Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - GV: Nguyễn Văn Hà

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - GV: Nguyễn Văn Hà

Trả bài kiểm tra Văn

A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 Giúp học sinh :

- Củng cố lại một lần nữa về các văn bản đã học, tiếp tục củng cố kiến thức về các kiểu câu, các kiểu hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu.

- Tích hợp với bài “Ôn tập và kiểm tra Tiếng Việt” với phần Tập làm văn ở tiết “Trả bài làm văn số 7” và lý thuyết văn bản thông báo.

- Rèn luyện kỹ năng tự nhận xét và chữa bài làm của bản thân theo sự hướng dẫn của giáo viên.

B/ CHUẨN BỊ

- Một số lỗi cần chữa các loại, một vài bài đoạn văn khá để đọc biểu dương.

C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

I. ỔN ĐỊNH

II. KIỂM TRA

III. BÀI MỚI

a/ Giới thiệu

b/ Tổ chức hoạt động

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - GV: Nguyễn Văn Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 33
Tiết 129 : Trả bài Kiểm tra Văn
Tiết 130 : Kiểm tra Tiếng Việt
Tiết 131 : Trả bài Tập làm văn số 7
Tiết 132 : Văn bản thông báo
Tiết : 129	Ngày soạn : 
Môn : Tập Làm Văn	Ngày giảng : 
Trả bài kiểm tra Văn
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Củng cố lại một lần nữa về các văn bản đã học, tiếp tục củng cố kiến thức về các kiểu câu, các kiểu hành động nói và lựa chọn trật tự từ trong câu.
Tích hợp với bài “Ôn tập và kiểm tra Tiếng Việt” với phần Tập làm văn ở tiết “Trả bài làm văn số 7” và lý thuyết văn bản thông báo.
Rèn luyện kỹ năng tự nhận xét và chữa bài làm của bản thân theo sự hướng dẫn của giáo viên.
B/ CHUẨN BỊ
Một số lỗi cần chữa các loại, một vài bài đoạn văn khá để đọc biểu dương.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
ỔN ĐỊNH
KIỂM TRA
BÀI MỚI
a/ Giới thiệu
b/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1 : Chữa bài.
HS tự kiểm tra bài của mình.
Phân công HS tự kiểm tra chéo theo bàn.
GV kiểm tra việc tự chữa bài của HS ở nhà.
Hoạt động 2 : Nhận xét chung.
Giáo viên nhận xét chung về tình hình, bài làm của lớp, những ưu nhược điểm chính về các mặt nội dung và hình thức.
Hoạt động 3 : Chữa lỗi.
Giáo viên chữa một số lỗi tiêu biểu các loại.
Hoạt động 4 : Đọc bài làm tốt.
Giáo viên cùng học sinh đọc – bình một số bài đoạn văn khá giỏi về từng mặt.
Hoạt động 5 : HS tiếp tục chữa bài.
Học sinh tiếp tục chữa bài làm của bản thân.
CỦNG CỐ 
DẶN DÒ 
Xem lại bài làm.
Chuẩn bị Kiểm tra tiếng Việt.
****************************************
Tiết : 130	Ngày soạn : 
Môn : Tiếng Việt	Ngày giảng : 
Kiểm tra tiếng Việt
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Kiến thức : Ôn lại kiến thức về các kiểu câu, về hành động nói, về hội thoại.
Tích hợp với các văn bản đã học.
Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng xác định các kiểu câu, kỹ năng xác định lượt thoại.
B/ CHUẨN BỊ
Phần ôn tập tiếng Việt.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
ỔN ĐỊNH
KIỂM TRA
BÀI MỚI
a/ Giới thiệu
b/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1 : Ghi lại đề và yêu cầu chung
Đề : Gồm 2 phần.
Câu 1 (5 điểm) : Xác định các kiểu câu và các hành động nói tương ứng với mỗi câu trong đoạn văn.
Câu 2 (4 điểm) : 
Câu văn cho sẵn.
Viết lại câu văn đó bằng cách đặt cụm từ in đậm vào vị trí khác nhau trong câu.
Phân tích chỗ khác nhau trong cách diễn đạt ở câu đã cho và câu viết lại.
Yêu cầu :
Trình bày sạch sẽ, khoa học.
Hoạt động 2 : Học sinh làm bài.
CỦNG CỐ 
Giáo viên thu bài.
DẶN DÒ 
Xem lại bài.
Chuẩn bị “Trả bài viết số 7”.
****************************************
Tiết : 131	Ngày soạn : 
Môn : Tập Làm Văn	Ngày giảng : 
Trả bài Tập làm văn số 7
A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh :
Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã học về phép lập luận chứng minh và giải thích, về cách sử dụng từ ngữ đặt câu.... và đặc biệt là về cách đưa các yếu tố biểu cảm tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
Có thể đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ tập làm văn của bản thân mình so với yêu cầu của đề bài và so với các bạn cùng trong lớp học, nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sau.
B/ CHUẨN BỊ
Trả bài cho HS.
HS đọc bài, phát hiện lỗi, tự chữa lỗi.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
ỔN ĐỊNH
KIỂM TRA
BÀI MỚI
a/ Giới thiệu
b/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1 : Nêu lại đề và yêu cầu.
Đề : Văn học và tình thương (gợi ý ở sgk).
Yêu cầu chung :
a/ Thể loại : Văn giải thích kết hợp chứng minh.
b/ Nội dung : 
c/ Hình thức :
Hoạt động 2 : Dàn bài.
Mở bài :
Giới thiệu mối quan hệ giữa văn học và tình thương.
Thân bài : 
Nêu khái niệm của văn học, tình thương.
Giải thích mối quan hệ giữa văn học và tình thương.
Khẳng định mối quan hệ giữa văn học và tình thương.
Chứng minh mối quan hệ đó bằng các tác phẩm đã học, sắp xếp theo thứ tự thời gian, theo từng dòng văn học.
Kết bài :
Kết luận lại vấn đề, ý nghĩa vấn đề.
Hoạt động 3 : Nhận xét.
Ưu điểm :
Nắm được thể loại, nắm vững phương pháp, biết vận dụng phương pháp lập luận giải thích, chứng minh, biết dùng dẫn chứng trong văn học. Bài làm có bố cục rõ, xác định được luận điểm.
Hạn chế :
Lập luận chưa chặt chẽ, lý lẽ chưa đủ sức thuyết phục, đưa yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn chưa hợp lý, còn vụng về, dẫn chứng sắp xếp còn chưa hợp lý.
Hoạt động 4 : Chữa bài.
Giáo viên kiểm tra kết quả tự chữa bài làm của học sinh, nhận xét.
Chữa một số lỗi tiêu biểu về việc đưa yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài văn nghị luận.
Đọc – Bình một số đoạn văn thành công hơn cả về phương diện đưa các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm vào bài văn nghị luận.
Hướng dẫn HS tiếp tục chữa bài viết ở nhà.
CỦNG CỐ 
DẶN DÒ 
Đọc lại bài làm.
Chuẩn bị bài mới : “Văn bản thông báo”.
****************************************
Ngày soạn : 10-5-2007 
Tiết 132 VĂN BẢN THÔNG BÁO
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
Hiểu những trường hợp cần viết văn bản thông báo.
Nắm được đặc điểm của văn bản thông báo.
Biết cách làm một văn bản thông báo đúng quy định.
B. CHUẨN BỊ:
Sưu tầm một số văn bản thông báo các loại để làm mẫu phân tích, nhận diện.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định
2. Bài mới;
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
ND HĐ CHÍNH
HĐ1: Hình thành cho HS khái niệm về VB thông báo.
- Cho HS đọc văn bản 1 và văn bản 2 ở sgk.
- Trong các văn bản trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo?
- Mục đích của thông báo là gì?
- Nội dung thông báo thường là gì?
- Nhận xét thể thức của văn bản thông báo?
- Từ đó em hãy cho biết thông báo là loại văn bản như thế nào?
- Văn bản thông báo cần phải tuân thủ thể thức hành chính nào?
- Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường.
- Đọc 2 văn bản ở sgk.
+ Văn bản 1:
Người viết: Phó Hiệu trưởng
Người nhận: GVCN và lớp trưởng các lớp
+ Văn bản 2:
Người viết: Liên đội trưởng Trường THCS Kết Đoàn
Người nhận: Các chi đội.
- Truyền đạt thông tin cụ thể.
+ VB1: Duyệt văn nghệ
+ VB2: Nội dung Đại hội đại biểu liên đội năm học.
- Nội dung công việc quy định thời gian, địa điểm.
- Thể thức hành chính: tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu, tiêu ngữ
- Trả lời theo ghi nhớ.
I/ Đặc điểm của văn bản thông báo
HĐ2: Hình thành cho HS hiểu biết những tình huống cần viết thông báo.
- Cho HS đọc tình huống a, b, c.
- Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai?
- Đọc 3 tình huống ở sgk.
- Tình huống b, c phải viết thông báo.
II/ Cách làm văn bản thông báo.
1/ Tình huống cần làm văn bản thông báo.
HĐ3: Hình thành HS cách làm 1 thông báo.
- Cho HS đọc, quan sát và suy nghĩ để rút ra những phần chủ yếu của một văn bản thông báo.
- Cho HS thảo luận theo nhóm.
- Cho HS đọc phần ghi nhớ sgk.
- Cho HS đọc phần lưu ý, giải thích thêm.
- Đọc.
- Thảo luận theo nhóm để đề xuất cách viết từng phần của thông báo: thể thức mở đầu nội dung, thể thức kết thúc và ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản thông báo.
- Đọc ghi nhớ.
- Đọc phần lưu ý.
4. Củng cố:Cho học sinh đọc lại phần ghi nhớ.
5. Dặn dò: Tập viết văn bản thông báo.
Chuẩn bị bài mới “Tổng kết phần Văn”.
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doc34.doc