Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 32 - Trường THCS Tô Hiệu

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 32 - Trường THCS Tô Hiệu

Tiết 121+122:

Văn bản:

 ÔNG GIUỐC - ĐANH MẶC LỄ PHỤC

(Trích “ Trưởng giả học làm sang”)

 Mô-li-e_

A, Mục tiêu cần đạt:

I, Mức độ cần đạt:

- Bước đầu biết đọc- hiểu văn bản hài kịch

- Thấy được tài năng của nhà văn Mô-li-e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động, hấp dẫn.

 II, TRọng tâm kiến thức, kỹ năng

 1, Kiến thức:

 - Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang”

 - Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động .

2, Kỹ năng:

 - Đọc phân vai kịch bản văn học.

 - Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch.

3. Thái độ: Tránh thói đua đòi, a dua

III, Chuẩn bị:

 1, Thầy: Soạn giáo án, đọc thêm văn bản.

 2, Trò: Đọc kỹ, trả lời câu hỏi sgk.

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 32 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 2/4/2012
Tuần 32:Tiết 121-122-123-124.
 Tiết 121+122:Ông Giuốc -đanh mặc lễ phục.
 Tiết 123:Lựa trọn trật tự từ trong câu(luyện tập). 
 Tiết 124 :Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
............................................................................................................................
Tiết 121+122:
Văn bản: 
 Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục
(Trích “ Trưởng giả học làm sang”)
 Mô-li-e_ 
A, Mục tiêu cần đạt:
I, Mức độ cần đạt:
- Bước đầu biết đọc- hiểu văn bản hài kịch 
- Thấy được tài năng của nhà văn Mô-li-e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động, hấp dẫn. 
 II, TRọng tâm kiến thức, kỹ năng
 1, Kiến thức: 
 - Tiếng cười chế giễu thói “trưởng giả học làm sang” 
 - Tài năng của Mô-li-e trong việc xây dựng lớp hài kịch sinh động . 
2, Kỹ năng: 
 - Đọc phân vai kịch bản văn học. 
 - Phân tích mâu thuẫn kịch và tính cách nhân vật kịch. 
3. Thái độ: Tránh thói đua đòi, a dua
III, Chuẩn bị :
 1, Thầy : Soạn giáo án, đọc thêm văn bản. 
 2, Trò : Đọc kỹ, trả lời câu hỏi sgk.
B. Các hoạt động dạy và học :
I. ổn định tổ chức: 1 phút
II. Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
	- Đọc bài tập cô giáo cho về nhà: 
 	Viết lại một cách ngắn gọn khoảng 20 dòng (bằng lời văn của mình) các luận điểm của Ru-xô biện hộ cho việc đi bộ ngao du ?
 Gợi ý: Các em phải tóm tắt trung thành, đầy đủ các luận điểm chính của Ru-xô, phải cân nhắc nên thâu tóm hoặc lược bỏ các chi tiết nào để có trong khoảng 20 dòng. Bài làm đòi hỏi phải dùng lí lẽ của mình để thuật lại các luận điểm chung và những lí lẽ cụ thể của Ru- Xô. Vì vậy các cụm từ “ Theo Ru- xô, Ru xô cho rằng” nên sử dụng hợp lí.
a) Câu mở đầu
b) Luận điểm 1
c) Luận điểm 2
d) Luận điểm 3
 e) Kết luận
 Hoạt động 1 : tạo tâm thế 
 - Mục tiêu : Tạo thế và định hướng chú ý.
 - Thời gian : 2 phút
 - Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình.
 - Kỹ thuật : động não
Thầy
Trò
Ghi chú
 ở lớp 6, các em có học 1 truyện ngắn của nhà văn Pháp. Đó là văn bản nào? Của ai?
( “ Buổi học cuối cùng” của Đô-đê). Bài học hôm nay chúng ta cùng học một lớp kịch cũng của nhà văn Pháp nổi tiếng thế kỉ XVII. Đó là Mô- li- e
Lắng nghe để vào bài
Hoạt động 2: Tri giác
- Mục tiêu : HD tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, PTBĐ, bố cục....
-Thời gian: 15 phút
- Phương pháp: Đọc phân vai 
- Kỹ thuật: Động não, đọc diễn cảm
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
I.Tìm hiểu chung 
H: Trình bày những nét chính về tác giả ?
- GV bổ sung: Ông sinh trưởng ở Pa-ri. Cha ông là nhà buôn dạ giàu có, sau làm hầu cận nhà vua. Được gia đình cho học luật. Nhưng vì quá say mê kịch nên ông đã thành lập đoàn kịch và đi lưu diễn ở kinh thành. Sau 13 năm sống trong điều kiện khó khăn, đoàn kịch đã gặt hái nhiều thành công. Năm 1663, với vở “ Trường học làm vợ”, Mô- li– e đã dũng cảm đương đầu với giáo hội- một thế lực chính trị mạnh nhất lúc bấy giờ. ông có nhiều vở kịch xuất sắc: Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Người bệnh tưởng t/p cuối cùng của ông ( Người bệnh tưởng), sau buổi biểu diễn lần thứ 4 ông lên cơn đau nặng và qua đời.
I.Tìm hiểu chung:
- HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà để trả lời 
I.Tìm hiểu chung :
1.Chú thích:
a. Tác giả : 
Mô-li-e ( 1622- 1673 )
H: Hãy nêu xuất xứ của đoạn trích?
GV bổ sung: Vở kịch này ra đời theo lời đề nghị của vua Lu i XIV nhân dịp đón tiếp sứ thần Thổ Nhĩ Kì.
Ông Giuốc- đanh mặc lễ phục là toàn bộ lớp 5 kết thúc hồi II của vở kịch. 
HS dựa vào chú thích sao để trả lời.
b.Tác phẩm:
*Hoàn cảnh ra đời:
H: Em hãy tóm tắt nội dung chính của vở kịch này?
- HS trả lời 
GV bổ sung: ông Giuốc- đanh giầu có nhờ ngày trước bố mẹ làm ăn buôn bán dạ, ông tấp tểnh muốn trở thành quí tộc, bước chân vào xã hội thượng lưu. Tuy dốt nát nhưng ông muốn học đòi những người cao sang nên thuê thầy về dạy đủ các môn: âm nhạc, kiếm thuật, triết lí và tìm cách thay đổi cả cách ăn mặc. Ông ta ngớ ngẩn đến mức tất cả mọi người đều có thể lừa bịp đễ dàng: từ các ông thầy rởm, bác phó may đến gã bá tước sa sút, người mà ông nhờ để thực hiện giấc mộng quí tộc. Ông Giuốc-đanh từ chối gả con gái là Luy –xin cho Clê-ông chỉ vì chàng không phải là quí tộc. Cuối cùng, nhờ mưu mẹo của đầy tớ là Cô-vi-en, Clê-ông cải trang làm hoàng tử Thổ Nhĩ Kì đến hỏi Luy-xin làm vợ và được ông chấp thuận ngay. 
-HS dựa vào SGKtrả lời
*Tóm tắt:
GV phân vai cho HS đọc
HS đọc
2.Đọc :
HS tìm hiểu một số từ khó
a. Chú thích:
H: Bố cục của đoạn kịch này như thế nào?
- Chia thành 2 cảnh:
Ông Giuốc Đanh và bác Phó may.
 2. Ông Giuốc đanh và các thợ phụ.
-HS nêu bố cục:
b. Bố cục:
 Hoạt động 3+4: Phân tích, khái quát 
-Mục tiêu : Phân tích để thấy rõ ND,NT của VB ; khái quát toàn bài 
-Thời gian: 50 phút
- Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp
 - Kỹ thuật: Động não, khăn trải bàn, các mảnh ghép
Thầy
Trò
Kiến thức cần đạt
Ghi chú
II. Phân tích:
H: N/v chính trong lớp kịch là ai ? n/v đó có đặc điểm gì ?
- Ông Giuốc- đanh, tuổi trên 40, dốt nát, quê kệch nhưng học đòi làm sang.
H: Lớp kịch này diễn ra ở đâu ? Lớp kịch gồm có mấy cảnh ?
- Diễn ra ở nhà ông GĐ thuộc tầng lớp thị dân phong lưu.
- Lớp kịch chia thành 2 cảnh: Cảnh trước gồm những lời thoại của ông GĐ và bác phó may; Cảnh sau gồm những lời thoại của ông GĐ và những tay thợ phụ.
H: Nêu sự khác nhau giữa những cảnh ấy về các mặt : Số lượng n/v, sự chuyển dịch đối thoại, động tác và âm thanh?
+ Cảnh trước : Trên sân khấu có 4 n/v : bác phó may, tay thợ phụ mang bộ lễ phục, ông GĐ và 1 gia nhân của ông.
+ Cảnh sau : đông hơn, sôi động hơn có thêm 4 tay thợ phụ nữa.
- Cảnh trước có 2 người : Ông GĐ và bác phó may nói với nhau. Cảnh sau cũng chỉ có 2 người : Ông GĐ và tay thợ phụ nói với nhau, nhưng ta hình dung 4 tay thợ phụ kia cũng xúm xít xung quanh ông GĐ và tuy ông GĐ chỉ đối thoại với một người mà như nói với cả tốp phụ 5 người. Cảnh này rõ ràng nhộn nhịp hơn cảnh trước.
- Cảnh trước : Chủ yếu là những lời thoại ( tất nhiên có kèm theo cử chỉ, động tác). Cảnh sau: khán giả không chỉ được nghe những lời đối thoại mà còn được xem những thợ phụ cởi quần áo cũ, mặc lễ phục mới cho ông GĐ -> kịch sôi động hẳn lên.
II. Phân tích:
-HS trả lời
- KT khăn phủ bàn 3 ph
II. Phân tích:
1. Diễn biến của hành động kịch:
H: Thái độ của GĐ trước phó may là như thế nào?
-GĐ điên tiết nguyền rủa bác phó may chỉ vì chậm mang trang phục đến thì bác phó may xuất hiện , thái độ của GĐ khác hẳn, đon đả chào đón => chi tiết này đã gây tiếng cười cho khán giả. Và tiếng cười đó thông qua sự tương phản
-HS suy nghĩ trả lời
2.Ông Giuốc-đanh và bác phó may:
- Thái độ của ông GĐ trước và sau khi bác phó may xuất hiện: 
H: Cuộc đối thoại gĩưa ông Giuốc Đanh và bác phó may xoay quanh sự việc gì? Sự việc gì là chủ yếu?
- Xoay quanh những trang phục của ông GĐ : Đôi bít tất chật, bộ tóc giả, lông đính mũ, đặc biệt là bộ lễ phục, niềm quan tâm duy nhất của ông Giuốc Đanh hiện nay.
-HS trao đổi theo nhóm 
- Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc- đanh và bác phó may:
H: Ông Giuốc Đanh phát hiện ra điều gì trên bộ lễ phục đã may? điều này chứng tỏ điều gì trong nhận thức của GĐ?
- Hoa may bị ngược, chứng tỏ ông chưa mất hết tỉnh táo.
- HS trả lời 
H: Nhưng điều gì đã làm cho GĐ thay đổi ý kiến?
- Vì những lí luận rất liều và vớ vẩn của bác phó may rằng những nhà quí tộc đều may hoa ngược như vậy khiến cho ông tin ngay và rút lại ý kiến của mình.
- HS nhận xét 
H: Điều đó giúp em hiểu thêm gì về tính cách của nhân vật?
- Sự kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá, sang trọng, học đòi nên dễ bị lừa, bị qua mặt.
- HS nhận xét
H: Kịch tính, mâu thuẫn gây cười ở đoạn này thể hiện như thế nào?
- Ông GĐ từ chỗ khó tính, khắt khe, là ông chủ có tiền tự nhiên trở thành người bị động trước ma mãnh của tay phó may lọc lõi. Còn phó may vốn chẳng tử tế gì, chỉ vụng chèo khéo chống. May hoa ngược có thể vì vụng, vì đốt. Nhưng dù sao y cũng có thể chuyển nhanh từ thế bị động, bị chê trách sang thế chủ động vừa không phải làm lại, không bị trách phạt mà còn làm ông chủ lúng túng.
HS nhận xét, rút ra kết luận 
GV bình: Dựa vào khao khát học theo cách sống, cách ăn mặc của giới quí tộc mà ông ta cũng còn rất lơ mơ, thợ may chỉ nói 1 câu: các nhà quí tộc cũng may như vậy, ông GĐ đã hoàn toàn tin tưởng rồi. Tiếng cười bật ra từ đó bởi sự ngớ ngẩn và hiếu danh và ngu ngốc của ông ta. Hai câu nói của phó may càng làm GĐ ngớ ngẩn tin tưởng chắc chắn rằng may hoa ngược mới là sang, là mốt.
H: Đến đây, em có nhận xét gì bộ lễ phục mà GĐ nghĩ rằng nhờ nó mình sẽ trở thành người quí phái?
- Lố lăng, kệch cỡm, màu áo khác với các bộ lễ phục thông thường, hoa ngược.
-HS nhận xét 
H; Nhân vật GĐ với bộ lễ phục như thế khiến em nhớ đến ai?
- Nhân vật ông vua trong “ Bộ quần áo mới của hoàng đế ” của Anđecxen.
-HS trả lời 
H: Từ chỗ bị đẩy vào thế bị động, lúng túng trước sự tấn công của phó may, GĐ giành lại thế chủ động cho mình bằng chi tiết nào?
- Phát hiện ra phó may ăn bớt vải.
- HS tìm chi tiết 
H: Trong tình huống ấy, phó may đối phó bằng cách nào? Tác dụng của nó?
- Phó may không biện bạch cho hành động của mình, ngượng nghịu chống chế, nhanh chóng lảng sang chuyện khác. Làm ông chủ quên đi chuyện bị ăn bớt vải vì lúc này bộ lễ phục là mối quan tâm hàng đầu của ông.
- HS trả lời 
GV chuyển: Đồng thời làm cho hành động kịch tiếp tục phát triển để có tình tiết mới gây cười khi tính cách học làm sang của GĐ lại bộc lộ.
-Tính cách học làm sang bộc lộ rõ 
3.Ông GĐ và 4 tay thơ phụ:
H:Nhận xét của em về cách GĐ thử lễ phục trên sân khấu?
- Đông vui nhộn nhịp, GĐ như 1 thằng hề, một con rối khi bị thợ phụ điều khiển mặc quần áo, khoác trên người bộ lễ phục lố lăng kệch kỡm mà còn rất hãnh diện đi lại với vẻ sung sướng hài lòng.
-HS nhận xét 
-Việc thử lễ phục của ông GĐ
H: Những tay thợ phụ gọi ông GĐ là gì, họ thay đổi cách gọi mấy lần? (3 lần)
H: Điều đó có xuất phát từ lòng kính trọng đối với người chủ không? (Không, mà để moi tiền)
- HS nhận xét
H: GĐ có hiểu được mưu mô của bọn thợ phụ ma mãnh này không?
- Hoàn toàn không, mà ông ta thật sự nở từng khúc ruột khi nghĩ rằng chỉ cần mặc quần áo quí tộc là trở thành quí tộc.
-HS nhận xét
-Mưu mô của bọn thợ phụ ma mãnh 
H: Việc thưởng tiền mấy lần của GĐ chứng tỏ lão đang khao khát điều gì? và lão là người như thế nào?
- Khao khát trở thành quí tộc 1 cách mãnh liệt, vẫn lo lắng cho túi tiền nhưng sẵn sàng mất tất cả để được cái hữu danh vô thực.
H : Lớp kịch này đã gây cười cho khán giả ở những khía cạnh nào ? 
- GĐ ngu dốt, không biết gì, chỉ vì thích học đòi làm sang mà bị gã thợ may và tên thợ phụ lợi dụng kiếm chác.
+ Cười ông mặc áo ngược hoa.
+ Cười ông dùng tiền để mua danh hão.
+ Cười ông bị lột hết quần áo để mặc lễ phục lố lăng theo nhịp điệu nhưng vẫn vênh v ... hành quí tộc một cách mãnh liệt
H: Vậy trong màn kịch GĐ học đòi làm sang bằng cách thay đổi cách ăn mặc GĐ đã nghĩ rằng mình có thành công không? và trong thực tế như thế nào?
HS chốt theo phần ghi nhớ
H: Vậy tại sao có thể khẳng định GĐ là nhân vật hài kịch?
- Vì sự ngu dốt ngớ ngẩn, lão trở thành trung tâm của sự lừa lọc mà chẳng hề biết, thậm chí bị biến thành con rối, tên hề.
-HS nhận xét
H: Nghệ thuật hài kịch của Mô-li-e tài tình ở chỗ nào?
- Xây dựng nhân vật, tình huống: Tạo tiếng cười sảng khoái cho khán giả.
H: Nêu ý nghĩa của văn bản?
- Kể về việc ông GĐ muốn thay đổi cách ăn mặc, t/g phê phán thói học đòi cao sang của tầng lớp trưởng giả.
-HS trả lời
* Ghi nhớ:
*ý nghĩa:
Hoạt động 5: Luyện tập, củng cố 
- Mục tiêu: Vận dung kiến thức đã học để giải được các bài tập 
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Kỹ thuật: Khăn phủ bàn, động não
-Thời gian: 15phút
III. Luyện tập:
Ghi chú
Bài tập 1: Hãy thể hiện sao cho đúng nhất với tính cách của nhân vật bằng cách đọc lại đoạn trích?
Bài tập 2: Phân tích chi tiết may áo hoa ngược?
Thể hiện sự ngu dốt, thợ may vụng nhưng lại khéo chống chế.
Cố tình trêu trọc ông chủ ngu dốt.
Bài tập 3: Qua đoạn trích, em có thể rút ra kết luận gì về tính cách của nhân vật ông GĐ?
 A. Một kẻ hà tiện nổi tiếng.
 B. Một kẻ ngu ngốc.
 C. Một kẻ háo danh đến mức ngu ngốc, tự biến mình thành trò cười cho thiên hạ mà không biết.
- HS đọc diễn cảm
- HS phân tích
Bài 1:
Bài 2:
IV-Bước 4: Giao bài, hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài: ( 2 phút)
Học thuộc ghi nhớ.
Làm bài tập trắc nghiệm trong sách
Soạn bài tập làm văn.
Làm bài tập phần luyện tập SGK
Tiết 123:
 Lựa chọn trật tự từ trong câu
( Luyện tập) 
A. Mục tiêu cần đạt:
I, Mức độ cần đạt: 
 - Phân tích được tác dụng của một số cách sắp xếp trật tự từ 
	- Biết viết câu có sử dụng trật tự từ hợp lí 
II, Trọng tâm kiến thức:
 1, Kiến thức: 
 - Tác dụng diễn đạt của một số cách sắp xếp trật tự từ 
 2, Kĩ năng: 
 - Phân tích dược hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong văn bản. 
 - Lựa chọn trật tự từ hợp lí trong nói và viết, phù hợp với hoàn cảnh và mục đích giao tiếp .
III, Chuẩn bị: 
 1, Thầy: - Soạn bài, bảng phụ, phiếu học tập.
 2, Trò: - Soạn bài và làm việc theo sự hướng dẫn của GV.
B, Các hoạt động dạy và học:
I-Bước 1: ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
II-Bước 2: Kiểm tra bài cũ: ( 5phút)
1.Trong câu có thể có những cách sắp xếp trật tự từ như thế nào? Nhằm mục đích gì? Lấy ví dụ?
	(Gợi ý: Ghi nhớ Sgk. VD: Đẩy mạnh cửa, hắn hùng hổ sấn tới).
	2. Nêu một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ ? 
III-Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới:
 Hoạt động 1: Tạo tâm thế
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý 
-Thời gian: 2 phút
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
- Kỹ thuật: động não
 Thầy
 Trò
 Ghi chú
 Khi nói cũng như khi viết,các kí hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng xuất hiện tuần tự cái trước,cái sautrình tự sắp xếp các từ trong chuỗi lời nói được gọi là trật tự từ. Sự sắp xếp trật tự từ trong câu có nhiều tác dụng. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đã học ở tiết trước để phân tích những tác dụng của việc lựa chọn trật tự từ 
- Nghe, nhập tâm.
Hoạt động 2+3+4 +5: Tri giác+Phân tích+ khái quát+ luyện tập
-Thời gian: 34 phút
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận.
- Kỹ thuật: động não, khăn phủ bàn.
Đọc yêu cầu bài tập 1
1.Bài tập 1:
Bài 1: 
a.Trật tự từ trong câu thể hiện diễn biến của các khâu trong công tác vận động quần chúng, khâu này nối tiếp khâu kia: đầu tiên phải giải thích cho quần chúng hiểu, sau đó tuyên truyền cho quần chúng hưởng ứng, rồi phải tổ chức cho quần chúng làm, lãnh đạo để làm cho đúng kết quả là làm cho tinh thần yêu nước của quần chúng được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
b. Các hoạt động được sắp xếp theo thứ bậc: việc chính diễn ra hàng ngày của bà mẹ là đi bán bóng đèn, còn việc bán vàng hương chỉ là việc làm thêm trong những phiên chợ chính.
Đọc yêu cầu BT 2
Bài tập 2:
- Các từ được nhắc lại và đặt ở đầu câu sau có tác dụng đảm bảo sự liên kết của câu văn với các câu trước trong văn bản.
Yêu cầu BT 3
Bài tập 3
a.Cách sắp xếp trật tự bằng cách đảo trật tự từ thông thường nhằm mục đích tạo điểm nhấn, nhấn mạnh điều người viết (nói) muốn diễn tả. ở đây, bà Huyện Thanh Quan nhấn mạnh hơn, làm rõ hơn hình ảnh tiêu điều, vắng vẻ của cảnh đèo Ngang lúc chiều tà.
b. Câu thơ đảo trật tự từ nhằm nhấn mạnh hơn, vẻ đẹp của anh bộ đội với bóng dài đổ trên đỉnh dốc cheo leo, tư thế hiên ngang đi tới, lá nguỵ trang reo lên trong gió.
Bài tập 4:
- Trong câu b từ trịnh trọng được đảo lên trên nhằm nhấn mạnh vẻ bộ làm tịch của nhân vật Bọ Ngựa. 
Đối chiếu với văn cảnh câu ( b) là câu thích hợp để đưa vào chỗ trống.
Bài tập 5:
- Các từ xanh, nhũn nhặn, nhay thẳng, thuỷ chung, can đảm là những tính từ chỉ những phẩm chất của cây tre Việt Nam, không theo thứ bậc, hay thứ tự trước sau, vì thế có rất nhiều cách sắp xếp trật tự. Nhưng xách sắp xếp của nhà văn Thép Mới là hợp lí nhất vì nó đúc kết được những phẩm chất đáng quí của cây tre theo đúng trình tự miêu tả trong bài văn.
Bài tập 6:
a) Khi đề cập đến lợi ích của việc đi bộ đối với sắc khoẻ như: giúp cho tinh thần sảng khoái, thư giãn, tiêu hao năng lượng, gân cốt săn chắc, có sức khoẻ để lao động và học tập tốt hơn. Tuỳ thuộc vào từng học sinh quan niệm lợi ích lợi ích nào quan trọng nhất thì xếp lên trên, các lợi ích khác xếp theo thứ tự ít quan trong hơn.
b) Có thể làm bài tương tự như phần a.
BT Củng cố:
 - Cách lựa chọn trật tự từ trong câu a dưới đây đem lại hiệu quả biểu đạt cao hơn trong câu b. Đúng hay sai?
 a. Hắn thích chí cười khanh khách.
 b. Hắn thích chí khanh khách cười.
 ( Nam Cao)
 A. Đúng. B. Sai.
IV-Bước 4: Giao bài, hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài: ( 3 phút)
Xem lại những lỗi sắp xếp trong bài kiểm tra TLV của em và sửa lại.
Soạn bài” Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận”
* Chú ý tìm hệ thống luận điểm chính của bài. Sau đó chọn 1 trong luận điểm vừa tìm viết thành một đoạn văn thể hiện rõ luận điểm đó.
Tiết 124:
 Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả
 vào bài văn nghị luận
A. Mục tiêu cần đạt:
I, Mức độ cần đạt: 
 - Củng cố những hiểu biết về tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận và tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận. 
 II, Trọng tâm kiến thức:
 1, Kiến thức: 
 - Hệ thống hoá kiến thức đã học về văn nghị luận 
 - Tầm quan trọng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận 
 2, Kĩ năng: 
 - Tiếp tục rèn kĩ năng viết văn nghị luận 
 - Xác định và lập hệ thống luận điểm cho bài văn nghị luận 
 - Biết chọn các yếu tố tự sự, miêu tả cần thiết và biết cách đưa các yếu tố đó vào đoạn văn, bài văn nghị luận một cách thuần thục hơn 
 - Biết đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào một bài văn nghị luận có độ dài 450 chữ. 
 3, Thái độ :Nghiêm túc khi làm bài.
III, Chuẩn bị: 
 1, Thầy: - Soạn bài, bảng phụ, phiếu học tập.
 2, Trò: - Soạn bài và làm việc theo sự hướng dẫn của GV.
B, Các hoạt động dạy và học:
I-Bước 1: ổn định tổ chức lớp: (1 phút)
II-Bước 2: Kiểm tra bài cũ: ( 5phút)
 Các yếu tố tự sự, miêu tả có tác dụng như thế nào trong văn nghị luận? Khi đưa các yêu tố đó vào bài ta chú ý đến điều gì?
 Chữa bài tập 2 SGK- T.116 
III-Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới:
 Hoạt động 1: Tạo tâm thế
- Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý 
-Thời gian: 2 phút
- Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình.
- Kỹ thuật: động não
 Thầy
 Trò
 Ghi chú
 GV đọc một đoạn văn nghị luận tiêu biểu có kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả, sau đó cho HS nhận xét và rút sa kết luận :
 Trong bài văn nghị luận, miêu tả, tự sự là các yếu tố kết hợp, có thể sử dụng để làm cho lập luận thêm rõ ràng,cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục. 
- Nghe, nhập tâm.
Hoạt động 2+3+4 : Tri giác+Phân tích+ khái quát
-Thời gian: 20 phút
- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, , thảo luận.
- Kỹ thuật: động não, khăn phủ bàn.
I. Chuẩn bị ở nhà :
Ghi chú
GV kiểm tra 1 tổ bất kì sự chuẩn bị của HS.
II. Luyện tập trên lớp:
H: Hãy nêu các bước khi thực hiện việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào văn nghị luận?
Bước 1: Xác định nội dung nghị luận .
Bước 2: Xác lập luận điểm( trả lời Điều ấy là gì? Thực trạng như thế nào? Tại sao? Phải có giải ơháp thực hiện như thế nào? ý nghĩa như thế nào?..)
Bước 3: Sắp xếp luận điểm( theo hướng hợp lí nhất, chặt chẽ)
Bước 4: Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận (tuỳ từng luận điểm và mục đích cụ thể trong từng đoạn của bài)
1.Các bước đưa yếu tố TS và MT vào trong văn nghị luận.
H: Em hãy xác định luận điểm của bài?
H: Sắp xếp luận điểm cho phù hợp ?
2. Xác lập luận điểm:
- Các lđ đã phù hợp với y/c của v/đ nghị luận ( trừ lđ d )
3. Sắp xếp luận điểm: 
- a – c- b – e 
- Thêm luận điểm : Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đúng đắn.
a.Gần đây cách ăn mặc của các bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.
b. Các bạn lầm tưởng rằng cách ăn mặc như thế sẽ làm cho mình trở thành người” văn minh”, sành điệu”.
c. Việc ăn mặc cần phù hợp với thời đại, nhưng cũng phải phù hợp với văn hoá dân tộc, với lứa tuổi, với hoàn cảnh sống và nói lên phẩm cách tốt đẹp của con người.
d.Việc chạy theo “mốt” ăn mặc như thế làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập và gây tốn kém cho cha mẹ.
e. Các bạn cần thay đổi lại trang phục cho lành mạnh, đúng đắn.
H: Em thấy có nên đưa các yếu tố tự sự và niêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao?
- Khi làm bài văn nghị luận nên đưa các yếu tố tự sự miêu tả vào trong quá trình lập luận để lập luận có sức thuyết phục hơn với người đọc.
H: Nhận xét về việc đua các yếu tố TS và MT trong hai đoạn văn trong SGK?
a. Sau khi đưa ra một loạt dẫn chứng về việc ăn mặc theo mốt của các bạn HS, tác giả bày tỏ sự ngạc nhiên trước sự thay đổi cách ăn mặc đến chóng mặt của các bạn.
b.Tác giả đoạn văn lấy những dẫn chứng quen thuộc đối với các bạn học sinh để chứng minh cho ý kiến ăn mặc đua đòi, a dua sẽ trở thành trò cười cho mọi người.
=> Yếu tố tự sự và miêu tả đã mang lại hiệu quả cho đoạn văn nghị luận.
4. Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả:
Hoạt động 5: Luyện tập 
 - Mục tiêu :Rèn kĩ năng đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào một đoạn văn nghị luận 
 -Thời gian: 16 phút 
 - Phương pháp: Phân tích, khái quát 
 - Kỹ thuật: Động não 
III. Luyện tập
 Chọn 1 trong hệ thống luận điểm trong bài để viết đoạn văn nghị luận trong đó có sử dụng các yếu tố MT và TS?
Cho 3 HS lên bảng chọn 3 luận điểm khác nhau GV chữa.
IV-Bước 4: Giao bài, hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài: ( 1 phút) 
Về nhà viết thành bài văn hoàn chỉnh
 2. Soạn bài” ôn tập tiếng việt học kì 2”

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 32Giao an 4 cotHP.doc