Giáo án Ngữ văn 8 tuần 29 - Trường THCS Phúc Sơn

Giáo án Ngữ văn 8 tuần 29 - Trường THCS Phúc Sơn

Tiết 113

KIỂM TRA VĂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

 Giúp HS

 Ôn và củng cố kiến thức văn học ở chương trình học kỳ II lớp 8.

2. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng ghi nhớ và cảm thụ tác phẩm văn học

3. Thái độ:

 Cảm nhận thơ văn, yêu thơ văn

II. Chuẩn bị của GV và HS:

 - GV: Ra đề, đáp án, biểu điểm

 - HS:Ôn tập các tác phẩm văn học đã học ở kì II

III. Tiến trình dạy học

 A. MA TRẬN

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 888Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 tuần 29 - Trường THCS Phúc Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 113
Kiểm tra văn
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
 Giúp HS
 Ôn và củng cố kiến thức văn học ở chương trình học kỳ II lớp 8.
2. Kĩ năng: 
 Rèn kĩ năng ghi nhớ và cảm thụ tác phẩm văn học
3. Thái độ:
 Cảm nhận thơ văn, yêu thơ văn 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
	- GV: Ra đề, đáp án, biểu điểm
	- HS:Ôn tập các tác phẩm văn học đã học ở kì II
III. Tiến trình dạy học
	a. Ma trận
Mức độ:
kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Nhớ rừng
1
(0,25)
1
 0,25
Ông đồ
1
(0,25)
1
0,25
Quê hương
1
(0,25)
1
 0,25
Chiếu dời đô
1
(0,25)
1
0,25
Bàn luận về phép học
1
(0,25)
1
(0,25)
1
 3
3
 3,5
Khi con tu hú
1
(0,25)
1
0,25
Tức cảnh Pác Bó
1
(0,25)
2
 2,25
Hịch tướng sĩ
1 2 
1
2 
Chủ đề chung
1
1
1
1
Đi bộ ngao du
1 2
1
Tổng
4
5
2
1
12
1
2
5
2
10
b. Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)
* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 8)
1. ý nghĩa của câu "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu " trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ là gì?
	A. Thể hiện niềm tiếc nhớ khôn nguôi quá khứ vàng son đã mất.
	B. Thể hiện nỗi nhớ da diết cảnh nước non hùng vĩ.
	C. Thể hiện niềm khát khao tự do mãnh liệt.
	D. Thể hiện nỗi chán ghét cảnh sống thực tại.
2. Bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đinh Liên được viết theo thể thơ gì?
	A. Lục bát.
	B. Song thất lục bát.
C. Ngũ ngôn.
D. Thất ngôn bát cú.
3. Đề tài thành công nhất trong thơ Tế Hanh là gì? 
	A. Mẹ.
	B. Tình bạn.
C. Anh trăng.
D. Quê hương.
4.Người được coi là lá cờ đầu trong thơ ca cách mạng và kháng chiến là ai?
	A. Chế Lan Viên.
	B. Tố Hữu.
C. Tế Hanh.
D. Thế Lữ.
5. Câu thơ "Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?" (Vọng nguyệt - Hồ Chí Minh) thể hiện tâm trạng gì của Bác Hồ?
 A. Sự băn khoăn lo lắng. 
 B. Sự xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ.
C. Xúc động lúc đêm trăng đẹp.
D. Sự khao khát thưởng thức ánh trăng 
6. Lí do của việc dời đô trong văn bản "Chiếu dời đô" Của Lý Công Uẩn là gì?
	A. Vì muôn vật không được thích nghi.
	B. Vì triều đại không được vững bền.
	C. Vì nhân dân khổ cực.
	D. Vì đáp ứng sự phát triển đi lên của đất nước.
7. Người đương thời gọi Nguyễn Thiếp là gì?
	A. Hải Thượng Lãn Ông.
	B. Không Lộ Thiền Sư.
C. Tam Nguyên Yên Đổ.
D. La Sơn Phu Tử.
8. Câu nào dưới đây có ý nghĩa tương đương với câu "Theo điều học mà làm" trong "Bàn luận về phép học "?
 A. Học ăn, học nói, học gói, học mở.	B. Ăn vóc học hay.
 C. Học đi đôi với hành.	 D. Đi một ngày đàng học một sàng khôn.
9. Nối cột bên trái (Thể văn nghị luận cổ) với cột bên phải (mục đích của thể văn nghị luận cổ) cho phù hợp:
Thể văn cổ
Mục đích
Chiếu
Thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp 
Cáo
Do vua chúa viết dùng để ban bố mệnh lệnh
Hịch
Loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng
Tấu
Được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
Thần dân, bề tôi gửi lên vua chúa để tình bày sự việc, ý kiến, đề nghị
Phần II. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 1.(2đ) Em hiểu thế nào là “ Đi bộ ngao du” ?
 Em hãy nêu luận điểm chính của bài “ Đi bộ ngao du” và nhận xét về sự xắp xếp các luận điểm của tác giả ? 
Câu 2.(3đ) Quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn của việc học chân chính theo Nguyễn Thiếp là gì ?
 Từ quan điểm trên em rút ra được bài học gì cho bản thân ?
 Câu 3. (2đ) Hãy viết đoạn văn giới thiệu về Trần Quốc Tuấn và tác phẩm " Hịch tướng sĩ"	
2. Đáp án - Biểu điểm
Phần I. Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
A
C
D
B
B
D
D
C
Câu 9
Thể văn cổ
Mục đích
chiếu
Thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố kết quả một sự nghiệp 
cáo
Do vua chúa viết dùng để ban bố mệnh lệnh
hịch
Loại hình kể chuyện, biểu diễn trước công chúng
tấu
Được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngoài
Thần dân, bề tôi gửi lên vua chúa để tình bày sự việc, ý kiến, đề nghị
 Phần II. Trắc nghiệm tự luận (7 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
Câu 1. (1 điểm)
	HS giải thích được đi bộ ngao du là đi dạo chơi đây đó bằng cách đi bộ .
	HS nêu được ba luận điểm chính: 
	- Luận điểm 1: Đi bộ ngao du thì hoàn toàn được tự do, tuỳ theo ý thích không bị lệ thuộc vào ai. 
	- Luận điểm 2: Đi bộ ngao du thì sẽ có dịp trau dồi vốn tri thức của ta.
	- Luận điểm 3: Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đến sức khoẻ.
 * Xắp xếp hợp lí vì theo tác giả tự do là quan trọng nhất.
Câu 2 .(3 điểm ) Quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn của việc học chân chính theo Nguyễn Thiếp là :
- Việc học phải được phổ biến rộng khắp: mở rộng thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo thuận lợi cho người đi học.
- Bắt đầu học từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng.
- Phương pháp học:
+ Tuần tự tiến lên, từ thấp -> cao.
+ Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.
+ Học phải biết kết hợp với hành.
Câu 3 .(2 điểm )
HS cần vận dụng kĩ năng viết bài văn thuyết minh để giới thiệu được những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm
* Tác giả 
- Trần Quốc Tuấn tước là Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc.
- Năm 1285 và 1287, quân Mông - Nguyên xâm lược nước ta, lần nào Trần Quốc Tuấn cũng được Trần Nhân Tông cử làm tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vể vang. Đời Trần Anh Tông, ông về trí sĩ ở Vạn Kiếp rồi mất ở đó.
- Nhân dân tôn thờ ông là đức Thánh Trần.
* Tác phẩm 
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 
- Nội dung thể hiện trong tác phẩm ( Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. 
*. Củng cố
- Nhận xét giờ, thu bài
* Hướng dẫn học ở nhà.
- Ôn tập kiến thức văn học tập chung ôn tiếng việt và phần văn nghị luận.
- Chuẩn bị bài: Lựa chon trật tự từ trong câu
- Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Ngày soạn: 03 / 2012
Ngày giảng: 
8a................/ 03 /2012
8b................/ 03 /2012
Tiết 114
 Lựa chọn
 trật tự từ trong câu
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Nắm được mối quan hệ giữa việc thay đổi trật tự từ trong câu với ý nghĩa của câu
- Tích hợp với các văn bản đã học
2. Kĩ năng: 
- Rèn kĩ năng thay đổi trật tự từ để tăng hiệu quả giao tiếp 
3. Thái độ:
 - Có ý thức lựa chọn trật tự từ thích hợp với yêu cầu giao tiếp 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
	- GV: SGK, SGV, bảng phụ
	- HS: Đọc và tìm hiểu văn bản
III. Tiến trình dạy học
	1.ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra (5'):
 Làm bài tập 3 (SGK T. 107) 
	3. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu chung về sự thay đổi trật tự từ trong câu
- HS đọc đoạn trích (SGK 110 - 111)
- HS đọc lại câu in đậm 
- HS thảo luận nhóm
- Có thể thay đổi trật tự từ của câu in đậm theo những cách nào mà không thay đổi nghĩa cơ bản của câu?
- Đại diện trình bày - các nhóm nhận xét
- GV kết luận bằng bảng phụ 
- Vì sao tác giả chọn trật tự từ như đoạn trích?
( Việc lặp lại từ roi ở ngay đầu câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu trước 
- Việc đặt từ thét ở cuối câu có tác dụng liên kết chặt câu ấy với câu sau
- Việc mở đầu bằng cụm từ "gõ đầu roi xuống đất" có tác dụng nhấn mạnh sự hung hãn của cai lệ)
- Nêu hiệu quả biểu đạt của các cách sắp xếp trật tự từ của câu?
- HS trao đổi theo bàn
- Đại diện trình bày
- Nhận xét
- GV đưa ra bảng sơ kết
Câu
Nhẫn mạnh sự hung hãn
Liên kết chặt với câu đứng trước
Liên kết chặt với câu đứng sau
1
x
x
2
x
3
4
x
5
x
6
x
x
- Qua đây, em rút ra bài học gì trong việc đặt câu?
- Nêu nhận xét chung về việc lựa chọn trật tự từ trong câu? 
- HS đọc ghi nhớ
HĐ2. Tìm hiểu một số tác dụng của sắp xếp trật tự từ
- HS đọc ví dụ (SGK T. 111)
- Trật tự từ trong những bộ phận câu in đậm thể hiện điều gì?
- HS thảo luận - trình bày
- Nhận xét
- GV đưa bảng phụ ghi kết luận
(a. Thể hiện thứ tự trước sau của hành động
b. "cai lệ và người nhà của lý trưởng" =>thứ bậc cao thấp của các nhân vật (thứ tự xuất hiện của các nhân vật: cai lệ đi trước, người nhà lý trưởng theo sau
- "roi song, tay thước và dây thừng" => tác giả ứng với trật tự của cụm từ đứng trước: cai lệ roi song, còn người nhà Lý trưởng mang tay thước và dây thừng)
- HS đọc ví dụ 2 (T. 112)
- So sánh tác dụng của những cách sắp xếp trật tự từ...?
- HS trao đổi theo cặp - trình bày - nhận xét
(cách viết của nhà văn Thép Mới có hiệu quả diễn đạt cao hơn vì nó có nhịp điệu hơn - đảm bảo được sự hài hoà về ngữ âm)
- Từ những ví dụ đã phân tích ở mục I và II, hãy rút ra nhận xét về tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu?
HS đọc ghi nhớ
HĐ3. Luyện tập 
- HS nêu cầu của bài tập
- Giải thích lí do sắp xếp trật tự của từ...?
HS thảo luận theo nhóm
- Đại diện trình bày
- GV + HS nhận xét 
I. Nhận xét chung
* Ví dụ (SGK T. 110)
* Thay đổi trật tự từ trong câu: 
- Cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất. 
- Thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất.
- Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét.
- Gõ đầu roi xuống đất, bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ thét.
- Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ.
- Bằng giọng khàn khàn của một người hút nhiều xái cũ, cai lệ gõ đầu roi xuống đất thét.
* Ghi nhớ (SGK T. 111)
II. Một số tác dụng của sắp xếp trật tự từ
* Ví dụ (SGK 111)
a. Thể hiện thứ tự trước sau
b. Thể hiện thứ bậc cao thấp 
* Ghi nhớ (SGK T.112)
III. Luyện tập
a. Kể tên các vị anh hùng dân tộc theo thứ tự xuất hiện của các vị ấy trong lịch sử
b. Cái đẹp của non sông mới được giải phóng (đạt cụm từ "đẹp vô cùng" lên trước)
- Tạo cảm giác kéo dài, thể hiện sự mênh mang của nước sông...
c. Lặp lại các từ và cụm từ "mật thám", "đội con gái" ở hai đầu hai vế câu là để liên kết chặt chẽ câu ấy với câu đứng trước 
4. Củng cố (3')
	- Nêu tác dụng của sự sắp xếp trật tự từ?
5. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	- Học bài
 - Ôn tập kiến thức về văn nghị luận.
	- Chuẩn bị bài: Trả bài tập làm văn số 6
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Ngày soạn: 03 / 2012
Ngày giảng: 
8a................/ 03 /2012
8b................/ 03 /2012
Tiết 115
 Trả bài tập làm văn số 6
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Giúp HS 
 - Nhận ra những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình về nội dung và phương thức trình bày.
 - Thấy được phương hướng khắc phục và sửa chữa các lỗi thường mắc.
 2. Kĩ năng:
 - Nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu khi viết bài văn nghị luận. 
 - Biết cách sửa những lỗi sai trong bài viết của mình.
3. Thái độ: 
 - Đánh giá ưu nhược trong bài viết để có định hướng viết tốt hơn loại văn bản này.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
	- GV: chấm , chữa bài, bảng phụ (ghi dàn bài)
	- HS: ôn tập văn nghị luận
III. Tiến trình dạy học
	1.ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra (5'):
 Kết hợp trong giờ
	3. Bài mới
* Giới thiệu bài (1') Nêu yêu cầu của tiết học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1.Tìm hiểu yêu cầu của đề và xây dựng dàn bài cho bài viết. (11')
- HS đọc đề bài
- GV chép đề lên bảng
- HS xác định yêu cầu của đề.
+ Thể loại
+ Nội dung
+ Phạm vi đề bài
- HS thảo luận xây dựng dàn bài
- Đại diện các nhóm trình bày
- GV nhận xét, kết luận -> treo bảng phụ. 
HĐ2. Nhận xét bài làm của HS(5') 
- GV trả bài cho HS - HS tự nhận xét 
- GV nhận xét chung.
HĐ3. Chữa lỗi bài viết của HS (15') 
- GV trả bài
- HS tự chữa lỗi trong bài viết của mình
- HS trao đổi bài theo cặp cùng kiểm tra việc chữa bài của bạn.
- GV hướng dẫn chữa một số lỗi.
+ GV dưa ra lỗi sai
+ HS nêu cách chữa.
HĐ4. Công bố điểm, đọc bài viết khá (8')
* Công bố điểm: 
Điểm
Số HS
9 - 10
7 - 8
5 - 6
3 - 4
1 - 2
* Đọc bài viết khá: 
I. Đề bài:
1. Tìm hiểu đề
2. Dàn bài
* Mở bài: Giới thiệu vai trò, giá trị của sách trong đời sống con người, dẫn dắt câu nói của M.Go-rơ-ki
* Thân bài:
- Sách là gì? 
- Kiến thức là gì?
- Tầm quan trọng của sách trong đời sống con người.
	+ Sách là công cụ, phương tiện để giao tiếp 
	+ Sách là cầu nỗi giữa quá khứ và hiện tại.
	+ Sách mở ra những chân trời mới lạ, mở rộng tầm nhìn và làm phong phú hiểu biết của con người....
	-> Hãy yêu sách
- Đọc sách như thế nào?
	+ Lựa chọn sách tốt tránh sách có hại.
	+ Không mù quáng (như Đôn- Ki-hô-tê)
	 + Cần đọc tập trung vào từng vấn đề, đọc có suy nghĩ
- Phải giữ gìn, bảo quản sách
II. Nhận xét
* Ưu điểm:
- Bài viết có bố cục rõ ràng
- Một số bài trình bày được vấn đề nghị luận khá sâu sắc.
- Một số bài viết trình bày sạch đẹp
* Nhược điểm
- Nhiều bài viết thể hiện hiểu biết về vấn đề chưa sâu sắc. 
- Một số bài hệ thống luận điểm chưa hợp lí
- Một số bài viết mắc nhiều lỗi
III. Trả bài - chữa lỗi
Loại lỗi
Viết sai
Sửa lại
Chính tả
- qui củ
- chi thức
- trìm đắm
- quy
- tri 
- chìm
Dùng từ
- hiểu biết đứng đắn về sách
- đúng đắn
Câu
- Trong các câu nói của các nhà văn lỗi lạc. Câu nói "Hãy yêu sách..." gợi cho em nhiều suy nghĩ về sách.
- Ai cũng nên đọc sách vì nó giúp ích nhiều cho con người. khá hữu ích và nhiều điều khác nữa.
- Trong các câu nói của các nhà văn lỗi lạc, câu nói "Hãy yêu sách..." gợi cho em nhiều suy nghĩ về sách.
- Ai cũng nên đọc sách vì nó giúp ích nhiều cho con người. 
4. Củng cố (3')
	- GV nhận xét chung
	- Củng cố kĩ năng làm bài văn nghị luận
5. Hướng dẫn học ở nhà (2')
	- Chuẩn bị bài: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
 - Nhận xét rút kinh nghiệm giờ học
Ngày soạn: 03 / 2012
Ngày giảng: 
8a................/ 03 /2012
8b................/ 03 /2012
Tiết 116
 Tìm hiểu các yếu tố
tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
	- Giúp HS: thấy được tự sự và miêu tả là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận, vì chúng có khả năng giúp người nghe (người đọc) nhận thức được nội dung nghị luận một cách một cách dễ dàng, sáng tỏ hơn
	- Nắm được những yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận,để sự nghị luận có thể đạt được hiệu quả thuyết phục cao. 
2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.
3. Thái độ: 
 - Có ý thức vận dụng đưa các yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận 
II. Chuẩn bị của GV và HS:
	- GV: SGK, SGV, bảng phụ
	- HS: SGK, phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
	1.ổn định tổ chức :
 2. Kiểm tra (5'):
 Vai trò của các yếu tố biểu cảm trong bài văn nghị luận?
 3. Bài mới
* Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1. Tìm hiểu yếu tố tự sự và biểu cảm trong bài văn nghị luận.
- HS đọc các đoạn văn (SGK T. 113 - 114) 
- HS thảo luận nhóm
- Đại diện trình bày - Nhận xét - GV kết luận
 (Yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn trích a, b không phải là mục đích chủ yếu nhất mà tác giả nhằm đạt tới.
- Ta không thể lường hết được mộ lính "tình nguyện" đã gây ra sự nhũng lạm đến mức nào
- Đoạn trích b. ... ta cũng khó hình dung được sự giả dối và lừa gạt trong lời rêu rao về "lòng sốt sắng... ngần gại" của bọn thực dân Pháp)
- Từ việc tìm hiểu trên, em có nhận xét gì về vai trò yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận? 
- HS đọc đoạn văn (SGK T. 115)
- Tìm những yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản và cho biết tác dụng của chúng?
("Mẹ chàng Trăng.....những vầng trăng sáng bạc"
"còn nàng Han... quân đội của người kinh"
-> Tác giả kể lại chuyện dùng làm luận cứ chứng tỏ hai truyện cổ của dân tộc miền núi có nhiều nét giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi)
- Vì sao tác giả không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai truyện chàng Trăng và nàng Han, mà chỉ tả cụ thể một số hình ảnh và kể kĩ một số chi tiết trong những câu chuyện ấy?
(Đó là nhưng hình ảnh có lợi cho việc làm sáng tỏ luận điểm của tác giả)
- Khi đưa các yếu tố tự sự vào miêu tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những gì?
(Chỉ những yếu tố phục vụ cho việc làm rõ luận điểm của bài văn)
- HS đọc ghi nhớ
HĐ2. Luyện tập
- HS đọc bài tập 1 - Nêu yêu cầu
- Chỉ ra yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận? Cho biết tác dụng?
- HS thảo luận nhóm - đậi diện trình bày
- Nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập 2
 - HS đọc bài đọc thêm (SGK T. 117)
I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận
* Ví dụ 1 (SGK T.113 - 114)
-> Yếu tố tự sự và miêu tả góp phần giúp cho việc trình bày các luận cứ trong bài văn nghị luận cụ thể rõ ràng, sinh động hơn -> sức thuyết phục mạnh mẽ hơn
* Ví dụ 2 (SGK T. 115)
"Mẹ chàng Trăng.....những vầng trăng sáng bạc"
"còn nàng Han... quân đội của người kinh"
-> Chỉ đưa những yếu tố phục vụ cho việc làm rõ luận điểm của bài văn
* Ghi nhớ (SGK T. 116)
II. Luyện tập
Bài tập 1 (SGK T. 116)
- Yếu tố tự sự: làm sáng rõ hoàn cảnh ra đời của bài thơ và tâm trạng nhà thơ 
- Yếu tố miêu tả: giúp người đọc hình dung cụ thể hơn khung cảnh của đêm trăng và cảm xúc của thi sĩ
=> Cảm nhận được chiều sâu của một tâm tư với bao tình cảm dạt dào trước trăng đêm, trước cái đẹp được chứa đựng trong sự lặng im.
Bài tập 2 (T. 116)
- Miêu tả nhằm gợi lại nét đẹp của loài hoa "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn" 
- Tự sự lúc cần kể lại kỷ niệm về bài ca dao trên chẳng hạn
4. Củng cố (3 ')
	- Vai trò của hai yếu tố tự sự và miêu tả trong bài văn nghị luận?
	- Cần chú ý điều gì khi đưa hai yếu tố này vào bài văn nghị luận?
5. Hướng dẫn học ở nhà (2 ')
	- Học bài
	- Làm tiếp bài tập 2 (T. 116 - 117)
	- Chuẩn bị bài: Ông Guốc - Đanh mặc lễphục

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 29.doc