Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 33 - Trường THCS Quang Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 33 - Trường THCS Quang Trung

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN

I. Mục tiêu cần đạt.:

Giúp học sinh nắm vững trọng tâm:

1. Kiến thức.

Hiểu biết thêm về chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học qua việc tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương. ( Vấn đề môi trường và tệ nạn xã hội ở địa phương).

1. Kĩ năng

- Quan sát, phát hiện , tìm hiểu và ghi chép thông tin.

- Bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về vấn đề xã hội, tạo lập một văn bản ngắn về vấn đề đó và trình bày trước tập thể.

II. Chuẩn bị.

 - Soạn bài và đọc văn bản ở nhà.

 - Phương tiện: sgk, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học.

 - Phương pháp: nêu và giả quyết vấn đề, gợi mở.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 33 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33 Tiết 123
Ngày soạn : 17/ 04/ 2011
Ngày dạy : 19/ 04/ 2011
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN VĂN
I. Mục tiêu cần đạt.:
Giúp học sinh nắm vững trọng tâm: 
1. Kiến thức.
Hiểu biết thêm về chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học qua việc tìm hiểu những vấn đề tương ứng ở địa phương. ( Vấn đề môi trường và tệ nạn xã hội ở địa phương). 
Kĩ năng
- Quan sát, phát hiện , tìm hiểu và ghi chép thông tin. 
- Bày tỏ ý kiến, suy nghĩ về vấn đề xã hội, tạo lập một văn bản ngắn về vấn đề đó và trình bày trước tập thể. 
II. Chuẩn bị.
 - Soạn bài và đọc văn bản ở nhà.
 - Phương tiện: sgk, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học.
 - Phương pháp: nêu và giả quyết vấn đề, gợi mở. 
III/ Lên lớp
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3) Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
 Hoạt động 1 :
? Văn bản nhật dụng là gì?Văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập nội dung gì?
? Em hãy nêu một số các vấn đề ở địa phương em mà em đã tìm hiểu được?
-HS đưa ra các vấn đề đã tìm hiểu ở nhà theo đơn vị tổ.
Hoạt động 2: 
- Tổ trưởng trình bày về tình hình các bài viết của tổ mình và giới thiệu những bài được tổ nhất trí, đánh giá cao. 
- Gv chỉ định đọc trước lớp 3- 5 bài tiêu biểu. 
- Gv đánh giá kết quả chung và đề xuất hướng phát huy kết quả của bài học. 
- Lớp tập hợp những bài viết tốt để ra 1 tập nội san của lớp.
I.Nội dung.
1. Văn bản nhật dụng
-Đây không phải khái niệm thể loại hay chỉ một kiểu văn bản mà chỉ nói đến chức năng đề tài và tính chất cập nhật của nội dung văn bản.
2. Văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập đến những vấn đề sau: 
- Vấn đề về môi trường sống,các tệ nạn xã hội,dân số gia tăng:Những vấn đề nóng bỏng mà mọi người cùng quan tâm.
II. Hoạt động trên lớp.
Một số chủ đề: 
- Điều tra về tình hình thu gom rác thải nơi em.
- Hoạt động phòng chống ma túy ở xã (phường) em
...
4. Củng cố : GV hệ thống bài
5. Dặn dò : Hướng dẫn HS học bài, và chuẩn bị bài mới
Tuần 33 Tiết 122
Ngày soạn : 17/ 04/ 2011
Ngày dạy : 20/ 04/ 2011
CHỮA LỖI DIỄN ĐẠT LÔ GÍC
I. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh nắm được trọng tâm: 
1. Kiến thức: 
Hiệu quả của việc diễn đạt hợp lô gic.
2. Kĩ năng:
Phát hiện và chữa các lỗi diễn đạt liên quan đến lô gic.
II/ Chuẩn bị.
- Soạn bài
- Phương tiện: sgk, bảng phụ
- Phương pháp: Nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận nhóm.
III. Lên lớp
1) Ổnđịnh tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ: 
3) Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn hs phát hiện lỗi diễn đạt liên quan đến lô gíc và sửa lỗi. 
- Gọi HS đọc yêu cầu các bài tập 1 
- HS thảo luận nhóm và lần lượt chỉ ra lỗi diễn đạt và cách sửa chữa.
- Đại diện nhóm làm bài tập lên bảng
- Nhận xét, sửa chữa. 
Hoạt động 2: 
HS tìm những lối diễn đạt (Lỗi về lôgic) trong bài tập làm văn của mình hoặc của các bạn cùng lớp, trong lời nói hằng ngày hoặc trên các phương tiện truyền thông đại chúng
GV hướng dẫn cho cả lớp cách chữa những lỗi đó. Nhằm mục đích kích thích tính tích cực của HS, giúp các em chủ động phát hiện được lỗi trong văn bản.
1. Phát hiện lỗi diễn đạt liên quan đến lô gíc và sửa lỗi. 
a) Chúng em đã giúp các bạn học sinh nhũng vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và nhiều đồ dùng học tập khác. 
- A (Quần áo, giày dép) – B (đồ dùng học tập) : hai loại khác nhau => B không bao hàm được A. 
- Sửa: 
+ Chúng em đã giúp các bạn học sinh nhũng vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và đồ dùng học tập.
+ Chúng em đã giúp các bạn học sinh nhũng vùng bị bão lụt quần áo, giày dép và đồ dùng sinh hoạt khác. 
+ Chúng em đã giúp các bạn học sinh nhũng vùng bị bão lụt giấy bút, sách vở và nhiều đồ dùng học tập khác. 
b)Trong thanh niên nói chung và trong bóng đá nói riêng niềm say mê là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
- A nói chung B nói riêng: A rộng hơn B
- Sửa: Trong thể thao nói chung và trong bóng đá nói riêng niềm say mê là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
c) Lão Hạc, Bước đường cùng và Ngô Tất Tố đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945.
-A, B, và C: cùng một trường từ vựng.
- Sửa: Lão Hạc, Bước đường cùng và tắt đèn đã giúp chúng ta hiểu sâu sắc thân phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8/1945.
d) Em muốn trở thành một người trí thức hay một bác sĩ ?
- A hay B: không có quan hệ ngữ nghĩa rộng hẹp nghĩa là A không bao hàm B và B không bao hàm A. 
-Sửa: Em muốn trở thành một giáo viên hay một bác sĩ ?
e) Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về ngôn từ. 
- Lỗi ( tương tự d)
- Sửa: Bài thơ không chỉ hay về nghệ thuật mà còn sắc sảo về nội dung.
g)Trên sân ga chỉ còn lại hai người. Một người thì mặc áo trắng một người thì mặc áo carô.
h) Chị Dậu rất cần cù chịu khó và rất mực yêu thương chồng con. 
i) Thay “có được” bằng “ hoàn thành được”. 
k) Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn tiền bạc.
i)Thay có được và hoàn thành được.
-Không dùng cặp quan hệ từ nếu – thì
k)Hút thuốc lá vừa có hại cho sức khỏe vừa tốn tiền bạc.
-Cặp đại từ vừa – vừa.
2.Tìm và chữa lỗi nói và viết hàng ngày.
4.Củng cố : GV hệ thống bài
5. Dặn dò : Hướng dẫn HS học bài, và chuẩn bị bài mới
 Chuẩn bị bài viết số 7
Tuần 33 Tiết 123, 124
Ngày soạn:17/ 04/ 2011
Ngày dạy: 21/ 04/ 2011
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7 ( Làm tại lớp)
I.Mục tiêu cần đạt
 Giúp học sinh:
- Giúp HS củng cố kiến thức đã học về văn nghị luận để vận dụng vào làm đề bài cụ thể.
- Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu , phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm.
II. Chuẩn bị 
- Thầy : Ra đề kiểm tra phù hợp với học sinh, xây dựng đáp án- biểu điểm rõ ràng.
- Trò: + Ôn lại các kiến thức về văn nghị luận( Các phép lập luận, chứng minh và giải thích) ; các kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, viết bài, đặc biệt là kĩ năng đưa yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận .
 + Giấy kiểm tra.
III. Lên lớp 
1.Ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài 
 3.Bài mới:
Hoạt động 1: Chép đề
Gv chép đề lên bảng 
Học sinh chép đề vào giấy kiểm tra
 Đề bài: 
Đề 1 : Suy nghĩ của em về hiện tượng xả rác bừa bãi làm ô nhiễm môi trường hiện nay.
Đề 2 : Hãy nói «  không » với các tệ nạn.
Hoạt đông 2: Gv hướng dẫn học sinh làm bài
Yêu cầu: + Đọc kĩ đề , xác định đúng yêu cầu của đề. 
 + Lập dàn bài ra nháp và dựa vào dàn bài để viết bài văn hoàn chỉnh 
 + Trình bày theo bố cục 3 phần rõ ràng, đúng chỉnh tả, có sự liên kết , mạch lạc giữa các câu văn, đoạn văn.
Hoạt động 3: Học sinh làm bài
Gv quan sát học sinh làm bài, xử lí các trường hợp vi phạm ( nếu có)
Hoạt động 4: Thu bài
4. Củng cố 
 Gv nhận xét thái độ làm bài của học sinh trong 2 tiết kiểm tra, uốn nắn kịp thời những hành vi không nghiêm túc khi làm bài (nếu có)
5.Dặn dò 
- Xem lại đề bài , ôn lại kiến thức về văn nghị luận.
- Soạn bài “ Tổng kết phần văn”.
---------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTham 33.doc