Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 37 - Tiết 146: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 37 - Tiết 146: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

Tuần 37 - Tiết 146

Ngày soạn

Ngày dạy

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

 ( PHẦN TIẾNG VIỆT )

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs

 - Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô ở các địa phương

 - Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.

II. Chuẩn bị:

- GV: soạn giáo án

- HS: soạn theo SGK

III. Kiểm tra: (3’)

- Kiểm tra sự chuẩn bị của hs

*Tổ chức các hoạt động

 

doc 2 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 788Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 37 - Tiết 146: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 37 - Tiết 146
Ngày soạn 
Ngày dạy
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 ( PHẦN TIẾNG VIỆT ) 
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp hs
 - Biết nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô ở các địa phương
 - Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
II. Chuẩn bị: 
GV: soạn giáo án
HS: soạn theo SGK
III. Kiểm tra: (3’)
Kiểm tra sự chuẩn bị của hs
*Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy
Ghi bảng
* Hoạt động 1: khởi động (1’)
 Trong tiết học này, cô sẽ giúp các em nhận biết sự khác nhau về từ ngữ xưng hô ở các địa phương. Từ đó, các em biết tự điều chỉnh cách xưng hô theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức
* Hoạt động 2: H/d hs tìm hiểu đoạn văn và trả lời các câu hỏi sgk/145
 - Gọi 1 hs đọc 2 đoạn trích sgk/145
 - Xác định từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích trên?
 - Những từ xưng hô nào là từ toàn dân, những từ xưng hô nào không phải là từ toàn dân nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương?
* Hoạt động 3: H/d hs giải quyết câu hỏi 2 sgk/145 (10’)
 - Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em và ở những địa phương khác mà em biết?
* Hoạt động 4: H/d hs trả lời câu hỏi 3
 - Từ xưng hô địa phương có thể được sử dụng trong hoàn cảnh giao tiếp nào?
* Hoạt động 5: H/d hs trả lời câu hỏi 4
 - Đối chiếu những phương tiện xưng hô được xác định ở bài tập 2 và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc trong bài chương trình địa phương
(Phần T Việt) ở học kỳ I và nhận xét
1. Các đoạn trích
a. “u” dùng để gọi mẹ- từ xưng hô địa phương
b. “mợ” dùng để gọi mẹ- Biệt ngữ xã hội
2. 
* Từ xưng hô địa phương
 -Tui (tôi), ba (cha), ổng (ông ấy) – Nam bộ
 - Eng (anh), ả (chị)- Thừa Thiên Huế
*Cách xưng hô địa phương
 - Thầy cô giáo: em- Thầy, cô, con- thầy cô
 - Chồng của cô: cháu- dượng, (cháu- chú)
3. Từ xưng hô địa phương chỉ được sử dụng trong phạm vi giao tiếp rất hẹp (giữa những người trong gia đình hay cùng địa phương)- không dùng trong hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức
4. Trong tiếng Việt, các từ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô, trừ một số trường hợp đặc biệt như: vợ, chồng, con rể, con dâu
 Hiện tượng dùng phổ biến các từ chỉ quan hệ thân thuộc để xưng hô là một đặc trưng nổi bật của Tiếng Việt
* Hướng dẫn học ở nhà
 - Xem lại bài ghi
 - Soạn “Luyện tập làm văn bản thông báo”
IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doc146T37.doc