Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS TT Ba Tơ

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS TT Ba Tơ

Tiết 97: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

 (Trích: ''Bình Ngô đại cáo'')

 (Nguyễn Trãi )

A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:

 -Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV.

 -Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.

-Giáo dục tình yêu nước trong học sinh.

B.Chuẩn bị:

 -GV:giáo án, bảng phụ (sơ đồ lập luận).

 -HS:đọc,soạn bài.

C.Tiến trình tổ chức dạy và học:

 I.Ổn định: (1’)

 II.Kiểm tra bài cũ: (4’)

 -Đọc thuộc lòng đoạn văn nói về nỗi lòng và tâm sự của Trần Quốc Tuấn?

 -Hãy nhức lại khái niệm thể Hịch?

 

doc 14 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 542Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS TT Ba Tơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/2/2009 
Ngày dạy: 2/3/2009
Tiết 97: Văn bản: NƯỚC ĐẠI VIỆT TA
 (Trích: ''Bình Ngô đại cáo'')
 (Nguyễn Traõi ) 
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp hs:
 -Thấy được đoạn văn có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV.
 -Thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận Nguyễn Trãi: lập luận chặt chẽ, sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn.
-Giáo dục tình yêu nước trong học sinh.
B.Chuẩn bị: 
 -GV:giáo án, bảng phụ (sơ đồ lập luận). 
 -HS:đọc,soạn bài. 
C.Tiến trình tổ chức dạy và học: 
 I.Ổn định: (1’) 
 II.Kiểm tra bài cũ: (4’)
 -Đọc thuộc lòng đoạn văn nói về nỗi lòng và tâm sự của Trần Quốc Tuấn?
 -Hãy nhức lại khái niệm thể Hịch?
 III.Bài mới:
 1/GTB-Ghi đề(1’):
	- GV: Qua đoạn văn mà bạn đã đọc thuộc, ta thấy được tâm trạng đau xót, căm tức của Trần Quốc Tuấn, một tấm gương bất khuất đã khích lệ được tinh thần yêu nước của tướng sĩ và đã góp phần cho cuộc chống quân Mông – Nguyên thắng lợi. Với giọng văn hùng hồn, lí lẽ sắc bén, đầy sức thuyết phục của bài Hịch. Tiết học hôm nay thầy trò ta sẽ cùng tìm hiểu một đoạn trích của một văn bản được xem là “Thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong văn học chữ Hán nước ta, đoạn trích “Nước Đại Việt ta” từ tác phẩm BNĐC của tác giả Nguyễn Trãi.
	- GV ghi đề.
 2/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
-GV giải thích nhan đề VB:
+Bình: dẹp, đánh tan;
+Ngô: chỉ quân Minh (Chu Nguyên Chương khởi nghiệp ở đất Ngô, từng tự xưng là Ngô vương, sau trở thành Minh thành tổ);
+Đại: lớn;
+Cáo: công bố kết quả để mọi người cùng biết.
*HĐ1:(7') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm:
-GV gọi HS nhắc lại một vài nét về tác giả NT.
-GV:.
? Dựa vào chú thích, ý 2, hãy cho biết hoàn cảnh ra đời bài Cáo?
? Em nào có thể cho biết vị trí của đoạn trích trong văn bản?
*HĐ2:(28')Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản:
-GV: Đọc cần chú ý giọng điệu hùng hồn, trang trọng, tự hào chú ý tính chất cân xứng, nhịp nhàng của câu văn biền ngẫu.
 -Gọi học sinh đọc.
? Dựa vào chú thích *, ý nhất , hãy giới thiệu một vài nét về thể Cáo?
? Thể cáo có gì giống và khác với hịch, chiếu? 
-GV , lưu ý học sinh các chú thích 1,2,3,4.
-GV: BNĐC gồm 4 phần
-GV: Để hiểu được luận đề chính nghĩa đó có nội dung gì, ta cùng đi vào phần phân tích.
 -Đọc hai câu đầu văn bản, cho biết tác giả đề cập đến vấn đề gì?
? Nguyên lí nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi đề cập đến gồm những nội dung nào ?
? Người dân mà tác giả nói ở đay là ai? Kẻ bạo ngược là kẻ nào?
? Vậy em có nhận xét như thế nào về tư tưởng của Nguyễn Trãi ?
-GV: Nhân, nghĩa theo tư tưởng của Nho giáo: Nhân là sự tương thân tương ái giữa người với người, Nghĩa là hợp với lẽ phải; Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có nội dung mới, phát triển hơn so với nho giáo, theo hướng lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc.
? Tư tưởng ấy ngày nay được thể hiện như thế nào?
? Sau khi nêu nguyên lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã khẳng định điều gì ?
-GV: Có bảo vệ đất nước thì mới bảo vệ được dân, mới thực hiện được mục đích cao cả ''yên dân'' -> mục 2.
-GV gọi HS đọc 8 câu tiếp.
? Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản nào để xác định độc lập chủ quyền của dân tộc ?
? Hãy so sánh chân lí chủ quyền của Nguyễn Trãi với Lí Thường Kiệt (Sông Núi Nước Nam) ? Sau đó đưa ra nhận xét?
-GV: Vấn đề mà Nguyễn Trãi đưa ra là sự kết tinh về học thuyết quốc gia, dân tộc, Nguyễn Trãi đã ý thức được ''văn hiến,truyền thống lịch sử'' là yếu tố cơ bản nhất, là hạt nhân để xác định dân tộc. Vả chăng sự sâu sắc của Nguyễn Trãi còn thể hiện ở chổ: điều mà kẻ thù xâm lược luôn tìm cách phủ định (văn hiến nước nam) thì chính lại là thực tế, tồn tại với sức mạnh của chân lí khách quan.
? Và kết quả của việc xâm phạm đến độc lập, chủ quyển đó là gì?
-GV: có được kết quả ấy là thể hiện của sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc.
-GV: theo dõi tình hình thời sự gần đây, chúng ta biết được một sự kiên lịch sử quan trọng, giữa VN – TQQ đã hoàn thành việc cắm mốc trên đất liền với 14000 km đường biên giới, với 1991 cột mốc,
-Hãy chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích và phân tích tác dụng của chúng ?
(từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác)
(đặt ngang hàng với Trung Quốc: trình độ tổ chức chính trị, tổ chức chế độ, quản lí quốc gia)
*HĐ3:(3') Tổng kết-củng cố.
-Cho học sinh thảo luận câu hỏi 5 SGK trang 69.
-GV: nhận xét , kết luận.
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ, gv nhấn mạnh lại.
-HS:.
-HS:
-HS:
-Đọc, nhận xét.
-HS:
-HS phân biệt
-Chú ý
-Đọc
-HS: Nguyên lí nhân nghĩa
-Học sinh trả lời.
 + yên dân
 + trừ bạo
-HS:.
-Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với yêu nước chống xâm lược, một tư tưởng tiến bộ.
-Đảng và Bác Hồ ta cũng đã phát huy tư tưởng ấy, tất cả lợi ích đều thuộc về nhân dân, Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
-Sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.
-Đọc
=>nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.
-Học sinh thảo luận và trả lời.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
 + Nguyễn Trãi đã phát triển một cách hoàn chỉnh về quan niệm quốc gia, dân tộc, so với thời lí thì nó phát triển cao hơn, sâu sắc và toàn diện.
 +NQSH: xác định chủ yếu trên hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền đến BNĐC thêm 3 yếu tố nữa (văn hiến, phong tục, lịch sử).
+Trong bài "Sông Núi Nước Nam'' tác giả thể hiện ý thức dân tộc, niềm tự hào sâu sắc qua từ ''đế''.Ở ''Bình Ngô đại cáo'', Nguyễn Trãi tiếp tục phát huy niềm tự hào dân tộc sâu sắc, mạnh mẽ:''Mỗi bên xưng đế một phương...''.
-Sẽ nhận lấy thất bại thảm hại 
“ Lưu Cung..” (trong ls)
-Quân Minh đại bại, Vương Thông phải giảng hòa, chấp nhận rút quân về nước.
-Học sinh trả lời.
-Học sinh thảo luận 
- Đọc Ghi nhớ: SGK trang 69.
I/Tác giả, tác phẩm:
 1/Tác giả:
 2/Tác phẩm:
 - BNĐC được viết và công bố năm 1428, sau khi quân ta đại thắng quân Minh xâm lược.
 -Vị trí đoạn trích: phần đầu văn bản BNĐC, nêu lên luận đề chính nghĩa.
II.Đọc - hiểu văn bản:
1.Đọc văn bản:
 2/ Thể loại: Cáo ( xem SGK)
 3/Tìm hiểu nội dung văn bản:
a/Nguyên lí nhân nghĩa:
Theo Nguyễn Trãi “nhân nghĩa” là:
 + yên dân : làm cho dân sống ấm no, yên ổn, hạnh phúc.
 + trừ bạo : tiêu diệt kẻ bạo tàn.
=> một tư tưởng tiến bộ (tư tưởng lấy lợi ích của dân, dân tộc làm gốc, gắn liền với yêu nước chống xâm lược).
2.Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt:
-Nguyễn Trãi đưa ra năm yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc:
 + nền văn hiến lâu đời.
 + cương vực lãnh thổ riêng.
 + phong tục tập quán riêng.
 + lịch sử riêng.
 + chế độ, chủ quyền riêng.
=> Nguyễn Trãi đã phát triển một cách hoàn chỉnh về quan niệm quốc gia dân tộc.
=> Thể hiện ý thức dân tộc, niềm tự hào dân tộc sâu sắc.
4. Đặc sắc nghệ thuật:
 -Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước độc lập tự chủ.
 -Sử dụng hiệu quả biện pháp so sánh.
 -Câu văn biền ngẫu, cân xứng nhịp nhàng.
III. Tổng kết:
 ( Ghi nhớ: SGK tr 69)
IV.Hướng dẫn học bài:(1').
 -Đọc kĩ lại văn bản, chú ý trình tự lập luận của tác giả.
 -Học thuộc nội dung văn bản, ghi nhớ sgk.
 -Xem và chuẩn bị nội dung bài TV "Hành động nói “ (tt).	
D.Đánh giá, rút kinh nghiệm:
Phần sơ đồ lập luận (bảng phụ)
Nguyên lí nhân nghĩa
Trừ bạo
Diệt giặc Minh xâm lược
Yên dân
Bảo vệ đất nước để dân sống yên ổn, hạnh phúc
Chân lí về sự tồn tại có chủ quyền của dân tộc Đại Việt
Phong tục riêng
Lãnh thổ riêng
Văn hiến lâu đời
Chế độ, chủ quyền
 riêng
Lịch sử 
riêng
Sức mạnh của nhân nghĩa, sức mạnh của độc lập dân tộc
Ngày soạn: 1/03/2008. Ngày dạy:04/03/2008. 
Tieát 98: Haønh Ñoäng Noùi (tt) 
 A.Mục tiêu cần đạt:Giúp hs:
 - Hiểu được cách thực hiện hành động nói, nhaän bieát ñöôïc caùc haønh ñoäng noùi öùng vôùi caùc kieåu caâu ñaõ hoïc.
 - Reàn luyeän, xaây döïng kyõ naêng thöïc hieän caùc haønh ñoäng noùi phuø hôïp trong giao tieáp.
 B.Chuẩn bị: 
 -HS: Tìm hiểu trước bài ở nhà.
 -GV:giáo án, bảng phụ, phấn màu. 
C.Lên lớp: 
 I.Ổn định: (1’) 
 II.Kiểm tra bài cũ:(4')
 GV:Hành động nói là gì ?
 Có những kiểu hành động nói nào ?
 III.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài.(1')
 2.Tiến trình tổ chức dạy và học: 
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
Hoạt động thầy
*HĐ1:(8'') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách thức thực hiện hành động nói.
-Cho học sinh đọc đoạn văn và cho biết yêu cầu.
-GV treo bảng phụ, gọi học sinh lên thực hiện : điền vào ô trống thông tin (-) (+) theo hướng dẫn của giáo viên.
-Cho học sinh thảo luận mục 2.
GV: nhận xét đánh giá, treo bảng phụ, đã chuẩn bị, cho học sinh nhận xét đối chiếu.
-GV giảng giải.
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
*HĐ3:(27') Hướng dẫn học sinh luyện tập.
-Tuỳ thời gian giáo viên cho học sinh làm bài tập.
-GV: Cho học sinh xác định yêu cầu bài tập => cho học sinh thảo luận, gọi đại diện nhóm lên trả lời.
-GV: nhận xét , sửa chữa, uốn nắn.
-GV: hướng dẫn học sinh làm.
=> nhận xét, sửa chữa.
.-GV: hướng dẫn học sinh làm.
=> nhận xét, sửa chữa.
.
Hoạt động trò
-Đọc.
-Học sinh suy nghĩ và trả lời.
-Học sinh lên bảng điền.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
 Kiểu câu
Nghi
vấn
Kiểu hoạt động nói
Hỏi
Anh đi 
đâu ?
Trình bày
Điều khiển
Anh đi giùm tôi nhé
Hứa hẹn
Bộc lộ c/xúc
-Học sinh thảo luận theo nhóm.
-Cử đại diện nhóm lên trả lời=>hs nhận xét.
-Học sinh suy nghĩ, lên bảng làm.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
-Học sinh thảo luận theo nhóm.
-Cử đại diện nhóm lên trả lời=>hs nhận xét
-Học sinh suy nghĩ, lên bảng làm.
-Học sinh nhận xét, bổ sung.
Nội dung
I.Cách thực hiện hành động nói:
 1.Tìm hiểu bài tập sgk tr:69 
1
2
3
4
5
Hỏi
-
-
-
-
-
Trình bày
+
+
+
-
-
Điều khiển
-
-
-
+
+
Hứa hẹn
-
-
-
-
-
Bộc lộ c/xúc
-
-
-
-
-
Cầu
khiến
Cảm thán
Trần thuật
Anh ấy đi rồi
Anh đi đi
Anh còn phải đi nữa
Tôi sẽ đi
2. Kết luận:
 ( ghi nhớ sgk trang 71)
II.Luyện tập:
Bài tập1:trang 71.
 Tìm câu nghi vấn, tác dụng...(Hịch Tướng Sĩ).
-''Từ xưa...không có ?''.Hỏi để khẳng định...khái quát dẫn chứng.
-''Lúc...không ?''. Hỏi để phủ định. Sau khi chỉ ra...=>bác bỏ cảm xúc vui vẻ, có giá trị đánh thức tinh thần diệt giặc.
-''Lúc...không ?''. Hỏi để giải thích vì sao phải chuyên tâm vào ''Binh Thư Yếu Lược'', phải nghe lời Trần Quốc Tuấn.
-"Nếu vậy... nữa". Mục đích hỏi là để đánh vào lòng tự trọng, thái độ sỉ diện của tướng sĩ=> chỉ ra những hậu quả''muôn đời để theo''.
 Bài tập 2 / trang 72:
a.Những câu trần thuật có mục đích cầu khiến:
 - trong đoạn a.
 - câu 2 trong đoạn b.
b.Tác dụng của hình thức diễn đạt đó trong việc động viên quần chúng : những lời đó không có tính chất hô hào mà tạo được sự giản dị gần gũi như nhữ ... ghị luận và giữa các luận điểm với nhau trong mộy bài văn nghị luận.
B.Chuẩn bị: 
 -HS:Xem và chuẩn bị nội dung trước.
 -GV:giáo án. 
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học
 I.Ổn định: (1phút) 
 II.Kiểm tra bài cũ: không thực hiện.
 III.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài (1phút)
 2. Baøi môùi
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
 *HĐ1: (10').Ôn tập lại luận điểm:
 -Luận điểm là gì ?
-Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu a, b, c (sgk tr:73)
 -GV: a,b không phân biệt được vấn đề và luận điểm ( Vấn đề: một câu hỏi đặt ra trước lí trí con người, thúc giục con người phải tìm ra lời giải đáp ).
 -Hãy nhắc lại bài : "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" có những luận điểm nào ?
 -Việc xác định bài "Chiếu dời đô" có hai luận điểm như đã nêu là đúng chưa ?Vì sao ?
 -GV kết luận cho học sinh ghi.
 *HĐ2: (12') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận:
 -Vấn đề được đặt ra trong bài :''Tinh thần yêu nước...'' là gì?
 -Có thể..." Đồng bào ta có lòng yêu nước nồng nàn " ?
 -Nay "Chiếu dời đô" nếu Lí Công Uẩn chỉ sử dụng một luận điểm thì mục đích vua ban chiếu có đạt được không ? Vì sao ?
 -Từ sự tìm hiểu trên, em hãy rút ra những kết luận gì về mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận ?
 -GV: Chú ý =>luận điểm không phải là vấn đề, cũng không phải là một bộ phận của vấn đề. Vấn đề có thể là câu hỏi, nhưng luận điểm phải là sự trả lời những câu hỏi như : ( Tại sao cần phải dời đô ?" đó không phải là luận điểm, mặc dù chúng có khả năng chỉ ra phương hướng tìm luận điểm.
 * HĐ3:(10') Hướng dẫn tìm hiểu mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận.
 -GV treo bảng phụ ( 2 hệ thống) và cho học sinh thảo luận yêu cầu bài tập.
 -Vậy trong bài văn nghị luận, luận điểm phải như thế nào ?Các luận điểm có mối quan hệ với nhau như thế nào ?
 -GV kết luận theo ghi nhớ.
 * HĐ4:(3') Tổng kết - củng cố:
 -Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk.
 - GV củng cố lại kiến thức.
 * HĐ5:(7') Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 -GV hướng dẫn học sinh làm bài tập theo yêu cầu sgk.
 -GV: Các luận điểm lựa chọn phải có nội dung chính xác, phù hợp với ý nghĩa của vấn đề " Giáo dục là chìa khoá của tương lai " (hiểu theo nghĩa : giáo dục góp phần mở ra tương lai cho loài người trên trái đất). Đây là vấn đề nghị luận, đồng thời là luận điểm trung tâm.
.-Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn, được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu nhất quán.Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
 -chọn c.
 -Nhận định về lòng yêu nước 
-Những biểu hiện của lòng yêu nước.
 -Nhiệm vụ bổn phận của chúng ta.
 -Không phải luận điểm.
 -Không phải là ý kiến, quan điểm, mà chỉ là vấn đề nghị luận.
-Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
 -Không đủ để làm sáng tỏ vấn đề.
 -Không đạt được.
 -Vì chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề "Cần phải dời đô đến Đại La".
 -Luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Luận điểm cần phải xác thực phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và phải đủ để làm sáng tỏ toàn bộ vấn đề đặt ra (luận điểm).
 -Thực hiện theo yêu cầu.
 + Hệ thống một phù hợp.
 + Hệ thống hai không đạt được các điều kiện vì:
=> có luận điểm không chính xác ( không thể chỉ đổi mới phương pháp là kết quả học tập sẽ được nâng cao, cũng không thể đòi hỏi phải thường xuyên đổi mới cách học tập nếu không có lí do chính đáng), có luận điểm không phù hợp(c) => luận điểm (a) không làm cơ sở cho luận điểm (b,c) không liên kết trước sau, (d) không có tính kế thừa và phát huy=> không mạch lạc, chồng chéo, luẩn quẩn.
 -Học sinh trả lời.
 -Đọc ghi nhớ: SGK .
 -Học sinh thảo luận.
I. Khái niệm luận điểm:
 => Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết (nói) nêu ra ở trong bài.
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận:
 => Luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận có mối quan hệ chặt chẽ. Luận điểm cần phải xác định rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
III. Mối quan hệ giữa luận điểm trong bài văn nghị luận:
 => Trong bài văn nghị luận, luụân điểm cần phải chính xác và gắn bó chặt chẽ với nhau (hệ thống, liên kết chặt chẽ, trình tự hợp lí ).
IV. Tổng kết:
 ( ghi nhớ sgk tr:75)
V. Luyện tập:
 1.Luận diểm của đoạn văn này là: " Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ ".
 2. *Luận điểm 5 không phù hợp.
 *Có thể sắp xếp các luận điểm đã lựa chọn và sửa chữa theo trình tự :
 - Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ tăng dân số, thông qua đó quyết định mức sống...trong tương lai.
 - Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách trí tuệ, tâm hồn cho trẻ em...
 - Giáo dục là chìa khoá tăng trưỏng kinh tế cho tuơng lai...phát triển chính trị, toàn bộ xã hội. 
IV.Dặn dò:1'
 -Học bài.
 -Xem và chuẩn bị nội dung bài: "Viết đoạn văn trình bày luận điểm''.
 -Chuẩn bị trước bài tập 3.
 Ngày soạn: 3/03/ 2008 Ngày dạy: 5/03/ 2008
Tieát 100: Vieát Ñoaïn Vaên Trình Baøy Luaän Ñieåm
A.Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp hs nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong một bài văn nghị luận.
 -Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo cách diễn dịch và quy nạp.
B.Chuẩn bị: 
 -HS:Xem và chuẩn bị nội dung trước.
 -GV:giáo án. 
C.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy-học: 
 I.Ổn định: (1phút) 
 II.Kiểm tra bài cũ: (5')
 GV: Luận điểm trong bài văn nghị luận như thế nào ?Mối quan hệ với vấn đề nghị luận ?
 III.Bài mới:
 1. Giới thiệu bài (1phút)
 2. Baøi môùi:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung
*HĐ1: (19')
-GV tổ chức cho học sinh tìm hiểu các đoạn văn bản ở sgk.
-Gọi học sinh đọc văn bản a,b mục 1 sgk tr:79-80
-Đâu là câu chủ đề trong các đoạn văn trên ?
-Vị trí câu chủ đề ở mỗi đoạn?
-Đoạn nào được viết theo cách diễn dịch, đoạn nào được viết theo cách quy nạp ? phân tích ?
-Câu chủ đề trong đoạn văn phải như thế nào ?
-gọi học sinh đọc mục 1,2 ghi nhớ sgk.
* GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 sgk tr:81
-GV: đọc hai câu văn và yêu cầu học sinh diễn đạt thành một luận điểm ngắn rõ.
-Gọi học sinh đọc đoạn văn 2 sgk tr:81 và cho học sinh thảo luận câu hỏi bên dưới.
-Nhắc lại khái niệm lập luận ?
-Hãy tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên ?
-Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trên nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không ?
-Luận điểm sở dĩ có sức thuyết phục là nhờ luận cứ. Nhưng sức thuyết phục của luận điểm sẽ mất đi, hoặc giảm đi nếu luận cứ của nó không chính xác, chân thực, đầy đủ. Nếu Nghị Quế không thích chó hoặc không " giở " giọng chó má với mẹ con chị Dậu thì sẽ không lấy gì làm căn cứ để chứng tỏ rằng " Cho thằng nhà giàu...nó ra ''.
-Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn ?
-Nếu tác giả sắp xếp nhận xét của Nghị Quế lên trên...thì hiệu quả của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng như thế nào ?
-GV:Trong đoạn văn trình bày luận điểm, các ý cần được sắp xếp theo một thứ tự hợp lý. Nguyên tắc sắp xếp các luận cứ, các ý trong một đoạn văn, về cơ bản cũng không khác với nguyên tắc sắp xếp các luận điểm trong một bài văn.
-Trong đoạn văn những cụm từ : chuyện chó con, những giọng chó má...xếp cạnh nhau. Việc ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không ?Vì sao ?
-Như vậy trong đoạn văn nghị luận, luận cứ phải trình bày như thế nào ?
*HĐ2:(3') Tổng kết - củng cố :
-GV nhấn mạnh, gọi học sinh đọc ghi nhớ.
*HĐ3:(15') Hướng dẫn học sinh luyện tập.
-GV chia 3 nhóm thảo luận bài tập sgk trang 81
-GV nhận xét, uốn nắn.
=>Kết luận:
GV nêu yêu cầu bài tập 3.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập 
 Hướng dẫn học sinh nhận xét, bổ sung 
-Đọc.
-HS thảo luận
-( a ): cuối đoạn.
- ( b ) : đầu doạn.
-HS nhận xét bổ sung.
-Trả lời.
-Đọc.
-(a) => Tránh lối viết dài dòng, lan man.
-(b) => Ngòi việc đam mê viết, Nguyên Hồng còn thích truyền nghề cho trẻ.
-Thảo luận.
-Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý thì bài văn mới có sức thuyết phục.
-Luận điểm :''Cho rằng...nó ra ".
-Cách lập luận :tác giả đã dùng phép tương phản.
-Cách lập luận trong đoạn văn đã làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ.
-Cách sắp các đoạn văn hợp lý.
-Nếu tác giả xếp nhận xét NQ " đùng " giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu lên trên và đưa nhận xét " Vợ chồng địa chủ...yêu gia súc " xuống dưới thì hiệu quả của đoạn văn sẽ không đúng trình tự trước sau của bản thân sự việc là làm nổi bật luận điểm "Chất chó đểu của giai cấp nó ".
-Các cụm từ được xếp cạnh nhau làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn vì vừa xoay vào một ý tứ chung, vừa khiến bản thân thú vật của bọn địa chủ hiện ra thành hình ảnh rõ ràng, lí thú.
- Trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm.
-Diễn đạt trong sáng hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.
-Đọc ghi nhớ: SGK .
-Thực hiện theo yêu cầu giáo viên.
-Học sinh thảo luận viết đoạn văn.
-Đọc, nhận xét.
Nắm yêu cầu bài tập 3
 Thực hiện yêu cầu.
Nhận xét, bổ sung 
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận:
 1.Tìm hiểu các đoạn văn bản sgk tr:79-80:
 *mục 1:
a. câu 6 => cuối đoạn.
 => đoạn văn trình bày theo cách quy nạp.
b. câu 1=> đầu đoạn.
 => đoạn văn được trình bày theo cách diễn dịch.
 * mục 2:
-Luận điểm: "Cho rằng...nó ra''.
-Cách lí luận: tác giả dùng phép tương phản.
-Cách sắp xếp các ý trong đoạn văn hợp lý.
 => làm nổi bật luận điểm.
3.Tổng kết:
 (Ghi nhớ SGK trang 81)
II.Luyện tập:
 1/ Bài tập 1:`
 -Luận điểm: "Tế Hanh là người tinh lắm".
 -Luận điểm gồm hai luạn cứ
 + ''Tế Hanh ghi được...quê hương''.
 + ''Thơ Tế Hanh đưa ra...cảnh vật "
-Các luạn cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến, luận cứ sau biểu thị một mức độ tinh tế cao hơn so với luận cứ trước => tăng hứng thú.
 2/ Bài tập 2:
 Viết một đoạn văn triển khai luận điểm.
 3/ Bài tập 3:
 Cho luận điểm ''Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu''.
-Tìm luận cứ:
-Văn giải thích được viết ra nhằm cho người đọc hiểu.
-Giải thích càng khó hiểu thì người viết càng khó đạt được mục đích.
-Ngược lại giải thích càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ lĩnh hội , dễ nhớ, dễ làm theo.
-Vì thế văn giải thích không thể không viết cho dễ hiểu. 
V.Dặn dò:1' 
 -Nhấn mạnh nội dung ghi nhớ sgk.
 -Học thuộc ghi nhớ sgk.
 -Làm bài tập còn lại.
-Tuần sau viết bài tập làm văn số 6.
-Soạn bài '' Bàn luận về phép học ''

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8_tuan 25.doc