Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 đến 10 - GV: Nguyễn Hữu Toàn

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 đến 10 - GV: Nguyễn Hữu Toàn

I- Đặc điểm tình hình lớp dạy:

- Thuận lợi:

+ HS có đầy đủ SGK

+ Nhiều em chăm học, biết vâng lời.

- Khó khăn:

+ Trình độ HS trong lớp không đều

+ Không có HS giỏi

+ Một số em còn lười, hỏng kiến thức, học chưa có phương pháp

+ Kỹ năng diễn đạt còn yếu

+ HS ở rải rác khắp các thôn, khó có điều kiện học tổ nhóm

II- Thống kê chất lượng:

 

doc 148 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 569Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 đến 10 - GV: Nguyễn Hữu Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY NĂM HỌC 2004-2005
Tổ 	 : Văn
Giảng dạy lớp :
Môn 	 : Ngữ văn
Đặc điểm tình hình lớp dạy:
Thuận lợi:
HS có đầy đủ SGK
Nhiều em chăm học, biết vâng lời.
Khó khăn:
Trình độ HS trong lớp không đều
Không có HS giỏi
Một số em còn lười, hỏng kiến thức, học chưa có phương pháp
Kỹ năng diễn đạt còn yếu
HS ở rải rác khắp các thôn, khó có điều kiện học tổ nhóm
Thống kê chất lượng: 
Lớp 
Sỉ số 
Đầu năm 
Chỉ tiêu phấn đấu 
Ghi chú 
Yếu 
TB
Khá 
Giỏi 
Học kỳ I
Học kỳ II
Yếu 
TB
Khá 
Giỏi 
Yếu 
TB
Khá 
Giỏi 
Biện pháp nâng cao chất lượng: 
Đối với HS yếu: Tăng cường kiểm tra khâu tự học ở nhà, giáo dục, động viên để các em có tiến bộ. Chú ý thái độ của HS qua từng giờ học, khả năng tiếp thu bài, ghi chép bài. Kết hợp vớiphụ huynh để giúp để các em học tập 
Đối với HS TB: GV bộ môn thường xuyên theo dõi qua từng tiết dạy, qua các tiết luyện tập giúp các em mở rộng kiến thức, khuyến khích để các em học.
Đối với HS khá: khích lệ, động viên các em học, luyện HS khả năng cảm nhận, cách viết văn trong sáng, giản dị, giàu hình ảnh.
Kết quả thực hiện: 
Lớp 
Sỉ số 
Sơ kết học kỳ I
Tổng kết cả năm 
Ghi chú 
Yếu 
TB
Khá 
Giỏi 
Yếu 
TB
Khá 
Giỏi 
Nhận xét, rút kinh nghiệm: 
Cuối học kỳ: 
So với chỉ tiêu đề ra đầu năm:
Tỷ lệ HS yếu giảm:
Tỷ lệ HS TB tăng:
Tỷ lệ HS khá tăng:
Tỷ lệ HS giỏi: 
Sau học kỳ II có trò phấn đấu đạt chỉ tiêu HS giỏi đề ra 2 em, những HS TB vươn lên khá
Cuối năm học: 
Kế hoạch giảng dạy
Tên chương 
ST
Mục tiêu cần đạt 
Kiến thức cơ bản 
Phương pháp 
Chuẩn bị 
Học kỳ I
Phần: VHVN 30-45
Văn học hiện thực phê phán 
7
Giúp HS hiểu được nội dung nghệ thuật những VB được học trong giai đoạn này
HS bước đầu biết phân tích nhân vật, cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật 
Đọc diễn cảm, dọc phân vai
Giáo dục HS tình cảm yêu mến, kính trọng người dân lao động nghèo trong XH phong kiến
Căm ghét XHPK thối nát, tàn nhẫn
Tự rèn luyện mình qua các nhân vật được học. Biết yêu thương quý trọng những tình cảm đẹp 
Hiểu được tâm trạng của nhân vật “tôi” trong VB “ngày đầu tiên đi học”
Hiểu được tình cảm tha thiết của nhật vật Bé Hồng đối với người mẹ, tình yêu thương đã giúp cho bé Hồng đủ sức mạnh để hiểu đưo tâm địa của bà cô
Hiểu đưo tình cảm thương chồng, sẳn sàng hy sinh vì chồng, tình yêu thương đã trở thành sức mạnh, hiểu được quy luật tất yếu của cuộc sống “có áp bức có đấu tranh” 
Hiểu được nhân cách cao quý của người nông dân nghèo qua nhân vật Lão Hạc 
Phân tích 
Giảng bình
Đọc phân vai
Đọc thầm 
Bảng phụ
GV nắm các tài liệu về các tác giả Thanh Tịnh,Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố, Nam Cao 
Tranh chân dung các tác giả 
Phần văn học nước ngoài 
8 
Giúp HS hiểu được nội dung và nghệ thuật của những VB được học
HS bước đầu biết phân tích nhân vật, phân tích tác phẩm
Đọc diễn cảm, cảm thụ cái hay trong tác phẩm
Biết yêu thương thông cảm với những mảnh đời bất hạnh, biết quý trọng những tình cảm đẹp 
Trân trọng cuộc sống hạnh phúc trong vòng tay cha mẹ, kính trọng thầy cô, yêu thương con người
Cảm phục tài năng của tác giả nước ngoài 
Hiểu và thông cảm mảnh đời bất hạnh của cô bé bán diêm
Trân trọng những suy nghĩ tốt đẹp của Đôn-ki-hô-tê, nhưng không hành động mù quáng như ông
Yêu quý những nghệ sĩ nghèo nhưng sẵn sàng hy sinh cho nhau
Hiểu được nghệ thuật phải phục vụ cuộc sống, phục vụ con người
Tình yêu quê hương và tình cảm đối với thầy Đuy Sen, người đã ươm trồng mơ ước cho HS 
Phân tích
Giảng bình
Đọc diễn cảm 
Bảng phụ 
Đọc tác phẩm
“người thầy đầu tiên”
Phần văn bản thuyết minh nhật dụng
5
Giúp HS biết được giá trị của môi trường sống, biết bảo vệ trái đất
Hiểu được những tác hại đối với con người do mơi trường bị ô nhiễm
Vận dụng kiến thức được học trong bài kiểm tra
Hiểu được thời sự ở địa phương, làm quen với 1 số tác giả ở địa phương 
Hiểu được tác dụng của VB thuyết minh 
Hiểu biết được tác hại của việc sử dụng bao ni lông đối với đời sống con người, có ý thức khi dùng bao ni lông
Hiểu được tác hại của thuốc lá, không chỉ tốn kém về kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của mọi người 
Hiểu được cái hay qua 1 số tác phẩm văn học của các tác giả ở địa phương 
Phân tích 
Giảng bình
Đọc diễn cảm 
Bảng phụ 
Một số dẫn chứng thực tế tranh ảnh về môi trường, về bệnh tật do thuốc lá gây ra
Phần thơ văn yêu nước và cách mạng đầu TK XX
8
Giúp HS hiểu được nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm trong giai đoạn VH này
Hiểu được thể thơ dường luật
Cảm phục tấm lòng yêu nước thiết tha của những nhà yêu nước
Học tập tình cảm cao đẹp đó của ông cha
HS có thể bắt đầu phân tích tác phẩm thơ
Giáo dục các em lòng yêu nước 
Hiểu được nghị lực phi thường, không sợ gian khổ, ung dung hiên ngang của nhà yêu nước
Hiểu được tấm lòng yêu nước thiết tha nhưng th kín của các nhà thơ
Hiểu được cái “ngông” trong thơ Tản Đà 
Kỹ năng đọc và phân tích thơ TN BC
Hiểu được tài năng của tác giả 
Phân tích
Giảng bình
Đọc diễn cảm 
Tài liệu về các tác giả
Bảng phụ 
Phần Tiếng Việt
Từ – câu – dấu câu 
17
Giúp HS hiểu được ý nghĩa của từ có thể nhận biết và sử dụng tốt nghĩa của từ ngữ
HS hiểu được các loại câu ghép và dấu câu được học
Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ-câu và dấu câu
Giúp HS biết giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
Củng cố kiến thức cho HS về môn tiếng việt 
Đánh giá HS qua tiết kiểm tra
HS rút kinh nghiệm qua tiết trả bài 
Nắm được khái niệm về cấp độ khái quát nghĩa của từ, về trường từ vựng, sử dụng tốt loại này
Hiểu được câu ghép, biết sử dụng câu ghép
Hiểu được cách sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh trong bài làm của mình
Nắm được cách sử dụng trợ từ, thán từ, tính thán từ
Vận dụng tốt các loại dấu câu: dấu ngoặc kép, dấu hai chấm, dấu chấm lửng 
Quy nạp
Đàm thoại
Ôn luyện 
Bảng phụ
HS chuản bị bài ở nhà 
Phần biện pháp tu từ 
2
Giúp HS hiểu được các biện pháp tu từ
Rèn luyện kỹ năng vận dụng các biện pháp đó vào bài làm của mình
Tự hào về sự giàu đẹp, trong sáng của tiếng việt 
HS hiểu được khái niệm về nghệ thuật nói quá, nói giảm, nói tránh
Sử dụng tốt hai biện pháp tu từ này 
Quy nạp
Đàm thoại
Ôn luyện 
Bảng phụ
Chọn lọc ví dụ tiêu biểu 
Phần Tập làm văn chủ đề bố cục đoạn văn liên kết trong văn bản
9
Giúp HS hiểu được mỗi VB đều phải thống nhất về chủ đề.
Rèn luyện kỷ năng nhận biết, sử dụng
Giúp HS viết tốt đoạn văn có tính liên kết
Viết bài TLV tự sự, ôn kiến thức về văn tự sự
HS rút kinh nghiệm qua tiếi trả bài
HS hiểu được tính thống nhất về chủ đề của VB, nắm vững bố cục VB, biết tóm tắt VB tự sự
HS biết cách trình bày nội dung trong đoạn văn
Quy nạp
Đàm thoại
Ôn luyện
Bảng phụ, một số bài tập ngoài SGK
Phần miêu tả biểu cảm t ự sự
6
Giúp họ hiểu được tầm quan trọng của sự kết hợp trong 3 phương thức: tự sự, miêu tả, biểu cảm 
Vận dụng tốt trong bài làm của mình 
HS hiểu được miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, luyện tập và lập dàn ý. Viết bài tập làm văn thể loại này tốt -> kết quả đạt được cao
HS rút kinh nghiệm qua tiết trả bài 
Quy nạp
Đàm thoại 
Bảng phụ, một số bài tập văn mẫu 
Văn bản thuyết minh, kiểm tra 
10
HS hiểu được thể loại thuyết minh, hiểu được tầm quan trọng của VB thuyết minh
Bước đầu có thể viết đoạn văn thuyết minh, nói thuyết minh 1 vấn đề cho trước
Kiểm tra đánh giá
Trả bài rút kinh nghiệm 
HS hiểu khái niệm về VB thuyết minh luyện nói thuyết minh 1 thứ đồ dùng, làm quen với đề văn thuyết minh, biết thuyết minh 1 thể loại văn học, biết viết đọc văn trong văn thuyết minh, biết thuyết minh về đồ dùng
Làm bài viết để đánh giá HS 
Quy nạp
Đàm thoại 
Bảng phụ
SGK
1 số đoạn văn thuyết minh tiêu biểu 
Học kỳ II
Phần văn:
Phần tác phẩm thơ đầu thế kỷ XX
4
Giúp HS hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm được học trong giai đoạn này
Giúp HS hiểu được tấm lòng yêu quê hương, đất nước, con người qua các nhà thơ qua tác phẩm
Giáo dục HS lòng yêu nước thiết tha 
Hiểu được lòng yêu nước, niềm khát khao tự do của Thế Lữ qua hình ảnh con Hổ
Cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ Tế Hanh
Niềm thương cảm chân thành của Vũ Đức Liên đối với ông Đồ
Niềm khát khao tự do của người cách mạng 
Phân tích
Giảng bình
Đọc diễn cảm 
SGK
Một số lời bình hay của các nhà văn về các tác phẩm 
Phần thơ Tố Hữu – Hồ Chí Minh 
3
Giúp HS:
Hiểu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm được học
Hiểu được tình cảm của Bác Hồ
Trân trọng, yêu quý, kính trọng Bác 
Hiểu được tinh thần lạc quan, nghị lực phi thường của Bác
Tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, ung dung của Bác
Học tập những phẩm chất tốt đẹp của Bác 
Phân tích
Giảng bình
Đọc sáng tạo 
- Tập Nhật Ký Trong Tù, ảnh Bác lúc hoạt động cách mạng 
Phần văn học chính luận, kiểm tra, ôn tập 
15
Nắm được đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm được học
Hiểu được tấm lòng yêu nước, thương dân, lo lắng cho đất nước, tố cáo tội ác của kẻ thù
Tình cảm đối với thiên nhiên, yêu quý tự do, trâng trọng tình cảm cao đẹp của ông cha ta 
Giúp HS thấy được khát vọng của dân tộcvề 1 đất nước độc lập, thống nhất, nắm được thể chiếu
Cảm nhận được lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn, HS thấy được lòng tự hào của dân tộc tavề độc lập tự do. Hiểu được tác dụng của việc học tập chân chính
Hiểu được bản chất độc ác, giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp 
Phân tích
Giảng bình
Hiểu đưo tiểu sử tác giả 
Kịch 
2
- Hiểu được thể loại kịch – Bộ mặt của bọn trưởng giả học làm sang 
- Hiểu được ông Guốc – Đanh giàu sang nhưng dốt nát, học làm sang 
Phân tích
Giảng bình 
Đọc phân vai 
Phần tiếng việt
Câu theo mục đích nói 
7
Hiểu biết thành thạo các loại câu trong tiếng việt
Vận dụng tốt các loại câu trong bài làm của mình
Biết được giá trị cần thiết của từng loại
Trân trọng yêu quý tiếng việt
Sử dụng đúng từ ngữ trong hành động nói 
HS hiểu và dùng đúng các loại câu phân theo mục đích nói: câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu phủ định
Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng 1 hành động nói 
Quy nạp
Đàm thoại
Ôn luyện 
Bảng phụ, 1 số bài tập trắc nghiệm 
Hội thoại
Trật tự trong câu 
8
Biết vận dụng hội thoại đúng vai trong XH để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp
Biết lựa chọn từ ngữ theo 1 trật tựphù hợp khi nói, viết 
Học tập những từ ngữ, cách sắp xếp trật tự phù hợp qua các ví dụ 
Hệ thống kiến thức được học 
Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu của HS 
HS biết chữa lỗi diễn đạt để diển đạt tốt hơn 
HS hiểu thế nào là hội thoại, vai hội thoại trong XH
Biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn để đạt được mục khi giao tiếp
Hiểu thế nào là chọn lựa trật tự từ trong câu, khả năng thay đổi trật tự từ và diễn đạt hiệu quả của những trật tự từ khác nhau
Biết vận dụng kiến thức trong bài kiểm tra
Tiếp thu những ưu điểm, s ...  phần đầu VB là gì?
Hỏi: Tác hại của việc dùng bao ni lông được nói tới ở phương diện nào?
Hỏi: Những tác hại của bao ni lông là gì?
Hỏi: Xác định rõ phương pháp thuyết minh của đoạn văn này (Liệt kê hay phân tích, hoặc kết hợp liệt kê và phân tích)
Hỏi: Nêu tác dụng của cách thuyết minh này?
Hỏi: Trước khi có được những thông tin này, em hiểu gì về tác hại của việc dùng bao bì ni lông?
Hỏi: Hiểm họa của việc dùng bao bì ni lông?
Theo dõi đoạn văn tiếp theo của phần thân bài cho biết 
Hỏi: Phần này trình bày nội dung gì?
Hỏi: Các biện pháp đó tập trung vào những điều gì?
Hỏi: Theo em biện pháp nào có hiệu quả nhất?
Sử dụng hay không sử dụng bao bì ni lông chỉ là một, một thói quen rất nhỏ, rất bình thường trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của con người hiện đại. Nhưng thật ra nó lại có ý nghĩa rất to lớn 
Hỏi: Ý nghĩa đó là gì? Tác giả kết thúc bảng thông tin bằng những lời lẽ như thế nào?
Hỏi: Cảm nhận của em về nội dung, nghệ thuật của VB?
Hoạt động 3: Luyện tập
Hỏi: Những từ “vì vậy, hãy” có tcá dụng gì trong việc liên kết và kết thúc VB?
1 em tổ 1 đọc đoạn đầu, 1 em tổ 2 đọc đoạn tiếp, lớp theo dõi
1 em tổ 1 trả lời, 1 em tổ 2 nhận xét
“Ô nhiểm”: gây bẩn, làm bẩn, gây hại thay đổi môi trường theo hướng xấu
“Khởi xướng”: Bắt đầu đề ra hoặc làm một việc gì đó
“Platic”: Chất dẻo
1 em tổ 2 trả lời, 1 em tổ 3 nhận xét
Từ đầu -> bao ni lông: Thông báo về ngày trái đất
Tiếp theo -> môi trường: tác hại của việc dùng bao ni lông và biện pháp hạn chế sử dụng chúng
Phần còn lại: kiến nghị về việc bảo vệ môi trường trái đất 
Lớp thảo luận theo nhóm – 1 em nhóm 1 trả lời, 1 em nhóm 2 nhận xét
Ngày 22/4 hằng năm gọi là ngày trái đất mang chủ đề bảo vệ
Có 141 nước tham dự
Năm 2000, Việt Nam tham gia với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”
1 em nhóm 2 trả lời, 1 em nhóm 3 nhận xét
Một ngày không dùng bao ni lông
1 em nhóm 3 trả lời, 1 em nhóm 4 nhận xét
Thuyết minh bằng các số liệu cụ thể
Đi từ thông tin khái quát đến thông tin cụ thể
Lời thông báo trực tiếp, ngắn gọn -> dễ hiểu, dễ nhớ 
1 em nhóm 4 trả lời, 1 em nhóm 1 nhận xét
Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trái đất 
Việt Nam cùng hành động “Một ngày không dùng bao ni lông” để tỏ sự quan tâm chung này 
Thảo luận theo nhóm
1 em nhóm 1 trả lời, 1 em nhóm 2 nhận xét
Vấn đề bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân huỷ của Platíc
1 em nhóm 2 trả lời, 1 em nhóm 3 nhận xét
Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật dẫn đến hiện ượng sói mòn ở các vùng đồi núi
Làm tắc các đường dẫn nước thải
Làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị
Làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh
Làm chết các sinh vật khi nuốt phải
Làm ô nhiễm thực phẩm gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi
Khí độc thải ra -> gây ngộ độc, giảm khả năng miễn dịch, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh 
1 em nhóm 3 trả lời, 1 em nhóm 4 nhận xét
Kết hợp liệt kê các tác hại của việc dùng bao bì ni lông và phân tích trên cơ sở thực tế và khoa học của những tác hại đó
1 em nhóm 4 trả lời, 1 em nhóm 5 nhận xét 
Vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn, sáng rõ, ngắn gọn nên dể hiểu, dể nhớ 
HS tự bộc lộ
1 em nhóm 5 trả lời, 1 em nhóm 6 nhận xét
Làm ô nhiễm môi trường
Phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo có thể làm chết người 
1 em nhóm 1 trả lời, 1 em nhóm 2 nhận xét
Các biện pháp hạn chế tác hại của bao bì ni lông
1 em nhóm 2 trả lời, 1 em nhóm 3 nhận xét
Hạn chế tối đa dùng bao bì ni lông
Thông báo cho mọi ngườibiết về hiểm họa của việc lạm dụng bao bì ni lông đối với môi trường và sức khẻo con người 
HS tự bộc lộ
1 em nhóm 3 trả lời, 1 em nhóm 4 nhận xét
Sự xuất hiện thông điệp của Việt Nam là rất cần thiết
Kết thúc bằng lời kêu gọi khẩn thiết 
Lớp thảo luận - 1 em nhóm 4 trả lời, 1 em nhóm 1 nhận xét 
Lời kêu gọi bình thường được truyền đạt bằng 1 hình thức rất trang trọng
Lời giải thích đơn giản mà sáng tỏ vấn đề 
HS tự bộc lộ 
Đọc – giải thích từ khó:
Bố cục: 3 đoạn
 Từ đầu -> bao ni lông: Thông báo về ngày trái đất
Tiếp theo -> môi trường: tác hại của việc dùng bao ni lông và biện pháp hạn chế sử dụng chúng
Phần còn lại: kiến nghị về việc bảo vệ môi trường trái đất 
Tìm hiểu VB:
Thông báo về ngày trái đất:
Ngày 22/4 hằng năm gọi là ngày trái đất mang chủ đề bảo vệ môi trường
Có 141 nước tham dự
Năm 2000, Việt Nam tham gia với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”
Sự kiện: Một ngày không dùng bao ni lông 
Thế giới rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trái đất 
Việt Nam cùng hành động “Một ngày không dùng bao ni lông” để tỏ sự quan tâm chung này
Tác hại của việc dùng bao ni lông và những biện pháp hạn chế sử dụng chúng:
Tác hại:
Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật dẫn đến hiện ượng sói mòn ở các vùng đồi núi
Làm tắc các đường dẫn nước thải
Làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị
Làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh
Làm ô nhiễm môi trường
Phát sinh nhiều bệnh hiểm nghèo có thể làm chết người 
Biện pháp:
Hạn chế tối đa dùng bao bì ni lông
Thông báo cho mọi người biết về hiểm họa của việc lạm dụng bao bì ni lông đối với môi trường và sức khỏe con người
Ý nghĩa to lớn và trọng đại của vấn đề 
Vần đề môi trường rộng lớn mang tầm thế giới chứ không chỉ hạn chế trong 1 quốc gia, 1 khu vực. Bởi vậy sự xuất hiện thông điệp của Việt Nam là rất cần thiết
Kết thúc bằng lời kêu gọi khẩn thiết với điệp từ “Hãy” không chỉ là lời kêu gọi suông -> Xuất phát từ trách nhiệm chung đối với toàn nhân loại và với mỗi con người 
> Yêu cầu và kiến nghị vừa sức, rất cụ thể đối với mỗi chúng ta 
Tổng kết:
Nội dung:
Tác hại của việc dùng bao ni lông
Những việc có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, để bảo vệ Trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta 
Nghệ thuật:
Lời kêu gọi bình thường được truyền đạt bằng hình thức trang trọng
Giải thích đơn giản mà sáng tỏ vấn đề
Luyện tập:
Dặn dò: Học kỹ bài, nắm chắc nội dung, nghệ thuật các VB đã học. Chuẩn bị giờ sau kiểm tra văn 1 tiết
Rút kinh nghiệm, bổ sung: Liên hệ thực tế sâu hơn. Có thể đặt câu hỏi:
Em biết những việc làm nào, những phong trào nào nhằm bảo vệ môi trường trái đất trên thế giới ở nước ta hoặc ở địa phương em 
Ngày soạn :
(Tuần 10 – Bài 10)
(tiết 40)
Nói giảm, nói tránh 
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Kiến thức: HS hiểu khái niệm nói giảm, nói tránh và giá trị biểu cảm của 2 biện pháp tu từ này
Rèn luyện kỹ năng: phân tích và sử dụng 2 biện pháp tu từ này trong cảm thụ văn và trong giao tiếp
Xây dựng thái độ: yêu quý giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của tiếng việt – dùng lời hay ý đẹp trong giao tiếp 
CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, chọn lọc ví dụ để minh họa. Phát huy tính tích cự của HS
HS: Đọc và chuẩn bị bài mới 
TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
Ổn định tổ chức: 
Kiểm tra:
Hỏi: Nói quá là gì? Cho ví dụ 
Đáp: Nói quá là các biện pháp tu từ phóng đại, mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
VD:
Bao giờ cho đến tháng ba
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng 
Hùm nằm cho Lợn liếm lông
Một chục quả hồng nuốt lão sáu mươi 
Bài mới:
Giới thiệu bài: Trong văn, thơ giao tiếp các em thường gặp phép tu từ nói giảm, nói tránh. Vậy nói giảm, nói tránh là gì? Tác dụng của nó như thế nào? Giờ học hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu
Bài mới:
TL
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò 
Nội dung kiến thức 
20’
15’
3’
Hoạt động 1:
Hỏi: Những từ gạch chân trong các ví dụ 1 đã cho có nghĩa là gì? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó?
Hỏi: Những từ gạch chân trong VD 2 có nghĩa là gì? Tác dụng của cách nói này?
Hỏi: So sánh 2 cách nói sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe?
Cách diễn đạt ở ví dụ 1, 2, 3b là nói giảm, nói tránh
Hỏi: Vậy em hiểu thế nào là nói giảm, nói tránh 
Hoạt động 2: 
Hỏi: Điền các từ nói giảm, nói tránh sau đây vào chổ trống  đi nghỉ, khiếm thị, chia tay nhau, có tuổi, đi bước nữa.
Khuya rồi, mời bà 
Cha mẹ em  từ ngày em còn rất bé, em về với bà ngoại 
Đây là lớp học cho trẻ em 
Mẹ em  rồi, nên chú ý giữ gìn sức khoẻ
Cha nó mất, mẹ nó  nên chú nó rất thương nó 
Hỏi: Trong mỗi cặp dưới đây, câu nào có sử dụng cách nói giảm, nói tránh:
a1) Anh phải hoà nhã với bạn bè!
a2) Anh nên hoà nhã với bạn bè!
b1) Anh ra khỏi phòng tôi ngay!
b2) Anh không nên ở đây nữa!
c1) Xin đừng hút thuốc trong phòng
c1) Cấm hút thuốc trong phòng
GV pát phiếu học tập – cho HS trong nhóm thảo luận, ghi vào phiếu – GV thu điều chỉnh, bổ sung
Hỏi: Hãy đặt câu vận dụng cách nói giảm, nói tránh 
Hoạt động 3: Củng cố
Cho HS đọc lại phần ghi nhớ
Đọc câu thơ, ca dao có dùng phép nói giảm, nói tránh 
Lớp thảo luận theo nhóm-1 em nhóm 1 trả lời, 1 em nhóm 2 nhận xét
Có nghĩa là chết
Để giảm bớt đau buồn 
1 em nhóm 2 trả lời, 1 em nhóm 3 nhận xét 
Tránh dùng từ ngữ có thể hơi thô và gây cười 
1 em nhóm 3 trả lời, 1 em nhóm 4 nhận xét 
Cách nói thứ 1 hơi căng thẳng, nặng nề. Cách nói thứ 2 nhẹ nhàng, tế nhị hơn 
1 em nhóm 4 trả lời, 1 em nhóm 1 nhận xét
Biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh thô tục, thiếu lịch sự 
HS thảo luận theo nhóm, 1 em nhóm 1 trả lời
Đi nghĩ
Chia tay nhau
Khiếm thị
Có tuổi
Đi bước nữa 
HS ghi vào phiếu học tập
a2 , b2 , c1 
HS thảo luận theo nhóm
1 em nhóm 2 trả lời, 1 em nhóm 3 nhận xét
 HS tự do bộc lộ 
Bài tập tìm hiểu:
a) Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin va các vị cách mạng đàn anh khác  thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
 Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời.
Lượng con ông Độ đây mà  Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.
phải trả bé lại và lăn vào lòng 1 người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vốt ve từ tráng xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có 1 êm dịu vô cùng
a) Con dạo này lười lắm
Con dạo này không được chăm chỉ lắm
Bài học:
Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh thô tục, thiếu lịch sự
Luyện tập:
Điền từ nói giảm, nói tránh và chổ trống
Đi nghĩ
Chia tay nhau
Khiếm thị
Có tuổi
Đi bước nữa 
Câu sử dụng nói giảm, nói tránh
a2
b2
c1

Đăt câu:
Cô ấy không đẹp lắm!
Giọng hát chưa được ngọt lắm!
Xin cười nho nhỏ một chút.
Bạn ấy học cũng thường
Dặn dò:
Các em về học kỹ bài, hiểu được thế nào là nói giảm, nói tránh
Xem lại các bài tập, chú ý sử dụng từ ngữ nói giảm, nói tránh
Chuẩn bị bài câu ghép: Đọc các bài tập, trả lời các câu hỏi gợi ý trong SGK 
Rút kinh nghiệm, bổ sung: Bài tập 4 hơi khó – GV cần gợi ý giúp HS làm bài tốt hơn 

Tài liệu đính kèm:

  • docg.an 8- H.Toan-t1.doc