Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 32 - Tiết 121 đến 124

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 32 - Tiết 121 đến 124

LUYỆN TẬP ĐƯA YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ VÀO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN

A- Mục tiêu cần đạt:

 Qua tiết học, HS sẽ:

1- Kiến thức:

- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết TLV trước.

- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả váo một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.

2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xen yếu tố tự sự và miêu tả.

3- Thái độ: Học tập nghiêm túc, trung thực, tự giác, sáng tạo.

B- Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Soạn bài, sách tham khảo,.

2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.

C- Tổ chức các hoạt động dạy và học:

doc 11 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1198Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 32 - Tiết 121 đến 124", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Tiết 121
 Soạn: 4 / 4 / 2012
 Dạy: / 4 / 2012
Luyện tập đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
A- Mục tiêu cần đạt: 
 Qua tiết học, HS sẽ:
1- Kiến thức: 
- Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận mà các em đã học trong tiết TLV trước.
- Vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả váo một đoạn, một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận xen yếu tố tự sự và miêu tả.
3- Thái độ: Học tập nghiêm túc, trung thực, tự giác, sáng tạo.
B- Chuẩn bị: 	 
1. Giáo viên: Soạn bài, sách tham khảo,...
2. Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1 : ổn định tổ chức
HĐ 2 : KT sự chuẩn bị của HS
? Tác dụng của việc đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm vào bài văn nghị luận ?
HĐ 3 : Tổ chức dạy và học bài mới
Giới thiệu bài
Nội dung dạy học cụ thể
* HS đọc đề bài
? Nêu yêu cầu của đề ?
* GV kiểm tra việc lập dàn ý ở nhà của HS.
* HS đọc mục II.1 ( SGK – Tr. 124, 125 )
? Từ việc đọc tình huống, em hãy xác định kiểu bài cho đề trên ?
? Nội dung nghị luận là gì ?
* HS đọc các luận điểm trong SGK / Tr. 125
? Theo em, trong số các luận điểm đó, em sẽ chọn luận điểm nào đưa vào bài ?
? Hãy nêu lại yêu cầu về việc sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận ?
- Luận điểm phải sắp xếp theo trình tự hợp lí, khoa học, làm sáng tỏ luận đề.
* Thảo luận nhóm:
? Hãy sắp xếp các luận điểm trên theo thứ tự hợp lí ?
? Theo em, có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả trong qua trình lập luận không ? Vì sao ?
- Nên đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận -> Làm sáng rõ luận điểm 
*GV gọi HS đọc 2 đoạn văn – Tr. 125, 126
? Nhận xét về việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả trong hai đoạn văn đó ?
- Đoạn văn a: Giúp ta hình dung cụ thể hơn về sự thay đổi trong cách ăn mặc của một số bạn
- Đoạn văn b: Kể -> Nhớ lại sự lố lăng, kệch cỡm của ông Giuốc-đanh -> Làm sáng rõ hơn cho luận điểm: các bạn lầm tưởng ăn mặc thay đổi, nghịch ngợm là sành điệu, văn minh, 
? Trên cơ sở của việc định hướng làm bài, các lập, sắp xếp các luận điểm trên và vận dụng đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận, em hãy lập dàn bài chi tiết cho đề văn trên ?
* Các nhóm thảo luận, cùng lập dàn bài chi tiết. Đại diện nhóm báo cáo. Các nhóm bạn nhận xét, bổ sung. GV chữa
a- Mở bài:
- Hiện nay có nhiều người, trong đó có cả HS ăn mặc rất tuỳ tịên, 
- Cần chấn chỉnh lại cách mặc để thể hiện là người có văn hoá.
b- Thân bài:
- Trình bày các luận điểm: a -> c -> e -> b.
( Xen yếu tố tự sự và miêu tả )
c- Kết bài:
- Cần thực hiện trang phục sao cho có văn hoá: mặc đẹp, phù hợp lứa tuổi, nghề nghiệp, vóc dáng, 
- Không nên đua đòi, chạy theo mốt
- HS càng cần thực hiện trang phục có văn hoá.
* GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm viết một luận điểm, chú ý việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào đoạn văn để giúp làm sáng rõ luận điểm
- Đại diện nhóm đọc trước lớp
- Các bạn trong nhóm hoặc nhóm khác nhận xét
* GV chữa.
* Các nhóm về nhà viết MB, KB và 3 luận điểm còn lại để thành một bài văn hoàn chỉnh.
HĐ 4 : Củng cố
? Tác dụng của việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận ?
? Khi đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận cần chú ý điều gì ?
HĐ 5 : Hướng dẫn về nhà
Học bài cũ
Hoàn thành nốt bài tập
Chuẩn bị bài mới : Chương trình địa phương phần Văn.
I -Đề bài: Trang phuc và văn hoá
* Yêu cầu: Lập dàn bài chi tiết.
II- Luyện tập 
1- Định hướng làm bài :
- Kiểu bài: Văn nghị luận
- Nội dung:Thuyết phục các bạn thực hiện trang phục để thể hiện văn hoá.
2- Xác lập luận điểm: 
- Sử dụng luận điểm a, b, c, e 
( SGK – Tr. 125 )
3- Sắp xếp luận điểm : 
* Thứ tự các luận điểm: a -> c -> e -> b.
4- Vận dụng yếu tố tự sự và miêu tả:
- Đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận
-> Làm sáng rõ luận điểm 
5- Lập dàn bài chi tiết:
a- Mở bài:
b- Thân bài :
c- Kết bài:
6- Luyện viết:
 ------------------------------------------------------------------
Tuần 32
Tiết 122
 Soạn: 4 / 4 / 2012
 Dạy: / 4 / 2012
Chương trình địa phương
( Phần Văn )
Cái duyên của đất trời phố Hiến
A- Mục tiêu cần đạt:
 Qua tiết học này, HS cần đạt được: 
1- Kiến thức: 
- Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp thanh tao, cao quý, sự hòa hợp, gắn bó của nhãn và sen Hưng Yên như một thứ duyên văn hóa ngàn đời.
- Bài văn bàn về một món ăn quen thuộc đã gợi mở cho ta cách bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ, nhận xét của mình về những vấn đề cuộc sống hằng ngày đặt ra.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn.
3- Thái độ: Bồi dưỡng thêm lòng yêu quý sản vật quê hương.
B- Chuẩn bị: 	 
1. Giáo viên: Soạn giáo án, tìm hiểu các vấn đề của địa phương liên quan đến một số văn bản nhận dụng trong chương trình Ngữ văn 8. 
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo các nội dung trong SGK.
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1 : ổn định tổ chức
HĐ 2 : KT sự chuẩn bị của HS.
? Trình bày lại cảnh 1 trong Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục . Từ đó rút ra bài học cho bản thân mình.
HĐ 3 : Tổ chức dạy và học bài mới
Giới thiệu bài
Nội dung dạy học cụ thể :
* GV nêu yêu cầu giọng đọc : Đọc to, rõ ràng chú ý giọng mềm mại, thiết tha khi đọc câu ca dao trữ tình...
* GV yêu cầu HS giải thích một số chú thích dựa vào sgk.
? Tứ quý, Tam Đằng, Vương giả chi hoa, vương giả chi quả, Tam tài...
? Văn bản được trích từ đâu ?
? Văn bản được chia thành mấy phần và nội dung chính của từng phần là gì ?
 GV treo bảng phụ :
* Văn bản được chia thành 3 phần.
- Phần I (Từ đầu đến hôi tanh mùi bùn ) : Vẻ đẹp thanh tao, cao quý của sen.
- Phần II ( Nếu như sen đến trời cho) : Nhãn lồng là quà quý trời cho.
- Phần III ( Đoạn còn lại) : Sen và nhãn hợp duyên tạo nên vẻ đẹp đất trời phố Hiến.
* GV yêu cầu HS theo dõi đoạn 1 và cho biết : 
? Em hãy tìm những chi tiết nói về vẻ đẹp của sen ?
Đầm sen kế nhau nối dài...tạo thành một chiếc khăn gấm màu lục thêu hoa rực rỡ toàn sen hồng, sen trắng.
Sen xanh thành nón lá che nắng, che mưa...lá sen ủ thơm hương cốm.
...vừa có đài hoa dâng Phật vừa có hương cao khiết, thanh tao.
? Theo em, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi nói về vẻ đẹp của sen ?
Vận dụng ca dao
Phương thức biểu đạt chính : Kể về vẻ đẹp của sen.
Liệt kê : Dọc sông Hồng, sông Luộc...
Nhân hóa : ... như một chiếc khăn gấm màu lục thêu hoa rực rỡ...
? Biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì ?
Vẻ đẹp của những đầm sen tạo đường viền cho ranh giới phía tây và phía nam của Hưng yên đồng thời nói lên vẻ đẹp thanh tao mà cao quý của sen nói chung. Vì thế, sen được coi là hồn của đầm Nhất Dạ và ngày nay nó còn được coi là quốc hoa của nước ta...
* GV bình thêm :.........
* GV yêu cầu HS theo dõi đoạn 2 và cho biết :
? Tại sao người Hưng Yên lại gọi là nhãn lồng ?
Người Phố Hiến nâng niu, trân trọng một giống nhãn quý. Họ cặm cụi đan lồng bảo vệ những chùm quả lúc lỉu như những chùm ngọc trên trời thả xuống khỏi bị lũ chim, đàn dơi tàn phá nên nó có tên là nhãn lồng từ đấy.
? Tác giả nhắc kể ra những loại nhãn lồng nào ?
Có ba loại nhãn lồng :
+ Nhãn lồng đường phèn : Nước ngọt và thơm
+ Nhãn cùi : ít nước nhưng cùi dày, có vị ngọt, thanh và đậm.
+ Nhãn lồng điếc hạt : Cùi giòn và có vị ngọt sắc.
? Em hãy nhận xét về những biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng khi nói về nhãn lồng của người dân Hưng Yên ? 
- Phương thức kể.
- Từ láy : Lúc lỉu 
- Hình ảnh so sánh : Họ cặm cụi đan lồng bảo vệ những chùm quả lúc lỉu như những chùm ngọc trên trời thả xuống...
- Hình ảnh liên tưởng phong phú, đọc đáo :chùm quả lúc lỉu, chùm ngọc trên trời thả xuống...
- Liệt kê các loại nhãn lồng.
- Sử dụng lời dẫn trực tiếp ( Câu nói của Lê Quý Đôn)...
? Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trên là gì ? 
* GV bình: Vì thế nhãn lồng của người dân Hưng Yên còn là thứ nhãn tiến vua và khi Quế đường tiên sinh đến thăm phố Hiến, được nếm nhãn ở đây ông đã phải kinh ngạc mà thốt lên rằng : Mỗi lần bỏ vào miệng thì trong răng lưỡi đã nảy ra vị thơm tựa như nước thánh trời cho. Đoạn văn tô đậm thêm ý nghĩa khẳng định Nhãn lồng Hưng Yên đúng là một sản vật vì nó là quà quý mà trời dành tặng cho người dân Hưng Yên chất phác, đôn hậu...
* GV yêu cầu HS theo dõi đoạn 3 và cho biết :
? Theo em ở đoạn 3 này có thể chia thành mấy phần nhỏ nữa ?
- Hai phần.
* GV yêu cầu HS theo dõi đoạn văn từ Nếu như nhãn lồng đến chung sức cứu người và cho biết :
? Nhãn và sen được tôn vinh là gì ?
Nhãn : Vương giả chi quả
Sen : Vương giả chi hoa
* GV : Như vậy, nhãn thì được coi là vua trong các loại quả (loại quả ngon nhất trong các loại quả), còn sen được coi là vua trong các loại hoa (loại hoa đẹp nhất trong các loại hoa).
* GV yêu cầu HS theo dõi đoạn văn và cho biết :
? Tác dụng của sen và nhãn được tác giả lần lượt kể ra trong phần đầu đoạn 3. Em hãy kể tên những tác dụng của sen và nhãn ?
- Tác dụng của nhãn : 
+ Nhãn đem bóc vỏ, sấy khô làm long nhãn- một vị thuốc quý ích trí : Dưỡng huyết an thần, trị các bệnh hay quên, đổ mồ hôi trộm và các chứng suy nhược.
+ Nhãn lồng tiến vua, đãi khách quý.
- Tác dụng của sen : Làm nhiều vị thuốc bổ
+ Thịt sen (liên nhục) : Chữa chứng mất ngủ, thần kinh suy giảm.
+ Tâm sen (liên tâm) : Chữa chứng suy tim.
+ Đài sen phơi khô sắc uống có tác dụng cầm máu.
+ Ngó sen (liên ngâu) : Dùng làm thuốc hạ nhiệt.
+ Sen làm mứt để các cô gái báo cáo họ hàng tìm được người quân tử làm bạn trăm năm.
? Ngoài những tác dụng của sen và nhãn mà tác giả nêu trên, em còn biết những tác dụng nào của sen và nhãn ?
? Tìm câu văn trong đoạn này nói lên sự kì ngộ của sen và nhãn dành cho người dân Hưng Yên ?
- Nếu nhãn lồng cho ta vị ngọt, mát thơm, đằm thắm chất đồng quê thì sen đem đến mùi thơm thanh tao, cao khiết của người quân tử.
- Nhãn lồng tiến vua đãi khách quý thì sen làm mứt để các cô gái làng báo cáo họ hàng vì đã chọn được người quân tử làm bạn trăm năm.
- Vì thế, hai thứ cây cùng do đất trời ban tặng quê tôi, vì có duyên kì ngộ nên cùng ra hoa trái mùa hè, cùng cho người phố Hiến vẻ thanh tao, lịch thiệp và cùng chung sức cứu người.
* GV chốt lại : Hai thứ sen và nhãn hợp duyên để cùng chung sức cứu người.
* GV yêu cầu HS theo dõi đoạn văn còn lại và cho biết : 
? Theo em ngoài sự hợp duyên đến kì lạ là tạo vẻ thanh tao, lịch thiệp và cùng chung sức cứu người thì sen và nhãn còn hợp duyên với nhau ở điểm nào nữa ?
- Sen nhãn hợp duyên tạo thành món ăn độc đáo trong bữa cơm sum họp gia đình.
 Thương chồng say nắng trưa hè
 Em về nấu vội bát chè hạt sen.
? ở đoạn văn này, tác giả đã chỉ rõ cách làm chè hạt sen long nhãn ra sao ?
- HS trình bày.
? Tác dụng của món ăn độc đáo này được tác giả đề cập tới ở đây là gì ?
- Xưa kia nó là món ăn vương giả dùng để dâng vua chúa, nó không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn là tác phẩm nghệ thuật ẩm thực nhờ sự tinh khéo, cẩn thận, tỉ mỉ của người đầu bếp.
* GV yêu cầu HS theo dõi đoạn văn từ Ngày nay đến hết và cho biết : 
? Theo em, ngày nay với công việc tất bật mà ở đây tác giả sử dụng là người phố Hiến tham công tiếc việc vì thế có ai còn nấu chè hạt sen long nhãn cầu kì như trước hay không ? và cái duyên của chè hạt sen long nhãn còn không ?
- Ngày nay với công việc tất bật ít ai nấu chè hạt sen cầu kì như trước. Nhưng tác giả nêu ra cách nấu chè hạt sen long nhãn bây giờ mặc dầu không cầu kì như trước nhưng vẫn giữ được rất nhiều mùi hương thanh tao của nhãn, mùi sen quê gần gũi, đằm thắm, độ giòn, ngọt thanh của quả quý, vị bùi ngậy chân chất từ đất bùn quê cho người ăn một cảm nhận khó tả về sự thanh lịch của người xứ nhãn.
* GV : Tóm lại cách nấu chè sen long nhãn không còn cầu kì như trước nhưng nhãn và sen vẫn quyện lấy nhau, giao hòa tình tứ bâng khuâng trong tâm thức tư duy phồn thực.
* GV yêu cầu HS theo dõi đoạn văn : Không hiểu đến hết và cho biết :
? Tác giả sử dụng kiểu câu văn gì và tác dụng của nó ?
- Không hiểu nghệ thuật nấu chè sen long nhãn từ phố Hiến mang lên kinh kì hay từ kinh kì trở về phố Hiến mà sau thành thú ẩm thực sành điệu của người dân Hà Nội.
- Câu hỏi tu từ ( Đây cũng...chăng ?) : Có ý khẳng định thêm duyên sen và nhãn tạo nên cái duyên một thời Thứ nhất kinh kì, thứ nhì phố Hiến.
* GV: Như vậy, tác giả khẳng định không hiểu nghệ thuật nấu chè hạt sen long nhãn của người phố Hiến hay của người Hà thành. Song giờ đây, nó lại trở thành thú ẩm thực sành điệu của người dân Hà Nội. Vì thế, có người gọi chè sen long nhãn ở Hưng Yên bây giờ là chè Tam tài.
 Như vậy, mỗi ngày có bao điều diễn ra quanh ta mà chúng ta cần tìm hiểu, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá đúng – sai, tốt – xấu để có cái nhìn hoàn thiện hơn. 
* GV chốt lại : Sen và nhãn hợp duyên tạo nên vẻ thanh tao, lịch thiệp của người dân phố Hiến, đồng thời nó còn chung sức cứu người, là món ăn độc đáo, bổ dưỡng vì thế người dân Hưng Yên bây giờ gọi nó là chè Tam tài nghĩa là chè do cơ duyên Đất, Trời và Người tác tạo.
? Nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng trong văn bản này là gì ?
- Tả, kể, bàn luận... về một hiện tượng của cuộc sống đời thường.
? Nội dung chính tác giả muốn nói tới là gì ?
* GV gọi HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
* GV hướng dẫn HS làm bài tập trong phần luyện tập.
* GV : Bài tập 4 : Yêu cầu HS về nhà làm.
HĐ 4 : Củng cố
GV chốt kiến thức cơ bản.
Theo em tình cảm nào mà người viết muốn lồng vào văn bản này ?
- Niềm yêu mến quê hương, đồng thời đó còn là niềm tự hào về những sản vật, những giá trị văn hóa của quê hương ngoài ra tác giả còn muốn gửi tới người đọc bức thông điệp : Hãy yêu mến, gìn giữ và phát huy những sản vật, những giá trị văn hóa của quê hương xứ nhãn.
HĐ 5 : Hướng dẫn về nhà.
Học bài cũ
Hoàn thành nốt bài tập
Chuẩn bị bài mới : Viết bài Tập làm văn số 7.
I. Đọc và tìm hiểu chung
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.
a. Đọc.
b. Chú thích : SGK
2. Tác phẩm.
- Báo Hưng Yên, số ra ngày 27/11/2009.
- Bố cục : 3 phần.
II. Phân tích.
1. Vẻ đẹp thanh tao, cao quý của sen.
- Phương thức kể, vận dụng ca dao, liệt kê, nhân hóa,...
- Vẻ đẹp của những đầm sen ở Hưng yên đồng thời nói lên vẻ đẹp thanh tao mà cao quý của sen nói chung.
2. Nhãn lồng Hưng Yên là quà quý trời cho.
- Phương thức kể, từ láy, hình ảnh so sánh, hình ảnh liên tưởng phong phú độc đáo cùng với biện pháp liệt kê, lời dẫn trực tiếp...
- Nhãn lồng là đặc sản của Hưng Yên và nó cũng là món quà quý mà trời ban cho người dân Hưng Yên.
3. Sen và nhãn hợp duyên tạo nên vẻ đẹp của đất trời phố Hiến.
- Sen và nhãn hợp duyên cho người phố Hiến vẻ thanh tao, lịch thiệp và cùng chung sức cứu người.
- Sen và nhãn hợp duyên tạo thành món ăn độc đáo, bổ dưỡng nhờ bàn tay tài hoa, khéo léo của người phố Hiến.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
2. Nội dung.
- Nhãn lồng là đặc sản của Hưng Yên. Chè sen long nhãn là món ăn bổ dưỡng, mát lành được làm từ bàn tay tài hoa, khéo léo của người phố Hiến.
* Luyện tập.
 -------------------------------------------------------------
Tuần 32
Tiết 123 + 124
 Soạn: 5 / 4 / 2012
 Dạy: / 4 / 2012
Viết bài tập làm văn số 7
Văn nghị luận
A- Mục tiêu cần đạt:
 Qua tiết viết bài, HS sẽ:
1- Kiến thức: 
- Học sinh vận dụng kĩ năng đưa các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả vào việc viết bài văn nghị luận chứng minh hoặc giải thích một vấn đề của xã hội.
- Tự đánh giá chính xác hơn trình độ tập làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để các bài tập làm văn sau đạt kết quả cao.
2- Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm văn nghị luận.
3- Thái độ: Nghiêm túc, trung thực, tự giác.
B- Chuẩn bị: 	 
1. Giáo viên: Soạn bài, sách tham khảo.
2. Học sinh : Chuẩn bị tốt kiến thức, giấy bút để làm bài viết. 
C- Tổ chức các hoạt động dạy và học: 
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ 1 : ổn định tổ chức
HĐ 2 : KT sự chuẩn bị của HS
HĐ 3 : Tổ chức dạy và học bài mới
Giới thiệu bài
Nội dung dạy học cụ thể
* GV phân HS làm đề chẵn, lẻ.
1- Yêu cầu: 
a. Kĩ năng: 
- HS biết làm văn nghị luận : Nghị luận giải thích và nghị luận chứng minh (có thể viết dưới dạng lời kêu gọi,  )
- Biết bài văn nghị luận có bố cục 3 phần rõ ràng, mạch lạc. Xác định đúng nhiệm vụ của từng và thể hiện rõ điều đó trong bài viết của mình.
- Biết lựa chọn, trình bày các luận điểm theo trình tự hợp lí
- Các luận điểm phải rõ ràng, mạch lạc song lại liên kết chặt chẽ, cùng làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Biết xây dựng các đoạn văn trình bày luận điểm theo cách quy nạp hoặc diễn dịch, biết đưa yếu tố biểu cảm, tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận.
b. Nội dung nghị luận: 
Đề 1 : Hãy nói không với việc sử dụng bao bì ni lông
Đề 2 : Hãy nói không với việc hút thuốc lá
( - Biết giải thích vì sao sử dụng bao bì ni lông / hút thuốc lá lại có hại.
- Biết nêu nguyên nhân của việc sử dụng tràn lan bao bì ni lông / hút thuốc lá.
- Có dẫn chứng tiêu biểu thuyết phục rằng sử dụng bao bì ni lông / hút thuốc lá là có hại.
- Biện pháp hạn chế và không sử dụng bao bì ni lông / hút thuốc lá.
c. Thái độ :
- Nghiêm túc, trung thực, tự giác, làm bài.
- Có nhận thức đúng đắn về các vấn đề trên.
2 – Thang điểm:
a – Về hình thức và kĩ năng ( 4 điểm ). Trong đó: 
+ Bố cục 3 phần rõ ràng: 1 điểm.
+ Diễn đạt lưu loát, trôi chảy: 0,5 điểm.
+ Viết câu đúng, dùng từ chính xác, không mắc lỗi chính tả: 0,5 điểm.
+ Chữ viết sạch đẹp, trình bày sáng sủa: 0,5 điểm.
+ Biết làm kiểu bài văn nghị luận xen yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm: 1,5 điểm.
2 – Về nội dung ( 6 điểm ). Trong đó:
a- Mở bài ( 1 điểm ).
+ Ngắn gọn.
+ Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận vào bài viết
b – Thân bài ( 4 điểm ). Trong đó: 
+ Giải thích rõ vấn đề. ( 1,5 điểm )
+ Chứng minh làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng cụ thể. ( 2,5 điểm )
c- Kết bài ( 1 điểm): Trong đó:
+ Khẳng định, nhấn mạnh lại vấn đề nghị luận
 ( 0,5 điểm )
+ KB có những sáng tạo riêng. ( 0,5 điểm )
HĐ 4 : Củng cố
GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra.
HĐ 5 : Hướng dẫn về nhà
Ôn lại những kiến thức đã học về văn nghị luận.
Chuẩn bị bài mới : Chữa lỗi diễn đạt (lỗi lô gic).
Đề bài: 
1- Đề chẵn:
 Hãy nói không với việc sử dụng bao bì ni lông.
2 - Đề chẵn:
Hãy nói không với việc hút thuốc lá.
Đã kiểm tra, ngày 6/4/2012
Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong trinh dia phuong van 8Cai duyen cuadatpho Hien.doc