Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Tiết 93 đến 96

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Tiết 93 đến 96

Tiết 93,94

Văn bản

HỊCH TƯỚNG SĨ

 ( Trần Quốc Tuấn )

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đai.

- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của văn bản Hịch tướng sĩ.

- Cảm nhận được lòng yêu nước tha thiết, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.

1. Kiến thức:

- Sơ giản về thể hịch.

- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.

- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.

- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể hịch.

- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai.

- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.

3. Thái độ: Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận , có sự kết hợp giữa tư duy lô – gíc và tư duy hình tượng , giữa lí lẽ và tình cảm

 

doc 9 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 26 - Tiết 93 đến 96", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 93,94 	Ngày dạy: 11-02-2011
Văn bản
HỊCH TƯỚNG SĨ
 	( Trần Quốc Tuấn )
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Bổ sung thêm kiến thức về văn nghị luận trung đai.
- Thấy được chức năng, yêu cầu nội dung, hình thức của văn bản Hịch tướng sĩ.
- Cảm nhận được lòng yêu nước tha thiết, tầm nhìn chiến lược của vị chỉ huy quân sự đại tài Trần Quốc Tuấn.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Sơ giản về thể hịch.
- Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.
- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.
- Đặc điểm văn chính luận ở Hịch tướng sĩ.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể hịch.
- Nhận biết được không khí thời đại sục sôi thời Trần ở thời điểm dân tộc ta chuẩn bị cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên xâm lược lần thứ hai.
- Phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.
3. Thái độ: Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận , có sự kết hợp giữa tư duy lô – gíc và tư duy hình tượng , giữa lí lẽ và tình cảm
C. PHƯƠNG PHÁP.
- Vấn đáp, nêu vấn đề, phân tích, bình giảng.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định tổ chức: 8ª3............. 
2. Kiểm tra bài cũ : Em hiểu thế nào là thể chiếu ? 
- Sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm được thể hiện như thế nào trong bài Chiếu dời đô ? Phân tích , dẫn chứng 
- Vì sao nói , với Thiên đô chiếu , LCU xứng đáng là một vị minh quân nhìn xa trông rộng ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài:Trần Quốc Tuấn là một trong những danh tướng kiệt xuất của nân dân Việt Nam và của thế giới thời trung đại. Ông góp công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên ( 1285 , 1288 ). Là nhà lí luận quân sự với các tác phẩm Vạn kiếp tông bí truyền thư , Binh thư yếu lược , để kích động tinh thần yêu nước , trung nghĩa , quyết chiến quyết thắng của tướng sĩ dưới quyền . Hôm nay , chúng ta đi tìm hiểu một trong những vb mang nội dung đó . 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu tác giả , tác phẩm : 
 (?) Em hãy nêu vài nét về tác giả , tác phẩm ? ( sgk)
HS: phát biểu.
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc – Hiểu văn bản 
- Gv cùng hs đọc ( yêu cầu giọng điệu cần thay đổi linh hoạt cho phù hợp với từng đoạn nhưng nhìn chung giọng điệu cần hào hùng , tha thiết ) 
- Gv nhận xét cách đọc của từng hs 
- Giải thích từ khó 
(?) Từ chú thích sgk, hãy cho biết: Đặc điểm chính của thể hịch trên các phương diện hình thức, mục đích, tác động ? 
(?) Từ đó , hãy xác nhận các đặc điểm chính của bài Hịch tướng sĩ ? 
- Là bài văn nghị luận. Do chủ tướng Trần Quốc Tuấn viết, nhằm thuyết phục tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược . Kích động lòng yêu nước căm thù giặc của các tướng sĩ thời Trần từ đó mà ra sức học Binh thư 
 (?) Hãy tìm bố cục cụ thể của bài Hịch Tướng sĩ chia làm mấy đoạn ? Nêu nội dung từng đoạn ? 
- MB : Từ đầu đến nay con lưu tiếng tốt : Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử 
- TB : tiếp theo cho đến phỏng có được không: Phân tích tình hình địch ta , nhắm khích lệ lòng yêu nước , căm thù giặc của tướng sĩ 
- KB : còn lại : Kêu gọi tướng sĩ học Binh thư yếu lược 
*Gọi hs đọc đoạn 1 
(?) Những nhân vật được nêu gương có địa vị xã hội ntn? 
HS: Trả lời. 
(?) Các nhân vật này có địa vị xã hội cao thấp khác nhau , thuộc các thời đại khác nhau , nhưng ở họ có những điểm chung nào để thành gương sáng cho mọi người noi theo ? 
HS: Phát biểu.
(?) Để mở bài tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì ? Nghệ thuật đó đã đem lại hiệu quả gì cho đoạn văn ? 
- Dùng phép liệt kê, sử dụng nhiều câu cảm thán. Vì vậy thuyết phục người đọc tin tưởng điều định nói bởi tính khách quan của các dẫn chứng có thật . 
(?) Từ đó phần mở bài đã đảm nhận được chức năng nào của Hịch tướng sĩ ? 
HS: Phát biểu.
(?) Tácgiả đã tự bộc lộ rõ mình ntn trong phần này ? 
- Hiểu rõ lịch sử . Tôn trọng đề cao gương sáng của lòng trung quân ái quốc . Muốn tác động tình cảm đó tới người đọc người nghe 
HẾT TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG 3: Phân tích tình hình địch – ta.
*Gọi hs đọc đoạn 2
(?) Khi phân tích tình hình địch – ta tác giả đã dùng những luận điểm nào ? 
- Tội ác của giặc và lòng căm thù . Phê phán thói hưởng lạc cá nhân , từ đó thức tỉnh tinh thần yêu nước của các tướng sĩ. 
(?) Hãy tìm những câu văn tương ứng với luận điểm đó ? - Từ Huống chi ta  đến ta cũng vui lòng 
- Từ các ngươi ở cùng ta đến được không 
* Đọc đoạn văn mang luận điểm 1 
(?) Thời loạn lạc và buổi gian nan mà tác giả nói tới ở đây thuộc về thời kì nào của nước ta ? 
- Thời Trần , quân Mông – Nguyên lăm le xâm lược nước ta 
(?) Trong thời buổi ấy, hình ảnh kẻ thù hiện lên qua những từ ngữ nào ?
HS : Trả lời.
(?) Có gì đặc sắc trong lời văn khắc hoạ kẻ thù ? 
- Ngôn từ gợi hình gợi cảm , lời văn mỉa mai châm biếm 
(?) Cách tạo lời văn như thế có tác dụng gì ? 
- Khắc hoạ sinh động hình ảnh ghê tởm của kẻ thù . Gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc , người nghe 
(?) Từ đó kẻ thù hiện ra như thế nào ? 
- Bạo ngược , vô nhân đạo , tham lam 
(?) Nhận xét thái độ của người viết đoạn văn này ? 
- Căm ghét , khinh bỉ kẻ thù . Đau xót cho đất nước 
* Gọi hs đọc luận điểm 2 
(?) Hãy tìm những từ ngữ thể hiện nỗi lòng của tác giả trước sự bạo ngược, vô nhân đạo của bọn xâm lược ? 
- Quên ăn mất ngủ, đau đơn đến thắt tim, thắt ruột, uất ức , căm tức khi chưa trả thù được, sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước 
(?) Qua đó ta thấy được tâm trạng của tác giả ntn? 
- Tâm trạng uất hận trào dâng trong lòng 
(?) Theo dõi đoạn văn diễn tả tâm tình của chủ tướng đối với tướng sĩ cho biết : Đoạn văn này liên kết các câu văn có cấu tạo ntn ? ( Liên kết các câu có 2 vế song hành đối xứng , gọi là câu văn biền ngẫu )
(?) Các câu văn có cấu tạo hai vế song hành đối xứng ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả mối quan hệ chủ – tướng ? 
 (?) Trần Quốc Tuấn đã chỉ rõ những việc làm sai trái của tướng sĩ như thế nào ?
HS : trả lời
(?) Trước việc làm sai trái đó sẽ dẫn đấn hậu quả gì ? 
HS : trả lời.
(?) Những lời văn đó đã bộc lộ thái độ nào của tác giả ? 
- Phê phán dứt khoát , rạch ròi lối sống cá nhân hưởng lạc của tướng sĩ 
(?) Tiếp theo tác giả đã khuyên răn tướng sĩ điều gì ? 
 (?) Lợi ích của những lời khuyên đó được khẳng định trên những phương diện nào ? 
- Chống giặc ngoại xâm , còn nước , còn nhà 
(?) Theo em , trong 2 đoạn văn đó , tác giả đã thuyết phục người đọc , người nghe bằng lối nghị luận ntn? 
- Dùng phép điệp ngữ , liệt kê , so sánh , sử dụng câu biền ngẫu , lí lẽ sắc sảo 
HOẠT ĐỘNG 4 : Nhiệm vụ cấp bách , khích lệ tinh thần chiến đấu. 
* Hs đọc đoạn cuối 
(?) Theo em , vì sao Trần Quốc Tuấn có thể nói với tướng sĩ rằng : Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này , theo lời dạy của ta thì mới phải đạo thần chủ  tức là kẻ nghịch thù ? ( HSTLN)
(?) Đối lập thần chủ và nghịch thù , cũng có nghĩa vạch rõ 2 con đường sống và chết . Điều đó cho ta thấy TQT có thái độ như thế nào đối với tướng sĩ của ông và với kẻ thù ? 
HS : phát biểu.
(?) Em có cảm nhận được những điều sâu sắc nào từ nội dung của bài Hịch ? ( Ghi nhớ sgk )
HOẠT ĐỘNG 5: Hướng dẫn tự học.
I, Giới thiệu chung 
1. Tác giả 
2. Tác phẩm 
 Sgk 
II, Đọc – Hiểu văn bản 
1, Đọc , tìm hiểu từ khó. ( sgk)
2. Tìm hiểu văn bản.
a, Bố cục : 3 phần 
b, Phân tích 
b1, Nêu gương sáng trong lịch sử. 
- Có người là tướng như Do Vu, Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư 
- Có người là gia thần như Dự Nhược, Kích Đức 
- Có người làm quan nhỏ coi giữ ao cá như Thân Khoái
à Họ sẵn sáng chết vì vua, vì chủ tướng. Không sợ hiểm nguy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Nêu gương sáng trong lịch sử để khích lệ lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ thời Trần 
HẾT TIẾT 1
b2, Phân tích tình hình địch - ta. 
- Đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều, sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, hung hãn như hổ đói
à Ngôn từ gợi hình gợi cảm , lời văn mỉa mai châm biếm đã khắc hoạ sinh động hình ảnh ghê tởm của kẻ thù. Gợi cảm xúc căm phẫn cho người đọc, người nghe . Qua đó cho ta thấy bộ mặt bạo ngược, vô nhân đạo, tham lam của kẻ thù 
- Quên ăn mất ngủ, đau đơn đến thắt tim , thắt ruột, uất ức, căm tức khi chưa trả thù được, sẵn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho đất nước
à Tâm trạng uất hận trào dâng trong lòng
- Những việc làm sai trái : Vui chọi gà , cờ bạc, ham săn bắn, thích rượu ngon , mê tiếng hát 
- Thái ấp, bổng lộc không còn; gia quyến vợ con khốn cùng, tan nát; xã tắc tổ tông bị giày xéo; thanh danh bị ô nhục; chủ và tướng, riêng chung  tất cả đều đau xót biết chừng nào 
àPhê phán dứt khoát, rạch ròi lối sống cá nhân hưởng lạc của tướng sĩ . 
- Lời khuyên : Biết lo xa , tăng cường võ nghệ ( huấn luyện quân sĩ ..)
b3, Nhiệm vụ cấp bách , khích lệ tinh thần chiến đấu. 
à Chọn một trong 2 con đường sống và chết để thuyết phục tướng sĩ 
- Thái độ dứt khoát, cương quyết, rõ ràng. Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. 
3. Tổng kết.
a. Nghệ thuật.
b. Nội dung.
* Ghi nhớ : sgk
III. Hướng dẫn tự học.
- Đọc chú thích.
- Đọc kĩ văn bản và học thuộc lòng một vài đoạn văn biểu cảm trong Hịch tướng sĩ.
- Tìm hiểu thêm về tác giả Trần Quốc Tuấn và cuộc kc chống giặc Mông –Nguyên của nhân dân ta thời Trần.
- Nắm chắc cách lập luận , học thuộc ghi nhớ . Soạn bài mới “ Nước Đại Việt ta”
E. Rút kinh nghiệm: 
.
	Ngày soạn: 15-02-2011
Tiết 95 	Ngày dạy: 18-02-2011
 Tiếng Việt
HÀNH ĐỘNG NÓI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
- Nắm được khái niệm hành động nói.
- Một số kiểu hành động nói.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG.
1. Kiến thức:
- Khái niệm hành động nói.
- Các kiểu hành động nói thường gặp.
2. Kĩ năng
- Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp.
- Tạo lập được hành động nói phù hợp mục đích giao tiếp.
3. Thái độ: 
- Có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói 
C. PHƯƠNG PHÁP.
- Đàm thoại, thảo luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 1, Ổn định tổ chức: 8a3.. 
 2, Kiểm tra bài cũ : - Hãy nêu đặc điểm hình thức của câu phủ định ? 
- Làm bài tập 5? (2HS) 
 3, Bài mới : Hành động nói là một phần học mới mẻ ở bậc THCS , tuy nhiên các hiện tượng liên quan đến nó được đưa ra xem xét như là đối tượng học tập thì lại vốn rất quen thuộc trong giao tiếp bằng ngôn ngữ trong đời sống thường ngày của chúng ta . Vậy đây là một đối tượng mới nhưng không lạ. Tiết học này cô cùng các em tìm hiểu. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HOẠT ĐỘNG 1: Hành động nói là gì ? 
Hs đọc vd trong sgk 
 (?) Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì ? Câu nào thể hiện rõ mục đích ấy ? 
HS: Trả lời.
(?) Lí Thông có đạt được mục đích của mình không ? Chi tiết nào nói lên điều đó ? 
HS: Trả lời.
(?) Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện nào ? (Bằng lời nói )
(?) Nếu hiểu hành động là “ việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của LT có phải là một hành động không ? Vì sao?
- Việc làm của LT là một hành động, vì nó là một việc làm có mục đích 
(?) Qua phân tích em hiểu hành động nói là gì ? ( ghi nhớ sgk)
(?) Em hãy lấy một vài vd minh họa? 
*Yêu cầu hs chú ý vào mục II
(?) Cho biết mục đích của mỗi câu trong lời nói của Lí Thông ở đoạn trích của mục I , sgk ?
- Mỗi câu trong lời của LT có một mục đích riêng : câu 1 là trình bày , câu 2 là đe doạ , câu 4 là hứa hẹn 
* Gọi hs đọc đoạn trích 2 trong phần II
(?) Chỉ ra hành động nói trong đoạn trích sau và cho biết mục đích của mỗi hành động ? 
+ Lời cái Tí : 
- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu ? ( hỏi)
- U nhất định bán con đấy ư? ( hỏi)
- U không cho con ở nhà nữa ư ?
- Khốn nạn thân con thế này ! ( cảm thán , bộc lộ cảm xúc) 
- Trời ơi! ( cảm thán , bộc lộ cảm xúc )
+ Lời nói của Chị Dậu :
- Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài . ( báo tin)
(?) Hãy liệt kê các hành động nói đã phân tích ở hai đoạn trích mục I, II? ( Trình bày , đe doạ , hứa hẹn . Hỏi , báo tin , bộc lộ cảm xúc )
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập.
Bài tập 2:
+ Đoạn b : -Đây là trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn ( nhận định , khẳng định )
- Chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công , cùng với thanh gươm thần này để báo đền tổ quốc ( hứa , thề)
+ Đoạn c : - Cậu vàng đi đời rồi , ông giáo ạ ! ( bào tin)
- Cụ bán rồi ? ( hỏi )
- Bán rồi ! ( xác nhận , thức thận )
- Họ vừa bắt xong ( báo tin)
- Thế nó cho bắt à? ( hỏi ) 
- Khấn nạn ..( cảm thán )
- Ông giáo ơi ! ( cảm thán )
- Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về , vẫy đuôi mừng ( tả )
- Tôi cho nó ăn cơm ( kể ) 
- Nó đang ăn .. dốc ngược nó lên ( kể )
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn tự học.
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1.Hành động nói là gì ? 
- Là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định 
2. Một số kiểu hành động nói thường gặp 
- Hỏi, Trình bày ( báo tin, kể, tả, nêu ý kiến, dự đoán ..)
- Điều khiển ( cầu khiến, đe doạ, thách thức 
- Hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc 
*Ghi nhớ (SGK/ ) 
II, Luyện tập 
Bài tập 1: Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích khích lệ tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược do ông soạn và khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ 
+ Câu thể hiện mục đích 
“ Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này , theo lời dạy bảo của ta , thì mới phải đạo thần chủ ; nhược bằng khinh sách này , trái lời dạy bảo của ta , tức là kẻ nghịch thù”
Bài tập 2 : 
Đoạn a: - Bác trai đã khá rồi chứ ? ( hỏi);
- Cảm ơn cụ , nhà cháu đã tỉnh táo như thường ( cảm ơn )
- Nhưng xem ý hãy còn lề bề lệt bệt chừng như vẫn còn mỏi mệt lắm ( trình bày )
- Này , bảo bác ấy có trốn đi đâu thì tốn ( cầu khiến ); 
- Chứ cứ nằm đấy , chốc nữa họ vào thúc sưu , không có , họ lại đánh trói thì khổ ( cảm thán , bộc lộ cảm xúc )
- Người ốm rề rề như thế , nếu lại phải 1 trận đòn , nuôi mấy tháng cho hoàn hồn . ( cảm thán , bộc lộ cảm xúc 
- Vâng cháu cũng đã nghị như cụ ( tiếp nhận )
- Nhưng để cháo nguội , cháu cho nhà cháu ăn lấy vài húp cái đã ( trình bày ) 
- Nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì . ( cảm thán , bộc lộ cảm xúc )
- Thế thì phải giục anh ấy ăn mau lên đi , kẻo nữa người ta sắp sửa kéo vào rồi đấy ! ( cầu khiến )
III. Hướng dẫn tự học: 
- Phân biệt hành động nói và từ chỉ hành động.Cho ví dụ. 
- Về nhà học bài, hoàn thành bài tập còn lại. Soạn bài mới 
E. Rút kinh nghiệm: 
..
Tuần 25 	Ngày soạn: 16-02-2011
Tiết 96 	Ngày dạy: 18-02-2011
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
1. Mức độ cần đạt :
 * Giúp hs:
- Nhận thức được kết quả cụ thể bài viết của bản thân , những ưu , nhược điểm 
- Nhận ra lỗi về liên kết vb khi viết bài văn thuyết minh 
- Đánh giá toàn diện kết quả học bài văn thuyết minh 
2. Chuẩn bị :
- GV: Chấm bài theo đáp án và biểu điểm, nhận xét.
- HS: Lập dàn ý chi tiết, tự nhận xét.
3. Tiến trình lên lớp :
I.Đề bài :
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh. (Đà Lạt)
 * Yêu cầu : 
- Thể loại : Thuyết minh 
- Nội dung : Về một danh lam thắng cảnh. (Đà Lạt)
 * Dàn bài chung:
- Mb(1đ) : Giới thiệu về danh lam thắng cảnh ( chú ý ấn tượng về sự độc đáo )
- TB(7đ) :
 + Vị trí địa lí.
+ Đặc điểm địa hình.
+ Qúa trình phát triển( ý nghĩa lịch sử)
+ Cảnh quan hiện nay( từng bộ phận, từng khu vực)
+ Ý nghĩa văn hóa.
- KB(1đ) : Gía trị của thắng cảnh đối với quê hương, đất nước, với đời sống tinh thần., tình cảm của con người.
- Trình bày( 1đ)
 	II.Nhận xét
* Ưu điểm : 
- Đa số các em có chuẩn bị bài, làm bài khá tốt khi thuyết minh một danh lam thắng cảnh
- Bài viết đã làm cho người đọc cảm nhận được rõ hơn những nét đặc sắc về Đà Lạt.
- Những tri thức trong bài viết đảm bảo khách quan, chính xác, đáng tin cậy 
- Trong bài đã biết kết hợp các phương pháp thuyết minh ( liệt kê, miêu tả, giải thích)
- Đã biết kết hợp miêu tả , tự sự , biểu cảm trong bài viết làm cho bài viết sinh động hơn 
- Trình bày rõ ràng , sạch sẽ 
- Bố cục của bài văn đầy đủ 3 phần , rõ ràng , hợp lí 
 * Hạn chế : 
- Tuy nhiên con một số em còn lười học, bài làm chưa đạt được kết quả cao 
- Trình bày còn cẩu thả , viết còn sai lỗi chính tả, viết tắt nhiều 
- Bố cục chưa rõ ràng 
- Một số em chưa nắm được trình tự thuyết minh 
III. Sửa lỗi
Câu sai
Sửa
- Đà lạt cách nay 1000 năm
- Thành phố xinh đẹp, lại với sương mờ, hoa đào.
 - Đà lạt được phát hiện cách nay hơn 100 năm.
- Thành phố Đà lạt còn được gọi là thành phố sương mù, hay thành phố hoa anh đào.
VI. Đọc những bài khá và yếu : Để hs nhận xét
V. Chất lượng :
 Lớp 8A3 : TTB : 	DTB: 
4. Hướng dẫn về nhà: : Về nhà viết lại bài tập làm văn ( những em điểm dưới trung bình ) 
- Soạn bài “ Ôn tập về luận điểm”

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Van 8 Tuan 26Nghe an.doc