác phẩm hiện thực xuất sắc viết về đề tài người nông dân nghèo bị áp bức và người trí thức nghèo sống mòn mỏi trong xã hội cũ.
2. Tác phẩm:
 Lão Hạc một tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nam Cao được dăng báo lần đầu năm 1943.
II. Phân tích:
1. Nội dung:
 a. Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận người nông dân trước Cách mạng tháng Tám qua tình cảnh của lão Hạc:
 - Vì nghèo, phải bán cậu Vàng- kỉ vật của anh con trai, người bạn thân thiết của bản thân mình.
Tiết 14
Hoạt động 2 (tt)
-Nguyên nhân nào đã dẫn đến cái chết của Lão Hạc ?
- Qua việc Lão Hạc nhờ vả ông giáo, em có nhận xét gì về nguyên nhân và mục đích của việc này? Có ý kiến cho rằng, Lão Hạc làm như thế là gàn dở. Lại có ý kiến cho rằng Lạo làm thế là đúng. Vậy ý kiến của em?
-GV HD HS thảo luận nhóm thời gian 5 phút .
=> GV nhận xét,chốt ý : Lão Hạc là người thương con và có lòng tự trọng ,lão hiểu rõ tình cảnh khốn cùng của mình nên đã chọn lấy cái chết thật đau đớn và dữ dội 
.
- Gv hỏi: Nam Cao tả cái chết của Lão Hạc như thế nào? Tại sao Lão Hạc lại chọn cái chết như vậy? Nguyên hân và ý nghĩa cái chết của Lão Hạc? 
=>GV bình : đó là cái chết đau đớn và dữ dội .Lão chọn cái chết như vậy vì lão muốn chết cho giống con chó vì lão nghĩ lão đã trót lừa một con chó .
- GV nêu vấn đề: So với cách kể truyện của Ngô Tất Tố trong tp “Tắt Đèn” và “ Lão Hạc” của Nam Cao có gì khác:
- GV: Vai trò của nhân vật “Ông giáo” như thế nào?. Thái độ của ông đối với Lão Hạc ra sao? 
 GV chốt=> 
 +Truyện “Tức .bờ “ là sức mạnh của tình thương của tiềm năng phản kháng .
 +Truyện “Lão Hạc “ý thức về nhân cách và lòng tự trọng dù nghèo khổ vẫn giữ trong sạch . 
- GV cho HS đọc lại đoạn văn “chao ôi! Đối với. . . nghĩa khác” . Tại sao ông giáo lại có suy nghĩ như vậy?
=>GV bình :đây là triết lí lẫn cảm xúc trữ tình xót xa của Nam Cao 
->khẳng định một thái độ sống ,một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo :cần phải quan sát và suy nghĩ đầy đủ về những người sống sung quanh mình ,cần phải nhìn họ bằng lòng đồng cảm ,bằng đôi mắt của tình thương .(GV liên hệ thực tề giáo dục HS )
- Khi nghe Binh Tư kể chuyện Lão Hạc xin bã chó ông giaó suy nghĩ như thế nào?
-GV nhận xét ,chốt ý HS vừa nêu .
- Khi chứng kiến cái chết của Lão Hạc ông giáo có suy nghĩ gì?
- GV Trong văn bản để khắc họa hình tương nhân vật tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả tâm lí của Nam Cao đặc sắc ở điểm nào?
GV chốt=> 
- Truyện Lão Hạc đã nêu bặc nội dung khái quát gì của tác phẩm?
-GV chốt ý 
- GV tổng hợp nghệ thuật và nội dung của tác phẩm
-GV liên hệ thự tế dựa vào nội dung văn bản và giáo dục HS .
Hoạt động 3. Tổng kết:
- GV: Qua đoạn trích lão Hạc em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ?
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật của văn bản?
- GV chốt ý=>
Hoạt động 4. Củng cố – dặn dò:
- Cái chết của Lão Hạc trong truyện ngắn trên có ý nghĩa như thế nào?
- Truyện “Lão Hạc” nêu bậc nội dung gì của tác phẩm?
-Qua vb trên cho em bài học gì trong cuộc sống ?
- Để tái hiện lại những hình ảnh, âm thanh của tự nhiên, của con người ta thường dùng những từ ngữ nào?
- Về học bài, xem trước bài “từ tượng hình, từ tượng thanh”.
- Chú ý :Thế nào là từ tượng hình ? Thế nào là từ tượng thanh? Cho ví dụ .
-HS trả lời 
- Hs bàn luận,thảo luận theo nhóm của mình . Nhóm khác nhận xét bổ sung .
- HS phát biểu :đó là cái chết đau đớn và dữ dội .Lão chọn cái chết như vậy vì lão muốn chết cho giống con chó vì lão nghĩ lão đã trót lừa một con chó .
- HS thực hiện theo yêu cầu GV
- HS phát biểu: 
- 1 trí thức nghèo sống ở nông thôn, giàu tình thương
- Thái độ: Cảm thông, thương xót, an ủi, giúp đỡ
- HS đọc đoạn văn suy nghĩ – phát biểu.
- HS phát biểu
- HS thực hiện theo yêu cầu GV
- HS: Sử dụng ngôi kể thứ nhất, kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập lụân một cách chặt chẽ. 
- HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
- Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Không có lối thoát, phải chọn cái chết để bảo toàn tài sản cho con và không phiền hà bà con hàng xóm.
b. Lão Hạc thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của một con người:
 - Cảm thông với tấm lòng của một người cha rất mực yêu thương con muốn vun đắp, dành dụm tất cả những gì có thể có để con có cuộc sống hạnh phúc.
 - Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp tiềm ẩn của người nông dân trong cảnh khốn cùng vẫn giàu lòng tự trọng, khí khái.
2. Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất, người kể là nhân vật hiểu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện và cảm thông với lão Hạc.
- Kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, trữ tình, lập lụân, thể hiện được chiều sâu tâm lí nhân vật với diễn biến phức tạp, sinh động.
- Sử dụng ngôn ngữ hiệu quả, tạo được lối kể khách quan, xây dựng được hình tượng nhân vật có tính cá thể hóa cao.
III. Tổng kết:
- Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không thể bị hoen ố cho dù phải sống trong cảnh khốn cùng.
- Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
 	Ngày soạn: 01/9/2010
 Tuần 5	Ngày dạy: 06/9/2010
 Tiết 15
TỪ TƯỢNG HÌNH, TỪ TƯỢNG THANH
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
	- Hiểu được thế nào là từ tượng hình, thế nào là từ tượng thanh.
	- Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để ta ...  thanh 
 GV nhận xét ,chốt ý=> 
-b/ GV nêu câu hỏi:
Những từ ngữ ấy có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự?
GV nhận xét ,chốt ý=> 
Hoạt động 3 :Luyện tập 
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 1- SGK49 –HD HS thảo luận nhóm thời gian 4 phút .
-Tìm từ tượng hình và từ tượng thanh ?
-GV nhận xét ,chốt ý=>
-GV hướng dẫn HS làm bài 2 .
 Tìm ít nhất 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người:
-GV nhận xét ,chốt ý=>.
-GV hướng dẫn HS làm bài 3-SGK tr 50.
-Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười.
-GV liên hệ các tiếng cười và giáo dục HS .
-GV nhận xét ,chốt ý=> 
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 4: 
 Đọc kĩ những từ tượng hình, từ tượng thanh và đặt câu với mỗi từ đó( câu phải đủ 2 thành phần chính của câu).
-GV nhận xét ,chốt ý=> 
Hoạt động 4. Củng cố – dặn dò:
- GV: thế nào là từ tượng hình ? từ tượng thanh ? Từ tượng hình, từ tượng thanh ấy có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự?
- GV: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác ta cần sử dụng phương tiện gì để chúng có thể gắn kết với nhau?
- GV: Ta cần sử dụng các phương tiện để liên kết.
 + GV: Để biết ta cần sử dụng các phương tiện nào để liên kết câu, các em hãy về xem trước bài: “ Liên kết các đoạn văn trong văn bản”.
 + Về học bài, làm lại các BT đã giải vào tập.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc các đoạn trích chú ý từ in đậm – trả lời câu hỏi:
- Hs: từ ngữ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ. . . : móm mém, xòng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sộc.
- Từ ngữ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người: hu hu, ư ử.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS: Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
-HS:Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
-HS thảo luận nhóm, đại diện nhóm HS trả lời,nhóm khác nhận xét bổ sung .
-HS làm bài tập 2
-HS trả lời .
HS trả lời ,HS khác nhận xét bổ sung .
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
I. Đặc điểm ,công dụng:
 1/ Khái niệm:
- Từ tượng hình: là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
 2/Tác dụng: 
- Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao, thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự.
II/Luyện tập: (GV hướng dẫn HS làm bài tập)
 Bài tập 1: Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh (SGK tr 49,50)
 Xoàn xọat, rón rén, bịch, bóp, lẻo khoẻo (ngã) chỏng vèo.
 Bài tập 2: Tìm ít nhất 5 từ tượng hình gợi tả dáng đi của người:
 Khập khểnh, lom khom, dò dẫm, liêu xiêu, (đi) lò dò.
Bài tập 3: Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười
- ha hả: Từ gợi tả tiếng cười to, sản khóai đắt ý
 - hì hì: từ mô phỏng tiếng cười phát cả ra đằng mũi thường biểu lộ sự thích thú có vẻ hiền lành
- hô hố: to, vô ý, thô
- hơ hớ: to, thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy giữ gìn.
Bài tập 4: Đặt câu với từ tượng hình, từ tượng thanh:
 - Mưa rơi lộp bộp trên hiên nhà.
 - Đàn vịt đang lạch bạch về chuồng.
- Trên cành đào đã lấm tấm nhữnh nụ hoa.
	Ngày soạn: 01/9/2010
 Tuần 5	Ngày dạy: 06/9/2010
Tiết 16
LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN 
TRONG VĂN BẢN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	 Biết cách sử dụng các phương tiện để lienâ kết các đoạn văn, làm cho chúng liền ý, liền mạch
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
	- Sự liên kết giữa các đaọn, các phương tiện liên kết đoạn( từ liên kết và câu nối).
	- Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng:
	Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong một văn bản.	
III. HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1 :Khởi động 
- GV: Kiểm tra nề nếp ,ss.
- Kiểm tra việc soạn bài của HS . - Không kiểm tra bài cũ –vừa làm xong bài viết số 1 .
- GV liên hệ nội dung và giới thiệu bài mới.
 Hoạt động 2 :Tìm hiểu Tác dụng của việc liên kết các đoạn trong văn bản:
- GV cho Hs đọc VD1 (I) và trả lời câu hỏi: Hai đoạn văn ở VD1 (I) co ùmối liên hệ gì không? Tại sao.
- GV tổng hợp nhận xét ý HS vừa nêu .
- GV ch HS đọc đoạn văn VD (I) – trả lời câu hỏi:
a) cụm từ “trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ 2, và nó có tác dụng gì?
=> GV kết luận: Các từ ngữ “trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết 2 đoạn văn và nêu yêu cầu: Em hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản?
- GV: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết nhằm mục đích gì?
- GV chốt ý=>
 Tìm hiểu Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản:
- GV yêu cầu HS đọc mục 1a (II) và trả lời câu hỏi
+ Hai khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học của hai đoạn văn trên là những khâu nào? Quan hệ ý nghĩa?
- GV yêu cầu Hs tìm các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn trên ?
- GV yêu cầu HS kể thêm các từ ngữ để chuyển đoạn có tác dụng liệt kêVD: trước hết, đầu tiên .. )
- GV cho HS đọc VD 1b(II) – trả lời câu hỏi:
+ Tìm quan hệ ý nghĩa giữa 2 đoạn văn trên.
+ Từ ngữ liên kết trong 2 đoạn văn đó?
+ Yêu cầu HS kể tiếp các từ ngữ liên kết đoạn mang ý đối lập (trái lại. . )
=>GV nhận xét ,chốt ý : từ ngữ liên kết mang tính đối lập: nhưng, trái lại, ngược lại, tuy vậy, song, thế nào ,
- GV cho HS đọc vd (II) và cho biết “Đó” thuộc từ nào? Trước đó là khi nào? Chỉ từ, đại từ cũng được dùng làm phương tiện liên kết đoạn: 
-Hãy kể tiếp từ có tác dụng này?
- GV cho HS làm VD1d (II) – trả lời câu hỏi:
+ Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên?
+ HS kể tiếp các từ ngữ có ý nghĩa tổng kết?
- GV tổng hợp về cách dùng từ ngữ để liên kết đoạn văn.
- GV gọi HS đọc vd2 (II): tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn. Tạo sao câu đó lại có tác dụng liên kết?
- GV chốt ý=>
Hoạt động 3 :Luyện tập 
-GV hướng dẫn HS làm bài tập 1
-Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn .
-GV dành thời gian 3 phút cho HS thảo luận nhóm .
-GV nhận xét ,chốt ý=>
-GV hướng dẫn HS làm bài 2 Chép các đoạn văn sau vào vở bài tập rồi chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp (ngoặc đơn) điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết đoạn văn.
-GV nhận xét ,chốt ý 
Họat động 4: Củng cố – dặn dò
- Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản.
- Nêu các phương tiện chủ yếu để liên kết đoạn văn trong văn bản?
- Trong tiếng việt, chỉ một từ mà có chỗ dùng với tên gọi này, chỗ khác dùng với tên gọi khác, ta gọi từ đó là gì? Còn từ chỉ dùng cho một tầng lớp nhất định, từ đó được gọi là gì?
- Muốn biết các lớp từ đó thuộc lớp từ nào, các em hãy về xem trước bài “ Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc VD 1 (I) trả lời:
- Hai đoạn văn cùng viết vế ngôi trường. (tả + PBCN) nhưng thời điểm miêu tả và PBCN không hợp lí nên sự liên kết giữa 2 đoạn còn lỏng lẻo, do đó người đọc cảm thấy hụt hẫng.
-HS đọc VD 2 (I) trả lời câu hỏi
a) Bổ sung ý nghĩa về thời gian- Tạo sự liên tưởng với đoạn văn trước.
- HS suy nghĩ, thảo luận để tìm tác dụng của việc liên kết đoạn văn trong văn bản.
- HS: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện mối quan hệ ý nghĩa của chúng.
-HS đọc bt 1a (II) trả lời câu hỏi.
- Hs trả lời 
- HS: Quan hệ liệt kê
HS tìm hiểu :từ ngữ có tác dụng liên kết : sau 
- HS kể thêm các từ của đoạn có tác dụng liệt kê:trước hết, đầu tiên ,cuối cùng ,một mặt ,mặt khác ,một là ,hai là ,..
- HS đọc VD 1b (II) trả lời
- Quan hệ tương phản
- Từ ngữ liên kết: nhưng
- HS kể tiếp các từ ngữ liên kết mang tính đối lập: nhưng, trái lại, ngược lại, tuy vậy, song, thế nào ,
- HS đọc vd 2(II)-hs trả lời .
+ Đó là chỉ từ
+ Trước đó: là trước lúc nhân vật tôi lần đầu tiên cắp sác đến trường, có tác dụng liên kết đoạn văn
HS kể tiếp (đó, này. . )
- HS đọc VD1d (II) – trả lời
- Quan hệ tổng kết, khái quát
- Từ “nói tóm lại”
- HS :tóm lại ,nói tóm lại ,tổng kết lại ,nhìn chung ,
- HS đọc– trả lời
Câu nối: Aùi dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy.
- HS: Quan hệ từ , đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý kiệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát,...
 Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:
-HS thảo luận nhóm –đại diện nhóm HS trả lời ,nhóm khác nhận xét bổ sung .
-HS làm bài 2 –HS trả lời ,HS khác nhận xét bổ sung .
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn trong văn bản:
- Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện mối quan hệ ý nghĩa của chúng.
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản:
Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn:
 Quan hệ từ , đại từ, chỉ từ, các cụm từ thể hiện ý kiệt kê, so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát,...
2.Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn:
III/Luyện tập: 	
+ Bài tập 1: Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn (SGK tr 53,54)
	a) Nói như vậy
	b) Thế mà
	c) cũng
+ Bài tập 2: Chép các đoạn văn sau vào vở bài tập rồi chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp (ngoặc đơn) điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết đoạn văn.
	a) Từ đó
	b) Nói tóm lại
	c) Tuy nhiên
	d) Thật khó trả lời.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 4.doc