Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4, 5 - Trường THCS Thạch Thị

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4, 5 - Trường THCS Thạch Thị

Tuần 4

 Tiết 13

 Văn bản : LÃO HẠC

 (Nam Cao)

A. Mục tiêu:

1.Kiến thức:- Học sinh thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám .

- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao :thương cảm , trân trọng .

- Bước đầu hiểu về đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao.

2.Kĩ năng:- Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại , hình dáng, cử chỉ ,hành động;kĩ năng đọc diễn cảm.

3.Thái độ:- Giáo dục lòng yêu thương con người.

B. Chuẩn bị:

 - GV: ảnh chân dung Nam Cao , tập truyện ngắn Nam Cao ,soạn bài.

 - HS:tóm tắt truyện ngắn ''Lão Hạc'',soạn trước bài ở nhà.

 

doc 18 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 633Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4, 5 - Trường THCS Thạch Thị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 4 
 Tiết 13 Ngày : 10/9/2011 
 Văn bản : LÃO HẠC
 (Nam Cao) 
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:- Học sinh thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám .
- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao :thương cảm , trân trọng .
- Bước đầu hiểu về đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao.
2.Kĩ năng:- Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại , hình dáng, cử chỉ ,hành động;kĩ năng đọc diễn cảm.
3.Thái độ:- Giáo dục lòng yêu thương con người.
B. Chuẩn bị:
 - GV: ảnh chân dung Nam Cao , tập truyện ngắn Nam Cao ,soạn bài.
 - HS:tóm tắt truyện ngắn ''Lão Hạc'',soạn trước bài ở nhà.
C. Tiến trình bài dạy:
I.Ổn định tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (5')
1. Từ nhân vật chị Dậu em có thể khái quát gì về số phận và phẩm cách của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám ?
 2. Em hiểu gì về nhan đề ''Tức nước vỡ bờ''?
- G/v cho học sinh nhậ xét.G/v nhận xét cho điểm.
 III. Bài mới:
- Giới thiệu bài :cho học sinh xem ảnh Nam Cao và tập truyện ngắn của ông .
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
-Đọc văn bản .
 Đọc với giọng biến hoá đa dạng ,chú ý ngôn ngữ độc thoại, đối thoại phù hợp với từng nhân vật. Giáo viên đọc mẫu.
-Gọi học sinh đọc.
 học sinh đọc chú thích * trong SGK 
? Nêu vài nét về tiểu sử của nhà văn Nam Cao.
?Vị trí của ông trong dòng văn học hiện thực
?Sự nghiệp sáng tác của ông
?Nêu đôi nét về văn bản “Lão Hạc”.
- 
?Nếu tách thành hai phần theo dấu cách trong SGK thì nội dung mỗi phần là gì 
Nhân vạt trung tâm của đoạn trích là ai?Vì sao?
?Tình cảnh của lão Hạc có gì đặc biệt?em có nhận xét gì về tình cảnh đó?
?Kể tóm tắt đoạn truyệntừ tr 38 đến tr41 ?Vì sao lão Hạc rất yêu thương cậu Vàng mà vẫn phải đành lòng bán cậu
?Hãy tìm những từ ngữ , hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng của lão khi lão kể 
chuyện bán cậu Vàng với ông giáo
? Câu ''Những vết nhăn xô lại ... ép cho nước mắt chảy ra'' có sức gợi tả như thế nào
?Cái hay của cách miêu tả ở đoạn văn trên của tác giả là gì
? Qua đó em có thể hình dung lão Hạc là người như thế nào
?Sâu xa hơn, đằng sau sự đau đớn của việc bán cậu Vàng, ta còn hiểu gì về lão Hạc
?Lão Hạc nhờ cậy ông giáo việc gì?
?Vì sao lão phải làm như vậy?
?Qua đó em hiểu thêm gì về lão Hạc?
I.Đọc và chú thích :
1. Đọc và tóm tắt
2.Tìm hiểu chú thích.
. Tác giả:-Nam Cao(1915-1951)(SGKt45)
-Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân và trí thức nghèo trong xã hội cũ.
. Tác phẩm :
-Học sinh nêu tên một số tác phẩm của ông.
-Là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân(1943).
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Bố cục:
-Phần 1:Những việc làm của lão Hạc trước khi chết.
- Phần 2: Cái chết của lão Hạc .
2. Phân tích:
a.Nhân vật lão Hạc
 +,Tình cảnh lão Hạc
-Vợ chết, con trai bỏ đi đồn điền cao su
-Cậu Vàng làm bạn
=>Cực khổ,cô đơn
+,Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng 
-Cố làm ra vẻ vui vẻ.
-Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước ...Mặt lão đột  co rúm lại , vết nhăn xô lại , ép cho nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo, miệng mếu máo như con nít...hu hu khóc. 
=>Gợi lên gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo, một tâm hôn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt, một hình hài đáng thương.
- Tác giả sử dụng một loạt từ ngữ giàu tính gợi cảm,từ láy:ầng ậng, móm mém, hu hu ... lột tả sự đau đớn , hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào, đang vỡ oà. 
=> Lão ốm yếu, nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương, tình nghĩa, thuỷ chung
-Ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ. Lão Hạc có lẽ đã mòn mỏi đợi chờ và ăn năn ''mắc tội với con. Cảm giác day dứt vì không cho con bán vườn cưới vợ nên lão có tích cóp dành dụm để khoả lấp cảm giác ấy .Dù rất thương cậu Vàng nhưng cũng không thể phạm vào đồng tiền, mảnh vườn cho con.
+Lão Hạc nhờ cậy ông giáo
Gửi mảnh vườn và 30 đồng bạc
-Từ chối mọi sự giúp đỡ
=>Lão Hạc là người giàu đức hi sinh,tình yêu thương con sâu sắc, giàu lòng tự trọng
IV. Củng cố: (5')? Kể tóm tắt truyện ''Lão Hạc''.
? Nêu và phân tích những nét tâm trạng chính của lão Hạc sau khi bán con chó.
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
	- Học lại bài cũ.- Đọc và kể tóm tắt lại truyện “lão Hạc”. 
- Soạn tiếp phần bài còn lại của truyện theo câu hỏi Đọc –Hiểu văn bản SGK
 Ngày : 11/9/2011 
 Văn bản : LÃO HẠC (Tiếp) - (Nam Cao) 
A. Mục tiêu: (Như tiết 13)
B. Chuẩn bị:
C. Tiến trình bài dạy:
I.Ổn định tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Em hãy tóm tắt văn bản Lão Hạc.
? Phân tích tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu vàng.
-G/v cho học sinh nhận xét. G/v nhận xét, cho điểm.
	III.Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
? Qua việc lão Hạc nhờ vả ông giáo, em có nhận xét gì về nguyên nhân và mục đích của việc này
Sau khi gửi ông giáo tiền và vườn lão Hạc có suy nghĩ và hành động gì?
Tìm các chi tiết thể hiện các chết của lão Hạc?.
? Nhận xét về cách tả 
?Tác dụng
?Tại sao lão Hạc lại chọn cách chết như vậy 
?Nguyên nhân cái chết của lão Hạc
?Lão Hạc tiêu biểu cho lớp người nào trong XH cũ??
 ? Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa gì
Thông qua hành vi, cử chỉ và ý nghĩ của nhân vật tôi nhà vă Nam Cao đã bày tỏ điều gì?
Đoạn văn '' Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta...đáng buồn'' và '' Không! cuộc đời chưa hẳn... một nghĩa khác''
? Tại sao ông giáo lại suy nghĩ như vậy.
 Đáng buồn theo nghĩa khác: những con người tốt đẹp như lão Hạc mà không được sống phải tìm cái chết vật vã dữ dội.
Thái độ của Tg?
* Tác phẩm của Nam Cao có chiều sâu tâm lý và thắm đượm triết lý nhân sinh sâu sắc.
? Hãy nhận xét về giá trị nghệ thuật của truyện.
? Truyện phản ánh điều gì? Thái độ của tác giả.
-Cho hoc sinh đọc ghi nhớ.
-G/v nhấn mạnh ghi nhớ.
? Em còn biết tác phẩm nào của Nam Cao viết về cuộc đời đau thương của người nghèo với lòng đồng cảm và tin yêu nhà văn.
* Đối với HS khá
? Qua đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ'' và truyện ngắn “Lão Hạc” em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ.
I.Đọc-chú thích :
II. Tìm hiểu văn bản 
1
2. Phân tích:
a.Nhân vật lão Hạc :
+.Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu Vàng :
+. Cái chết của lão Hạc 
-Vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi , giật mạnh, nảy lên, .
-Sử dụng nhiều từ láy :vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc, tru tréo.
Tạo hình ảnh cụ thể, sinh động về cái chết dữ dội,thê thảm, bất ngờ.
-Cái chết đau đớn về thể xác nhưng chắc chắn lão lại thanh thản về tâm hồn vì đã hoàn thành nốt công việc đối với con và bà con hàng xóm về đám tang của mình.
 => số phận và tính cách của lão và cũng là những người nhân dân nghèo trong xã hội cũ, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người lương thiện đến cái chết.
b. Nhân vật ông giáo
+Đối với lão Hạc
_Tôi muốm ôm choàngkhóc
-An ủi, bùi ngùi
-Nắm lấy cái vai gầy ôn tồn
=>Lòng yêu thương ,trân trọng, cảm thông
+Cách nhìn về conn người và cuộc đời
-Chao ôi! đối vơi những người ở quanh ta
-Cuộc đời quả thật đáng - 
- Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay đáng buồn theo một nghĩa khác..
=>Trân trọng, yêu thương người nghèo khổ->Tinh thân nhân đạo, đồng cảm
III. Tổng kết.
a. Nghệ thuật
- Cách kể chuyện bằng ngôi thứ nhất:
* Cách kể chuyện linh hoạt, hấp dẫn
* Kết hợp kể, tả, biểu cảm
* Miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh
b. Nội dung
- Số phận đau thương của nhân dân trong xã hội cũ, phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ
- Lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn đối với người nhân dân.
* Ghi nhớ: (SGK)
III. Luyện tập 
- Học sinh bộc lộ: Chí Phèo; Lang Rận
- Tình cảnh của người nông dân trong xã hội cũ: nghèo khổ, bế tắc, bị bần cùng hoá trong xã hộ thực dân nửa phong kiến.
- Họ có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, lòng tận tuỵ hi sinh vì người thân.
( ''Tức nước vỡ bờ'' sức mạnh của tình thương, của tiềm năng phản kháng. ''Lão Hạc'': ý thức về nhân cách, lòng tự trọng, yêu thương...)
IV. Củng cố: (5')
?Cái chết của lão Hạc đã thể hiện phẩm chất cáo quý nào của người nông dân bàn cùng trước cách mạng tháng 8/1945..
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của truyện, phát biểu cảm nghĩ về nhân vật lão Hạc, nhận xét về tác giả Nam Cao
-Soạn văn bản ''Cô bé bán diêm''
 Tiết 15 Ngày :13/9/2011 
 Tiếng Việt : TỪ TƯỢNG HÌNH - TỪ TƯƠNG THANH
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức:- Học sinh hiểu được thế nào là từ tượng hình, tượng thanh 
2.Kĩ năng:- Rèn kỹ năng sử dụng từ tượng hình, tượng thanh.
3.Thái độ: - Có ý thức sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh để tăng thêm tính hình tượng, tính biểu cảm trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập nhanh
- Học sinh: Đọc trước bài ở nhà và suy nghĩ trả lời câu hỏi trong SGK 
C. Tiến trình bài dạy:
I. Ổn đinh tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (5')
? Thế nào là trường từ vựng .
? Khi sử dụng trường từ vựng cần lưu ý điều gì.
? Giải bài tập 5, 6, 7 SGK - tr21
 III. Bài mới :
Hoạt động của GV-HS
Nôi dung cần đạt
GV ghi VD lên bảng phụ
- Cho học sinh đọc.
? Trong các từ in đậm trên, những từ ngữ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hành động, trạng thái của SV.
? Từ nào mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người.
? Tác dụng của những từ đó trong văn miêu tả và tự sự.
? Vậy thế nào là từ tượng hình, tượng thanh.
 ? Tác dụng của chúng.
- Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh làm bài tập nhanh.
? Tìm từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn.
+ ĐV: Anh Dậu uốn vai ngáp dài một tiếng. Uể oải, chống tay xuống phản, anh vừa rên vừa ngỏng đầu lên. Run rẩy cất bát cháo, anh mới kề vào đến miệng, cai lệ và người nhà lý trưởng đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng
- Cho học sinh đọc ghi nhớ.
- G/v nhấn mạnh ghi nhớ.
? Tìm từ tượng hình và tượng thanh trong những câu sau.(trích ''Tắt đèn'' của Ngô Tất Tố)
? Tìm 5 tượng hình gợi tả dáng đi của người.
? Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười: cười ha hả, cười hì hì, cười hô hố, cười hơ hớ.
? Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh đã cho.
- Giáo viên đánh giá, cho điểm.
I. Đặc điểm, công dụng.
1. Ví dụ:
+ Những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ: móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ tượi, xộc sệch, sòng sọc.->Từ láy gợi tả khuôn mặt, cái chết của lão Hạc=>Từ tượng hình
+ Từ ngữ mô tả âm thanh của tự nhiên, của con người: hu hu, ư ử.->Gợi âm thanh cụ thể=>Từ tương thanh
- Tác dụng: những từ đó gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.
2. Nhận xét
* Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của SV.
* Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
* Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao
.
 Ghi nhớ: SGK tr 49
- 
II. Luyện tập 
1. Bài tập 1:
- Soàn so ... ai cô sẽ từ trong đến ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng
 (Tố Hữu)
(Răng: sao
Thừa Thiên - Huế)
'' Bây chừ sông nước về ta
Đi khơi, đi lộng, thuyền ra thuyền vào
..............................................
Gan chi, gan rứa, mẹ nờ
Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai?''
 (Tố Hữu)
(Bây chừ: bây giờ
chi: gì, sao
rứa: thế, vậy)
Tuần 5 .
 	Tiết 18 Ngày :15/9/2010 
 Tập làm văn : TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu.
- Học sinh hiểu được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự và nắm được các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
- Rèn luyện kỹ năng tóm tắt văn bản tự sự nói riêng và các văn bản giao tiếp nói chung.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên : Nắm chắc các khái niệm văn bản tự sự, cách tóm tắt ... để vận dụng giảng giải trong bài
- Học sinh: Đọc lại các văn bản tự sự ''Sơn tinh, thuỷ tinh''...(ở lớp 6)
C. tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (6')
? tác dụng của việc liên kết đoạn văn.
? Có mấy cách liên kết đoạn văn? Giải bài tập 3 (SGK - tr55)
? Kể ngắn gọn truyện ''Sơn tinh, thuỷ tinh''
 III.Bài mới:
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
? Em hãy kể tên các văn bản tự sự đã 
học.
- Văn bản tự sự thường là những văn bản có cốt truyện với các mặt, chi tiết và sự kiện tiêu biểu. Bên cạnh đó là nhiều yếu tố chi tiết phụ khác sinh động.
? Hãy cho biết những yếu tố quan trọng nhất trong văn bản tự sự.
? Ngoài ra tác phẩm tự sự còn có những yếu tố nào khác.
? Khi tóm tắt cần dựa vào những yếu tố nào là chính.
- Yêu cầu học sinh làm bài tập mục I.2 trong SGK (tr60)
+ Đáp án : b
- Giáo viên phân tích qua ví dụ ''Sơn tinh, Thuỷ tinh''
? Vậy thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
* Ghi lại một cách ngắn gọn, trung thành những nội dung chính của văn bản tự sự bằng lời văn của mình.
- Cho h/s đọc ý 1 ghi nhớ
? Nội dung đoạn văn trên nói về văn bản nào.
? tại sao em biết được điều đó.
? So sánh đoạn văn trên với nguyên văn của văn bản.
* Phần tóm tắt đã nêu được các nhân vật và sự việc chính.
Phần tóm tắt so với truyện:
+ nguyên văn truyện dài hơn
+ Số lượng nhân vật và và các chi tiết trong truyện nhiều hơn
+ Lời văn trong truyện khách quan hơn
? Vậy em hãy cho biết các yêu cầu đối với 1 văn bản tóm tắt 
* văn bản tóm tắt bảo đảm đúng mục đích, yêu cầu tóm tắt , trung thành với văn bản, có tính hoàn chỉnh và cân đối
- Gọi học sinh đọc ý 2 của ghi nhớ
? Muốn viết được văn bản tóm tắt theo em phải làm những việc gì?
? Những việc ấy phải thực hiện theo trình tự nào.
* Đọc kỹ văn bản
* Chọn sự việc và nhân vật chính
* Sắp xếp cốt truyện tóm tắt tác phẩm 1 cách hợp lý
* viết văn bản tóm tắt 
- Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ ( ý 3)
- Đọc toàn bộ ghi nhớ
I. Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự .
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
- Những yếu tố quan trọng nhất: sự việc và nhân vật chính(cốt truyện và nhân vật chính)
- Những yếu tố khác: miêu tả, biểu cảm, các nhân vật phụ, các chi tiết phụ...
- Dựa vào sự việc và nhân vật chính
3. Kết luận:
 *Ghi nhớ
Học sinh đọc ghi nhớ.
II. cách tóm tắt văn bản tự sự 
a) Yêu cầu;
1. Ví dụ 
- Nói về văn bản ''Sơn tinh, Thuỷ tinh''
- biết được nhờ vào các nhân vật chính và sự việc chính và các chi tiết tiêu biểu
2. Nhận xét:
- Học sinh thảo luận nhóm (bàn)
- Khác:
+ nguyên văn truyện dài hơn
+ Số lượng nhân vật và và các chi tiết trong truyện nhiều hơn
+ Lời văn trong truyện khách quan hơn
- Phải trung thành với văn bản được tóm tắt, không thêm bớt chi tiết, sự việc không có trong tác phẩm , không đưa ý kiến khen chê của mình.
- Phải có tính hoàn chỉnh( mở đầu, ..., kết thúc)giúp người đọc hình dung được toàn bộ câu chuyện.
- Phải đảm bảo tính cân đối cho từng phần phù hợp
- Đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu cần tóm tắt 
3. Kết luận
*Ghi nhớ SGK 
Học sinh đọc ghi nhớ
b) Các bước tóm tắt 
- Học sinh trao đổi thảo luận nhóm, phát biểu:
+ Bước 1: đọc kỹ toàn bộ văn bản cần tóm tắt để nắm chắc nội dung của nó
+ Bước 2: Lựa chọn những sự việc chính và nhân vật chính
+ Bước 3: Sắp xếp cốt truyện tóm tắt theo 1 trình tự hợp lý
+ bước 4: viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình
- Học sinh thực hiện
IV. Củng cố: (2') 
? Bài học hôm nay cần nắm mấy nội dung, đó là những nội dung nào (3 ý) 
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Học thuộc 3 ý trong ghi nhớ
- Chuẩn bị phần: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự 
- Chuẩn bị kiểm tra
Tuần 5 .
 Tiết 19 Ngày soạn19/9/2010 
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu.
- Vận dụng các kiến thức đã học ở tiết 18 vào việc luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
- Tích hợp với các văn bản văn và các kiến thức về tiếng Việt đã học.
- Rèn luyện các thao tác tóm tắt văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Soạn giáo án, bảng phụ.
- Học sinh: Thực hiện yêu cầu tiết luyện tập.
C.Tiến trình bài dạy.
I. Tổ chức lớp: (1')
II.Kiểm tra bài cũ (4)
? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự. Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt là gì.
 III.Bài mới:
Hoạt động củaGV-HS
Nội dung cần đạt
? Bản liệt kê đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện ''Lão Hạc'' chưa.
- Tổ chức học sinh làm việc nhóm:
* Sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí 
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Gọi nhóm khác nhận xét
- Giáo viên đánh giá đưa ra đáp án đầy đủ nhất.
- Học sinh viết bản tóm tắt 
- Học sinh trao đổi văn bản tóm tắt cho nhau đọc (2 hoặc 3 học sinh cùng bàn)
- Học sinh đọc bản tóm tắt 
? Sau khi sắp xếp hợp lý, hãy viết tóm tắt truyện ''Lão Hạc'' bằng 1 văn bản ngắn gọn (10 dòng)
? Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ''
? Viết bản tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng)
(Trình bày miệng)
- Gọi học sinh trình bày
- Gọi học sinh khác nhận xét
- Giáo viên đánh giá.
? Có ý kiến cho rằng văn bản ''Tôi đi học'' và ''Trong lòng mẹ'' rất khó tóm tắt, em thấy có đúng không? Vì sao.
1. Bài tập 1 
- Học sinh làm bài tập 1 SGK - tr63
-Sắp xếp theo thứ tự hợp lí và trình bày.
+ b) Lão Hạc có 1 người con trai, 1 mảnh vườn và 1 con chó vàng.
+ a) Con trai lão đi đồn điền cao su lão chỉ còn lại cậu Vàng, lão làm thuê kiếm sống nhưng rồi bị ốm nặng.
+ d) Vì muốn giữ vườn cho con lão phải bán chó lão buồn bã đau xót
+ c) Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông giáo trông coi mảnh vườn.
+g)Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn,lão kiếm được gì ăn nấy và bị ốm một trận khủng khiếp.
+ e) Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó
+ i) Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
+ h) Lão bỗng nhiên chết cái chết dữ dội
+ k) Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
2. Bài tập 2 
- Nhân vật chính là chị Dậu
- Sự việc tiêu biểu: Chị Dậu chăm sóc chồng bị ốm và đánh lại cai lệ người nhà lý trưởng để bảo vệ anh Dậu
- Học sinh viết phần tóm tắt:
 Anh Dậu bị ốm nặng đến nỗi còn run rẩy chưa kịp húp được ít cháo nào thì cai lệ và người nhà lý trưởng ập tới, quát tháo om sòm. Anh Dậu lăn ra bất tỉnh, chúng còn mỉa mai. Chị Dậu nhẫn nhịn nhưng tới khi chúng cố tình hành hạ chồng chị và cả bản thân chị thì chị đã vùng lên chống trả quyết liệt. Cuộc chiến đấu không cân sức cuối cùng phần thắng đã thuộc về chị khẳng định tính đúng đắn của quy luật tức nước vỡ bờ.
3. Bài tập 3:
- Đây là 2 tác phẩm tự sự nhưng rất giàu chất thơ, ít sự việc (truyện ngắn trữ tình); các tác giả chủ yếu tập trung miêu tả cảm giác và nội tâm nhân vật nên rất khó tóm tắt. 
IV. Củng cố: (4') 
? Nhắc lại cách tóm tắt văn bản tự sự và yêu cầu đối với văn bản tóm tắt. 
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Viết bài tập 2 vào vở
- Làm bài tập 3: tóm tắt văn bản ''Tôi đi học'' và ''Trong lòng mẹ''
- Đọc thêm trong SGK - tr62;63: tóm tắt truyện'' Dế mèn phiêu lưu kí'' và '' Quan Âm thị kính''
- Xem trước bài ''Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự''
Tuần 5
 Tiết 20 Ngày:21-9-2010
Tập làm văn : TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
 A. Mục tiêu.
- Học sinh được ôn lại kiến thức về kiểu văn tự sự kết hợp với việc tóm tắt tác phẩm tự sự , tích hợp với các văn bản tự sự đã học
- Rèn luyện kỹ năng về ngôn ngữ và kỹ năng xây dựng văn bản 
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: chấm bài, đánh giá ưu, khuyết điểm bài viết của học sinh.
- Học sinh : xem lại cách làm bài văn tự sự.
C.Tiến trình tiết trả bài.
I. Tổ chức lớp: (1')
II. Kiểm tra bài cũ: (5')
? thế nào là tóm tắt văn bản tự sự.
? cách tóm tắt văn bản tự sự? giải bài tập 3 tiết ''Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự ''
 III. Trả bài-nhận xét.
1. Đề bài (1') :Em hãy kể lại những kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của mình.
2. Dàn ý: (5') Như viết bài (tiết 11; 12)
3. Nhận xét (10')
a. Ưu điểm : 
- Biết viết bài văn tự sự xen yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Đa số học sinh đã viết đúng chủ đề của bài: Tôi đi học
- Bố cục của bài có đủ 3 phần: MB, TB, KB. Trong kết cấu 3 phần đã thể hiện rõ tính thống nhất về chủ đề của văn bản , các phần có mối quan hệ chặt chẽ làm rõ chủ đề'' Tôi đi học''. Các sự việc, chi tiết hướng vào chủ đề.
- Cách xây dựng đoạn văn khá tốt: mỗi đoạn trình bày 1 ý hoàn chỉnh
- Cách diễn đạt mạch lạc
- Các bài làm tốt: Thuỷ, Linh, Duyên(8C) Hằng,Huệ(8D)
b. Nhược điểm :
* Chủ đề: có bài lạc sang kể việc làm tốt, kể lại một kỉ niệm,.....
* Bố cục: có bài bố cục chưa hợp lý, gắn 1 phần của TB sang phần MB: Yếu tố biểu cảm chưa rõ, kể lan mam không rõ chủ đề, không nêu được chủ đề ở mở bài:
* Xây dựng đoạn văn : Phần TB tách đoạn chưa hợp lý, thường gộp cả vào thành một đoạn, có thể phân ra:
-Trên đường đến trường.
-Khi ở trên sân trường.
-Khi nghe gọi tên, vào lớp.
-Khi ngồi trong lớp, học tiết học đầu tiên.
* Tính liên kết : Các phần các đoạn đã liên kết chưa chặt chẽ, phần KB chưa có từ ngữ mang tính khái quát.
* Hành văn: Có bài dùng từ chưa nhất quán ''em'' ''tôi'' , lủng củng, sơ sài, sai lỗi chấm câu, chính tả:viết tắt bừa bãi,....
4. Chữa lỗi trong bài: ví dụ:
Lỗi sai
Sửa lại
-Em quên thế nào được nhưng cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng tôi
-Trước đó mấy hôm tôi đi qua trường thì thấy bầy chim xẻ với thằng Hùng
-không bao giờ em quên khảnh khắc ấy
.
Em quên thế nào được nhưng cảm giác trong sáng nảy nở trong lòng em
-Trước đó mấy hôm tôi đi bẫy chim sẻ với thằng Hùng.
 -không bao giờ em quên khoảnh khắc ấy
5. Đọc một số bài văn hay (10')
- Đọc bài của : Thuỷ, Linh,Huệ.
- Yêu cầu học sinh bình bài của bạn
6. Kết quả kiểm tra.
	- Điểm 8-10:bài.
	- Điểm 5-7:bài.
	- Điểm dưới 5:bài.
IV. Củng cố: (2') 
 ? Nhắc lại yêu cầu của bài văn tự sự (có sự việc, chi tiết nhân vật chính; có mở đầu, diễn biến và kết thúc thể hiện một chủ đề nhất định)
 ? Cách tổ chức một văn bản (thống nhất về chủ đề, các đoạn có sự liênkết...)
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1')
- Xem lại cách viết văn bản tự sự, học tập cách viết văn bản tự sự qua các văn bản tự sự đã học.
- Tiếp tục chữa lỗi trong bài
- Xem trước bài "Cô bé bán diêm”

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 8 nghe an fon Times new Roman.doc