Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 28 - Tiết 109: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 28 - Tiết 109: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

 LUYỆN TẬP

 XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

 - Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm

 - Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Soạn giáo án

 - HS: Học bài, soạn bài, đọc lại bài

III. Tiến trình lên lớp

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

- Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, ta cần chú ý điểm nào?

- Kiểm bài tập3,4

- Kiểm phần chuẩn bị bài mới

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 Tuần 28 - Tiết 109: Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 28 - Tiết 109
Ngày soạn 
Ngày dạy
 LUYỆN TẬP
 XÂY DỰNG VÀ TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 - Củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về cách thức xây dựng và trình bày luận điểm
 - Vận dụng được những hiểu biết đó vào việc tìm, sắp xếp và trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận có đề tài gần gũi, quen thuộc.
II. Chuẩn bị:
 - GV: Soạn giáo án
 - HS: Học bài, soạn bài, đọc lại bài
III. Tiến trình lên lớp
Ổn định
Kiểm tra bài cũ
Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, ta cần chú ý điểm nào?
Kiểm bài tập3,4
Kiểm phần chuẩn bị bài mới
Tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy
Nội dung ghi
* Hoạt động 1: 
 - Gọi hs đọc đề bài (sgk)
 - Bài làm cần sáng tỏ vấn đề gì?
 (Khuyên một số bạn trong lớp cần học tập chăm chỉ hơn)
 - Viết cho ai? (Các bạn học cùng lớp)
 - Em có nên sử dụng hệ thông luận điểm được nêu trong mục II.1 (sgk/83) không? Hệ thống luận điểm này có chỗ nào chưa chính xác không, có cần thêm bớt hoặc điều chỉnh sắp xếp lại cho hợp lý không?
 (+ Luận điểm (a) có chỗ không hợp lý: lao động tốt
 + Còn thiếu những luận điểm cần thiết khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và vđ không được hoàn toàn sáng tỏ. Có thể thêm
đất nước rất cần những người tài giỏi
Phải chăm mới học giỏi, mới thành tài
 + Sự sắp xếp luận điểm còn chưa thật hợp lí: Vị trí luận điểm (b) sau lđ (a) làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm (d) không nêu đứng trước luận điểm (c))
 - Cần thêm và sắp xếp lại các luận điểm như thế nào?
* Hoạt động 2: 
Khi trình bày luận điểm cần chú ý những điều gì?
(Thể hiện luận điểm trong câu chủ đề; tìm đủ luận cứ cần thiết; tổ chức lập luận theo trật tự hợp lí; diễn đạt trong sánh hấp dẫn)
 - Ta nên chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm ntn cho chính xác và hấp dẫn? ( Có câu chủ đề thể hiện luận đỉêm)
 - Có phải tất cả các câu chuyển đoạn và giới thiệu luận điểm ghi trong phần 2 a(sgk/83) đều chính xác không? Vì sao?
 (+ Câu (2) xác định sai mối quan hệ giữa luận điểm trình bày và luận điểm đứng trên nó. Hai luận ấy không có quan hệ nhân quả nên không thể dùng từ “do đó”)
 - Cách chuyển đoạn của các câu còn lại có gì khác nhau không? Em thích câu nào hơn cả, vì sao?
 (+ Cách (1) đơn giản, dễ làm theo
 + Cách (3) vì giọng điệu gần gũi, thân thiết.
 Hs có thể chọn cách nào tuỳ ý thích hoặc có thể có cách chuyển đoạn giới thiệu luận điểm khác như:
Nhưng rất đáng tiếc, đáng buồn là, một số bạn trong lớp ta chưa thấy rằng
Một số bạn lại phát biểu công khai: Tuổi học trò là tuổi vui chơi, tội gì không vui chơi cho thoải mái đi. Các bạn ấy chưa thấy rằng
Học tập cần phải gắn liền với vui chơi thì mới hài hoà, phát triển cân đối con người. Dựa vào lí lẽ ấy để không chịu học hành nghiêm chỉnh, các bạn ấy chưa thấy rằng)
Những luận cứ dưới đây nên sắp xếp theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trở nên rành mạch, chặt chẽ?
 (Các luận cứ được trình bày theo trình tự hợp lí: lưu ý trước dẫn đến ý sau, ý sau kế tiếp ý trước, để tới ý cuối cùng thì luận điểm được làm rõ hoàn toàn)
 GV: Tuy nhiên vẫn có những cách sắp xếp luận cứ khác. Các em có thể tìm cách sắp xếp nào khác?
 (+ (2) (3) (1) (4) nhưng cần thay đổi cách viềt câu cho phù hợp: Trong XH hiện đại, làm việc gì cũng cần phải có trí thức
 + (4) (3) (2) (1) (4) Người học sinh hôm nay
 (3) Ấy là bởi vì muốn có
 (2) Mà
 (1) Khi lớn lên)
Có phải đoạn văn nghị luận nào cũng phải có kết đoạn không?
 (Kết đoạn có thể có, có thể không, tuỳ nội dung, tính chất, kiểu loại của đoạn văn, không nên quá gò bó, máy móc )
 - Nếu kết đoạn bằng câu hỏi giống như Trần Quốc Tuấn trong Hịch tướng sĩ ta có thể viết câu kết đoạn như thế nào có phù hợp? (+ GV gợi ý thêm: Lúc bấy giờ, các bạn không muốn vui chơi thoải mái nữa, liệu có được hay không?
Tóm lại không thể không thừa nhận như một chân lý hiển nhiên, rằng người học sinh hôm nay càng ham chơi
Bởi vậy, với người học sinh hôm nay, học chăm không chỉ là nhiệm vụ cần thiết, mà còn là niềm vui, niềm tin cho ngày mai, cho tương lai
Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay qui nạp? Vì sao? (Đoạn diễn dịch vì câu chủ đề mà luận điểm đứng đầu đoạn văn)
 - Làm thế nào để chuyển đoạn văn diễn dịch thành qui nạp và ngược lại?
 (+ Thay đổi vị trí câu chủ đề, có thể thêm bớt hoặc viềt lại cho phù hợp
 + Các câu khác có thể giữ nghuyên, nhưng có khi cũng phải thay đổi vị trí hoặc một vài từ ngữ cho thích hợp với đoạn mới)
* Hoạt động 3:
 - GV cho hs thời gian viết, sửa chữa đoạn văn đã chuẩn bị theo lời giảng của GV
 - Gọi hs trình bày trước lớp luận điểm mà các em vừa chuẩn bị
 - GV nhận xét ưu và khuyết điểm để các em khắc phục, luyện tập thêm. Cho điểm.
1. Xây sdựng hệ thống luận điểm
 - Cần thêm:
 (1) Đất nước rất cần những người tài giỏi
 (2) Phải chăm mới học giỏi, mới thành tài
 - Có thể sắp xếp (1), a, (2), (c,b), e, d
2. Trình bày luận điểm
a. Cách (2) không phù hợp
b. Cách sắp xếp luận cứ khá tốt vì nó đảm bảo yêu cầu rành mạch, sáng rõ
c. Câu kết đoạn
“Lúc bấy giờ, các bạn muốn vui chơi nữa liệu có được không?”
d. Đoạn diễn dịch
*Hoạt động 4:Hướng dẫn học ở nhà
 - Làm bài tập 4, dựa theo trình tự luyện tập trên lớp
 - Xem lại lý thuyết và cách trình bày luận điểm chuẩn bị bài viết TLV số 6
 Chuẩn bị theo các đề trong sgk
IV. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doc109T28.doc