Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 31 - Trường THCS Thạnh Hải

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 31 - Trường THCS Thạnh Hải

 Tuần 31. Tiết 113.

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố những kiến thức văn học ở học kì II.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa, phân tích, so sánh, lựa chọn, viết đoạn .

3. Thái độ :

- Phấn đấu hết khả năng để đạt kết quả cao nhất .

II. Chuẩn bị.

1. Giáo viên : Ra đề , đáp án.

2. Học sinh : Ôn tập kiến thức phần văn học, chuẩn bị giấy kiểm tra .

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .

 

doc 22 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 31 - Trường THCS Thạnh Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 31. Tiết 113.
Kiểm tra văn
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Ôân tập, củng cố những kiến thức văn học ở học kì II.
2. Kĩõ năng:
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hóa, phân tích, so sánh, lựa chọn, viết đoạn .
3. Thái độ :
- Phấn đấu hết khả năng để đạt kết quả cao nhất .
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Ra đề , đáp án.
2. Học sinh : Ôn tập kiến thức phần văn học, chuẩn bị giấy kiểm tra .
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt dộng của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động . (1’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế làm bài viết kiểm tra.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài .
Tiết học hôm nay ta đi vào kiểm tra phần Văn .
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tiến hành kiểm tra . (43’)
* Mục tiêu : 
Thực hiện đúng yêu cầu đề bài, rèn kĩ năng nhận dạng, phân tích, so sánh, lựa chọn.
1. Phát đề phần trắc nghiệm . 
2. Quan sát, theo dõi.
3. Thu phần trắc nghiệm.
4. Phát phần tự luận.
5. Quan sát, theo dõi.
6. Thu phần tự luận.
7. Kiểm tra số lượng, nhận xét.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (1’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học : “ Lựa chọn trật tự từ trong câu” theo câu hỏi định hướng sgk .
Nghe .
Nhận đề, thực hiện theo yêu cầu
Nộp bài.
Nhận phần tự luận, thực hiện theo yêu cầu.
Nộp bài.
Nghe.
Nghe.
TIÊU CHÍ RA ĐỀ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Nhớ rừng
Quê hương
Câu 3
Khi con tu hú
Tức cảnh Pác Bó
Câu 3
Câu12
Ngắm trăng
Câu 2
Đi đường
Câu 1
Chiếu dời đô
Câu 4
Câu 1
Hịch tướng sĩ
Câu 8
Câu 1
Nước Đại Việt ta
Câu 5
Câu10
Câu 6
Bàn luận về phép học
Câu 9
Câu11
Thuế máu
Câu 7
Câu 2
Đi bộ ngao du
Tổng số câu hỏi
8
4
2
1
Tổng số điểm
2
1
4
3
Tỉ lệ
20%
10%
40%
30%
Tổng cộng
Trắc nghiệm
30%
Tự luận
70%
ĐỀ KIỂM TRA VĂN
Môn : Ngữ văn – Lớp 8
Thời gian : 45 phút ( không kể thời gian giao đề )
Hướng dẫn : Phần trắc nghiệm học sinh làm bài trong vòng 15 phút, sau đó giáo viên thu bài, học sinh làm tiếp phần tự luận.
I. Trắc nghiệm ( 3 điểm ).
Trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách chọn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất , điền vào bảng đáp án phía dưới .
1. Hai bài thơ “ Ngắm trăng” và “ Đi đường” trong nguyên tác chữ Hán được viết theo thể thơ nào ? 
a. Thơ ngụ ngôn.
b. Thơ thất ngôn.
c. Thơ thất ngôn bát cú.
d. Thơ thất ngôn tứ tuyệt.
2. Hai câu thơ sau được tác giả sáng tạo bằng biện pháp tu từ nào ? 
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt 
Nguyệt tòng song khích khán thi gia 
a. Ẩn dụ.
b. So sánh.
c. Phép đối xứng và nhân hóa.
d. Hoán dụ.
3. Chủ đề bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” là gì ? 
Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng trong hoạt động bí mật đầy gian khổ khó khăn.
a. Sai. b. Đúng.
4. Lí Công Uẩn đã dời đô từ đâu tới đâu ? 
a. Hoa Lư -> Đại La. b. Cổ Loa -> Hoa Lư.
c. Cổ Loa -> Huế. d. Cổ Loa -> Đại La.
5. Ý nào nói đúng hoàn cảnh sáng tác và thời điểm công bố “ Bình Ngô đại cáo” ?
a. Sau khi đánh tan hai đạo viện binh của giặc Minh do Liễu Thăng và Mộc Thạnh cầm đầu kéo sang .
b. Sau khi Vương Thông xin giảng hòa.
c. sau khi hàng chục vạn tù, hàng binh của giặc được tha tội chết cho về Tàu.
d. Sau khi giặc Minh bị quét sạch ra khỏi đất nước, hòa bình được vãn hồi, Đại Việt giành được độc lập hoàn toàn ( cuối năm 1427 đầu năm 1428 ).
6. “ Bình Ngô đại cáo” được xem là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của Đại Việt . Vậy thì áng thơ văn nào được coi là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước ta ? 
a. Thuật hoài.
b. Hịch tướng sĩ.
c. Nam quốc sơn hà.
d. Tụng giá hoàn kinh sư.
7. Theo lời tổng kết của tác giả “ bản án chế độ thực dân Pháp” có bao nhiêu người dân thuộc địa đã chết trong cuộc chiến tranh phi nghĩa đó ?
a. Bảy vạn người. b. Tám vạn người.
c. Bảy mươi vạn người. d. Tám mươi vạn người. 
8. Câu văn trong “ Hịch tướng sĩ” là câu ngắn ( đoản cú ) hay câu dài ( trường cú ) lúc tác giả giải thích phân tích về tác hại của tinh thần mất cảnh giác , của thói cầu an hưởng lạc , về cái nhục bại trận , về cái vinh thắng trận ? 
a. Câu trường cú . b. Câu đoản cú .
9. “ Ngọc không mài không thành đồ vật , người không học không biết rõ đạo . Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy”. Nguyễn Thiếp nêu lên vấn đề gì ? 
a. Đi học để hiểu biết.
b. Đi học để biết chữ , biết đạo Thánh hiền.
c. Đi học để cầu danh lợi.
d. Đi học là học cái đạo ( đạo làm người ).
10. Trình tự lập luận trong đoạn trích “ Nước Đại Việt ta” là : 
a. Nguyên lí nhân nghĩa – Sức mạnh của nhân nghĩa và độc lập dân tộc – Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
b. Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt - Nguyên lí nhân nghĩa - Sức mạnh của nhân nghĩa và độc lập dân tộc.
c. Nguyên lí nhân nghĩa - Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt - Sức mạnh của nhân nghĩa và độc lập dân tộc.
d. Sức mạnh của nhân nghĩa và độc lập dân tộc - Nguyên lí nhân nghĩa - Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt .
11. Hoàn thành sơ đồ thể hiện lập luận của đoạn trích “ Bàn về phép học” .
Mục đích chân chính của việc học 
Hiệu quả, tác dụng
của việc học đúng đắn
12. Nối cụm từ ở cột A với cụm từ ở cột B để được những lời nhận định đúng cho bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” .
A
B
(1) Câu thơ đầu diễn tả 
a. một nếp sinh hoạt trong những hoàn cảnh đặc biệt .
b. niềm vui được sống giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước .
c. những vần thơ bình dị với một giọng hóm hỉnh , vui đùa .
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
II. Tự luận ( 7 điểm ) 
1. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa thể Hịch và thể Chiếu. ( 2 điểm ) 
2. Viết đoạn văn ( khoảng 7 - 8 câu ) nêu cảm nhận của em sau khi học xong văn bản “ Thuế máu” của Nguyễn Ái Quốc .( 2 điểm )
3. ( 3 điểm )
Viết đoạn văn phân tích những giá trị đặc sắc về hình ảnh thơ qua khổ thơ sau : 
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng 
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá 
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã .
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ....
 ( Quê hương – Tế Hanh )
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm. (3 điểm )
 Mỗi câu trả lời đúng đạt 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
d 
c 
b 
a 
d 
c 
b 
a 
d 
c 
Khẳng định chủ trương dạy học
(1)-a 
II. Tự luận ( 7 điểm )
1. ( 2 điểm ) 
Phân biệt sự khác nhau giữa thể Hịch và Chiếu :
- Hịch : được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- Chiếu : do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.
2. ( 2 điểm )
Đoạn văn bộc lộ cảm xúc chân thật , làm rõ nội dung tư tưởng vạch trần, lên án, đả kích chính quyền thực dân dùng thủ đoạn để biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong cuộc chiến tranh tàn khốc . Bộc lộ niềm cảm thông, xót thương đối với người dân xứ thuộc địa.
3. ( 3 điểm )
Đoạn văn phải làm nổi bật những hình ảnh dựng lên cả không gian và thời gian , tâm trạng phấn chấn của dân chài bơi thuyền ra khơi ; những hình ảnh so sánh, những từ ngữ mạnh mẽ diễn tả đầy ấn tượng khí thế dũng mãnh của con thuyền . Cảm nhận cuộc sống lao động bằng cả tâm hồn thiết tha gắn bó với làng quê của tác giả.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
............ 
...
......... 
......... 
š¯›
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 31. Tiết 114
 Lựa chọn trật tự từ trong câu
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Một số hiểu biết sơ giản về trật tự từ trong câu, khả năng thay đổi trật tự, hiệu quả diễn đạt của trật tự từ khác nhau.
2. Kĩõ năng:
- Vận dụng kĩ năng thay đổi trật tự từ để tăng hiệu quả .
3. Thái độ :
- Ý thức lựa chọn trật từ trong nói, viết cho phù hợp với yêu cầu phản ánh thực tế diễn tả tư tưởng, tình cảm bản thân.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sgk, sgv, bảng phụ .
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động . (2’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ. 
3. Giới thiệu bài.
 Khi nói cũng như khi viết, các kí hiệu ngôn ngữ bao giờ cũng xuất hiện tuần tự cái trước, cái sau, phát âm tiếng này rồi mới sang tiếng khác, viết chữ này rồi mới đến chữ kia, nói câu trước rồi đến câu sau. Trình tự sắp xếp các từ trong chuỗi lời nói được gọi là trật tự từ. Vậy để giúp các em hiểu sâu hơn về trật tự từ, cũng như một số tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ trong câu chúng ta sẽ đi sâu vào nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về sự thay đổi trật tự trong câu.(16’)
* Mục tiêu :
Nhận xét sự thay đổi trật tự từ trong câu khi diễn đạt, tác dụng, mục đích sử dụng.
1. Lệnh học sinh đọc phần trích.
2. Có thể thay đổi trật tự từ trong câu in đậm theo những cách nào mà không làm thay đổi ngữ nghĩa cơ bản của câu ?
3. Theo em vì sao tác giả chọn trật tự từ như trong đoạn trích ?
4. Hãy thử chọn một trật tự từ khác và nhận xét về tác dụng của sự thay  ... éc lại kiến thức.
Thảo luận xây dựng dàn bài.
Nghe.
Sửa chữa.
Nghe.
Đọc, sửa chữa.
Nộp bài.
Nghe.
 Đề : Từ bài “ Bàn luận về phép học” của La Sơn phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.
* Dàn bài:
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
II. Thân bài:
- Học là nhận biết kiến thức, hành là thực hành.
- Nắm được líù thuyết đi vào thực hành sẽ làm cho kiến thức lí thuyết được nhận thức lại, sâu hơn, bản chất hơn.
- Thực hành giúp cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn.
- Thực hành là rèn luyện các kĩ năng của tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, tính toán.
-Vì vậy nhất thiết phải kết hợp chặt chẽ học với hành thì sự học mới đầy đủ và vững chắc.
III. Kết bài:
Khẳng định lại tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.
* Nhận xét :
- Ưu điểm: Nội dung bài làm có kết cấu đầy đủ ba phần, diễn đạt khá trôi chảy, nội dung nghị luận khá rõ, biết sắp xếp hệ thống luận điểm hợp lí.
- Khuyết điểm: Một số bài làm của nội dung còn sơ sài, văn viết lủng củng dùng từ ngữ chưa phù hợp. Một số bài làm chưa sắp xếp hệ thống luận điểm chưa thật hợp lí. Một số bài làm chưa nắm kĩ yêu cầu đề, nội dung làm xa đề.
* Sửa chữa :
- Chính tả.
- Lỗi sắp xếp hệ thống luận điểm, luận cứ.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
Ngày soạn:..	 
Ngày dạy:.
 Tuần 31. Tiết 116
Tìm hiểu về các yếâu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
- Thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận, vì chúng có khả năng giúp người nghe ( người đọc ) nhận thức được nội dung nghị luận một cách dễ dàng, sáng tỏ hơn. 
2. Kĩõ năng:
- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận để sự nghị luận có thể đạt hiệu quả cao.
3. Thái độ :
- Vận dụng hợp lí các yếu tố miêu tả, tự sự vào bài văn nghị luận.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên : Sgk, sgv, bảng phụ.
2. Học sinh : Đọc, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên ở tiết trước.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Khởi động . (2’)
* Mục tiêu :
- Tạo hứng thú, tâm thế tìm hiểu bài mới.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài.
 Bên cạnh các yếu tố biểu cảm, trong bài nghị luận còn có hai yếu tố khác có thể và cần tham gia. Đó là yếu tố miêu tả và tự sự. Nhưng đây không phải là miêu tả và tự sự riêng biệt,riêng lẽ như trong hai kiểu văn bản này đã được học ở lớp 6. Vậy vai trò và đặc điểm riêng của hai yếu tố miêu tả và tự sự trong bài văn nghị luận như thế nào có gì khác với miêu tả, tự sự trong bài văn miêu tả, tự sự chúng ta đi sâu vào nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. (28’)
* Mục tiêu :
Xác định các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn nghị luận.
1. Lệnh học sinh đọc các phần trích.
2. Tìm những câu, đoạn thể hiện yếu tố tự sự, miêu tả trong hai đoạn trích trên ?
3. Vì sao không thể xếp cả hai đoạn trích trên là văn miêu tả hay tự sự ? 
4. Giả sử bỏ hết chi tiết kể về kiểu bắt lính tàn ác, tả cảnh khốn khổ của người bị bắt lính thì có ảnh hưởng gì đến lập luận của tác giả ?
5.Từ việc tìm hiểu trên em có nhận xét gì về vai trò của các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận?
6. Lệnh học sinh đọc đoạn văn 2.
7. Tìm những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản trên và cho biết tác dụng của chúng.
8. Vì sao tác giả không kể kĩ, đầy đủ toàn bộ hai truyện chàng Trăng và nàng Han mà chỉ kể, tả một số chi tiết, hình ảnh và hoàn toàn không kể chi tiết truyện Thánh Gióng ?
9. Từ việc tìm hiểu trên hãy cho biết khi đưa các yếu tố tự sự vào miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những gì ? Vì sao ?
10. Lệnh học sinh đọc toàn bộ phần ghi nhớ.
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành đạt các yêu cầu bài tập.(13’)
* Mục tiêu :
Xác định các yếu tố tự sự, miêu tả, tác dụng của chúng trong văn nghị luận.
11. Lệnh học sinh đọc bài tập 1.
12. Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận và cho biết tác dụng của chúng ?
13. Lệnh học sinh đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu bài tập 2.
Nhận xét, sửa chữa.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn công việc ở nhà . (2’)
* Mục tiêu:
Giúp học sinh có tâm thế, cách chuẩn bị bài ở nhà.
Chuẩn bị phần học : “ Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục” theo định hướng câu hỏi sgk.
+ Tìm tranh ảnh, tưởng tượng chi tiết phát họa hình ảnh sau khi đọc xong đoạn trích.
+ Tìm đọc trọn vẹn tác phẩm .
Nghe .
Đọc.
Xác định.
Các yếu tố tự sự, miêu tả : 
a. Vị chúa tỉnh .... ra lệnh cho bọn quan lại dưới quyền, trong một thời hạn nhất định ..... đi lính tình nguyện hoặc xì tiền ra .
b. Tấp nập đầu quân, không ngần ngại rời bỏ quê hương xiết bao trìu mến .... lính khố đỏ, khố xanh .... tốp thì bị xích tay điệu đi, tốp thì bị nhốt .... lính Pháp gác, lưỡi lê tuốt trần đạn lên nòng sẵn .... 
Trình bày.
Hai đoạn văn trên có nhiều yếu tố tự sự và miêu tả nhưng không thể gọi là văn tự sự hoặc miêu tả, vì các đoạn tự sự và miêu tả được sử dụng chỉ nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề tố cáo tội ác và sự lừa bịp của thực dân Pháp giữa lời nói và việc làm, hành động và thực tế của chúng trong cái gọi là chế độ lính tình nguyện. Các yếu tố tự sự và miêu tả trên không nhằm mục đích kể chuyện hay miêu tả đơn thuần mà nhằm làm sáng tỏ luận điểm để nghị luận.
Nhận xét.
Nếu bỏ đi những yếu tố tự sự và miêu tả trong hai đoạn văn, cả hai đoạn nghị luận trở nên khô khan mất đi vẻ sinh động, thuyết phục, hấp dẫn.
Nhận xét.
Đọc đoạn văn.
Xác định.
Nhận xét.
Hai truyện không được kể tả tất cả mà chỉ nhằm vào một số chi tiết hình ảnh tương đồng với truyện Thánh Gióng, vì :
+ Mục đích nghị luận.
+ Ít người biết cụ thể nội dung hai truyện. Không kể, tả người đọc không hình dung được sự gần gũi giống nhau như thế nào; điều đó dẫn đến luận điểm kém thuyết phục.
 Đối với truyện Thánh Gióng lại hoàn toàn không kể, tả vì truyện rất quen thuộc đối với đông đảo người dân Việt.
Trình bày.
Đọc.
Đọc.
Xác định.
Nhận xét, sửa chữa.
Đọc, xác định, thực hiện theo yêu cầu.
Nghe.
I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
1.Tìm hiểu các đoạn văn .
(1) Hai đoạn trích kể, tả về :
a. Thủ đoạn bắt lính.
b. Tả lại cảnh khổ sở của người bị bắt lính.
-> Mục đích vạch trần sự tàn bạo giả dối của thực dân trong cái gọi là “mộ lính tình nguyện ”.
-> Đoạn văn nghị luận : Tự sự, miêu tả chỉ là những yếu tố trong 2 đoạn văn trên.
=> Bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, có sức thuyết phục mạnh mẽ hơn .
(2) 
- Các yếu tố tự sự, miêu tả :
+ Truyện chàng Trăng : kể chuyện thụ thai, mẹ bỏ lên rừng chàng không nói không cười, cưỡi ngựa đá giết bạo chúa rồi biến vào mặt trăng, đêm đêm soi dòng thác bạc Pông-gơ-nhi.
+ Truyện nàng Han : Nàng Han liên kết người kinh, thêu cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc, đánh giặc ngoại xâm. Thắng trận hàng hoá thành tiên bay lên trời trên dãy núi Pu-keo vẫn còn những vũng, ao chi chít – những vết chân voi của nàng Han và người Kinh.
+ Truyện Thánh Gióng : Hoàn toàn không kể, tả .
- Tác dụng của các yếu tố tự sự và miêu tả : làm rõ luận điểm sự gần gũi giống nhau giữa các truyện anh hùng ở miền núi có nhiều nét giống với truyện Thánh Gióng miền xuôi.
=> Các yếu tố tự sự, miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.
2. Ghi nhớ.
II. Luyện tập.
1. Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn và cho biết tác dụng.
- Yếu tố tự sự : 
Sắp trung thu.
Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ .
Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bắt vô cớ, chỉ là một xâu những vật lỉnh khỉnh .... đáng ghét của bộ mặt nhà giam.
Phải đi ra với đêm, phải tắm mình trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ ...
- Yếu tố miêu tả : 
Trời xứ bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng. Đêm nay trăng sáng quá chừng . Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ ...... 
Đêm nay rất dẹp, rạo rực bao nỗi niềm, cầm lòng không đậu, người tù phải thốt lên .....
Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, muốn giãi bày, bộc lộ .... 
- Tác dụng : 
+Yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và tâm trạng của nhà thơ.
+Yếu tố miêu tả làm cho người đọc như trông thấy trước mắt khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của người tù thi sĩ, bên trong sự im lặng có chứa đựng biết bao tình cảm dạt dào trước trăng trước đêm, trước cái lạnh cái đẹp.
=> Khắc họa cụ thể hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Vọng nguyệt và tâm trạng của người tù được thể hiện trong bài thơ . Gợi sự đồn cảm và tưởng tượng của người đọc .
2. 
- Cần sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả khi cần làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao, vì :
+ Cần thiết gợi lại vẻ đẹp của sen trong đầm, trong khi phân tích vẻ đẹp của sen trong bài ca dao.
+ Cần thiết nêu một vài kỉ niệm về ngắm cảnh đầm sen, chèo thuyền hái sen giữa trưa, chiều hè để càng thấy vẻ đẹp dân dã của sentrong đầm ở Việt Nam được thể hiện trong bài ca dao.
* Nhận xét – Rút kinh nghiệm .
........ 
š¯›

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 31(2).doc