Tiết 133.
TỔNG KẾT PHẦN VĂN (Tiếp theo)
1. Mục tiêu:
a) Về kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học cụm văn bản văn học nước ngoài và cụm văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Học sinh nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản.
b) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, so sánh, phân tích, chứng minh, hệ thống hoá, sơ đồ hoá trong một bài ôn tập văn bản.
c) Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn, ham mê học tập bộ môn.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu kĩ sgk, sgv, bảng phụ, soạn giáo án.
b) Chuẩn bị của HS: Trả lời các câu hỏi sgk (tr - 148).
NGỮ VĂN – BÀI 33,34 Kết quả cần đạt Nắm được hệ thống các văn bản văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của từng văn bản. Hệ thống được toàn bộ kiến thức và kĩ năng phần Tập làm vă trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Nắm được những nội dung chính của chương trình Ngữ văn lớp 8 đã học, đặc biệt là học kì II; nắm vững cách ôn tập và hình thức của bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. Ngày soạn: /4/2011 Ngày giảng: ../4/2011 Dạy lớp: 8B Tiết 133. TỔNG KẾT PHẦN VĂN (Tiếp theo) 1. Mục tiêu: a) Về kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học cụm văn bản văn học nước ngoài và cụm văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8. Học sinh nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng, giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản. b) Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, so sánh, phân tích, chứng minh, hệ thống hoá, sơ đồ hoá trong một bài ôn tập văn bản. c) Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn, ham mê học tập bộ môn. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu kĩ sgk, sgv, bảng phụ, soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Trả lời các câu hỏi sgk (tr - 148). 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8A: .. a) Kiểm tra bài cũ: - GV kết hợp trong quá trình ôn tập. * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Tiết học trước các em đã ôn tập cụm văn bản nghị luận trong chương trình Ngữ văn kì II lớp 8. Trong tiết học hôm nay chúng ta tiến hành ôn tập củng cố, hệ thống hoá kiến thức về văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng. (GV ghi tên bài dạy) b) Dạy nội dung bài mới: I. Bảng thống kê các văn bản văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8: (19’) 1. Văn bản văn học nước ngoài: STT Tên văn bản Tác giả Tên nước Thế kỉ Thể loại Nội dung chủ yếu Giá trị nghệ thuật 1 Cô bé bán diêm (Trích) An-đéc-xen (1805-1875) Đan Mạch XIX Truyện ngắn - Tình cảnh hết sức tội nghiệp của cô bé bán diêm. Tác phẩm truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh. - Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiẹn thực và mộng tưởng. 2 Đánh nhau với cối xay gió (Trích Đôn Ki-hô-tê) Xéc-van-tét (1547-1616) Tây Ban Nha XVI Tiểu thuyết - Hai nhân vật trong tác phẩm: Đôn Ki-hô-tê thật nực cười nhưng cũng có những phẩm chất đáng quý; Xan-chô Pan-xa có những mặt tốt nhưng có những điểm đáng chê trách. - Xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt. 3 Chiếc lá cuối cùng (Trích) O Hen-ri (1862-1910) Mĩ XX Truyện ngắn - Tình thương bao la và lòng hi sinh cao thượng của những người nghệ sĩ nghèo khổ. - Truyện có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, kết cấu đảo ngược tình thế hai lần gây hứng thú cho người đọc. 4 Hai cây phong (Trích Người thầy đầu tiên) Ai-ma-tốp 1928 Cư-rơ-gư-xtan XX Truyện vừa - Sự gắn bó yêu thương hai cây phong và tình yêu quê hương tha thiết của nhân vật Tôi. Người kể chuyện cũng truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuy-sen - người đã vun trồng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình. - Đoạn trích hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ. 5 Đi bộ ngao du (Trích Ê-min hay Về giáo dục) Ru-xô (1713-1778) Pháp 18 Tiểu thuyết - Qua văn bản Ru-xô muốn đề cao lợi ích của đi bộ ngao du; và thể hiện rõ Ru-xô là một con người giản dị, quí trọng tự do và yêu thiên nhiên. - Cách lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục lại rất sinh động. 6 Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Trích Trưởng giả học làm sang) Mô-li-e (1622-1673) Pháp XVII Kịch - Tính cách lố lăng của một tay trưởng giả học làm sang. - Lớp kịch được xây dựng hết sức sinh động, khắc hoạ tài tình tính cách nhân vật. 2. Văn bản nhật dụng: STT Tên văn bản Phương thức biểu đạt Nội dung chủ yếu Giá trị nghệ thuật 1 Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 (Sở khoa học và công nghệ Hà Nội) Thuyết minh về một vấn đề khoa học môi trường. Giúp ta hiểu được những tác hại của việc dùng bao bì ni lông. Dùng phương pháp liệt kê, phân tích, lời thông tin ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. 2 Ôn dịch thuốc lá (Trích - Nguyễn Khắc Viện) Thuyết minh về một vấn dề khoa học xã hội (nghị luận và thuyết minh) Văn bản thể hiện sự quan tâm, lo lắng trước tệ nạn thuốc lá làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Thuyết minh với lí lẽ, dẫn chứng độc đáo, sự so sánh liên tưởng đầy sức thuyết phục. 3 Bài toán dân số (Trích Thái An) Lập luận kết hợp với tự sự (lập luận để chứng minh, giải thích vấn đề xã hội: sự gia tăng dân số) Mượn câu chuyện về bài toán cổ để báo động nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số; kêu gọi loài người cần hạn chế sự gia tăng dân số, đặc biệt là ở các nước chậm phát triển. Tác giả dùng phương thức lập luận là chính, nêu vấn đề nhẹ nhàng, hấp dẫn, số liệu chứng minh phong phú và giàu sức thuyết phục. II. Giá trị văn học: (19’) 1. Nghệ thuật: TB: Dựa vào bảng thống kê, em hãy rút ra nhận xét về thời gian xuất hiện, phạm vi của các tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình, thể loại của các tác phẩm đã học ? - Thời gian xuất hiện: Từ cuối thế kỉ XVI đến thế kỉ XX. - Phạm vi: Nếu các tác phẩm văn học nước ngoài lớp 7 học về các tác phẩm của Trung Quốc thì ở lớp 8 lại cung cấp cho chúng ta các tác phẩm của các nước Âu – Mĩ: Pháp, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Cư-rơ-gư xtan, Mĩ. - Thể loại khá phong phú gồm truyện, kịch, tiểu thuyết. KH: Các văn bản nhật dụng sử dụng phương thức biểu đạt chủ yếu nào ? - Cả 3 văn bản đều có sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt: + Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, Ôn dịch thuốc lá đều là văn bản thuyết minh song có không ít yếu tố lập luận, ở phần cuối đều có cả yếu tố biểu cảm. + Bài toán dân số là một văn bản nghị luận song đã kết hợp khéo léo với phương thức tự sự và thuyết minh, do đó đã tạo được không khí nhẹ nhàng, tính chất sôi động, tăng thêm sức thuyết phục cho luận điểm chính: Cần phải hạn chế gia tăng dân số. - Nghệ thuật kết hợp kể, tả và biểu cảm. 2. Nội dung: TB: Khái quát một số nét về nội dung tư tưởng của các văn bản văn học nước ngoài ? - Các văn bản nước ngoài đều thấm đẫm tư tưởng nhân đạo. + Cô bé bán diêm: Nhà văn An-đéc-xen đã bày tỏ niềm thông cảm, thương yêu đối với em bé bất hạnh, lòng thương cảm đối với người nghèo khổ bất hạnh, khát vọng hướng về một cuộc sống tươi đẹp. + Hai cây phong: Nhân vật tôi bộc lộ tình yêu hai cây phong – tình yêu thiên nhiên, tình cảm quê hương, tình thầy trò. + Đánh nhau với cối xay gió, Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: Phê phán lối sống xa thực tế, ảo tưởng. KH: Nhắc lại chủ đề của 3 văn bản nhật dụng ? - “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”: Vấn đề bảo vệ môi trường. - “Ôn dịch thuốc lá”: Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ của con người. - “Bài toán dân số”: Dân số và tương lai của nhân loại. c) Củng cố, luyện tập: (4’) TB: Nhắc lại nội dung của phần giá trị văn học ? - HS nhắc lại nội dung phần II. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’) - Ôn lại các kiến thức đã ôn tập. - Ôn các kiến thức tập làm văn (trả lời các câu hỏi sgk – tr - 151) ======================================= Ngày soạn: 23/4/2011 Ngày giảng: 25/4/2011 Dạy lớp: 8B Tiết 134. ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN 1. Mục tiêu. a) Về kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức và kĩ năng phần Tập làm văn đã học. b) Về kĩ năng: Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm trong văn nghị luận. c) Về thái độ: Giáo dục học sinh ý thức học tập bộ môn, ham mê học tập bộ môn. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu kĩ sgk, sgv, bảng phụ, soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Trả lời các câu hỏi sgk (tr - 151). 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số lớp 8A: a) Kiểm tra bài cũ: (3’) - GV Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Các em đã học xong chương trình Tập làm văn lớp 8. Để giúp các em hệ thống hoá các kiến thức và kĩ năng về Tập làm văn đã học trong năm, tiết học hôm nay cô cùng các em Ôn tập về phần Tập làm văn. (GV ghi tên bài dạy) b) Dạy nội dung bài mới: (35’) I. Văn bản tự sự: 1. Tính thống nhất của văn bản: TB: Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất ? Nó thể hiện ở những mặt nào ? - Tính thống nhất của văn bản thể hiện trước hết trong chủ đề của văn bản. - Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính yếu mà văn bản biểu đạt. - Chủ đề được thể hiện trong câu chủ đề, trong nhan đề của văn bản, trong các đề mục, trong quan hệ giữa các phần và trong các từ ngữ then chốt thường gặp và thường lặp đi lặp lại một cách có chủ ý. - Tính thống nhất của chủ đề thể hiện: + Khi biểu đạt chủ đề xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. + Có sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong văn bản, tất cả đều tập trung làm sáng tỏ và nổi bật chủ đề văn bản. HS: Đọc nội dung bài tập 2 (sgk tr - 151). HS: Trình bày nội dung chuẩn bị bài ở nhà. - Ví dụ: Em rất thích đọc sách. Thì những câu kế tiếp phải xoay quanh và phát triển các ý chủ chốt: sự ham thích đọc sách của em. Chẳng hạn: Vì sao em thích đọc sách ? Em đọc sách như thế nào ? Tác dụng của sự ham thích đó ? Là đoạn văn nghị luận (diễn dịch) - Ví dụ: Mùa hè thật hấp dẫn. Thì phải viết đoạn trước câu này, viết đoạn văn quy nạp. Những câu văn trước đó phải xoay quanh và phát triển ý chủ đề: Sự hấp dẫn của mùa hè (hấp dẫn như thế nào ? Với những ai ? Với em ra sao ?) 2. Tóm tắt văn bản tự sự: KH: Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự ? Muốn tóm tắt văn bản tự sự phải làm như thế nào ? Dựa vào những yêu cầu nào ? - Văn bản tự sự là văn bản kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi là chủ yếu. Bằng lời kể tái hiện lại câu chuyện, sự việc, nhân vật cùng suy nghĩ và hành động trước mắt người đọc như là nó đang xảy ra. - Văn bản tự sự dài ngắn tuỳ theo tác giả, nội dung câu chuyện. * Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc dễ dàng nắm được nội dung chủ yếu, hoặc để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu, phân tích, bình giá. - Muốn tóm tắt văn bản tự sự phải: Đọc kĩ tác phẩm, phát hiện các chi tiết chính, kể lại bằng lời của mình. KH: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm có tác dụng như thế nào ? - Không bao giờ chỉ có kể chuyện đơn thuần mà phải ít nhiều đan xen các yếu tố biểu cảm, miêu tả. Các yếu tố này làm cho câu chuyện thêm cụ thể, sinh động. II. Văn bản thuyết minh: TB: Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những ích lợi gì ? - Văn bản thuyết minh có tính chất tổng hợp: cả lập luận, miêu tả, tự sự, biểu cảm giúp người đọc, người nghe hiểu đúng, rõ một cách trung thực, khách quan, khoa học về một đối tượng. TB: Nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hằng ngày ? - Thuyết minh về một thể loại văn học. - Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử. - Thuyết minh về một đồ vật. TB: Muốn làm văn bản thuyết minh, ta phải làm gì ? Vì sao ? - Muốn làm văn bản thuyết minh phải có tri thức về đối tượng cần thuyết minh. Vì tri thức là những hiểu biết về đối tượng. Muốn có hiểu biết phải quan sát, học tập, tích luỹ kiến thức. TB: Có những phương pháp thuyết minh nào ? - Có 6 phương pháp thuyết minh: + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích. + Phương pháp liệt kê, nêu ví dụ, số liệu (con số). + Phương pháp so sánh. + Phương pháp phân tích, phân loại. - Phân tích: Là chia nhỏ đối tượng ra để xem xét. - Phân loại: Là chia đối tượng vốn có nhiều cá thể ra hành từng loại theo một tiêu chí. TB: Viết bố cục thường gặp khi làm bài thuyết minh về ? - Cách làm một sản phẩm: Nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm. - Một di tích danh lam thắng cảnh: Giới thiệu di tích danh lam thắng cảnh đó, tìm những tư liệu có liên quan đến danh lam thắng cảnh đó. III. Văn bản nghị luận: KH: Thế nào là luận điểm ? Nêu ví dụ về một luận điểm và tính chất của nó ? - Luận điểm là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rõ, làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận. - Ví dụ: Luận điểm Truyền thống yêu nước của nhân dân ta. - Luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra. KH: Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào ? Nêu một số ví dụ về sự kết hợp đó ? - Văn bản nghị luận cần phải có các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm. Các yếu tố này giúp việc trình bày luận cứ rõ ràng, cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục hơn, tác động đến tình cảm của người đọc (người nghe). - Ví dụ: Văn bản Thuế máu có nhiều đoạn văn nghị luận có kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. IV. Văn bản tường trình, thông báo: KH: Thế nào là văn bản tường trình, văn bản thông báo ? Phân biệt mục đích và cách viết hai văn bản đó ? - Văn bản tường trình: Viết để tường trình lại các sự việc đã xảy ra để cá nhân, cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Khi viết cần tuân thủ theo thể thức. - Văn bản thông báo: Viết thông báo để truyền đạt những thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức đến những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết dễ thực hiện hay tham gia. c) Củng cố, luyện tập: (4’) HS: Nhắc lại toàn bộ nội dung ôn tập. d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’) - Ôn tập kĩ các phần đã ôn tập ở cả ba phân môn để chuẩn bị kiểm tra học kì II. ============================================ Ngày soạn: ....../...../2011 Ngày giảng: ....../..../2011 Dạy lớp: 8B Tiết 135,136: KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM (Phòng GD ra đề) ===========================
Tài liệu đính kèm: