Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - Trường THCS Thạnh Hải

Tuần 34. Tiết 125 .

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Bước đầu củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học, khắc sâu kiến thức giá trị tư tưởng, nghệ thuật vào những văn bản tiêu biểu.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, phân tích, chứng minh.

3. Thái độ :

- Ý thức hệ thống hóa kiến thức.

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên : Sgk, sgv, bảng hệ thống hóa kiến thức.

2. Học sinh : Lập bảng hệ thống, đọc lại các bài học và chuẩn bị theo câu hỏi định hướng sgk.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.

 

doc 25 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 566Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 34. Tiết 125 .
 Tổng kết phần văn
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Bước đầu củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học, khắc sâu kiến thức giá trị tư tưởng, nghệ thuật vào những văn bản tiêu biểu.
2. Kĩõ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hóa, so sánh, phân tích, chứng minh.
3. Thái độ :
- Ý thức hệ thống hóa kiến thức.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sgk, sgv, bảng hệ thống hóa kiến thức.
2. Học sinh : Lập bảng hệ thống, đọc lại các bài học và chuẩn bị theo câu hỏi định hướng sgk.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động . (2’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
Tiết học hôm nay ta đi vào : “ Tổng kết phần văn”.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tổng kết. (41’)
* Mục tiêu : Hệ thống hóa kiến thức đã học.
1. Yêu cầu học sinh lập bảng thống kê hệ thống kiến thức các văn bản đã học từ tuần 15.
Nghe.
Lập bảng hệ thống kiến thức.
1. Bảng hệ thống các văn bản thơ Việt Nam đã học từ tuần 15.
TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
01
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phan Bội Châu (1867 – 1940 )
Thất ngôn bát cú
Khí phách kiên cường, bất khuất và phong thái ung dung, đường hoàng vượt lên trên cảnh tù ngục của nhà chí sĩ yêu nước và cách mạng.
Giọng điệu hào hùng khoáng đạt, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
02
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh
( 1872 – 1926)
Thất ngôn bát cú
Hình tượng đẹp ngang tàng, lẫm liệt của người tù yêu nước, cách mạng trên đảo Côn Lôn.
Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng tràn đầy khí thế.
03.
Muốn làm thằng Cuội
Tản Đà
( 1889 – 1939)
Thất ngôn bát cú
Tâm sự của một con người bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường, muốn thoát li bằng mộng tưởng lên trăng để bầu bạn với chị Hằng
Hồn thơ lãng mạn siêu thoát qua chút ngông nghênh nhưng rất đáng yêu.
04
Hai chữ nước nhà
Á Nam Trần Tuấn Khải
(1895 – 1983 )
Song thất lục bát
Mượn câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm lớn để bộc lộ cảm xúc và khích lệ lòng yêu nước của đồng bào.
Mượn tích xưa để nói chuyện hiện tại, giọng điệu trữ tình thống thiết.
05
Nhớ rừng
Thế Lữ
(1907 – 1989 )
Thơ mới -Tám chữ / câu
Mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, tù túng và khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợilòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.
Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu, nhịp điệu, phép tương phản, đối lập.Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
06
Ông đồ
Vũ Đình Liên
( 1913- 1996 )
Thơ mới- Ngũ ngôn.
Tình cảm đáng thương của ông đồ, qua đó toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh người xưa.
Bình dị, cô đọng, hàm súc. Đối lập tương phản, hình ảnh thơ nhiều sức gợi, câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình.
07
Quê hương
Tế Hanh
1921
Thơ mới- Tám chữ
Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng sinh động về một làng quê miền biển trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và sinh hoạt làng chài
Lời thơ bình dị, hình ảnh thơ mộc mạc mà tinh tế, lại giàu ý nghĩa biểu trưng .
08
Khi con tu hú
Tố Hữu
( 1920 – 2002)
Lục bát
Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù.
Giọng thơ tha thiết, sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào.
09
Tức cảnh Pác Bó
Hồ Chí Minh
( 1890 – 1969)
Thất ngôn tứ tuyệt
Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của bác trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với người làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn.
Giọng thơ hóm hỉnh nụ cười vui, từ láy miêu tả, vừa cổ điển vừa hiện đại.
10
Ngắm trăng
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt
Tình yêu thiên nhiên say đắm, phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác ngay trong cảnh tù ngục cực khổ, tối tăm.
Nhân hóa, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, đối xứng và đối lập.
11
Đi đường
Hồ Chí Minh
Thất ngôn tứ tuyệt
Ý nghĩa tượng trưng và triết lí sâu sắc : từ việc đi đường núi gợi ra chân lí đường đời : vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Điệp từ, tính đa nghĩa của hình ảnh câu thơ, bài thơ.
2. Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16, 18, 19 là gì ?
3. Những điểm chung cơ bản của các bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Ngắm trăng, Đi đường.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà. (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
- Tìm những đặc điểm chung và riêng về hình thức nghệ thuật của các bài thơ : Tức cảnh Pác bó, Ngắm trăng, Đi đường.
- Về hình thức nghệ thuật, có thể xếp các bài thơ của bác Hồ trong tập Nhật kí trong tù là Thơ mới được không ? Vì sao ?
- Ôn tập kiến thức tiếng Việt học kì II theo câu hỏi định hướng sgk.
Trình bày.
Trình bày.
Nghe.
2. Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các văn bản thơ trong các bài 15, 16, 18, 19.
- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Muốn làm thằng Cuội, Hai chữ nước nhà:
+ Những nhà nho tinh thông Hán học.
+ Thơ cũ ( cổ điển ) : hạn định số câu, số tiếng, niêm luật chặt chẽ, gò bó.
+ Cảm xúc cũ, tư duy cũ : cái tôi cá nhân chưa được đề cao và biểu hiện trực tiếp.
- Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương :
+ Những trí thức trẻ, những chiến sĩ cách mạng, chịu ảnh hưởng văn hóa phương Tây.
+ Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng, tự do ( thơ mới ).
+ Thể thơ tự do, đổi mới vần điệu, nhịp điệu, lời thơ tự nhiên, bình dị, giảm tính công thức, ước lệ.
+ Vẫn sử dụng thể thơ truyền thống nhưng đổi mới cảm xúc và tư duy thơ.
+ Riêng Tố Hữu, ở bài Khi con tu hú ( nội dung cách mạng, hình thức thơ mới ).
+ Thơ mới còn chỉ một phong trào thơ ở Việt Nam ( 1932 – 1945 ).
3. Những điểm chung cơ bản của các bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Ngắm trăng, Đi đường.
- Đều là thơ tù, của người tù, viết trong tù ngục.
- tác giả đều là những chiến sĩ yêu nước cách mạng lão thành, nổi tiếng đồng thời là những nhà nho tinh thông Hán học.
- Thể hiện khí phách hiên ngang, tinh thần bất khuất kiên cường của người cách mạng.
- Sẵn sàng chấp nhận, khinh thường mọi gian khổ, hiểm nguy của cuộc sống tù đày.
- Giữ vững phong thái bình tĩnh, ung dung trong thử thách.
- Khao khát tự do, tinh thần lạc quan cách mạng.
- Những đặc điểm chung ấy lại được biểu hiện trong từng bài thơ theo cách riêng tạo nên sự xúc động, hấp dẫn riêng của từng bài.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
............ 
...
...
š¯›
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 34. Tiết 126 .
 Oân tập phần tiếng việt học kì ii
I. Mục tiêu cần đạt. 
1. Kiến thức:
- Ôn tập các kiến thức đã học ở học kì II, lớp 8.
2. Kĩõ năng:
- Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong nói, viết.
3. Thái độ :
- Ý thức cao trong việc hệ thống hóa kiến thức.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Bảng hệ thống hóa kiến thức.
2. Học sinh : Hệ thống hóa kiến thức theo yêu cầu câu hỏi sgk.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động. (5’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Giới thiệu bài.
Tiết học hôm nay ta cùng đi vào hệ thống hóa kiến thức đã học về phần tiếng Việt.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh hệ thống hóa kiến thức. (41’)
* Mục tiêu : Củng cố kiến thức vế các kiểu câu,sắp sắp trật tự từ, hành động nói, thực hành theo các yêu cầu bài tập.
1. Yêu cầu học sinh tìm hiểu mục I.1 .
2. Đoạn văn trích gồm mấy câu ?
3. Xác định kiểu câu của mỗi câu trong đoạn văn.
4. Chuyển câu (2) thành câu nghi vấn.
5. Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong những từ như vui, buồn, hay, đẹp... 
6. Cho học sinh đọc đoạn văn I.4 .
7. Trong những câu trên, câu nào là câu trần thuật, câu nào là câu cầu khiến, câu nào là câu nghi vấn ?
8. Câu nào trong số những câu nghi vấn trên được dùng để hỏi ( điều băn khoăn cần được giải đáp ) ?
9. Câu nào trong số những câu nghi vấn trên không được dùng để hỏi ? Nó được dùng làm gì ? 
10. Yêu cầu học sinh xác định hành động nói của các câu ở mục II.1.
11. Hãy sắp xếp các câu trên vào bảng tổng kết.
12. Yêu cầu học sinh đặt câu theo II.3.
13. Cho học sinh giải thích lí do sắp xếp trật tự từ trong đoạn văn.
14. Cho học sinh đọc, thực hiện theo yêu cầu bài tập 2.
Nhận xét, sửa chữa.
15. Cho học sinh đọc, thực hiện theo yêu cầu bài tập 3.
Nhận xét, sửa chữa.
16. Cho học sinh đọc, xác định kiểu câu theo yêu cầu bài tập Sgk / Tr 138.
17. Cho học sinh đọc, xác định theo yêu cầu bài tập 1.
Nhận xét, sửa chữa.
Các hành động nói khẳng định, phủ định thuộc kiểu hành động trình bày; các hành động nói khuyên, đe dọa thuộc kiểu hành động nói điều khiển.
18. Yêu cầu học sinh viết lại các câu b, d dưới một hình thức khác.
19. Cho học sinh đọc, xác định theo yêu cầu bài tập 1, 2.
Nhận xét, sửa chữa.
20. Yêu cầu học sinh phân tích chỗ khác nhau trong cách diễn đạt ở những câu vừa thực hiện bài tập 2.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà. (2’)
* Mục tiêu:
Giúp họ ...  xem xét và giải quyết.
II. Cách làm văn bản tường trình.
1. Tình huống cần phải viết văn bản tường trình.
- a, b phải viết. Lí do để người có trách nhiệm hiểu rõ thực chất vấn đề, để có kết luận thỏa đáng, hình thức kỉ luật thỏa đáng.
- c không cần viết vì đó chỉ là chuyện nhỏ, chỉ cần tự nhắc nhở nhau hoặc phê bình nhẹ nhàng trong tiết sinh hoạt cuối tuần.
- d không cần viết tường trình nếu tài sản bị mất không đáng kể, ngược lại, cần viết rõ cho cơ quan công an nhập cuộc điều tra.
2. Cách làm văn bản tường trình.
- Quốc hiệu.
- Tên văn bản.
- Địa điểm và thời gian làm tường trình.
- Người ( tổ chức, cơ quan ) nhận bản tường trình.
- Nội dung tường trình : trình bày thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, nguyên nhân, hậu quả, người chịu trách nhiệm .... với thái độ khách quan, trung thực.
- Lời đề nghị ( cam đoan ), chữ kí và họ tên người viết tường trình.
III. Luyện tập.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
š¯›
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 34. Tiết 128
 Luyện tập làm văn bản tường trình
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Ôn lại những tri thức về văn bản tường trình : mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản tường trình; nâng cao năng lực viết văn bản tường trình.
2. Kĩõ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biết tình huống cần viết văn bản tường trình, viết được một văn bản tường trình đúng quy cách.
3. Thái độ :
- Ý thức đúng đắn trong việc xây dựng, lựa chọn ngôn từ khi viết bản tường trình.
II. Chuẩn bị .
1. Giáo viên : Sgk, sgv, một số tình huống và mẫu văn bản tường trình, bảng phụ.
2. Học sinh : Đọc, thực hiện theo yêu cầu câu hỏi sgk.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động. (2’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
Tiết học hôm nay ta đi vào : Luyện tập làm văn bản tường trình.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh thực hành đạt các yêu cầu bài tập. (8’)
* Mục tiêu :
So sánh văn bản tường trình với văn bản báo cáo.
1. Cho học sinh thực hiện ba câu hỏi trong sgk.
Nghe.
Trình bày.
I. Ôn tập lí thuyết.
Văn bản tường trình
Văn bản báo cáo
- Mục đích : Trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người viết tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét.
- Người viết : Tham gia hoặc chứng kiến vụ việc; cá nhân, tập thể.
- Người nhận : Cấp trên, cơ quan nhà nước.
- Bố cục phổ biến : Theo mẫu.
- Mục đích : Công việc, công tác trong một thời gian nhất định, kết quả, bài học để sơ kết, tổng kết trước cấp trên, nhân dân ....
- Người viết : Người tham gia, người phụ trách công việc, tổ chức, tập thể.
- Người nhận : Cấp trên, cơ quan nhà nước.
- Bố cục phổ biến : Theo mẫu.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập. (33’)
* Mục tiêu :
Nhận xét tình huống, viết văn bản tường trình đúng quy cách.
2. Lệnh học sinh đọc, thực hiện theo yêu cầu bài tập 1. 
Nhận xét, sửa chữa.
3. Lệnh học sinh đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu bài tập 2, 3.
Nhận xét, sửa chửa.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà. (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Ôn tập lại kiến thức văn học.
- Những mục không thể thiếu trong cả hai loại văn bản điều hành :
+ Quốc hiệu.
+ Tên văn bản ( tường trình, báo cáo về ....... )
+ Thời gian và địa điểm viết.
+ Người, cơ quan, tổ chức nhận, địa chỉ.
+ Nội dung .
+ Người viết kí tên.
- Phần nội dung tường trình cần trình bày cụ thể, khách quan, chính xác diễn biến và kết quả sự việc, mức độ trách nhiệm, người chịu trách nhiệm, những đề nghị ( nếu có ) ....
Đọc, xác định, nhận xét, sửa chữa.
Đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu bài tập.
Nhận xét, sửa chữa.
Nghe.
II. Luyện tập.
1.
- Cả a, b, c không cần phải viết tường trình, vì :
a. Cần viết bản kiểm điểm nhận thức rõ khuyết điểm và quyết tâm sửa chữa.
b. Có thể viết bản thông báo cho các bạn biết kế hoạch chuẩn bị, những ai phải làm những việc gì cho đại hội chi đội.
c. Cần viết bản báo cáo công tác của chi đội gửi cô Tổng phụ trách.
- Chỗ sai của a, b, c là người viết chưa phân biệt được mục đích của văn bản tường trình với văn bản báo cáo, thông báo, chưa nhận rõ trong tình huống như thế nào thì cần viết văn bản tường trình.
2. 
- Trình bày với các chú ở đồn công an về vụ va chạm xe máy mà bản thân chứng kiến.
- Tường trình với cô giáo bộ môn vì sao em không thể hoàn thành bài văn tả mẹ em.
- Tường trình với cô giáo chủ nhiệm vì buổi nghỉ học đột xuất hôm qua để cô thông cảm.
3. Viết văn bản tường trình.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
š¯›

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34(2).doc