Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 28 - Tiết 112, 113: Thuế máu

Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 28 - Tiết 112, 113: Thuế máu

Tuần 28 - Tiết 112-113

Ngày soạn

Ngày dạy

BÀI 26

THUẾ MÁU

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

 - Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân bản xứ các thuộc địa làm vật hy sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bốc lột “thuế máu” theo trình tự mô tả của tác giả

 - Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong chính luận

 - Tích hợp với bài “ Hội toại và tìm hiểu yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận

II. Chuẩn bị:

 - GV: Soạn giáo án, tác phẩm. “Bản án chế độ thực dân Pháp”, tranh ảnh

 - HS: Học bài, soạn bài

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 28 - Tiết 112, 113: Thuế máu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 - Tiết 112-113
Ngày soạn 
Ngày dạy
BÀI 26
THUẾ MÁU
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 - Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân bản xứ các thuộc địa làm vật hy sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bốc lột “thuế máu” theo trình tự mô tả của tác giả
 - Thấy rõ ngòi bút lập luận sắc bén, trào phúng sâu cay của Nguyễn Ái Quốc trong chính luận
 - Tích hợp với bài “ Hội toại và tìm hiểu yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận
II. Chuẩn bị:
 - GV: Soạn giáo án, tác phẩm. “Bản án chế độ thực dân Pháp”, tranh ảnh
 - HS: Học bài, soạn bài
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định
Kiểm bài cũ
Trong tác phẩm, tg nêu lên mục đích chân chính của việc học là gì?
Nhắc lại chủ trương, phương pháp, nội dung học tập La Sơn phu tử đề nghị trong bài “Bàn về phép học”
Theo em những ý kiến đó đến nay điểm nào đã lạc hậu lỗi thời, điểm nào vẫn mang tính tích cực cần phát huy?
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy
Nội dung ghi
* Giới thiệu bài:
 - Năm lớp 7 ta đã học tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc? (Nêu tên, thời gian sáng tác, ngôn ngữ sáng tác? Tại sao Bác không viết bằng Tiếng việt?)
 (Truyện ngắn Những trò lố hay Va- ren và Phan Bội Châu
 Tác phẩm viết ở Pháp, bằng tiếng Pháp đầu những năm 20 của thế kỷ XX và đối tượng chủ yếu là dành cho người Pháp.)
 - Đặc điểm nổi bật về tư tưởng, nghệ thuật là gì? 
 (Tính chiến đấu mạnh mẽ, tính trào phúng đặc sắc)
 - Những năm 20 của thế kỷ XX là thời kỳ hoạt động sôi nổi của người thanh niên yêu nước NAQ, và sáng tác văn chương cũng là chủ đề quan trọng và Bác viết Bản án chế độ thực dân Pháp với lối văn chính luận đầy tính chiến đấu, căm thù chủ nghĩa thực dân, chứng cớ rành rành không thể chối cãi được. Tác phẩm là một văn kiện lịch sử vô giá trong kho tàng văn học cách mạng cận đại VN
* Hoạt động 1:
 - Nêu xuất xứ của văn bản? (Trích Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc)
 - Hãy giới thiệu về tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp
 (+ Viết bằng tiếng Pháp, xuất bản lần đầu năm 1925 tại Pa ri Tại VN 1946
 + Tác phẩm gồm 12 chương và phần phụ lục Gửi thanh niên VN. Mỗi chúng là 1 chủ đề hợp thành một bản cáo trạng lên án chế độ thuộc địa một cách hệ thống, toàn diện, cụ thể, chính xác. Nghệ thuật trào phúng đả kích sắc sảo, đa dạng
 + Đoạn trích nằm trong chương I (Thuế máu)
 - Hướng dẫn đọc: kết hợp nhiều giọng: Khi mỉa mai, châm biến, khi đau xót đồng cảm, khi căm hờn phẫn nộ, khi nhiễu nhại trào phúng, khi bác bỏ mạnh mẽ
 Gọi hs đọc 3 phần của đoạn trích.
 - Tác phẩm thuộc kiểu văn bản gì?
 - Nếu là văn bản nghị luận thì luận đề gì? (Thuế máu)
 - Luận đề được triển khai bằng hệ thống luận điểm nào? (3 luận điểm + I Chiến tranh và “người bản xứ”
 II Chế độ lính trình nguyện
 III. Kết quả của sự hi sinh.
 Đó cũng chính là bố cục của đoạn trích
 - GV giới thiệu: Chương I gồm 4 phần, sgk lược bỏ phần IV: Hành vi quân phiệt tiếp diễn
 - GV kiểm tra việc đọc chú thích: Bản xứ, tạp dịch, huynh đệ, tương tàn, quả phụ.
* Hoạt động 2: 
 - Giải thích ý nghĩa nhan đề “Thuế máu”. Cách đặt tên như thế có ý nghĩa gì?
 (+ Thuế máu là thuế đóng bằng xương máu tính mạng con người
 + Người dân thuộc địa phải gánh nhiều thứ thuế bất công vô lí. Song cólẽ một trong các thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bốc lột xương máu, mạng sống. Thuế máu là cách gọi của nguyễn Ái Quốc gợi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn , thái độ mỉa mai đối với tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân.
 - Hãy nhận xét về trình tự sắp xếp các phần trong bố cục?
 (Trình tự và cách đặt tên các phần trong chương gợi lên quá trình lừa bịp, bóc lột đến cùng kiệt thuế máu của bọn thực dân cai trị. Các phần nối tiếp, liên tục như thế chứng tỏ tinh thần chiến đấu mạnh mẽ, sự phê phán triệt để của Nguyễn Ái Quốc
 - Mâu thuẩn trào phúng cơ bản trong toàn chương Thuế máu là gì?
 (Mâu thuẫn giữa hình thức bên ngoài và bản chất bên trong của đối tượng) Mâu thuẫn giữa bản chất tàn ác, dả man và những thủ đoạn lừa bịp, giả nhân giả nghĩa (lời lẽ, hành động) của thực dân Pháp
* Gọi hs đọc phần 1 “Trước năm công lí và tự do”
 - Qua phần mở đầu của chương truyện, tg đã giúp cho người đọc hiểu được điều gì? (Thái độ của bọn quan cai trị thực dân đối với người bản xứ)
 - Trước chiến tranh, bọn thực dân gọi dân thuộc địa ntn? Cách đối xử ấy chứng tỏ bản chất gì của bọn thực dân?
 (- Gọi là An- nam- mít bẩn thỉu, tên da đen bẩn thỉu, chỉ biết kéo xe tay, và ăn đòn của các quan cai trị họ chỉ được xem là giống người hạ đẳng, ngu si, bẩn thỉu, chỉ đáng làm tay sai, đầy tớ
 - Từ An- nam- mít có ý nghĩa gì? Cụm từ người bản xứ vì sao lại đặt trong dấu ngoặc kép.
 (An- nam- mít hoặc mọi đen hàm chứa sự coi thường, khinh bỉ, lăng nhục đó. Cụm từ “người bản xứ” được đặt trong ngoặc kép cũng không ngoài ý nghĩa châm biến, trào phúng)
 - Nhưng khi chiến tranh vừa xảy ra, những tên An-nam- mít bẩn thỉu, những tên da đen bẩn thỉu ấy được coi trọng ntn?
 (Họ được các quan cai trị tâng bốc, vỗ về, được phong cho những danh hiệu cao quí. “đứa con yêu”, bạn hiền chiến sĩ bảo vệ công lý tự do Những danh từ, tính từ vang lên rất kêu, rất hào nhoáng, đẹp đẽ.)
 - Phân tích nguyên nhân và ý nghĩa của sự thay đổi thái độ đó của thực dân Pháp?
 (Những sự thay đổi chỉ là một thủ đoạn lừa bịp dân chúng một rẻ tiền và vụng về để che giấu bản chất tàn bạo độc ác của thực dân Pháp)
 - Việc tg nhắc lại cách dùng từ, hình ảnh trong lời lẽ bọn thực dân có dụng ý gì? (Nhắc lại những mỹ từ, danh hiệu hào nhoáng khoác lên người lính thuộc địa đã kích bản chất lừa bịp, trơ trẽn bằng giọng điệu hào phúng)
* Họat động 3: Hướng dẫn hs đọc, hiểu văn bản
 Đọc đúng ngữ điệu, nhấn giọng ở câu hỏi, từ ngữ “” , giọng mỉa mai châm biến.
 GV đọc mẫu một đoạn gọi hs đọc tiếp
 - Đoạn trích được chia làm mấy phần? (theo sgk)
 - Gọi hs đọc “Trước 1914 tự do” sgk/86
 _ Qua phần mở đầu của chương truyện, tg đã giúp cho người đọc hiểu được điều gì?
 (Thái độ của bọn quan cai trị TD đv người bản xứ)
 - So sánh thái độ của bọn TD cai trị trước và khi chiến tranh bùng nổ?
 - Họ được gọi là gì? Họ bị đối xử ntn? (những tên bẩn thỉu, chỉ biết đòn)
 - Khi chiến tranh bùng nổ, họ được gọi là gì? (“bạn hiền”, ch sĩ  tự do)
 - Nhận xét kết cấu đoạn vừa trích ở hai thời điểm? Giọng điệu?
 - Việc nhắc lại cách dùng từ được đặt “” hình ảnh, lí lẽ của bọn TD có dụng ý gì?
 - Tìm các chi tiết miêu tả số phận của người dân thuộc địa trong cuộc chiến tranh phi nghĩa?
(Phải đột ngột xa lìa vợ con, đưa thân chiếc gậy)
 - Tác giả lập luận bằng cách nào? Tích PPTM
 - Nhận xét gụong điệu đoạn trích?
 - Hiệu quả NT?
 GV: Tình cảnh của người dân bản xứ thật cay đắng, đau xót. Họ có thực sự muốn làm người chiến sĩ bảo vệ công lí, tự do như bọn thực dân đã khoác cho họ không? Để hiểu điều này ta sẽ tìm hiểu ở phần 2.
 Gọi hs đọc phần II – Tình nguyện là gì?
 Bọn quan cai trị thực dân đã huy động được 70 vạn người bản xứ tham gia cuộc chiến tranh phi nghĩa đó. Chúng đã thực hiện bằng cách nào? Đối tượng bị bắt lính là ai?
 (lùng cáp, bị nhốt, sinh chuyện)
- Người dân TĐ có thực sự “tình nguyện” hiến dâng xương máu như lời lẽ của bọn cầm quyền không?
 - Tác giả đã lập luận bằng cách nào?
- Đọc “Các bạn lính thợ” hãy nhận xét giọng điệu, lời tuyên bố của CQTD?
(Tuyên bố trịnh trọng chỉ càng bộc lộ sự lừa bịp trơ trẽn
 Là giọng điệu giễu nhại được NAQ nhắc lại)
 - Để chứng minh cho sự lừa bịp đó, tg đã lập luận ntn? Nhận xét cách lập luận đó?
 (Tác giả đưa ra nhận định “nếu thế” rồi chất vấn “tại sao lao động?” khẳng định) Tác dụng của cách lluận trên?
 - Sau lập luận rắn rỏi tg dẫn dắt ta đến luận điểm nào?
 - Gọi hs đọc phần còn lại 
 - Khi CT thế giới thứ nhất kết thúc, kết quả sự hi sinh của người dân thuộc địa ntn?
 - Nhận xét giọng điệu cuối đoạn?
 - Tgiả dùng các kiểu câu nào? Tác dụng?
 - GV có thể nói sự ra đời của Bản án chế độ thực dân Pháp đã giáng một đoàn tiến công quýêt liệt vào CNTD, vạch ra con đường CM tương lai tươi sáng cho các dân tộc bị áp bức trên toàn TG.
* Hoạt động 4: H/d hs tổng kết 
 - Nêu những nét NT đặc sắc? Tác dụng? ( sgk /117 mục 5)
 - Qua chương I trích học, em đã nhận thức được điều gì?
* Hướng dẫn luyện tập
 (GV h/d hs trả lời theo sgk/118 mục 6)
 Tích TLV: yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
I.Đọc và tìm hiểu chú thích
a. Tác giả: Nguyễn ái Quốc (1890- 1969)
 b. Văn bản nghị luận
 c. Đọc hiểu chú thích
 + Bản xứ
 + Tạp dịch
 + Huynh đệ tương tàn
 + Quả phụ
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Chiến tranh và người bản xứ.
 a. thái độ của các quan cai trị thực dân đối với người dân tuộc địa
 Kết cấu tương phản giọng điệu trào phúng
 Thủ đoạn lừa bịp có tính chất mị dân của CQ thực dân
b. Số phận của người dân thuộc địa
 Giọng điệu vừa giễu cợt vừa xót xa, d/c bằng hình ảnh, số liệu cụ thể đầy thyết phục
 Số phận thảm thương của người bản xứ, két thúc bi thảm
2. Chế độ lính tình nguyện
 Dẫn chứng thực tế sinh động giọng điệu giễu nhại, lập luận chặt chẽ bằng câu hỏi phản bác có giá trị tố cáo
 Sự thật thảm khốc của chế độ “ính tình nguyện”
3. Kết quả của sự hi sinh.
 Giọng văn hùng hồn rắn rỏi
 Bóc trần bản chất đê tiện của CQTD đồng thời bày tỏ thái độ đồng cảm sẻ chia với các dân tộc bị áp bức
III. Tổng kết: sgk
IV. Luyện tập
 Nhận xét về yếu tố biểu cảm trong đoạn trích được học
* Hướng dẫn học ở nhà:
 - Học ghi nhớ
 - Soạn “Hội thoại”
IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doc112113T28Thue mau.doc