Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - Trường THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - Trường THCS Tô Hiệu

Tiết 129:

 TỔNG KẾT PHẦN VĂN

 VĂN BẢN VĂN HỌC VIỆT NAM

I. MUC TIÊU:

Giúp học sinh :

- Có được cái nhìn khái quát về các tác phẩm văn học Việt Nam đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 8.

- Làm một số bài tập tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật một số văn văn bản và nhóm văn bản.

II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Kiểm tra bài cũ

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

2. Hoạt động dạy và học:

HOẠT ĐỘNG 1: TẠO TÂM THẾ

- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý.

- Thời gian: 1 phút.

- Kỹ thuật: Động não.

Giới thiệu bài :

HOẠT ĐỘNG 2+3+4 : TRI GIÁC+PHÂN TÍCH+ KHÁI QUÁT

-Thời gian: 30 phút

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, , thảo luận.

- Kỹ thuật: động não, khăn phủ bàn.

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/4/2012
Tuần 34:Tiết 129-130-131-132.
Tiết 129:Tổng kết phần văn..
Tiết 130:Văn bản tường trình. 
Tiết 131:Kiểm tra tiếng Việt.
Tiết 132:Trả bài Tập làm văn số 7.
............................................................................................................................
Tiết 129:
 Tổng kết phần văn
	 văn bản văn học việt nam
 Muc tiêu:
Giúp học sinh : 
Có được cái nhìn khái quát về các tác phẩm văn học Việt Nam đã được học trong chương trình ngữ văn lớp 8.
Làm một số bài tập tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật một số văn văn bản và nhóm văn bản.
II. Các bước lên lớp
Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý.
- Thời gian: 1 phút.
- Kỹ thuật: Động não.
Giới thiệu bài :
Hoạt động 2+3+4 : Tri giác+Phân tích+ khái quát
-Thời gian: 30 phút
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, , thảo luận.
- Kỹ thuật: động não, khăn phủ bàn.
I. Bảng hệ thống các văn bản thơ Việt Nam đã học từ tuần 15 ( học kì I ) :
TT
 văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phan Bội Châu
(1867-
1940 )
Đường luật thất ngôn bát cú
Khí phách kiên cường, bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên trên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước và cách mạng .
Giọng điệu hào hùng, khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ .
2
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh 
(1872-1926)
Đường luật thất ngôn bát cú
Hình tượng đẹp ngang tàng , lẫm liệt của người tù yêu nước ,cách mạng trên đảo Côn Lôn.
Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng, tràn đầy khí thế .
3
Muốn làm thằng Cuội
Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu 
(1889-1939)
Đường luật thất ngôn bát cú
Tâm sự của một con người bất hoà sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên trăng để bầu bạn với chị Hằng .
Hồn thơ lãng mạn siêu thoát pha chút ngông nghênh nhưng vẫn rất đáng yêu.
4
Hai chữ nước nhà
á Nam Trần Tuấn Khải 
(1895-1983)
Song thất lục bát
Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước, ý chí cứu nước của đồng bào .
Mượn tích xưa để nói chuyện hiện tại, giọng điệu trữ tình tha thiết .
5
Nhớ rừng
Thế Lữ 
(1907-1989)
Thơ mới 8 chữ /câu 
(tiếng)
Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước .
Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, phép tương phản, đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
6
Ông đồ
Vũ Đình Liên
(1913-1996)
Thơ mới ngũ ngôn
Tình cảnh đáng thương của ông đồ , qua đó toát lên niềm thương cảm chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa .
Bình dị, cô đọng, hàm súc. Đối lập tương phản; hình ảnh thơ nhiều sức gợi, câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình .
7
Quê hương
Tế Hanh
1921
Thơ mới 
8 chữ/câu
(tiếng)
Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền 
biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài .
Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế lại giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm- hồn làng, thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ )
8
Khi con tu hú
Tố Hữu 
(1920-2002)
Lục bát
Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù .
Giọng thơ tha thiết sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào .
9
Tức cảnh Pắc Bó
Hồ Chí Minh
(1890-1969)
Đường luật thất ngôn tứ tuyệt
Tinh thần lạc quan , phong thái ung dung của Bác Hồ trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pắc Bó . Với người , làm cách mạng và sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn .
Giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui (vẫn sẵn sàng, thật là sang ), từ láy miêu tả : chông chênh; vừa cổ điển vừa hiện đại .
10
Ngắm trăng
( Vọng nguyệt )
Hồ Chí Minh 
(1890-1969)
Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán 
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê và phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác Hồ ngay trong cảnh tù ngục cực khổ , tối tăm .
Nhân hoá , điệp ngữ , câu hỏi tu từ , đối xứng và đối lập .
11
Đi đường
( Tẩu lộ )
Hồ Chí Minh 
(1890-1969)
Thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán 
(dịch lục bát)
ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc : Từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời : Vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Điệp từ (tẩu lộ , trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ , bài thơ .
II. Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15 , 16 và 18 , 19 :
Tác phẩm
Tác giả
Giá trị nghệ thuật
Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông .
Đập đá ở Côn Lôn .
Muốn làm thằng Cuội .
- Hai chữ nước nhà .
Phan Bội Châu. 
Phan Châu Trinh. 
Tản Đà. 
Trần Tuấn Khải : 
*Nhà nho tinh thông Hán học .
- Thơ cũ (cổ điển ) hạn định số câu , số tiếng, niêm luật chặt chẽ, gò bó : Đường luật, thể thơ dân tộc ( song thất lục bát, lục bát ).
- Cảm xúc cũ , tư duy cũ : cái tôi cá nhân chưa được đề cao và biểu hiện trực tiếp .
Nhớ rừng 
Ông đồ 
Quê hương
Thế Lữ.
Vũ Đình Liên.
Tế Hanh 
 *những trí thức mới, trẻ, những chiến sĩ cách mạng trẻ, chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây (Pháp) .
- Cảm xúc mới , tư duy mới , đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp , phóng khoáng tự do (thơ mới )
- Thể thơ tự do , đổi mới vần điệu, nhịp điệu (thơ mới); lời thơ tự nhiên, bình dị, giảm tính công thức, ước lệ .
- Vẫn sử dụng các thể thơ truyền thống nhưng đổi mới cảm xúc và tư duy thơ.
* Với riêng Tố Hữu, ở bài thơ "Khi con tu hú": nội dung cách mạng, hình thức thơ mới.
III. Những đặc điểm chung cơ bản của các bài thơ “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”, “Đập đá ở Côn Lôn” , “Ngắm trăng” , “Đi đường” 
- Đều là thơ tù , của người tù viết trong tù ngục .
- Tác giả đều là những chiến sĩ yêu nước cách mạng lão thành , nổi tiếng , đồng thời là những nhà nho tinh thông Hán học .
- Thể hiện khí phách hiên ngang , tinh thần bất khuất kiên cường của người cách mạng .
- Sẵn sàng chấp nhận , khinh thường mọi gian khổ , hiểm nguy của cuộc sống tù đày .
- Giữ vững phong thái bình tĩnh , ung dung trong thử thách .
- Khao khát tự do , tinh thần lạc quan cách mạng .
- Nhưng những đặc điểm chung ấy lại được biểu hiện trong từng bài thơ theo cách riêng , tạo nên sự xúc động , hấp dẫn riêng của từng bài .
Hoạt động 5: Luyện tập 
 - Mục tiêu :Rèn kĩ năng đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào một đoạn văn nghị luận 
 -Thời gian: 16 phút 
 - Phương pháp: Phân tích, khái quát 
 - Kỹ thuật: Động não 
1.Các văn bản tác phẩm VH VN đã học ở lớp 8 có thể xếp vào những cụm văn bản nào?
Các văn bản thơ, truyện, hồi kí, văn bản chính Luận Thuế máu được sáng tác vào giai đoạn nào?
Các bài văn nghị luận còn lại ( không kể bài của các tác giả nước ngoài ) được sáng tác vào giai đoạn nào?
2. Văn bản “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”, “Đập đá ở Côn Lôn”, “Muốn làm thằng Cuội” có những điểm gì chung về hình thức nghệ thuật và phương thức biểu cảm?
3. Phân tích hình ảnh người chiến sĩ CM trong hai bài thơ:“ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”, “Đập đá ở Côn Lôn”?
4. Hãy phân tích cái Ngông của Tản Đà qua bài : Muốn làm thằng cuội”? ý nghĩa của cái Ngông ấy là gì?
5. Cùng là nỗi nhớ về quá khứ, nhưng “ Nhớ rừng” của Thế Lữ và “Ông đồ” của Vũ Đình Liên có tâm trạng và cách biểu hiện khác nhau ntn?
Gợi ý:
Các văn bản thơ, truyện, hồi kí, văn bản chính Luận Thuế máu được sáng tác vào giai đoạn đầu XX đến 1945.
- Các bài văn nghị luận còn lại “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ”, “Nước Đại Việt ta”, “Bàn luận về phép học” thuộc giai đoạn VH Trung đại( từ X đến XIX)
Văn bản “ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”, “Đập đá ở Côn Lôn”, “Muốn làm thằng Cuội” 
Có những điểm gì chung về hình thức nghệ thuật và phương thức biểu cảm:
Thể thơ
phương thức biểu cảm phổ biến trong thơ ca truyền thống là: Nói chí tỏ lòng.
Có cách nói khoa trương, những hình ảnh lớn lao mang tính biểu tượng.
Có sự gần gũi với thơ ca trung đại.
Hình ảnh người chiến sĩ CM trong hai bài thơ:“ Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”, “Đập đá ở Côn Lôn”
-Vẻ đẹp về tư thế
- Vẻ đẹp ở khát vọng hành động mãnh liệt.
- Vẻ đẹp ở tấm lòng, ý chí.
Khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu nước đầu thế kỉ 20 
Hai bài thơ được viết từ trong ngục tù và chốn lưu đầy nhưng vẫn toát lên một khí phách kiên cường của người chiến sĩ yêu nước.
Vẻ đẹp về tư thế, phong thái:
Ta thấy được phong thái ung dung của những người có chí rời non lấp bể, coi nhà tù và những trò hành hạ của kẻ thù chẳng qua chỉ là những thử thách không đáng để tâm. Đối với PBC nhà tù chỉ là chốn nghỉ chân của bậc phong lưu, hào kiệt trên con đuờng sự nghiệp. Với PCT lao dịch như là cuộc chinh phục dũng mãnh, người tù yêu nước trong tư thế hiên ngang sừng sững giữa không gian của núi cao biển rộng. Không có hình ảnh tiều tụy của người tù khổ sai mà chỉ thấy vẻ đẹp hùng tráng của người chiến sĩ yêu nước. Bị mất tự do nhưng hai nhà yêu nước không đánh mất đi nhuệ khí mà vẫn thể hiện khí phách kiên cường, ngạo nghễ, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh.
Vẻ đẹp ở tấm lòng và ý chí:
+Trong tù đày, hai con người ấy không hề run sợ trước sự hành hạ dã man về thể xác và tinh thần của kẻ thù “Gian nan chi mấy việc cỏn con”. Nhà tù chỉ là nơi thử thách, tôi luyện chí nam nhi, tôi luyện sức chịu đựng bền bỉ dẻo dai để theo đuổi chí lớn. Rơi vào cảnh tù đày, đối diện với cái chết, họ vẫn dõng dạc, dứt khoát khẳng định sự nghiệp cứu nước không thể mất “Thân ấy vẫn còn còn sự nghiệp”. Những đày đọa về thể xác và tinh thần của kẻ thù càng tôi luyện phẩm chất của người chiến sĩ “Mưa nắng càng bền dạ sắc son”.
Vẻ đẹp ở khát vọng hành động:
+ Đau xót cho tình cảnh đất nước, xót xa trước nỗi khổ của nhân dân, trước tình cảnh của mình, trong họ bùng lên khát vọng tự do, khát vọng giải phóng dân tộc, khát vọng xoay chuyển càn khôn, đánh đuổi kẻ thù. Họ lao vào cuộc đấu tranh với cái đích cuối cùng là đem lại độc lập tự do cho dân tộc, bất chấp mọi gian khổ, hi sinh với niềm tin tưởng mãnh liệt. 
Khát vọng hành động của PBC là hành động cụ thể, quyết tâm, kiên quyết theo đuổi sự nghiệp cứu nước cứu dân bất chấp mọi gian nguy, thử thách của cuộc đời, trái tim ông còn nhịp đập thì ông còn theo đuổi sự nghiệp kinh bang tế thế của mình “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế”. 
Còn PCT ý thức rõ cứu nước là chí lớn ngang tầm với việc làm vĩ đại của các vị thần “Những kẻ vá trời” để cứu muôn dân khỏi cảnh nghìn sầu muôn thảm, đó cũng là quan niệm làm trai phải có sự nghiệp to lớn, khác thường. Ông thấy được trọng trách của mình trước vận mệnh của nước nhà và luôn tin tưởng vào con đường mình đã lựa chọn.
Cái Ngông của Tản Đà qua bài ... Tổ chức dạy học
1. Tổ chức lớp (1')
2. Kiểm tra bài cũ :(5')
 ở lớp 6, 7 chúng ta đã được học kiểu văn bản, đơn từ, đề nghị, báo cáo, đó là văn bản thuộc kiểu loại văn bản gì.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động 
- Đơn từ (M): trình bày nguyện vọng cá nhân để cấp có thẩm quyền xem xét
đề nghị nhằm (M) trình bày các ý kiến giải pháp của cá nhân hay tập thể đề xuất để cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền nghiên cứu giải quyết.
- Báo cáo: văn bản của cá nhân hay tập thể trình bày lại quá trình k/q công việc trong một thời gian nhất định trước cấp trên, ND, tổ chức hay thủ trưởng.
Hoạt động 1 : tạo tâm thế :
- Mục tiêu : Tạo thế và định hướng chú ý.
- Thời gian : 2 phút
- Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình.
 - Kỹ thuật : động não.
 Thầy
 Hôm nay, trong tiết học này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một văn bản hành chính nữa đó là thông báo
 Trò
- Lắng nghe, nhập tâm.
Ghi chú
 Hoạt động 2+3+4 : Tri giác, phân tích, đánh giá
 - Mục tiêu : - Phát hiện những trường hợp cần thiết để viết văn bản tường trình.
 - Nắm được những đặc điểm của văn bản tường trình.
 - Biết cách làm một văn bản tường trình đúng qui cách.
 -Thời gian: 37 phút
- Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề. 
- Kỹ thuật: Động não, khăn phủ bàn.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
- Yêu cầu học sinh đọc ví dụ.
Hỏi: Trong hai văn bản trên ai là người phải viết bản tường trình ? Viết cho ai?
- Học sinh thảo luận ( 3’)
nêu ý kiến thảo luận.
-VB1: Người viết: học sinh THCS Phạm Việt Dũng gửi cô giáo dạy môn Ngữ Văn ( là những người liên quan đến vụ việc nộp bài chậm ) 
VB2: người viết: Vũ Ngọc Kí viết gửi thầy giáo Hiệu trưởng
Hỏi: Bản tường trình viết ra nhằm mục đích gì?
- trình bày những sự việc đã xảy ra (vì sao Dũng nộp bài chậm, vì sao đã gửi xe tại nhà xe của trường (có người trông giữ) mà vẫn mất xe để người có trách nhiệm, nắm được bản chất sự việc đánh giá khi có phướng xử lí.
Hỏi: Nội dung và thể thức có gì đáng chú ý?
Nội dung: Trình bày về thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết đến cấp có thẩm quyền giải quyết
- Hình thức: Các tiêu mục giống nhau.
Hỏi: Theo em người viết cần có thái độ như thế nào khi viết tường trình?
- Thái độ của người viết: nghiêm túc, trung thực, khách quan
Hỏi: Qua 2 văn bản trên em hiểu thế nào là văn bản tường trình?
* HS đọc các văn bản thông báo và trả lời các câu hỏi.
- HS trình bày.
- HS trình bày.
I. Đặc điểm của văn bản tường trình
1. Bài tập
2. Nhận xét
- ND: Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết với sự việc xảy ra.
- Người viết phải liên quan đến sự việc xảy ra.
HS đọc BT 1: 
Hỏi: Lựa chọn tình huống cần viết tường trình? Vì sao? Viết cho ai?
TH a: Đại diện lớp trưởng viết gửi GVCN
TH b: Cá nhân làm hỏng gửi GVBM
TH c: gia đình bị hại
- Học sinh thảo luận
- Tình huống a, b phải viết nhiều để người có trách nhiệm hiểu rõ thực chất vấn đề, có kết luận thoả đáng hình thức kỉ luật thoả đáng.
- Tình huống c không cần vì đó là chuyện nhỏ chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng.
- Tình huống d tuỳ tài sản mất lớn hay nhỏ mà viết tường trình cho cơ quan công an.
- Học sinh so sánh.
Hỏi: Căn cứ vào 2 văn bản đã học hãy cho biết trình tự các mục cần có trong 1 VBTT?
Trình bày nội dung và cách viết các phần, cách trình bày văn bản tường trình.?
Hỏi: Hãy nêu một số lưu ý cần viết bản tường trình .?
Hỏi: Nêu những yêu cầu khi làm văn bản tường trình?
- Hs trả lời. Gv chốt nội dung kiến thức.
Quan sát, trả lời
HS trình bày.
 HS trình bày.
II. Cách làm văn bản tường trình 
1. Tình huống viết văn bản tường trình 
- Tình huống làm tường trình: a,b,d
2. Cách làm văn bản tường trình
- Gồm những phần:
+ Thể thức mở đầu: quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi chính giữa)
+ địa điểm (ghi ở góc phải)
+ Ttên văn bản (ghi chính giữa)
+ Nội dung:
 Người cơ quan nhận bản tường trình
Trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến ... sự việc, hậu quả, người chịu trách nhiệm với thái độ khách quan trung thực.
+ Thể thức kết thúc: đề nghị, cam đoan, chữ kí và họ tên người tường trình.
3. lưu ý
- Tên Văn bản dùng chữ in hoa to
- Khoảng cách giữa các phần quốc hiệu, tiêu ngữ địa điểm, thời gian, tên VB , nội dung tường trình phải cân đối
- không viết sát vào lề trái, không để phần trên giấy có khoảng trống lớn
(SGK)
*. Ghi nhớ ( 135)
Hoạt động 3 : HD luyện tập
- Mục tiêu : - vận dụng kiến thức lí thuyết đẻ làm bài tập thực hành.
- Thời gian : 6 phút
- Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình.
 - Kỹ thuật : động não.
Hỏi: Trong những tình huống sau, tình huống nào phải viết đơn từ, tình huống nào cần làm báo cáo, đề nghị, tình huống nào cần viết tường trình? Vì sao.
BTVN: chọn 1 trong 3 tình huống SGK để viết bản tường trình.
- HS trình bày.
III. Luyện tập 
1. Bài tập 1
1. Sáng qua tổ 3 trực nhật
2. Nhà em bị mất con gà trống mới mua
3. Ông em bị ngã khi lên gác.
4. Nhà láng giềng lấn sang đất nhà em khi họ mới xây nhà mới.
5. Tổng kết buổi ngoại khoá..... đã làm trong tuần trước.
4. củng cố ( 3’)
- Khái niệm văn bản tường trình, mục đích viết, cách thức viết tường trình.
5. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài :(1')
- Học ghi nhớ
- Làm bài tập đã giao
- Chuẩn bị cho tiết luyện tập.
Tiết 131:
 Kiểm tra Tiếng Việt
A, Mục tiêu cần đạt: 
 - Giúp học sinh ôn tập và cũng cố những kiến thức về Ngữ pháp học kỳ II lớp 8.
I, Mức độ cần đạt: Giúp học sinh ôn tập và cũng cố những kiến thức về Ngữ pháp đã học ở kì II lớp 8.
II, TRọng tâm kiến thức, kỹ năng:
 1, Kiến thức: Giúp học sinh ôn tập và cũng cố những kiến thức về Ngữ pháp (Các kiểu câu chia theo mục đích nói. Hành động nói; Hội thoại; Lựa chọn trật từ trong câu) đã học ở kì II lớp 8.
 2, Kỹ năng: Rèn kĩ năng đặt câu, viết đoạn.
3, Thái độ : Nghiêm túc và tự giác làm bài.
III, Chuẩn bị :
1,Thầy: Hệ thống đề và đáp án chi tiết.
2, Trò: Nắm được nội dung ôn tập và hình thức kiểm tra.
B. Các hoạt động dạy và học 
I. Bước I: ổn định tổ chức lớp :
II. Bước 2 : Kiểm tra sự chuẩn bị giấy, bỳt của HS
III.Bước 3 : Tổ chức dạy và học bài mới:
 1. Đề bài : Phát đề in sẵn chung toàn khối.
 - Học sinh làm bài vào giấy
 - Hết giờ GV thu bài về chấm
2. Nhận xét thái độ, ý thức làm bài của HS
IV. Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà: (1 phút) 
 1. HD học bài: Ôn lại tất cả các kiến thức Ngữ pháp đã học.
 2. Chuẩn bị bài: Tổng kết phần Văn
Tiết 132:
Trả bài Tập làm văn số 7
A, Mục tiêu cần đạt: 
 Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận chúng minh giải thích.
 I, Mức độ cần đạt: 
 Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận chúng minh giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm.
II, Trọng tâm kiến thức, kỹ năng:
 1, Kiến thức: Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về phép lập luận chúng minh giải thích, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm.
- Từ đó đặt ra kế hoạch hoặc phương pháp ôn tập, các cách trình bày nội dung đoạn văn trong văn nghị luận... trong hè để làm tiền đề cho việc học tốt TLV lớp 9.
 2, Kĩ năng: Rèn cách sử dụng từ ngữ, đặt câu, và đặc biệt là về luận điểm và cách trình bày luận điểm.
 3, Thái độ: Nghiêm túc sửa lỗi, khiêm tốn học hỏi.
III, Chuẩn bị:
1, Thầy: Chấm bài, nhận xét bài làm của HS
2, Trò: Sửa chữa bài viết của mình theo yêu cầu của GV
B, Tổ chức dạy và học:
 I. Bước I: ổn định tổ chức lớp:
II. Bước II: Kiểm tra bài cũ:
III. Bước III: Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động 1: Tạo tâm thế.
-Thời gian: 2 phút
- Phương pháp: Nêu tình huống.
- Kỹ thuật: Động não
 Thầy
 Trò
 Ghi chú
- Hai tuần trước các em viết bài tập làm văn số 7, tiết học này sẽ giúp các em nhận thấy những ưu, nhược trong bài viết của mình. Từ đó, học để nắm chắc và củng cố thêm thể loại văn nghị luận và các em sẽ rút được nhiều kinh nghiệm cho bài viết tới.
- Sau khi viết xong bài TLV số 7, em có tự tin không? Luyến tiếc điều gì? Thấy có thiếu sót gì?.....
- Tự bộc lộ, nhớ lại bài viết.
Hoạt động 2: Tri giác, đánh giá.
-Thời gian: 30 phút
- Phương pháp: Thuyết trình
- Kỹ thuật: động não, khăn phủ bàn 
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
- Gọi HS đọc lại đề SGK/128.
I, Đề: 
? Hãy cho biết những từ ngữ quan trọng trong đề bài? Vậy về mặt hình thức của bài viết phải đáp ứng những yêu cầu nào?
- Suy nghĩ, nhớ lại, TL
II. Yêu cầu của đề 
*Đề 1: 
*Về hình thức: 
-Trình bày đúng kiểu bài văn giải thích. 
- Có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
*Về hình thức: 
*Đề 2: 
*Về hình thức: 
-Trình bày đúng kiểu bài văn giải thích kết hựp với chứng minh. 
- Có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài
? Luận điểm trong bài nghị luận phải được trình bày như thế nào? 
- Thể hiện quan điểm tư tưởng của người viết, LĐ phải sáng rõ, chính xác phù hợp với yêu cầu giải quyết. Các luận điểm được được sắp xếp theo một trình tự hợp lí có liên kết chặt chẽ.
- HS TL
*Đề1: 
? Để giúp người đọc, người nghe hiểu vấn đề , cần đưa ra những luận điểm nào? 
- Suy nghĩ, nhớ lại, TL
*Về nội dung:
*Đề 2: 
? Để giúp người đọc, người nghe hiểu vấn đề , cần đưa ra những luận điểm nào? 
GV có thể nêu ra một số câu hỏi:
 ? Bài viết của em có luận điểm không? Bao nhiêu luận điểm?
? Các luận điểm có tập trung để giải quyết vấn đề không? 
? Các luận điểm được sắp xếp như thế nào, có hợp lí không, có phạm vào các lỗi trùng lặp, lộn xộn không?...
- HS trình bày.
III. Nhận xét ưu, nhược điểm:
- GV chỉ ra những ý kiến chưa đúng đắn, và khuyến khích các ý tưởng sáng tạo, mới lạ, đúng đắn.
-HS trả lời.
*Sau khi nghe HS tự trình bày, GV nhận xét:
- Xác định đúng thể loại.
- Hiểu được vấn đề cần giải thích, chứng minh.
- Trình bày được luận điểm, lập luận chặt chẽ.
- Bố cục bài rõ ràng, trình bày sạch, đẹp, ít lỗi chính tả.
- Nhiều bài diễn đạt lưu loát, giàu cảm xúc.
-HS suy nghĩ TL
*ưu điểm:
- Một số bài diễn đạt còn dài dòng, luẩn quẩn, không rõ nội dung.
- 1vài bài lập luận chưa chặt chẽ.
- Còn mắc lỗi chính tả, dùng từ chưa sát nghĩa.
* Nhược điểm:
* GV chép một số câu mắc lỗi chính tả tiêu biểu của một số HS lên bảng.
 (GV chép một số từ viết sai chính tả điển hình của HS -> Yêu cầu HS lên bảng chữa )
- Gọi chính HS mắc lỗi lên bảng chữa lỗi
IV.Trả bài, sửa lỗi. 
1.Chính tả:
- Dùng sai từ 
- Dùng từ chưa chính xác:
2. Dùng từ:
- GVchép ra bảng phụ- HS đọc – chữa lại cho đúng.
-HS sửa chữa lỗi
3. Diễn đạt:
-Bài văn hay:
- Bài kém:
V, Đọc bài văn hay, bài kém: 
- GV trả bài cho HS
- HS xem nhận xét của GV và sửa lại bài viết của mình.
Thống kê kết quả :
*Thống kê điểm
Đ
1-2
 3- 4
 5-6
 7- 8
 9-10
TB TL
*Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà:
Về nhà tiếp tục sửa bài vào vở bài tập.
Soạn bài: Tổng kết phần Văn( tiếp theo)

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 8tuan 344cotHP.doc