Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 33 - Trường THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 33 - Trường THCS Tô Hiệu

Tuần 33:Tiết 125-126-127-128.

Tiết 125:Ôn tập tiếng Việt học kỳ II

Tiết 126:Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lôgic)

Tiết 127+128 :Viết bài tập làm văn số 7

Tiết 125:

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

I. LÍ THUYẾT:

Nội dung: các kiểu câu, các kiểu hành động nói, Lựa chọn trật tự từ trong câu.

 1. Các kiểu câu:

 

doc 20 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 33 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/4/2012
Tuần 33:Tiết 125-126-127-128.
Tiết 125:Ôn tập tiếng Việt học kỳ II
Tiết 126:Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lôgic) 
Tiết 127+128 :Viết bài tập làm văn số 7
............................................................................................................................
Tiết 125:
Ôn tập Tiếng Việt
I. Lí thuyết:
Nội dung: các kiểu câu, các kiểu hành động nói, Lựa chọn trật tự từ trong câu.
 1. Các kiểu câu:
Kiểu câu
Đặc điểm hình thức
Chức năng
Ví dụ
Câu nghi vấn
 - Có chứa từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có)...... không, (đã) ...... chưa, ......) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
 - Khi viết, câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
 - Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp, câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than, hoặc dấu chấm lửng.
- Chính: dùng để hỏi.
- Trong nhiều trường hợp, câu nghi vấn còn được dùng để cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ, bộc lộ cảm xúc, ...... và không yêu cầu người đối thoại phải trả lời.
- Con đã nhận ra con chưa?
- Kđ: Không mày làm vỡ cái bát thì ai làm? (Kđ: Mày làm vỡ. - người lớn nói với trẻ con với sắc thái tức giận)
- Phủ định: Chỉ có thế thôi sao! (phủ định: Không chỉ có thế.)
- Nhờ vả: Cậu có thể giúp mình chép bài tập được không?
- Đe doạ: Mày có muốn biết thế nào là lễ độ không?
- Bộc lộ cảm xúc: Sao lại thế? (ngạc nhiên)
- Chào: Bác đi làm ạ? (sắc thái kính trọng)
Câu cầu khiến
 - Có chứa những từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, ...... đi, thôi, nào, ...... hay ngữ điệu cầu khiến; 
 - Khi viết, câu cầu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than, nhưng khi ý cấu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm.
Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ......
- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
 - Đồ ngu! Đòi một cái máng thật à? Một cái máng thì thấm vào đâu! Đi tìm lại con cá vàng và đòi một cái nhà rộng. 
Câu cảm thán
 - Có chứa những từ ngữ cảm thán: ôi, than ôi, hỡi ôi, chao ôi, trời ơi, thay, biết bao, xiết bao, biết chừng nào, ......
 - Khi viết, câu cảm thán thường kết thúc bằng dấu chấm than.
D ùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, viết; xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ hàng ngày hay ngôn ngữ văn chương.
- Khốn nạn ...... Ông giáo ơi! ...... Nó có biết gì đâu!
- Sao mà cai đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! (Nam Cao)
Câu trần thuật
 - Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán; 
 - Khi viết, câu trần thuật thường kết thgúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng.
 - Thường dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả, ......
 - Ngoài ra, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc, ...... (vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác)
 - Con là một đứa trẻ nhạy cảm. (nhận xét)
 - Yêu cầu: (Tôi) yêu cầu anh mang ngay báo cho tôi.
 - Đề nghị: (Tôi) đề nghị các bạn không nói chuyện riêng.
 - Khuyên: (Tôi) khuyên anh nên uống thuốc.
 - Xin lỗi: (Tôi) xin lỗi bạn.
 - Cảm ơn: (Tôi) cảm ơn cậu đã cho tôi quyển sách này.
 - Chào: Cháu chào bác.
 - Hỏi: (Tôi) hỏi cậu sao cậu lại nghỉ học. 
 2. Các kiểu hành động nói:
 a/ Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
 b/ Một số kiểu hành động nói: (các hành động nói được gọi tên theo các mục đích mà lời nói được dùng) hỏi, trình bày (kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán, ......), điều khiển (cầu khiến, đe doạ, thách thức, ......), hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
- Hành động kể: Một đêm nọ, Thận thả lưới ở một bến vắng như thường lệ.
- Hành động giới thiệu: Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều.
- Hành động hỏi: Ông cần gì thế?
- Hành động than thở: Sao chàng bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?
- Hành động thách đố: Đứa nào lấy được bưởi lên tao sẽ thưởng! (Chuyện Lương Thế Vinh)
- Hành động yêu cầu, ra lệnh: Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền!
- Hành động khuyên: Thế thì phải giục anh ấy ăn mau đi, kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy.
- Hành động mắng: Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ!
- Hành động cảm ơn: Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông!......
 c/ Các hành động nói được thực hiện bằng nhiều kiểu câu khác nhau. Có thể kể ra 3 cách thường dùng để thực hiện hành động nói như sau:
- Dùng câu trần thuật có chứa các động từ biểu thị hành động nói như: hỏi, yêu cầu, đề nghị, mời, hứa, cảm ơn, xin lỗi, báo cáo, ......
+ Tôi hứa sẽ đến sinh nhật bạn.
+ Cháu cám ơn ông.
- Dùng các kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, cầu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật) theo đúng mục đích đích thực (trực tiếp) của chúng - cách dùng trực tiếp.
+ Hôm qua, lớp em đi lao động. (câu trần thuật - để trình bày)
+ Anh đi đâu đấy? (câu nghi vấn - để điều khiển)
+ Đóng cửa lại! (câu cầu khiến - để điều khiển)
+ Ôi, đẹp quá! (câu cảm thán - để bộc lộ cảm xúc)
- Dùng câu phân loại theo mục đích nói không đúng với mục đích đích thực (trực tiếp) của chúng - cách dùng gián tiếp.
+ Bạn có thể mua hộ tớ quyển sách được không? (câu nghi vấn - để điều khiển)
+ Tớ muốn bạn mua cho tớ quyển sách. (câu trần thuật - để điều khiển)
+ Đẹp làm sao? (câu nghi vấn - để bộc lộ cảm xúc)
 3. Lựa chọn trật tự từ trong câu:
 a) Nhận xét chung: Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật tự từ, mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng. Người nói (người viết) cần biết lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp.
 b) Một số tác dụng:
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự việc, hiện tượng, hoạt động, tính chất, đặc điểm, ......( theo thứ bậc quan trọng của sự vật, theo thứ tự trước sau của hoạt động, theo trình tự quan sát, trình tự nhận thức, ......)
VD: Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói.
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
VD: Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn.
- Tạo sự liên kết với các câu khác:
+ Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói. Sau một điếu thuốc lào, óc ngưồi ta tê dại đi trong một chuỗi đê mê nhẹ nhõm.
- Tạo sự hài hoà về âm thanh:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. 
* Chú ý: Trật tự sắp xếp các từ ngữ, đặc biệt trong chuỗi liệt kê, còn có giá trị thể hiện mối quan hệ giữa các đặc điểm, tính chất.
 - Tăng dần: Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. (Nam Cao)
 - Giảm dần:
 Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân, cứu nước.
 4. Câu phủ định
- Câu phủ định là câu có chứa những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu (có), ......
- Câu phủ định dùng để: 
+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
 Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quí và không ra đồng nô dùa như thằng Sơn nữa.
+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
 (Ngựa chi trích lũ dê nhàn nhã, chỉ biết ăn và nhảy nhót mà thôi, hễ gặp ai thì cũng kêu be be một cách vô nghĩa.
 Dê nghe ngựa nói liền vểnh râu cãi lại):
 - Tôi ham ăn cũng chỉ ăn lá, ăn cỏ, không hề phạm vào cây lúa, cây ngô, lá khoai, quả đậu.
 * Chú ý: 
+ Không chỉ câu phủ định mới có thể biểu thị ý nghĩa phủ định mà ý nghĩa phủ định còn được biểu thị thông qua câu nghi vấn, câu trần thuật khẳng định (Trời này mà lạnh à? - Trời này không lạnh.; Có trời mà biết nó ở đâu. - Không ai biết nó ở đâu.)
+ Câu phủ định vẫn có thể dùng để biểu thị ý nghĩa khẳng định: khi nó kết hợp một từ phủ định với một từ phủ định khác (không phải là không), hoặc một từ phủ định kết hợp với một từ nghi vấn (ai chẳng), một từ phủ định với một từ bất định (không ai không) => nhằm làm cho ý nghĩa khẳng định được nhấn mạnh hơn.
 5. Hội thoại:
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội toại với người khác trong cuộc hội thoại.
- Vai xã hội đợc xác định bằng các quan hệ xã hội giữa những người tham gia hội thoại:
 + Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội)
 + Quan hệ thân - sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình)
- Vai xã hội vốn rất đa dạng nên vai xã hội của mỗi ngưồi cũng đa dạng, nhiều chiều. Khi tham gia hội thoại, mỗi người cần xác định đúng vai của mình để lựa chọn cách nói cho phù hợp.
- Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
- Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm lời vào lời của người khác.
- Nhiều khi, im lặng khi đến lượt lời của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Tìm các câu nghi vấn trong các câu dưới đây và cho biết chúng có những đặc điểm hình thức nào của câu nghi vấn:
a) Tôi hỏi cho có chuyện:
 - Thế nó cho bắt à? (Nam Cao)
b) - Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
 Cô tôi hỏi luôn, giọng vẫn ngọt:
 - Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!
c) Anh có biết con gái anh là một thiên tài hội hoạ không?
 Bài tập 2: Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau:
a) Con có nhận ra con không?
b) Con đã nhận ra con chưa? ( ...... Mẹ vẫn hồi hộp)
=> Có chứa các cặp phụ từ: a) có...... không
b) đã ...... chưa
Cặp phụ từ đã ...... chưa ...... có hàm ý rằng quá trình “nhận” đã hoặc đang diễn ra, người hỏi hỏi về kết quả của quá trình đó.
 Bài tập 3: Phân biệt sự khác nhau trong hai câu nghi vấn sau:
a) Hôm nào lớp cậu đi píc-níc?
b) Lớp cậu đi píc-níc hôm nào?
=> Khi từ nghi vấn thời gian đứng ở đầu câu, sự việc được hỏi đến chưa diễn ra (dự định sẽ diễn ra trong tương lai); khi từ nghi vấn thời gian đứng cuối câu, sự việc được hỏi đến đã diễn ra trong quá khứ.
 Bài tập 4: Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây và chỉ ra những dấu hiệu hình thức của các câu cầu khiến đó:
a) Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa! (Cây bút thần)
b) Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.
c) Đã ăn thịt còn lo liệu thế nào? Mày đừng có làm dại mà bay mất đấu, con ạ! (Em bé thông minh)
d) Bưởi ơi nghe ta gọi
 Đừng làm cao
 Đừng trốn tránh
 Lên với tao -> dùng ngữ điệu cầu khiến.
 Vui tiếp nào......! (Chuyện Lương Thế Vinh)
e) Xin bệ hạ hoàn lại gươm cho Long Quân.
Bài tập 5:
Tìm các câu cầu khiến trong các câu dưới đây. Hãy giải thích tại sao trong các câu cầu khiến đó không có chủ ngữ?
a) ừ, được! Muốn hỏi con gái ta, hãy về sắm đủ một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm đem sang đây. (Sọ Dừ ...  và nhọn hoắt. (Tô Hoài) - trình tự thời gian và mức độ tăng dần.
b) Có buổi nắng sớm mờ, biển bốc hơi nước, không nom thấy đảo xa, chỉ một màu trắng đục. Không có thuyền, không có sóng, không có mây, không có sắc biếc của da trời. (Vũ Tú Nam) - tầm quan sát được mở rộng dần.
c) Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. (Lòng yêu nước) - phạm vi của lòng yêu nước được mở rộng dần.
d) Thằng bé con anh Chẩn ho rũ rượi, ho như xé phổi, ho không còn khóc được. (Nam Cao) - mức độ ho tăng dần.
Bài tập 19:
So sánh trật tự từ trong những câu sau với trật tự từ ngữ trong lời nói bình thường hàng ngày và cho biết giá trị diễn đạt của trật tự từ đó.
a) Đã tan tác những bóng thù hắc ám
 Đã sáng lại trời thu tháng Tám. (Tố Hữu)
b) Từ những năm đau thương chiến đấu
 Đã ngời lên sắc mặt quê hương
 Từ gốc lúa bờ tre hiền hậu, 
 Đã bật lên tiếng thét căm hờn. (Nguyễn Đình Thi)
c) Xanh om cổ thụ tròn xoe tán
 	 Trắng xoá tràng giang phẳng lặng tờ. (Hồ Xuân Hương)
-> Đảo vị ngữ lên trước - cách sắp xếp thường gặp trong văn bản nghệ thuật, có tác dụng nhấn mạnh và biểu cảm cao.
Bài tập 20:
Giải thích tại sao tác giả lại đưa những từ ngữ in đậm sau lên đầu câu:
a) Những cuộc vui ấy, chị còn nhớ rành rành. (Ngô Tất Tố)
b) Cái hình ảnh ngu dại của tôi ngày trước, hôm nào tôi cũng thấy trong toà báo hai buổi. (Nguyễn Công Hoan)
=> Nhấn mạnh, làm nổi bật điều cần nói.
 Tiết 126:
chữa lỗi diễn đạt ( lỗi lô-gic )
A. Mục tiêucần đạt:
I, Mức độ cần đạt: 
 - Phát hiện và khắc phục được một số lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gic.
II, Trọng tâm kiến thức:
 1, Kiến thức: 
- Hiệu quả của việc diễn đạt hợp lô-gic.
 2, Kỹ năng: 
- Phát hiện và chữa được những lỗi diễn đạt liên quan đến lô-gic. 
 3, Thái độ: Biết xác định thái độ đúng trong khi diễn đạt một vấn đề..
III, Chuẩn bị:
 - Thầy:- Soạn bài, bảng phụ, phiếu học tập.
 - Trò: - Soạn bài, bảng nhóm, bút dạ.
B, các hoạt động dạy và học: 
I. Bước 1: ổn định tổ chức (1 phút)
II. Bước 2: Kiểm tra bài cũ (5 phút)
1.Tại sao khi viết, nói lại cần lựa chọn trật tự từ trong câu? Một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ ?
2. Hiệu quả diễn đạt của việc sắp xếp trật tự các cụm từ in đậm trong câu văn “ Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập- Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương” là gì ?
A. Nhằm thể hiện trình tự theo thời gian của sự việc được nói đến.
B. Nhằm thể hiện quan hệ trong không gian của các sự việc được nói đến.
C. Nhằm tạo mối liên kết giữa hai vế của câu văn.
D. Gồm ý A và C
3. Trật tự từ của câu nào đảm bảo sự hoà âm về mặt ngữ âm ?
A. Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên. ( Tố Hữu )
B. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng éch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. ( Thạch Lam )
C. Chữ ông Huấn cao đẹp lắm, vuông lắm. ( Nguyễn Tuân )
D. Tháng Tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, không ai không từng ăn trong tết trung thu... 
 ( Băng Sơn )
 III. Bước3: Tổ chức dạy và học bài mới: 
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý.
- Thời gian: 1 phút.
- Kỹ thuật: Động não.
 Thầy
 Trò
 Ghi chú
 Trong khi giao tiếp đôi khi người nói muốn nói nội dung này nhưng khi diễn đạt lại khiến cho người nghe hiểu theo ý khác. Đó chính là lỗi diễn đạt. Trong tiết học này chúng ta cùng đi tìm hiểu và sửa một số lỗi đó .
- Nghe, nhập tâm.
Hoạt động 2+ 3+ 4+ 5: Tri giác+Phân tích+ đánh giá, khái quát, luyện tập.
- Mục tiêu: Phát hiện được lỗi và biết sửa lại cho đúng.. 
- Thời gian: 35 phút 
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
- Kỹ thuật: Động não, khăn phủ bàn.
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
GV hướng dẫn HS phát hiện lỗi diễn đạt sau đó chữa.
- phát hiện lỗi diễn đạt và chữa lỗi dưới sự hướng dẫn của GV.
I. Phát hiện và chữa lỗi diễn đạt
a. Đọc câu a, phát hiện lỗi diễn đạt trong câu trên ?
1.Câu a :
- Khi viết một câu có kiểu kết hợp "A và B khác" thì A và B phải cùng loại, trong đó B là từ ngữ có nghĩa rộng, A là từ có nghĩa hẹp.
- Nhưng trong câu a thì A (quần áo, giày dép), B (đồ dùng ...) thuộc 2 loại khác, B không phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn A.
? Sửa lại câu ?
1. Chúng em .... quần áo, giày dép và đồ dùng học tập.
2. Chúng em ... quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng sinh hoạt khác.
3. Chúng em ... giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác.
- Trình bày câu sửa
?. Đọc câu b, phát hiện ra lỗi ?
- Khi viết 1 câu có kiểu kết hợp "A nói chung và B nói riêng" thì A phải là từ ngữ có nghĩa rộng hơn từ ngữ B.
- Lỗi sai:
A. Thiếu niên
B. Bóng đá
à Không có nghĩa rộng, hẹp cùng loại.
? Sửa lại câu ?
1. Trong thanh niên nói chung và trong sinh viên nói riêng ...
2. Trong thể thao ... và trong bóng đá ...
- phát hiện ra lỗi
- Sửa lại câu
2. Câu b.
c. Đọc câu c, phát hiện lỗi của câu ?
- Khi viết 1 câu có kiểu kết hợp "A, B và C" (Các yếu tố có mối quan hệ bình đẳng) thì A, B, C phải là những từ ngữ thuộc cùng 1 trường từ vựng biểu thị những khái niệm thuộc cùng một phạm trù.
- ở câu C: "Lão Hạc", "Bước đường cùng" là tên tác phẩm còn Ngô Tất Tố là tên của tác giả.
3. Câu c.
? Sửa lại câu văn ?
1. Lão Hạc, Bước đường cùng và Tắt đèn đã ...
2.Nam Cao, Nguyễn Công Hoan và Ngô Tất Tố đã ...
- Sửa lại câu
?. Đọc câu d, câu này mắc lỗi gì ?
* Câu d:
- Trong những câu hỏi lựa chọn "A hay B" chẳng hạn "Anh đi Hà Nội hay đi Hải Phòng " thì A và B không bao giờ là những từ ngữ có mối quan hệ nghĩa rộng hẹp với nhau, nghĩa là A không bao hàm B và ngược lại.
- Nhưng trong câu này thì A (Trí thức) là từ ngữ có nghĩa rộng hơn (bao hàm) B (Bác sĩ) à Câu này đã vi phạm 1 nguyên tắc quan trọng đối với câu hỏi lựa chọn.
? Em hãy sửa lại câu d cho đúng ?
1. Em ... người trí thức hay một thuỷ thủ.
2. Em ... một giáo viên hay một bác sĩ.
- Đọc và phát hiện lỗi.
- Sửa
4. Câu d.
? Đọc câu e và hãy phát hiện lỗi sai trong cách diễn đạt trên ?
- Nguyên tắc: khi viết 1 câu có kiểu kết hợp "Không chỉ A mà còn B" thì A và B không bao giờ là những từ ngữ có quan hệ nghĩa rộng - hẹp với nhau (A không bao giờ bao hàm B và ngược lại).
- Trong câu e, A (hay về nghệ thuật) bao hàm B (sắc sảo về ngôn từ) vì trong giá trị nghệ thuật có giá trị ngôn từ.
? Em hãy diễn đạt lại câu cho đúng lô-gic ?
1. Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
2. Bài thơ hay về nghệ thuật nói chung mà còn sắc sảo về ngôn từ nói riêng.
- Đọc và phát hiện lỗi.
- Sửa lại cho đúng
? Chỉ ra những lỗi mà câu g gặp phải ?
- Trong câu này người viết có ý đối lập đặc trưng của hai người được mô tả. Khi đó các dấu hiệu đặc trưng phải được biểu thị bằng những từ ngữ thuộc cùng một trường từ vựng, đối lập nhau trong một phạm trù.
- Nhưng ở câu g thì "cao gày" không thể đối lập với đặc trưng "mặc áo ca - rô".
? Hãy sửa lại ?
1. Trên sân ga ... người. Một người thì cao gầy còn một người thì lùn và mập.
2. Trên sân ... người. Một người thì mặc áo trắng, còn một người thì mặc áo ca rô.
- Chỉ ra lỗi
- Sửa lại
6. Câu g.
? Câu h mắc phải lỗi nào ?
- Nếu dùng quan hệ từ "nên" thì giữa A và B phải là quan hệ nhân - quả.
- Trong câu h: A - B không phải là quan hệ nhân - quả.
? Em hãy sửa lại ?
à Chị Dậu rất cần cù, chịu khó và rất mực yêu thương chồng con.
- Sửa lại
7. câu h.
? Đọc câu i, chỉ ra lỗi câu này gặp phải ?
- Dùng quan hệ từ "Nếu ... thì" thì A - B phải là quan hệ điều kiện - kết quả.
- Nhưng ở câu i: A - B không phải là quan hệ điều kiện - kết quả nên không dùng cặp quan hệ "Nếu - thì", dùng từ đó không đúng chỗ.
? Hãy sửa lại câu cho đúng ?
à Nếu không phát huy nhứng đức tính tốt đẹp của người xưa thì người phụ nữ Việt Nam ngày nay khó mà hoàn thành được những nhiệm vụ vinh quang và nặng nề của mình.
- Sửa lại
8. Câu i:
? Câu K gặp phải lỗi gì ?
- Khi dùng cặp "vừa - vừa" thì A - B phải bình đẳng với nhau, không có cái nào bao hàm cái nào.
- Trong câu K: B lại bao hàm A.
? Hãy sửa lại để câu không còn mắc lỗi ? 
à Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khoẻ, vừa tốn kém tiền bạc.
9. Câu k.
* GV hướng dẫn HS
1.Tố Hữu là một nhà thơ lớn vì ông hoạt động cách mạng từ thời thơ ấu.
=>... vì ông là một tài năng và lại được rèn luyện trong đấu tranh cách mạng của dân tộc ta.
- HS đưa ra 1 số lỗi trong khi viết đoạn văn hoặc bài tập làm văn để tự sửa.
II. Sửa lỗi diễn đạt trong các bài tập làm văn:
2. Em rất thích 2 anh sinh viên tình nguyện mùa hè xanh vì một anh hát rất hay, còn 1 anh thì đá bóng rất xiêu.
=> ... Còn 1 anh thì đàn rất giỏi.
Củng cố:
1. Thế nào là câu văn mắc lỗi lô-gic ?
A. Câu văn sai về cấu trúc ngữ pháp tiếng Việt.
B. Câu văn viết đúng nhưng không hay.
C. Câu văn không phù hợp với tư duy của con người.
D. Câu văn diễn đật sai ý nghĩa cần trình bày
2. Câu nào sai về lô-gíc ?
A. Vì thương mẹ nên bé Hồng cố giấu cảm xúc thực khi nói chuyện với bà cô.
B. Bạn Mai rất xinh xắn, ngoan ngoãn nên học cũng giỏi.
C. Chúng em không chỉ phẫn đấu học giỏi mà còn cố gắng rèn luyện sức khoẻ.
D. Chúng em giúp đỡ các bạn nghèo nhiều quần áo và đồ dùng học tập.
IV. Bước 4: Giao bài, hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài:( 2 phút.)
1. Hoàn thành các bài tập.
 2. Chuẩn bị bài viết TLV số 7.
 3. Soạn bài “Tổng kết phần Văn”
 Tiết 127+128:
 viết bài tập làm văn số 7
 văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt:
I, Mức độ cần đạt: 
- Bổ sung, nâng cao hiểu biết về văn nghị luận.
- Nắm được vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận và cách đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận.
II, Trọng tâm kiến thức:
 1, Kiến thức:
 Vận dụng các kỹ năng, đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn (hoặc giải thích) một vấn đề xã hội hoặc văn học.
2, Kỹ năng: 
 Tự đánh giá chính xác hơn trình độ TLV của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
3, Thái độ: Nghiêm túc làm bài.
III, Chuẩn bị:
1, Thầy: - Thống nhất trong nhóm chuyên môn để ra đề.
 2, Trò: - Chuẩn bị giấy bút để làm bài; Ôn theo hướng dẫn của thầy.
B, các hoạt động dạy và học: 
I. Bước 1: ổn định tổ chức (1 phút)
II. Bước 2: Kiểm tra bài cũ (1 phút)
Kiểm tra sự chuẩn bị giấy của HS.
III. Bước3: Tổ chức dạy và học bài mới: ( 85 phút)
1, Chép đề bài :
 2, Làm bâi.
	- GV : Quản lí, theo dõi và giải đáp những thắc mắc của học sinh trong quá trình làm bài.
	- Học sinh thực hiện việc làm bài một cách nghiêm túc theo yêu cầu của giáo viên.
3, Tổ chức thu bài.
Sau 2 tiết học giáo viên cho học sinh nộp bài.
A.Yêu cầu :
Bố cục đủ 3 phần rõ ràng, mạch lạc, chữ viết dễ đọc, sạch sẽ.
Dùng từ viết câu diễn đạt chính xác.
Làm đúng kiểu bài Nghị luận.
Lí lẽ dẫn chứng phù hợp với luận điểm. 
Lời văn diễn đạt rõ ràng và xen yếu tố tự sự, biểu cảm.
IV. Bước 4: Giao bài, hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài:( 2 phút.)
- Ôn bài.
- Chuẩn bị bài : Tổng kết phần văn

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 8Tuan 334cot HP.doc