Giáo án Ngữ văn 8 tuần 32 tiết 125: Tổng kết phần văn

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 32 tiết 125: Tổng kết phần văn

TỔNG KẾT PHẦN VĂN

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 - Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 (trừ các VB tự sự và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản (giá trị tư tưởng - nghệ thuật) của những VB tiêu biểu.

 - Tập trung ôn tập kĩ hơn cụm VB thơ (các bài 18,19,20,21)

 - Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh, phân tích, chứng minh. Học tập được nghệ thuật tự sự, miêu tả, biểu cảm trong các tác phẩm đã học để vận dụng vào làm văn và nhớ được những mô hình mẫu về câu, về từ trong các VB VH để vận dụng vào học phần Tiếng Việt.

B. CHUẨN BỊ:

 - Lập bảng hệ thống, đọc lại các bài học, đặc biệt là phần kết quả cần đạt và ghi nhớ trong SGK để điền vào bảng và trả lời câu hỏi

C. THIẾT KẾ BÀI DẠY:

 B1. Tổ chức:

 B2. Kiểm tra bài cũ:

 - KT phần nghiên cứu về tình hình địa phương của HS

 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - phần ở nhà.

 B3. Bài mới:

- GT: Chương trình và nội dung ôn tập phần văn học ở lớp 8, tất cả gồm 4 bài (18 > 21).

 + Nhớ rừng, Ông đồ

 + Quê hương, Khi con tu hú + Tức cảnh Pác-bó

 + Ngắm trăng, Đi đường

 - Phương pháp ôn tập: Chủ yếu HS trình bày, thảo luận lại các câu trả lời đã chuẩn bị theo các câu hỏi SGK. GV nhận xét, khái quát, chốt những vấn đề quan trọng, khắc sâu những kiến thức trọng tâm.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 32 tiết 125: Tổng kết phần văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32- Tiết 125
Ngày soạn: 18/4/2008
Ngày dạy: 21/ 4/ 2008
Tổng kết phần văn
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Bước đầu củng cố, hệ thống hoá kiến thức văn học qua các văn bản đã học trong SGK lớp 8 (trừ các VB tự sự và nhật dụng), khắc sâu những kiến thức cơ bản (giá trị tư tưởng - nghệ thuật) của những VB tiêu biểu.
	- Tập trung ôn tập kĩ hơn cụm VB thơ (các bài 18,19,20,21) 
	- Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá, so sánh, phân tích, chứng minh. Học tập được nghệ thuật tự sự, miêu tả, biểu cảm trong các tác phẩm đã học để vận dụng vào làm văn và nhớ được những mô hình mẫu về câu, về từ trong các VB VH để vận dụng vào học phần Tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
	- Lập bảng hệ thống, đọc lại các bài học, đặc biệt là phần kết quả cần đạt và ghi nhớ trong SGK để điền vào bảng và trả lời câu hỏi
C. Thiết kế bài dạy:
	B1. Tổ chức:
	B2. Kiểm tra bài cũ:
	- KT phần nghiên cứu về tình hình địa phương của HS
	- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - phần ở nhà.
	B3. Bài mới:
GT: Chương trình và nội dung ôn tập phần văn học ở lớp 8, tất cả gồm 4 bài (18 > 21).
 + Nhớ rừng, Ông đồ
	+ Quê hương, Khi con tu hú
 + Tức cảnh Pác-bó
	+ Ngắm trăng, Đi đường
	- Phương pháp ôn tập: Chủ yếu HS trình bày, thảo luận lại các câu trả lời đã chuẩn bị theo các câu hỏi SGK. GV nhận xét, khái quát, chốt những vấn đề quan trọng, khắc sâu những kiến thức trọng tâm.
	I. Bảng hệ thống các VB VHVN đã học từ bài 18 > 21:	
Tên VB
Tác giả
Thể loại
 Giá trị nội dung
 Giá trị nghệ thuật
Nhớ rừng
Thế Lữ
1907 -
1989
Thơ mới
8 chữ/ câu
Mượn lời hổ bị nhốt trong vườn bách thú, diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, khơi gợi lòng yêu nước của ND.
Bút pháp lãng mạn rất truyền cảm, sự đổi mới câu thơ, vần điệu,
nhịp điệu, ghép tương phản, đối lập. Nghệ thuật tạo hình đặc sắc.
Ông đồ
Vũ Đình Liên
1913 -
1966
Thơ mới Thể ngũ
ngôn
Tình cảnh đáng thương của ông đồ, toát lên niềm cảm thương chân thành trước một lớp người đang tàn tạ và nỗi nhớ tiếc cảnh cũ người xưa
Bình dị, cô đọng, hàm súc. Đối lập, tương phản; hình ảnh thơ nhiều sức gợi, câu hỏi tu từ, tả cảnh ngụ tình
Quê hương
Tế Hanh
1921
Thơ mới 
8 chữ/ câu
Tình quê hương trong sáng, thân thiết được thể hiện qua bức tranh tươi sáng, sinh động về làng quê miền biển, nổi bật hình ảnh khoẻ khoắn,đầy sức sống của người dân chài, sinh hoạt làng chài.
Lời thơ bình dị, hình ảnh mộc mạc, tinh tế, giàu ý nghĩa biểu trưng (cánh buồm, hồn làng, thân hình nồng thở vị xa xăm, nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ)
Khi con tu hú
Tố Hữu
1920 - 2002
Lục bát
Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ CM trẻ tuổi trong nhà tù
Giọng thơ tha thiết sôi nổi, tưởng tượng rất phong phú, dồi dào
Tức cảnh Pác-bó
Hồ Chí Minh
1890 - 1969
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Tinh thần lạc quan, sống hoà hợp với TN, phong thái ung dung của Bác trong CS CM đầy gian khổ ở Pác-bó.
Giọng thơ hóm hỉnh, nụ cười vui (vẫn sẵn sàng, sang) từ láy (chông chênh). Cổ điển, vừa hiện đại.
Ngắm trăng
( nt)
Thất ngôn TT - chữ Hán
Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng đến say mê, phong thái ung dung nghệ sĩ của Bác (trong tù)
Nhân hoá, điệp từ, câu hỏi tu từ, đối xứng và đối lập
Đi đường
(nt)
(nt)Dịch lục bát
ý nghĩa tượng trưng, triết lí sâu sắc: đường núi->gợi ra đường đời, qua gian lao sẽ tới thắng lợi
Điệp từ (tẩu lộ, trùng san), tính đa nghĩa của hình ảnh, câu thơ, bài thơ.
So sánh thơ mới - thơ cũ:	
Thảo luận: Sự khác biệt nổi bật về hình thức nghệ thuật giữa các VB thơ trong các bài 15,16 - 18,19. Vì sao gọi là "Thơ mới"?
Thơ cũ (Bài 15-16 : Cảm tác ; Đập đá ; Muốn làm thằng Cuội ; Hai chữ nước nhà)
Thơ mới
 (Bài 18-19: Nhớ rừng; Ông đồ; Quê hương)
- Tác giả: Nhà nho tinh thông Hán học
- Cảm xúc cũ, tư duy cũ, cái Tôi cá nhân chưa được đề cao và biểu hiện trực tiếp.
- Thể thơ Đường luật : hạn định số câu, số chữ, phép đối, quy tắc gieo vần, niêm luật chặt chẽ, gò bó
- Tác giả: những trí thức mới, trẻ, những chiến sĩ Cách Mạng trẻ chịu ảnh hưởng của văn hoá phương Tây (Pháp).
- Cảm xúc mới, tư duy mới, đề cao cái Tôi cá nhân trực tiếp, phóng khoáng tự do (Thơ Mới)
- Thể thơ tự do, đổi mới vần điệu nhịp điệu, lời thơ tự nhiên bình dị, giảm tính công thức ước lệ. Thể thơ truyền thống cóp đổi mới cảm xúc và tư duy thơ.
GV:
	- Cái tên "Thơ mới" từng được hiểu khác nhau. Những thi sĩ mới đã chống lại lối thơ khuôn sáo, gò bó đầy rẫy trên báo chí đương thời (hầu hết là thơ luật Đường) mà họ gọi là "thơ cũ". Họ đòi đổi mới thơ ca và sáng tác những bài thơ không tuân theo luật lệ của thơ cũ, mà thường là thơ tự do, gọi đó là thơ mới. Vì vậy, ban đầu thơ mới được hiểu là thơ tự do. Song cái tên "Thơ mới"còn dùng để gọi cả một phong trào thơ có tính chất lãng mạn, bột phát vào những năm 1932 - 1933, chấm dứt vào năm 1945, gắn liền với tên tuổi của Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính...
	- Trong phong trào này, ngoài thơ tự do, còn có các thể thơ truyền thống: thơ 7 chữ, 5 chữ, 8 chữ, lục bát...Thậm chí, một số thi sĩ thơ mới làm cả thơ Đường luật. Nhưng cả nội dung cảm xúc và hình thức nghệ thuật, thơ mới rất khác với thơ cổ. Như vậy, sự đổi mới của Thơ Mới chủ yếu không phải ở phương diện thể thơ mà là ở chiều sâu cảm xúc và tư duy thơ.
	 - Với riêng thơ Tố Hữu, ở bài Khi con tu hú: nội dung Cách mạng, hình thức Thơ Mới.
	* HS chọn những câu thơ hay nhất, kèm theo lời bình, giải thích...
- GV cần trao đổi với các em, khẳng định những ý kiến xác đáng, tinh tế, uốn nắn những ý kiến sai.
III- Những điểm chung cơ bản của các bài: Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác, Đập đá ở Côn Lôn, Ngắm trăng, Đi đường:
- Đều là thơ tù.
- Tác giả: Đều là những chiến sĩ Cách mạng lão thành, nổi tiếng, đồng thời là những nhà Nho tinh thông Hán học.
- Thể hiện khí phách kiên cường, hiên ngang bất khuất của người chiến sĩ Cách mạng.
- Sẵn sàng chấp nhận, khinh thường mọi gian khổ khó khăn, hiểm nguy của cuộc sống tù đày.
- Giữ vững phong thái bình tĩnh ung dung trong thử thách.
- Khao khát tự do, tinh thần lạc quan Cách mạng.
* Những điểm chung ấy được biểu hiện trong mỗi bài theo cách riêng, tạo nên sự xúc động, hấp dẫn riêng của từng bài.
IV- Luyện tập:
- Những câu, đoạn mà em yêu thích?
- Giải thích rõ lí do của sự yêu thích đó?
D. Củng cố- Hướng dẫn về nhà:
- Tìm những điểm chung của các bài: Ngắm trăng, Đi đường, Tức cảnh Pác-bó?
	- Bản thân các BPTT chưa đủ tạo nên giá trị nghệ thuật. BPTT chỉ đem lại hiệu quả nghệ thuật nếu làm cho ý thơ, cảm xúc thơ sâu hơn, mạnh hơn.
	- Chuẩn bị bài: Tổng kết phần văn (tiếp)
--------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTong ket phan van(1).doc