Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 37 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 37 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu

 Tiết 137: Tập làm văn:

VĂN BẢN THÔNG BÁO

 1. Mục tiêu:

 a) Về kiến thức: Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo.

 b) Về kĩ năng: Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.

 c) Về thái độ: Học sinh có ý thức rèn luyện kĩ năng làm văn bản thông báo.

 2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv; soạn giáo án, bảng phụ.

 b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trước bài mới.

 3. Tiến trình bài dạy:

 * Ổn định tổ chức:

 - Kiểm tra sĩ số lớp 8A: .

 a) Kiểm tra bài cũ:

 - GV kết hợp trong quá trình trả bài.

 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống cần thông báo. Vậy thế nào là văn bản thông báo, văn bản thông báo có đặc điểm gì; bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu.

(GV ghi tên bài dạy)

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 821Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 37 - Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ....../...../2011
Ngày giảng: ....../..../2011
Dạy lớp: 8B
 Tiết 137: Tập làm văn: 
VĂN BẢN THÔNG BÁO
 1. Mục tiêu:
 a) Về kiến thức: Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo.
 b) Về kĩ năng: Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.
 c) Về thái độ: Học sinh có ý thức rèn luyện kĩ năng làm văn bản thông báo.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv; soạn giáo án, bảng phụ.
 b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trước bài mới.
 3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8A: .. 
 a) Kiểm tra bài cũ: 
 - GV kết hợp trong quá trình trả bài.
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống cần thông báo. Vậy thế nào là văn bản thông báo, văn bản thông báo có đặc điểm gì; bài học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu.
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới: (38’)
 I. Đặc điểm của văn bản thông báo: (14’)
 1. Ví dụ: sgk (tr – 140,141)
GV: Treo bảng phụ.
 * Văn bản 1: Thông báo về kế hoạch duyệt các tiết mục văn nghệ.
 * Văn bản 2: Thông báo về kế hoạch Đại hội đại biểu liên đội TNTP Hồ Chí Minh.
HS: Đọc hai văn bản trên bảng phụ.
TB: Trong các văn bản trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo ?
 - Người thông báo: Thầy phó hiệu trưởng (cơ quan), bạn Liên đội trưởng (đoàn thể).
 - Người nhận thông báo: 
 + Văn bản 1: Giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp.
 + Văn bản 2: Các chi đội trong toàn trường.
GV: Hay bạn lớp phó lao động thông báo tới cả lớp là chiều nay đi lao động.
TB: Theo em nội dung thông báo này có giống với 2 thông báo trên không ? Vì sao ?
 - Nội dung thông báo giống với 2 thông báo trên, vì người thông báo là người cho cả lớp biết được thông tin và thời gian đi lao động.
TB: Mục đích của những văn bản thông báo trên là gì ?
 - Mục đích: Truyền đạt những thông tin cụ thể của cấp trên cho cấp dưới biết để thực hiện.
TB: Trong văn bản thông báo có những nội dung gì ?
 - Thông báo của ai, thông báo cho ai, thông báo về việc gì, nội dung cụ thể ra sao.
TB: Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường ?
 - Thông báo phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng ngày sinh nhật Bác 19/5/1890 – 19/5/2009.
 - Thông báo về kế hoạch gây quỹ giúp đỡ các bạn vùng 2 có hoàn cảnh khó khăn.
 - Thông báo về kế hoạch ôn tập và kiểm tra học kì II.
TB: Qua tìm hiểu ví dụ, em hãy cho biết thế nào là văn bản thông báo ?
 2. Bài học: Thông báo là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
 II. Cách làm văn bản thông báo: (20’)
 1. Tình huống cần làm văn bản thông báo:
HS: Đọc và các tình huống (a,b,c) sgk (tr - 142).
KH: Trong các tình huống trên, tình huống nào phải viết thông báo, ai viết thông báo, thông báo cho ai ? Vì sao ?
HS: Thảo luận nhóm (bàn), thời gian 2’, sau đó trả lời.
 - Tình huống (b): Phải viết thông báo.
 + Người viết: Ban giám hiệu (ban lao động) nhà trường.
 + Người nhận: gvcn và học sinh các lớp trong nhà trường. 
 - Tình huống (c): Có thể viết thông báo hay giấy mời (giấy triệu tập cũng là một hình thức mời bắt buộc).
 + Người viết: Ban chỉ huy liên đội.
 + Người nhận: Ban chỉ huy chi đội.
 - Tình huống (a): Không viết thông báo. nếu cần thì viết tường trình gửi lên cơ quan công an.
 2. Cách làm văn bản thông báo:
HS: Quan sát lại hai văn bản thông báo sgk (tr – 140,141).
TB: Văn bản thông báo gồm mấy phần ? Là những phần nào ?
 - Gồm 3 phần: Thể thức mở đầu, nội dung thông báo, thể thúc kết thúc.
TB: Trong mỗi phần của văn bản cần đảm bảo những mục nào và cách viết ra sao ?
 a- Thể thức mở đầu văn bản thông báo:
 - Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (ghi vào góc trên bên trái).
 - Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi vào góc trên bên phải).
 - Địa điểm và thời gian làm thông báo (ghi vào góc bên phải).
 - Tên văn bản (ghi chính giữa).
 b- Nội dung thông báo:
 - Thông báo cho ai.
 - Nội dung cụ thể như thế nào ? (ngày, giờ, địa điểm, yêu cầu thực hiện công việc).
 c- Thể thức kết thúc văn bản báo cáo:
 - Nơi nhận (ghi phía dưới bên trái).
 - Kí và ghi rõ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải).
KH: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản thông báo ?
 - Viết thông báo cần trang trọng, rõ ràng, cụ thể, không dùng cách nói bóng bẩy, giàu hình ảnh, giàu tính tạo hình, cũng không cần biểu cảm.
TB: Qua việc tìm hiểu trên, em hãy trình bày cách làm văn bản thông báo ?
 * Bài học: 
 - Văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định, thời gian, địa điểm,  cụ thể, chính xác.
 - Văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.
HS: Đọc ghi nhớ sgk (tr - 143)
* Ghi nhớ: sgk (tr - 143)
 3. Lưu ý: (4’)
TB: Khi viết văn bản thông báo cần lưu ý điều gì ?
 a. Tên văn bản cần viết chữ in hoa cho nổi bật.
 b. Giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm thông báo, tên văn bản và nội dung thông báo cần chừa khoảng cách hơn một dòng để dễ phân biệt.
 c. Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn.
 c) Củng cố, luyện tập: (4’)
TB: Em hãy viết một văn bản thông báo theo tình huống (b) – sgk (tr - 142) ?
 - HS viết thời gian 3’, sau đó hs đọc bài viết của mình.
 - Gv nhận xét.
 - Ví dụ:
PHÒNG GD & ĐT TP SƠN LA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Sơn La, ngày 12 tháng 4 năm 2009
THÔNG BÁO
Về việc tổng vệ sinh trong toàn trường
Kính gửi: Giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường.
Để góp phần xây dựng một môi trường xanh, sạch đẹp, nhà trường tổ chức đợt tổng vệ sinh toàn trường theo lịch sau:
 - Thời gian 7 giờ kém 15 phút ngày 12 tháng 4 năm 2009.
 - Thành phần tham gia: Học sinh các lớp dưới sự chỉ đạo của các giáo viên chủ nhiệm.
 - Dụng cụ lao động: Chổi, hót rác, xô đựng rác.
Vậy thông báo để giáo viên chủ nhiệm và học sinh các lớp biết chuẩn bị và thực hiện đúng theo lịch của Nhà trường.
Nơi nhận: KT. HIỆU TRƯỞNG
 - Như trên; Phó hiệu trưởng
 - Lưu văn phòng. (kí và ghi rõ họ tên)
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
 - Đọc lại các ví dụ, học thuộc phần ghi nhớ.
 - Tìm một tình huống và viết văn bản thông báo.
 - Chuẩn bị chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) sgk (tr - 145).
Ngày soạn: ....../...../2011
Ngày giảng: ....../..../2011
Dạy lớp: 8B
 Tiết 138: 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (phần Tiếng Việt)
 1. Mục tiêu:
 a) Về kiến thức: Nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương.
 b) Về kĩ năng: Rèn luyện cách xưng hô trong giao tiếp.
 c) Về thái độ: Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
 2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv; soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trước bài mới.
 3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8A: . 
 a) Kiểm tra bài cũ: (3’)
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Trong cuộc sống chúng ta thường gặp nhiều người ở những vùng, miền khác nhau. Khi giao tiếp với họ có khá nhiều từ ngữ địa phương. Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt).
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới: (37’)
 1. Bài tập 1: sgk (tr - 145)
HS: Đọc nội dung bài tập 1.
KH: Xác định từ xưng hô địa phương trong các đoạn trích ? Những từ xưng hô nào là từ toàn dân, từ nào không phải từ toàn dân, nhưng cũng không thuộc lớp từ địa phương ?
GV: Xưng: người nói tự gọi mình. Hô: người nói gọi người đối thoại, tức người nghe. Để xưng hô, người Việt dùng đại từ (trỏ người) hoặc danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước.
 a- Từ xưng hô địa phương: u (dùng để gọi mẹ).
 b- Từ mợ (dùng để gọi mẹ), mặc dù không thuộc lớp từ xưng hô toàn dân, nhưng cũng không phải là từ xưng hô địa phương. Đó là biệt ngữ xã hội (dùng cho tầng lớp thượng lưu trong thời Pháp thuộc).
 2. Bài tập 2: sgk (tr -145)
HS: Đọc bài tập 2.
TB: Tìm những từ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương em (có thể ở quê em) và những địa phương khác mà em biết ?
 - Mỗi địa phương thường có những từ xưng hô khác với từ xưng hô trong ngôn ngữ toàn dân.
 * Đại từ xưng hô:
Từ xưng hô địa phương
Từ xưng hô toàn dân
- tui, choa
- tau
- bày tui
- mi
- hấn
- tôi
- tao
- chúng tôi
- mày
- hắn
Danh từ chỉ quan hệ thân thuộc dùng để xưng hô:
Từ địa phương
Từ toàn dân
- bọ, thầy, tía, ba
- u, bầm, đẻ, mạ, má
- mệ
- cố
- bá
- eng
- ả
- cha (bố)
- mẹ
- bà
- cụ
- bác
- anh
- chị
 3. Bài tập 3: sgk (tr -145)
KH: Từ xưng hô địa phương có thể dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào ?
GV: Mỗi địa phương, cách xưng hô có sự khác nhau rất đa dạng và tinh tế.
 Ví dụ: - Chị của mẹ: bá, dì
 - Chồng của cô: dượng
 - Ông bà nội: nội
 - Ông bà ngoại: ngoại
 - Chị gái: ả
 - Người ngoài gia đình có tuổi tương đương với em trai cha mẹ mình: chú
 - Người ngoài gia đình có tuổi tương đương với em gái của bố mẹ mình: o, dì
KH: Em hãy cho biết những hoàn cảnh giao tiếp được dùng và không được dùng từ ngữ địa phương ?
 - Từ ngữ xưng hô địa phương thường được dùng trong những phạm vi giao tiếp hẹp như: Ở địa phương, người cùng địa phương gặp nhau ở nơi khác.
 Từ ngữ địa phương cũng được sử dụng trong các tác phẩm văn học ở một mức độ nào đó để tạo màu sắc địa phương cho tác phẩm.
 Từ ngữ xưng hô địa phương không được dùng trong các hoạt động giao tiếp quốc gia, quốc tế, các hoạt động có nghi thức trang trọng.
 4. bài tập 4: sgk (tr - 145)
HS: Đọc nội dung bài tập 4.
GV: Yêu cầu học sinh trình bày phần chuẩn bị của mình.
GV: Trong Tiếng Việt phần lớn các từ chỉ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng để xưng hô, đây là một đặc trưng nổi bật của Tiếng Việt (so với ngôn ngữ châu Âu).
 - Ví dụ:
 + Con ơi ! Mẹ đi làm nhé !
 + Dì đi chợ đậy ! Cháu ở nhà nhé !
 + Cháu lấy hộ ông cái kính.
 - Ngoài ra Tiếng Việt còn dùng nhiều phương diện khác để xưng hô như: Đại từ nhân xưng, từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp hay tên riêng.
 - Ví dụ: + Hoa ơi ! Chờ Ngọc với !
 + Bác sĩ cho tôi hỏi một chút !
 + Thưa, giám đốc cho tôi xin có ý kiến
 - Cách xưng hô chịu sự chi phối của nhiều nhân tố trong đó nhân tố quan trọng nhất là mối tương quan về vai giữa người nói và người nghe. Có 3 mối tương quan chính: 
 + Người nói ngang hàng người nghe.
 + Người nói ở vai trên.
 + Người nói ở vai dưới.
GV: Một nhân tố quan trọng khác chi phối cách xưng hô là hoàn cảnh giao tiếp có tính chất sinh hoạt hay giao tiếp có tính chất nghi thức.
 Trong giao tiếp có tính chất nghi thức: Cách xưng hô tuân thủ nguyên tắc cơ bản là: người nói tự xưng mình một cách khiêm nhường và gọi người đối thoại một cách tôn kính (xưng thì khiêm, hô thì tôn).
 c) Củng cố, luyện tập: (4’)
HS: Tìm từ địa phương nơi em ở tương ứng với từ toàn dân ?
 - HS suy nghĩ trả lời.
 d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
 - Học kĩ bài, làm các bài tập còn lại.
 - Đọc và suy nghĩ trước bài Luyện tập làm văn bản thông báo.
 =============================================
Ngày soạn: ....../...../2011
Ngày giảng: ....../..../2011
Dạy lớp: 8B
 Tiết 139: 
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO
1. Mục tiêu:
 a) Về kiến thức: Nhận ra sự khác nhau về từ ngữ xưng hô và cách xưng hô ở địa phương.
 b) Về kĩ năng: Rèn luyện cách xưng hô trong giao tiếp.
 c) Về thái độ: Có ý thức tự điều chỉnh cách xưng hô của địa phương theo cách xưng hô của ngôn ngữ toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp có tính chất nghi thức.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
 a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu sgk, sgv; soạn giáo án.
 b) Chuẩn bị của HS: Đọc và suy nghĩ trước bài mới.
3. Tiến trình bài dạy:
 * Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số lớp 8A: 
 8B: 
 a) Kiểm tra bài cũ: (3’)
 - GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Trong cuộc sống chúng ta thường gặp nhiều người ở những vùng, miền khác nhau. Khi giao tiếp với họ có khá nhiều từ ngữ địa phương. Tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt).
(GV ghi tên bài dạy)
 b) Dạy nội dung bài mới: (37’)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 37.doc