Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 3 - Trường THCS Tiên Tân

Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 3 - Trường THCS Tiên Tân

Tuần 2:

Tiết 8: Bố cục của văn bản

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Giúp HS nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp nội dung phần thân bài.

- Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh , ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức người đọc.

2. Thái độ:

- Hình thành thái độ nghiêm túc khi xác định bố cục văn bản.

3. Kỹ năng:

- Biết sắp xếp các đoạn văn theo bố cục nhất định.

- Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản.

B. Chuẩn bị.

- GV : Soạn giáo án, bảng phụ.

- HS : Đọc, trả lời câu hỏi.

C. Các hoạt động dạy học

 I. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.

II. Kiểm tra bài cũ:

- Vì sao trong văn bản cần có tính thống nhất về chủ đề? Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở những phương diện nào?

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn 8 - Tuần 3 - Trường THCS Tiên Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2:
Ngày soạn: 26/08/2010
Ngày dạy: 01/09/2010
Tiết 8:
 Bố cục của văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Giúp HS nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp nội dung phần thân bài.
Biết xây dựng bố cục văn bản mạch lạc, phù hợp với đối tượng phản ánh , ý đồ giao tiếp của người viết và nhận thức người đọc.
2. Thái độ:
Hình thành thái độ nghiêm túc khi xác định bố cục văn bản.
3. Kỹ năng:
Biết sắp xếp các đoạn văn theo bố cục nhất định.
Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu văn bản.
B. Chuẩn bị.
GV : Soạn giáo án, bảng phụ.
HS : Đọc, trả lời câu hỏi.
C. Các hoạt động dạy học
 I. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ:
Vì sao trong văn bản cần có tính thống nhất về chủ đề? Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở những phương diện nào?
III. Bài mới. 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS lĩnh hội kiến thức mới.
Phương pháp: thuyết trình.
Thời gian: 2"
Bố cục của văn bản rất quan trọng nhờ đó người đọc nắm bắt nội dung, tư tưởng của văn bản. Vậy bố cục của văn bản cần những yêu cầu gì.
Hoạt động của thầy - trò
Mục tiêu cần đạt
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Mục tiêu cần đạt: nắm được bố cục của văn bản, đặc biệt là cách sắp xếp nội dung phần thân bài.
Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận....
Thời gian: 15"
Hãy nhắc lại một văn bản thường có bố cục như thế nào?
- 3 phần.
Đọc văn bản “Người thầy đạo cao đức trọng” và cho biết giới hạn và ND từng phần?
3 phần: MB – TB – KB.
- MB: GT Khái quát về thầy Chu Văn An.
- TB: Làm rõ 2 điều ở thầy
 Người tài giỏi.
 Tính tình.
- KB: Tình cảm của mọi người.
Phân tích mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên?
- Giữa các phần trong văn bản luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, phần trước là tiêu đề cho phần sau, phần sau là sự tiếp nối của phần trước.
Các phần đều tập trung làm nổi bật chủ đề gì của văn bản?
- Chủ đề văn bản: Người thầy đạo cao đức trọng.
Qua sự phân tích trên em hãy cho biết bố cục của văn bản gồm mấy phần?
- 3 phần.
Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần trong VB có quan hệ với nhau ntn?
=> Chuyển sang P2: Phần TB là phần phức tạp nhất, được tổ chức theo nhiều kiểu khác nhau. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số cách thức sắp xếp ND phần TB.
Đọc mục II
Phần TB của VB Tôi đi học kể về những sự kiện nào?
- Kể về tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong ngày tựu trường đầu tiên.
Các sự kiện trên được sắp xếp theo trình tự nào?
 - Trình tự thời gian.
Hãy nêu cụ thể?
- Theo trình tự thời gian: cái gì xảy ra trước viết trước, cái gì xảy ra sau viết sau.
+ Mẹ đưa đến trường.
+ Vào sân trường.
+ Trong lớp học.
GV: Các sự kiện được sắp xếp theo dòng hồi tưởng đồng hiện dòng liên tưởng.
GV: Trong Vb Trong lòng mẹ Nguyên Hồng chủ yếu trình bày tâm trạng của bé Hồng.
Hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng bé Hồng?
- Theo thời gian và diễn biến tâm trạng.
+ Tâm trạng Hồng khi nói chuyện với cô.
+ Tâm trạng Hồng khi gặp mẹ
ở bài Người thầy đạo cao đức trọng các ý được sắp xếp như thế nào?
- Theo ý cần chứng minh
+ ý 1: Đạo cao (giỏi)
+ ý 2: Đức trọng (Cứng cỏi, không màng danh lợi)
Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào?
a. Tả người, vật, con vật:
- Theo thời gian: từ xa -gần (ngược lại)
- Thời gian: QK-HT, đồng hiện.
- Ngoại hình: quan hệ, cảm xúc (ngược lại)
b. Tả phong cảnh
- Kgian: rộng-hep, xa - gần, cao - thấp.
- Ngoại cảnh: cảm xúc, ngược lại...
Qua việc phân tích các VD trên các em hãy cho biết:
- Việc sắp xếp ND phân TB tùy theo yếu tố nào?
- Các ý trong phần TB cần được sắp theo trình tự nào?
G: NX khái quát.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu cần đạt: Vận dụng kiến thức đã học về bố cục của văn bản để làm bài tập đạt hiệu quả.
Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, thảo luận....
Thời gian: 15’
Đọc bài 1
Tìm chủ đề của 3 đoạn văn?
Các ý trong mỗi ĐV được trình bày ntn?
- Cảnh sân chim ở Nam Bộ.
- Cảnh Ba Vì.
- Cuộc sống của dân tộc ta qua truyện cổ tích.
Đọc bài 2
Những phản ứng tâm lí của Hồng khi nghe bà cô nói chuyện về mẹ ntn?
Những cảm giác cực điểm khi đột ngột gặp lại mẹ và được mẹ yêu thương trong lòng?
- Trả lời.
I. Bố cục của văn bản
1. Ví dụ:
Người thầy đạo cao đức trọng.
Bố cục gồm 3 phần:
Giới thiệu ông Chu Văn An
Công lao, uy tín, tính cách.
Tình cảm của mọi người với thầy Chu Văn An.
2. Nhận xét
 Bố cục của 1 văn bản gồm có 3 phần.
- MB: Nêu chủ đề VB
- TB: Trình bày các khía cạnh của chủ đề.
- KB: Tổng kết chủ đề VB. 
* Các phần này có quan hệ chặt chẽ với nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản đó.
II. Cách bố trí, sắp xếp các ý phần thân bài của văn bản
1.Ví dụ
VB: Tôi đi học
- Kể về tâm trạng, cảm giác của nhân vật tôi trong ngày tựu trường đầu tiên.
- Trình tự kể:
+ Theo dòng hồi tưởng
+ Theo sự liên tưởng.
VB: Trong lòng mẹ:
Diễn biến tâm trạng nhân vật Hồng
Khi trò chuyện với bà cô: yêu thương mẹ - căm ghét cổ tục.
Khi trong lòng mẹ: vui mừng, hạnh phúc...
2. Nhận xét
- Việc sắp xếp ND phần TB túy thuộc vào kiểu VB, chủ đề, ý đồ giao tiếp.
- Các phần TB được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian.
* Ghi nhớ: Sgk/25
III. Luyện tập
1. Bài 1/26
a. Theo không gian:
- Giới thiệu đàn chim từ xa đến gần
- Miêu tả đàn chim bằng q/sát mắt thấy tai nghe.
- Xen lẫn miêu tả là cảm xúc, những liên tưởng, so sánh.
=> ấn tượng về đàn chim.
b. Theo không gian hẹp: Miêu tả trực tiếp Ba Vì.
-Theo không gian rộng: Miêu tả Ba Vì trong mối quan hệ hài hoà với các sự vật xung quanh nó.
c. Bàn về mối quan hệ giữa sự thật lịch sử và các truyền thống.
2. Bài 2/26
* Khi trò chuyện với bà cô.
* Khi gặp mẹ và ở trong lòng mẹ.
IV. Củng cố – Dặn dò:
Nhắc lại bố cục.
Nhắc lại bố cục VB? Khi sắp xếp các ý trong phần thân bài cần chú ý điều gì?
Học bài, làm bài 3 và PT BCVB "Rừng cọ quê tôi"- SGK/13.
Soạn: Tức nước vỡ bờ.
Tuần 3:
Ngày soạn: 
04/09/2010
Ngày dạy: 
/09/2010
Tiết 9:
 Đọc - Hiểu văn bản
 Tức nước vỡ bờ
 Trích“ Tắt đèn” - Ngô Tất Tố 
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Qua đoạn trích giúp HS hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội bất nhân, dưới chế độ cũ, thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng của những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức - có đấu tranh.
Thấy được bút pháp hiện thực trong nghệ thuật viết văn của Ngô Tất Tố.
2. Thái độ:
Giáo dục ý thức đấu tranh với những bất công của xã hội, cảm thông với nỗi khổ của người nông dân.
3. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng đọc - hiểu một đoạn trích tác phẩm truyện hiện đại.
B. Chuẩn bị:
GV: Soạn giáo án.
HS: Đọc văn bản và soạn bài.
C.Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:	
II. Kiểm tra bài cũ:
Nhân vật bà cô trong đoạn trích “ Trong lòng mẹ” là người như thế nào ? 
Tình cảm của Hồng giành cho mẹ thể hiện như thế nào ?
III. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS lĩnh hội kiến thức mới.
Phương pháp: thuyết trình.
Thời gian: 2"
Giới thiệu: Ngô Tất Tố là nhà văn hiện thực xuất sắc với tiểu thuyết Tắt đèn – một thiên tiểu thuyết hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể coi là kiệt tác. Một trong những nét thành công của tác phẩm là đã thể hiện sự tàn ác, dã man của giai cấp thống trị và sức phản kháng mạnh mẽ của người nông dân. Đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” đã thể hiện rõ điều ấy.
Hoạt động của thầy - trò
Mục tiêu cần đạt
Hoạt động 2: Giới thiệu chung
- Mục tiêu: Thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.
- Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình.
- Thời gian: 15"
Theo dõi chú thích * SGK/31,32
Hãy trình bày những nét chính về tác giả?
G: NTT là người rất chịu khó học tập, nhờ thế từ một nhà nho ông đã trở thành một nhà báo, một nhà văn hiện thực, một nhà nghiên cứu, dịch thuật có tài.Với sự nghiệp văn học lớn: tiểu thuyết, phóng sự, dịch thuật
Nêu hiểu biết của em về văn bản?
 - Hs trả lời.
Hướng dẫn đọc: Chú ý ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật: Cai lệ và ngời nhà lí trởng đọc giọng hách dịch. Chị Dậu lúc đầu nhẫn nhịn, sau phản kháng mạnh mẽ.
GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp.
GV nhận xét cách đọc của HS.
Phần chú thích lưu ý HS đọc SGK.
Sau khi đọc đoạn trích hãy cho biết văn bản có mấy tuyến nhân vật?
- 2 tuyến nhân vật:
+ Cai lệ , người nhà lí trưởng (g/c thống trị).
+ Chị Dậu, anhDậu, bà lão hàng xóm (g/c bị trị)
Từ đó em hãy cho biết nhân vật trung tâm của đoạn trích này là ai?
- N/v chính: Chị Dậu.
Câu chuyện xoay quanh những sự việc chính nào? Hãy tách đoạn văn tương ứng với các sự việc đó?
- 2 sự việc:
+ Đầu ... ngon miệng không?
 -->Tình thế gia đình chị Dậu.
+ Còn lại
--> Cuộc đối đầu với bọn cai lệ.
Hoạt động 3: Đọc - Hiểu văn bản
- Mục tiêu cần đạt: hiểu được cảnh ngộ cơ cực của người nông dân trong xã hội bất nhân, dưới chế độ cũ, thấy được sức phản kháng mãnh liệt, tiềm tàng của những người nông dân hiền lành và quy luật của cuộc sống: có áp bức - có đấu tranh.
- Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận....
- Thời gian: 25"
Theo dõi phần tóm tắt cốt truyện trong SGK và ND VB hãy cho biết chị Dậu đang trong hoàn cảnh nào?
- Đàn con nheo nhóc
- Anh Dậu bị đánh đạp vì thiếu sưu người rũ ra như 1 cái xác ...
- Chị Dậu nấu cháo múc lên cho chồng ăn.
GV: Tất cả cảnh ấy diễn ra trong không khí ngột ngạt, trong âm thanh hối thúc giục giã của tiếng trống và tiếng tù và.
Em có nhận xét gì về tình cảnh của chị Dậu?
- Đáng thương.
- Thê thảm.
GV: Trong khi chị Dậu đang rón rén bưng bát cháo đến bên chồng, dịu dàng an ủi chồng ăn cháo. Anh Dậu vừa bưng bát cháo lên miệng thị cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập kéo vào.Và cuộc đối thoại, đối đầu của cai lệ và chị Dậu bắt đầu diễn ra.
Em hãy cho biết cai lệ là ai?
- Là viên cai chỉ huy 1 tốp lính, là tay sai của g/c thống trị.
Cai lệ có mặt ở làng Đông Xá với vai trò gì?
- Giúp lí trưởng tróc thuế những nhà nghèo chưa nộp đủ sưu.
Em hiểu sưu thuế nghĩa là gì?
- Chú thích SGK.
Sự xuất hiện của tên cai lệ và người nhà lí trưởng được miêu tả qua chi tiết nào?
- Sầm sập tiến vào với roi song, tay thước, dây thừng.
Qua chi tiết đó ta thấy thái độ gì của bọn tay sai này?
- Hùng hổ, ra oai đầy uy lực của những công cụ bắt trói người.
GV: Trong đám này qua cuộc đối thoại ta thấy nhân vật cai lệ đóng vai trò chủ yếu.
- Tự đọc lại đoạn trích.
Cai lệ và người nhà lí trưởng có thái độ ntn với vợ chồng chị Dậu?
- Gõ đầu roi xuống đất, thét...
- trợn ngược hai mắt quát.
- giọng hầm hè
- Giật phắt, chạy sầm sập, nhảy vào trói.
- bích, tát bốp vào mặt chị Dậu.
GV: Tên cai lệ là 1 tên tay sai chuyên làm nghề đánh, trói, đàn áp người 1 cách chuyen nghiệp. Ngôn ngữ: quát, thét, hầm hè như thú dữ. Khi chị Dậu đề nghị hắn trợn ngược hai mắ ... : đấu lý và đấu lực.
Hãy tìm những chi tiết diễn tả cuộc đấu lí của chị Dậu?
- Xám mặt: tôi ...ông.
- Nghiến hai hàm răng "mày.... xem".
Em có nhận xét gì về lời nói, cử chỉ của chị Dậu?
- chị thay đổi cách xưng hô ngang hàng với chúng --> bề trên --> thách thức.
Dúng lí lẽ không xong chị quay sang đấu lực với chúng. Hãy tìm những từ ngữ miêu tả hành động của chị Dậu?
- Túm cổ tên cai lệ ấn dúi ra cửa.
- Túm tóc tên người nhà lí trưởng lẳng cho một cái ngã nhào ra thềm.
Chi tiết trên thể hiện thái độ gì?
- Chống trả quyết liệt.
- Đánh trả mạnh mẽ.
Do đâu mà chị Dậu lại có sức mạnh phi thường khi quật ngã hai tên tay sai như vậy?
- Do căm hờn, uất ức quá mức.
- Do bị đàn áp quá, bị dồn vào bước đường cùng.
G: Chị Dậu có sức mạnh to lớn vì đó là sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không chịu được nữa. Sức mạnh đó xuất phát từ tình yêu thương chồng tha thiết. Và hành động dã man của tên cai lệ đã trực tiếp làm cho sức chịu đựng của chị Dậu quá mức.
Kết quả của cuộc đấu lực đó ntn?
- Hai tên tay sai bị quật ngã, đứa bị ấn dúi ra cửa ngã chỏng quèo trên mặt đất, đứa thị bị túm tóc lẳng cho một cái nhã nhào ra thềm.
G: Lúc mới xông vào chúng hung tợn bao nhiêu thì giờ đây chúng hài hước, thảm hại bấy nhiêu. Khi anh Dậu can ngăn thị chị Dạu đã nói "thà ngồi tù... không chịu được".
Hình ảnh chị Dậu tiêu biểu cho tầng lớp nào trong xã hội PK trước CMT8?
GV: Đoạn văn như một màn bi hài kịch diễn ra căng thẳng đầy kịch tính. Chị Dậu được miêu tả rất cụ thể, chân thực, sinh động. Đó là điển hỉnh của người phụ nữ Việt Nam trong XHPK. Hình ảnh của chị là tự phát nhưng đã đưa chị lên một tầm cao mới.
Hoạt động 4: Tổng kết - Luyện tập
- Mục tiêu cần đạt: Khái quát được những đặc sắc về ND, NT của văn bản. Vận dụng vào làm bài tập.
- Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình.
- Thời gian: 5"
Em hãy khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật của văn bản "Tức nước vỡ bờ'?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Thể hiện chính xác quá trình diễn biến tâm lý nhân vật.
Đọc văn bản Tức nước vỡ bờ em hiểu gì về số phận, phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ? Qua nhân vật chị Dậu tác giả đã khẳng định quy luật nào trong xã hội?
- Yêu thương chồng.
- Phản kháng mãnh liệt.
- Quy luật: có áp bức có đấu tranh.
Đọc ghi nhớ 
Nhà văn Nguyễn Tuân có nhận xét rằng "Với tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố đã xui người nông dân nổi loạn'. Em hiểu nhận định này ntn?
Nhận xét thái độ của NTT?
- Lên án.
- Cảm thông
- Cổ vũ, ngợi ca những người nông dân.
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Ngô Tất Tố (1893 - 1954).
- Là nhà báo, học giả, dịch giả và là cây bút xuất sắc của văn học hiện thực phê phán. Với sự nghiệp văn học lớn: tiểu thuyết, phóng sự, dịch thuật
2. Văn bản
- Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của NTT phản ánh hiện thực XH nông thôn VN trước CM. 
- Tức nước vỡ bờ trích từ tác phẩm đó.
3. Đọc
4. Chú thích
5. Bố cục
- 2 sự việc:
+ Đầu ... ngon miệng không?
 -->Tình thế gia đình chị Dậu.
+ Còn lại
--> Cuộc đối đầu với bọn cai lệ.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tình thế của gia đình chị Dậu:
- Căng thẳng, nguy cấp, thê thảm, đáng thương.
2. Cuộc đối đầu giữa chị Dậu và cai lệ:
a. Nhân vật cai lệ
- Là tên tay sai hống hách, ác ôn, thô bạo, tàn ác không có tình người.
--> Hiện thân của bộ máy cai trị phong kiến bất nhân.
b. Nhân vật chị Dậu
- Rất yêu thương chồng.
- Nhẫn nhục van xin cho chồng.
* Đấu lí với bọn chúng bằng việc thay đổi cách xưng hô.
--> Thái độ căm giận cao độ.
* Đấu lực
--> Phản kháng mạnh mẽ, quyết liệt.
- Chị Dậu tiêu biểu cho người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng. 
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- PT tự sự xen miêu tả và biểu cảm.
- Khắc hoạ nhân vật rõ nét, đặc sắc
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật hợp lô gíc.
2. Nội dung
- Tố cáo bộ mặt tàn ác của bọn tay sai trong XH cũ.
- Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của ngời phụ nữ nông thôn VN.
* Ghi nhớ: SGK/33
IV. Luyện tập
IV. Củng cố - Dặn dò:
Học thuộc đoạn trích phần tóm tắt, ghi nhớ.
Đóng vai nhân vật chị Dậu kể lại đối đầu với tên cai lệ và người nhà lí trưởng.
Soạn: Xây dựng đoạn văn trong văn bản.
Tuần 3:
Ngày soạn: 
04/09/2010
Ngày dạy: 
/09/2010
Tiết 10:
 Xây dựng đoạn văn trong văn bản 
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
HS nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung đoạn văn.
2. Kỹ năng:
Vận dụng các kiến thức đã học viết đoạn văn theo yêu cầu.
Rèn kỹ năng viết các đoạn văn mạch lạc đủ làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
B. Chuẩn bị:
GV: Soạn giáo án, bảng phụ.
HS: Đọc trước và soạn bài.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là chủ đề của văn bản? Tính thống nhất chủ đề của văn bản là gì?
III. Bài mới: 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS lĩnh hội kiến thức mới.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2"
 ở lớp 7 các em đã học cách viết đoạn văn trong văn bản miêu tả, tự sự, nghị luận. Giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu đoạn văn tự sự.
Hoạt động của thầy và trò
Mục tiêu cần đạt
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Mục tiêu cần đạt: nắm được các khái niệm đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
- Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề, thảo luận....
- Thời gian: 15"
GV gọi HS đọc văn bản "Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn".
Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý viết thành mấy đoạn? Văn bản gồm mấy đoạn văn?
- 2 ý: Mỗi ý viết thành 1 đoạn.
Dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn?
- Viết hoa đầu dòng, dấu chấm xuống dòng
Qua ví dụ trên, em hiểu thế nào là đoạn văn? Có tác dụng ntn?
GV nhận xét, bổ sung, kết luận.
Gọi HS đọc văn bản phần I.
Trong 2 đoạn văn trên tác giả nói đến ai? Nói đến điều gì?
- Nói đến NTT và Tắt đèn – 1 tác phẩm tiêu biểu của ông.
Để diễn đạt không bị lặp từ tác giả thay thế các từ đó bằng từ nào?
- NTT= ông = NVăn
- Tắt đèn = tác phẩm.
Những từ ngữ nào có tác dụng gì?
- Duy trì đối tượng. 
Những từ ngữ này người ta gọi là từ ngữ chủ đề. Vậy theo em thế nào là từ ngữ chủ đề?
GV khái quát. 
Chú ý vào đoạn 2.
Trong đoạn văn đó câu nào mang ý khái quát của cả đoạn? Mối quan hệ của câu đó với những câu khác trong đoạn?
- Tắt đèn là ... NTT à Câu then chốt.
- Câu đứng sau triển khai diễn giải cụ thể ý của câu chủ đề.
GV: Trình bày nội dung đoạn văn bằng cách câu then chốt đứng đầu đoạn văn, các câu còn lại triển khai ý của câu 1à diễn dịch.
Người ta gọi đó là câu chủ đề, em hiểu thế nào là câu chủ đề? Chúng đóng vai trò gì trong văn bản?
- Hs trả lời.
Yêu cầu HS quan sát các đoạn văn SGK.
Đoạn văn 1 có câu chủ đề không?
- Không có câu chủ đề
Yếu tố nào duy trì đối tượng?
- Từ ngữ chủ đề.
Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn đó ntn? 
- Quan hệ bình đẳng.
G: Mỗi câu văn giới thiệu một nét lí lịch về nhà văn. Nội dung đoạn văn được triển khai theo thứ tự: họ tên, năm sinh, năm mất, quê quán, xuất thân à đóng góp của ông trước cách mạng, sau cách mạng.
à Đó là cách trình bày đoạn văn theo cách song hành.
Hãy tìm câu chủ đề ở đoạn 2. Nó nằm ở vị trí nào?
 - Đứng ở đầu đoạn.
Các câu còn lại có quan hệ như thế nào với câu chủ đề? 
- Các câu còn lại triển khai ý câu chủ đề.
=> Cách viết như vậy gọi là đoạn diễn dịch.
Đoạn văn b câu chủ đề nằm ở vị trí nào? 
- Đoạn b:câu chủ đề nằm cuối đoạn, các câu phía trước triển khai làm sáng rõ chủ đề.
 Có gì khác so với đoạn a? 
- đoạn a:câu chủ đề nằm đầu đoạn.
à Viết như đoạn b gọi là cách viết quy nạp.
Như vậy có mấy cách viết đoạn văn?
- Có 3 cách viết đoạn văn
Hãy trình bày thế nào là đoạn văn song hành, diễn dịch, quy nạp?
- Song hành.
- Diễn dịch.
- Quy nạp.
GV nhận xét, khái quát.
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Mục tiêu cần đạt: Vận dụng kiến thức đã học về bố cục của văn bản để làm bài tập đạt hiệu quả.
- Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình, thảo luận....
- Thời gian: 15"
Đọc và xác định yêu cầu bài 1.
Văn bản sau có thể chia làm mấy ý? Mỗi ý được diễn đạt bằng mấy đoạn văn?
HS trình bày.
GV Nhận xét.
Đọc bài 2
Phân tích cách trình bày nội dung trong những đoạn văn đã cho?
Chia lớp làm 6 nhóm, 2 nhóm = 1ý tiến hành thảo luận.
Các nhóm trình bày.
NX, KL.
I. Thế nào là đoạn văn?
1. Ví dụ:
- Văn bản gồm 2 ý = 2 đoạn văn.
- Dấu hiệu 1 đoạn văn
+ Viết hoa lùi đầu dòng.
+ Dấu chấm xuống dòng.
2. Nhận xét:
- Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản.
- ND: Mỗi đoạn diễn đạt 1 ý tương đối hoàn chỉnh.
- HT: Viết hoa lùi đầu dòng, dấu chấm xuống dòng.
II. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong văn bản:
1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề của đoạn văn:
a. Từ ngữ chủ đề
- Từ ngữ có tác dụng làm đề mục hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần -> duy trì đối tượng.
b.Câu chủ đề: 
- Mang nội dung khái quát.
- Lời lẽ ngắn gọn đủ 2 thành phần, thường đứng đầu hoặc cuối.
2. Cách trình bày nội dung đoạn văn
a. Ví dụ;
b. Nhận xét:
Có 3 cách viết đoạn văn:
- Song hành
- Diễn dịch
- Quy nạp
*Ghi nhớ: SGK/36
III. Luyện tập
1. Bài tập 1/36
- Văn bản gồm 2 ý mỗi ý diễn đạt 1 đoạn văn.
2. Bài tập 2/36
- Diễn dịch.
- Song hành
- Song hành
IV. Củng cố – Dặn dò:
Khái quát lại kiến thức bài học.
Học bài, làm BT 3,4.
Chuẩn bị viết bài TLV 2 tiết.
Tuần 3:
Ngày soạn: 
/09/2010
Ngày dạy: 
/09/2010
Tiết 11-12:
 Viết bài tập làm văn số 1
A. Mục tiêu bài học:
Ôn lại kiểu bài tự sự đã học ở lớp 6 và có kết hợp với kiểu bài biểu cảm đã học ở lớp 7.
Luyện tập viết bài văn, đoạn văn.
B. Chuẩn bị:
GV: ra đề, đáp án.
HS: chuẩn bị kiến thức, vở tập làm văn.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
II.1. Đề bài:
 Dựa vào văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh em hãy kể lại những kỷ niệm ngày đầu tiên đi học của bản thân mình. (10 điểm)
II.2. Một số yêu cầu:
1. Ngôi kể; 1 hoặc 3
2. Trình tự:
Theo thời gian, không gian.
Theo diễn biến sự việc.
Theo diễn biến tâm trạng.
3. Xác định cấu trúc văn bản.
Gồm 3 phần: Mở, Thân, Kết.
Dự định phân đoạn phần thân bài.
Cách trình bày đoạn văn.
* Yêu cầu nội dung, hình thức và biểu điểm.
4. Thực hiện 4 bước tạo lập văn bản.
II.3. Dàn ý và biểu điểm
1. Mở bài: (1,5 điểm)
Nêu được kỷ niệm, cảm xúc của mình.
2. Thân bài: (6 điểm)
Ngày đầu tiên em đi học có tâm trạng, cảm xúc gì?
Tâm trạng, cảm xúc ấy thể hiện ntn?
+ Trên đường đi học.
+ Trên sân trường.
+ Trong lớp học.
(có thể chỉ kể 1 trong 3 tâm trạng trên).
3. Kết bài: (1,5 điểm)
ấn tượng, cảm xúc trong ngày đầu tiên đi học.
* Hình thức: (1 điểm)
Có bố cục 3 phần.
Biết cách dựng đoạn và liên kết đoạn trong bài làm.
Viết có cảm xúc, không sai lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
III. Củng cố - Dặn dò: 
Gv nhận xét giờ làm bài.
Thu bài chấm.
Học và làm bài tập.
Soạn bài " Lão Hạc".

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 8Tuan 3.doc