Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS Trực Đại

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS Trực Đại

Nước Đại Việt ta

( Trích “ Bình Ngô Đại cáo”) – Nguyễn Trãi

 I Mục tiêu

 - Học sinh thấy được ý nghĩa tuyên ngôn độc lập của dân ta ở thế kỉ XV và bước đầu hiểu được vài nét nghệ thuật đặc sắc của “ Bình Ngô Đại cáo” qua đoạn trích đầu : Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn trong văn bản nghị luận của Nguyễn Trãi .

 - Tích hợp với tập làm văn về văn bản nghị luận .

 - Rèn kĩ năng đọc văn biền ngẫu , tìm và phân tích luận điểm , luận cứ trong một đoạn của bài cáo( một dạng nghị luận )

II Chuẩn bị :

GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu toàn bài “ Bình Ngô đại cáo”

HS: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy

III Tiến trình lên lớp

Hoạt động1

1, Ổn định lớp (1)

2, Kiểm tra bài cũ (15)

 Trình bày cảm nhận của em về đoạn trích : “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngưa, ta cũng vui lòng” (Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)

 

doc 15 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 953Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27 
Tiết 97
 Ngày soạn : 28/2/2009 
 ngày dạy: 2-3
Nước Đại Việt ta
( Trích “ Bình Ngô Đại cáo”) – Nguyễn Trãi 
 I Mục tiêu 
 - Học sinh thấy được ý nghĩa tuyên ngôn độc lập của dân ta ở thế kỉ XV và bước đầu hiểu được vài nét nghệ thuật đặc sắc của “ Bình Ngô Đại cáo” qua đoạn trích đầu : Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và thực tiễn trong văn bản nghị luận của Nguyễn Trãi .
 - Tích hợp với tập làm văn về văn bản nghị luận .
 - Rèn kĩ năng đọc văn biền ngẫu , tìm và phân tích luận điểm , luận cứ trong một đoạn của bài cáo( một dạng nghị luận )
II Chuẩn bị : 
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu toàn bài “ Bình Ngô đại cáo”
HS: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của thầy 
III Tiến trình lên lớp 
Hoạt động1
1, ổn định lớp (1’)
2, kiểm tra bài cũ (15’)
 trình bày cảm nhận của em về đoạn trích : “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngưa, ta cũng vui lòng” (Hịch tướng sĩ- Trần Quốc Tuấn)
 Yêu cầu :
 Học sinh phải chỉ ra dược những nôi dung yêu cầu sau trong bài viết:
- Giới thiệu được tác giả , hoàn cảnh ra đời và nội dung khái quát của bài hịch, vị trí đoạn trích , nội dung tiêu biểu của đoạn trích: 
 + Thể hiện tâm trạng lo lắng đau xót đến tột độ và ý nguyện quyết tâm xả thân vì nước của vị chủ soái trước cảnh đất nước bị ngoại xâm đe doạ .
 + phân tích được các hình ảnh tiêu biểu, hình ảnh so sánh , động từ mạnh , số từ tăng tiến và phép nói quá để làm nổi bật được nội dung và ý nghĩa, vị trí của đoạn trích.
 + nêu được cảm xúc ấn tượng của mình về đoạn văn đó.
Biêủ điểm :
Bài viết tốt , sạch sẽ trong sáng rõ ràng, lập luận chặt chẽ (9-10 điểm)
Bài viết đủ ý mà trình bày chưa được sạch sẽ hoặc còn sát ý nhỏ ( 7-8 điểm)
Bài viết đủ ý , trình bày chưa rõ ràng hoặc còn thiếu một vài ý( 5-6 điểm)
Bài viết có các ý cơ bản , chưa biết cách trình bày , trình bày bẩn hoặc cảu thả(3-4điểm)
Bài viết có được 1,2 ý trình bày lủng củng ( 1-2 điểm)
Viết sai , lạc đề bài hoặc không viết đùng yêu cầu ( 0 điểm)
3 , Bài mới 
Hoạt động 2(1’)
- Giới thiệu Nguyễn Trãi , thể cáo , Bình ngô đại cáo 
	Hoạt động 3 
? Trình bày hiểu biết của em về Nguyễn Trãi ? 
GV: Ông quê ở Chi ngại( Chí Linh- Hải dương), sau dời về Nhị Khê- thường Tín -Hà Tây, cha là Nguyễn Phi khanh, mẹ là trần Thị Thái, con Trần Nguyên Đán- một quý tộc thời Trần, năm 1400, Nguyễn Trái đồ thái học sinh và ra làm quan cùng cha cho nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh cướp nước. Nguyễn Phi Khanh bị chúng bắt đưa sang Trung Quốc.Nguyễn Trãi và một người em đi theo chăm sóc cha.Nghe lời cha khuyên ông quay trở lại nước tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, nhưng bị quân minh bắt giữ,. Sau đó ông theo lê lợi và có công lớn trong cuộc kháng chiến mười năm chống quân minh cùng nghĩa quân lam Sơn. Đầu năm 1428, khi đất nước đã sạch bóng quân thù, ông hăm hở bắt tay vào xây dựng nước nhà thì bỗng dưng bị nghi oan và bị bắt giam. Sau đó được tha nhưng không còn được tin cậy như trước nữa. ông buồn và xin về Côn Sơn.Năm 1440 Lê Thái Tông mời ông trở lại làm việc và giao cho nhiều việc quan trọng trong triều. ông hăng hái giúp vua thì xảy ra vụ nhà vua chết đột ngọtở Trại vải(Lệ Chi Viên, Bắc ninh). Bọn gian thần vu vho ông âm mưu hại vua, khép vào tội tru di tam tộcnăm 1442, nỗi oan tài trời hơn hai mươi năm sau, 1464, mới được vua Lê Thái Tông giải toả, cho sưu tầm lại thơ văn của ông và tìm người con trai còn sống sót lại cho làm quan.
? Bài “ Bình ngô đại cáo” được viết trong hoàn cảnh nào ?
GV: Tháng chạp năm đinh Mùi (1428) Nguyễn Trãi đã thay lời Lê Lợi viết “ Bình Ngô đại cáo” để công bố cuộc khánh chiến chống quân Minh lâu dài gian khổ đã toàn thắng , đất nước đã hoàn toàn độc lập .
? Em hiểu gì về thể cáo , bố cục chung của toàn bài như thế nào ?
- Cáo là thể văn nghị luận cổ thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương hay công bố một kết quả , một sự nghiệp để mọi người cùng biết – Thường viết bằng văn biền ngẫu , có tính chất hùng biện , lời lẽ phải đanh thép . lí luận sắc bén , kết cấu chặt , mạch lạc – Bố cục 4 phần 
GV: Nếu : “Sông núi nước Nam”là tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất thì “ Bình ngô đại cáo” là tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc ta .
Bài dài , ta chỉ học đoạn đầu , nhan đề do SGK đặt.
Hoạt động 4
* Yêu cầu đọc chậm : trang trọng , ngắt nhịp 3-4 , 5-2, 4-2 ,4-3  
? Đọc hai câu đầu ? Nêu nội dung ? – Nguyên lí nhân quả .
 ? Đọc 8 câu tiếp ? Nêu nội dung ? - Quan niệm về tổ quốc độc lập .
? Đọc phần còn lại ? Nêu nội dung ?
- Kết luận 
* Hướng dẫn tìm hiểu từ khó 
? Nêu và nhận xét bố cục của đoạn ?
 Hoạt động 5 
? Đọc hai câu đầu và nhắc lại nội dung ?
? Em hiểu “ nhân nghĩa” là gì ?, “ yên dân” là gì?
? “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” có nghĩa là gì?
? Qua đó em hiểu gì về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ? 
* GV: Đặt trong hoàn cảnh nước ta đang bị giặc Minh đô hộ , dân ta sống trong cuộc đời nô lệ lầm than .
? Vậy trừ bạo để yên dân ở đây là gì?
- Đó là tiêu diệt giặc Minh , để bảo vệ đất nước , đảm bảo dân hưởng cuộc sống thái bình .
? Hai câu đầu giúp em hiểu gì về cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhân dân ta?
*GV: Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến cuộc kháng chiến chống quân minh thắng lợi của nhân dân ta
? Đọc “ Như nước  cũng có”
? Đoạn cáo nêu rõ đất nướcĐại Việt ta là đất nước có đặc điểm gì?
- Vốn xưng nền văn hiến đã lâu 
- Núi sông bờ cõi đã chia 
- Phong tục Bắc Nam cũng khác 
? Em hiểu Nam Bắc ở đây là gì?
? Nước Đại Việt là đất nước như thế nào?
- Việt nam và Trung Quốc ( ở phái nam và phía bắc ) 
- Là đất nước có nền văn hoá lâu đời , có bờ cõi ,phong tục tập quán riêng biệt không phụ thuộc vào Trung Quốc 
? Triệu , Đinh , Lí , Trần là gì?
- là những triều đại phong kiến trong lịch sử dân tộc Việt Nam .
? Hán , Đường , Tống, Nguyên là gì?
- Những triều đại phong kiến ở Trung Quốc 
? Em có nhận xét gì về cách nêu những triều đại phong kiến ở Việt Nam và ở Trung Quốc ?
Các triều đại ở Việt nam song song tồn tại cùng các triều đại phong kiến Trung Quốc và ngang hàng với các triều đại trung quốc
*GV: Cách trình bày theo kiểu câu văn biền ngẫu này có ý nghĩa gì ?
- Khẳng định Đại Việt là một quốc gia phong kiến độc lập cùng tồng tại song song với các triều đại ở Trung Quốc tức là có nền đọc lập tự chủ riêng .
? Đọc và nêu nội dung hai câu cuối đoạn ?Cách trình bày có gì đặc biệt ? – Hai câu “Tuy  Song” Cặp quan hệ từ thừa nhận trên con đường phát triển của các triều đại phong kiến độc lập có lúc mạnh , lúc yếu nhưng đời nào cũng có hào kiệt anh hùng góp công làm rạng danh đất nước .
* GV: Cách trình bày độc đáo bằng những cặp câu văn biền ngẫu , cặp quan hệ từ , giọng thơ sang sảng thể hiện lòng tự hào .
? Em cảm nhận thấy Nguyễn Trãi quan niệm như thế nào về tổ quốc độc lập ?
? Hãy so sánh quan niệm về tổ quốc độc lập của Nguyễn Trãi với của Lí Thường Kiệt ở bài sông núi nước Nam ?
- Quan niệm về tổ quốc độc lập của nguyễn Trãi đầy đủ hơn, phong phú và sâu sắc hơn . Có điều đặt nhà Triệu đứng đầu trong lịch sử Việt nam là không đúng .
? Mặc dù vậy đoạn cáo này thể hiện tình cảm gì của Nguyễn Trãi ?-
? Đọc “ Vậy nên . Còn ghi”
? Đoạn văn dẫn ra nhứng sự kiện lịch sử trên nhằm mục đích gì?
- Những sự kiện lịch sử là sự thất bại thảm hại nặng nề của bọn xâm lược phương bắc được dẫn ra bằng các cặp câu biền ngẫu nhằm khẳng định sự thắng lợi vẻ vang của dân tộc đại Việt khi thực hiện nhân nghĩa của mình và sự thất bại không gì cứu vãn được của kẻ xâm lược đã xâm phạm vào nhân nghĩa của dân tộc ta .
? Nhận xét về thái độ của tác giả ?
	Hoạt động 6
? Nhận xét cách lập luận trong đoạn cáo này ? – Lập luận chặt chẽ mạch lạc , nêu nguyên lí của lòng nhân nghĩa làm cơ sở cho cuộc kháng chiến – Chân lí về sự tồn tại của một quốc gia đọc lập tự chủ - kết luận về sức mạnh của nhân nghĩa và độc lập dân tộc .
? Đoạn cáo này nêu bật nội dung gì?
? Đọc ghi nhớ SGK 
? Gợi ý : So sánh thể loại , nội dung 
 Hoạt động 7
4, Củng cố:
? Đọc và nêu yêu cầu ? 
? Muốn so sánh được hai bản tuyên ngôn đọc lập thì em phải chỉ ra được điểm giống và khác nghau về quan điểm độc lập của hai tác giả.Vậy ở hai tác giả này có điểm gì giống và khác nhau 
HS : tự làm 
I Giới thiệu tác giả , văn bản (5’)
1, Tác giả : Nguyễn Trãi: (1380-1442)
- Là anh hùng dân tộc, nhà thơ lớn
- Là một danh nhân văn hoá thế giới. 
2, Tác phẩm : Ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Minh kết thúc thắng lợi . 
II Đọc tìm hiểu từ khó , bố cục (5’)
Bố cục 3 phần :
- 2câu đầu : Nguyên lí của lòng nhân nghĩa 
- 8 câu tiếp theo : Quan niệm về tổ quốc độc lập 
- 6 câu còn lại : Kết luận về lòng nhân nghĩa 
III Tìm hiểu chi tiết đoạn trích (20’)
1, Nguyên lí của lòng nhân nghĩa 
- Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là thương yêu nhân dân , vì dân mà lo trừ ác cốt để dân được yên ổn hạnh phúc .
Khẳng định cuộc kháng chiến chống quân Minh của Nhân dân ta là chính nghĩa , kẻ thù xâm lược là phi nghĩa.
2, Quan niệm về tổ quốc độc lập 
- Tổ quốc Đại Việt là một quốc gia có nền văn hiến lâu đời , có bờ cõi , lãnh thổ rạch ròi , có phong tục tập quán riêng biệt , có nền độc lập tự chủ, có những anh hùng hào kiệt.
- Thể hiện niềm tự hào về nền độc lập tự chủ của đất nước 
- Tự hào về lịch sử chống ngoại xâm oai hùng của dân tộc .
IVTổng kết (4’)
Ghi nhớ : SGK
V Luyện tập : (5’) 
hãy so sánh hai bản tuyên ngôn độc lập “ Sông núi nước nam” của lí Thường kiệt và “Nước Đại Việt ta”
5, Hướng dẫn học bài: 
Tìm đọc các bài cáo , phân tích đoạn trích 
Chuẩn bị baì : Bàn luận về phép học 
* Rút kinh nghiệm :
Tiết 98
 Ngày soạn : :28/2/2009 
ngày dạy : 3-8-09
Hành động nói
 I Mục tiêu 
 - Củng cố lại khái niệm về hành động nói , phân biệt được hành đọng nói trực tiếp với hành động nói gián tiếp .
 - Tích hợp với bài “ Hịch tướng sĩ” 
 - Rèn kĩ năng xá định đúng hành động nói trong giao tiếp : Phân biệt giữa kiểu câu với hành động nói trong câu 
 - Giáo dục ý thức sử dụng đúng kiểu câu để thực hiện đúng mục đích khi giao tiếp .
II Chuẩn bị 
GV: 
HS:
III Tiến trình lên lớp 
Hoạt động 1
1, ổn định lớp (1’)
2, Kiểm tra bài cũ(4’) 
? Thế nào là hành động nói ? Người ta căn cứ vào đâu để đặt tên cho hành động nói ? Kể tên một số kiểu hành động nói ?
3, bài mới 
Hoạt động 2 (1’)
	Hoạt động 3
? bảng phụ có ghi đoạn văn 
? Đọc đoạn văn 
? Đoạn văn có nội dung gì?
? Được trình bày bằng mấy câu văn ?
* Bảng phụ có ghi như trong SGK/70
? Xác dịnh mục đích nói của những câu trần thuật trong đoạn văn vào bảng theo yêu cầu 
 Câu 
Mục đích 
1
2
3
4
5
hỏi
-
-
-
-
-
Trình bày 
+
+
+
-
-
Điều khiển
-
-
-
+
+
Hứa hẹn 
-
-
-
-
- ... ảm sâu sắc , mục đích kểu gọi đạt hiệu quả khiến nguyện vọng của lãnh tụ trở thành nguyện vọng của mỗi người .
? Nêu yêu cầu của bài tập ?
- Song anh có cho phép em mới dám nói 
- Anh đã nghĩ thương em như thế này . Chạy sang 
? Những câu này là câu gì?
Vì sao ?
- Câu trần thuật ? Tại sao phải thực hiện câu trần thuật để thực hiện hành động cầu khiến mà không dùng câu cầu khiến ?
- Vì tính cách của Dế Choắt là yếu đuối , nhút nhát nên dùng câu trần thuật để thể hiện tính mềm mỏng , khiêm tốn của Dế Choắt .
? Tìm câu có mục đích cầu khiến của Dế Mèn ?
- Được , chú mính cứ nói thẳng thừng ra nào?
- Thôi , im cái điệu mưa dầm sùi sụt ấy đi.
? những câu này là kiểu câu gì?
Câu cầu khiến ? Vì sao?
Tại sao Dế mèn lại dùng câu cầu khiến để thực hiện hành động cầu khiến ? 
- Vì Mèn cậy thế mạnh nên giọng hống hách , kiểu câu này thể hiện rõ tính cách của mèn .
Hoạt động 5 (2’)
4,Củng cố : Việc dùng kiểu câu nào phải phụ thuộc vào hành động nói , vào văn cảnh cụ thể , vào tính cách của nhân vật 
I Cách thực hiện hành động nói (13’)
1, Ví dụ :
2, Kết luận : Ghi nhớ SGK 
II Luyên tập (24’)
Bài tập 1/71 Tìm các câu nghi vấn trong bài “ Hịch tướng sĩ”
 Câu - Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mạng vì nước đời nào không có ? 
Câu : Lúc bấy giờ dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ? 
Câu : Nếu vậy rồi đây giặc giã dẹp yên , muôn đời để thẹn , há còn mặt mũi nào đứng trong cõi trời đất nữa?
Bài tập 2/71
Bài tập 3: Tìm câu có mục đích cầu khiến của Dế Choắt ?
5 ,Hướng dẫn học bài :
- Nắm chắc thế nào là hành động nói .
- Làm các bài tập còn lại 
* Rút kinh nghiệm : 
Tiết 99 
 Ngày soạn: 28/2/2009
 Ngày dạy: 5-3-09
Ôn tập về luận điểm
I Mục tiêu 
- Nắm vững hơn nữa khái niệm luận điểm , tránh những hiểu lầm thường mắc : Lẫn lộn luận điểm với luận đề hoặc bộ phận của vấn đề cần nghị luận , thấy rõ hơn mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần nghị luận , giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận 
- Rèn kĩ năng tìm hieeur nhận diện , phân tích và sự sắp xếp luận điểm trong bài văn nghị luận – Tích hợp với văn học .
- Giáo dục ý thớc học tập , thực hành về văn nghị luận .
II Chuẩn bị 
1, Thầy : hướng dẫn ôn tập 
2, Trò : ôn tập theo hướng dẫn của thầy 
III Tiến trình lên lớp 
Hoạt động 1
1, ổn định lớp(1’) 
2, Kiểm tra bài cũ (xen trong giờ)
3, bài ôn tập 
Hoạt động 2 (1’)
 Hoạt động 3
Bảng phụ có 3 ý kiến a,b,c về luận điểm
? Đọc các nhận xét ?
? Luận điểm là vấn đề đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận đúng không ? Vì sao?
- Luận điểm không là vấn đề đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận không đúng . Vì vấn đề là câu hỏi được đặt ra trong bài văn nghị luận để tìm cách giải quyết – Luận điểm là câu trả lời cho câu hỏi để giải quyết vấn đề .
? Luận điểm là một phần của vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị đúng hay sai ? Vì sao?
- không đúng vì một bộ phận của vấn đề cúng không phải là luận điểm .
? Luận điểm là tư tưởng , quan điểm , chủ trường cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận đúng hay sai ? Vì sao?
- Đúng vì: Luận điểm là bộ xương , là linh hồn của văn bản nghị luận . Nếu không có hệ thống luận đỉểm thì bài văn nghị luận sẽ bị vỡ vụn , thậm chí không còn là bài văn nghị luận nữa .
? Hãy chỉ ra vị trí của luận điểm chính ?
Nằm cuối đoạn 
? Vấn đề nêu ra ở đây là gì ? So với với vấn đề thì luận điểm phải có yêu cầu như thế nào ?
? Nhận xét vai trò của các luận điểm trong bài “ Chiếu dời đô”
? Các luận điểm trong bài văn nghị luận cần phải thế nào?
* GV: Luận điển trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau . Luận điểm sau dẫn đến luận điểm kết luận 
	Hoạt động 4
? Đọc nêu yêu cầu bài tập 
? nội dung chính của đoạn là gì?
- Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên , mà là khí phách tinh hoa của dan tộc Việt nam và thời đại lúc bấy giờ.
? Vậy luận điểm chính của đoạn văn là gì?
? Vì sao luận điểm chính của doạn không phải là : “ Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc”. Vì cả đoạn văn không giải thích , chứng minh , hoặc không làm rõ sáng tỏ ý đó
? Vì sao luận điểm chính không phải là luận điểm : “ Nguyễn Trãi như một ông tiên trong toà ngọc”
Vì tác giẩ đã bác bỏ ngay ý kiến đó để đưa ra luận điểm chính của mình : Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên 
? Muốn lựa chọn đúng luận điểm cần xá định rõ vấn đề cần nói đến trong đoạn văn là gì?
GV: Nghĩa là giáo dục góp phần mở rộng tương lai cho loài người .
? Vậy những luận điểm nào không phù hợp với nội dung trên ?
- Luận điểm không phù hợp : Nước ta là một nước có văn hiến , có truyền thống giáo dục lâu đời ( Còn lại các luận diểm khác có liên quan đến vấn đề trên )
? Hãy sáp xếp các luận điểm thành một hệ thống luận diểm chặt chẽ 
Hoạt động 5 (2’)
I Luận điểm là gì? (8’)
Bài tập 2 : Tìm hệ thống luận điểm trong bài : Chiếu dời đô” 
1 Dời dô là việc trọng đại của các vua chúa , trên thuận ý trời , dưới theo lòng dân , tính kế lâu dài ( Luận điểm xuất phát )
2, Các nhà Đinh , lê không chịu dời đô nên triều đại ngắn ngủi, ttrăm họ phải hao tốn , muôn vật không thích nghi.
3, Thành Đại La xét về mọi mặt xứng dáng là kinh đô muôn đời .
4. Vậy , vua sẽ dời dô ra đó ( Luận điểm chính và kết lụân )
II Mối quan hệ giữa luận điểm với các vấn đề nghị luận (8’)
- Luận diểm cần phải chính xác , rõ ràng , phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề cần được đặth ra .
- Luận điểm trong bài nghị luận có luận điểm chính và luận điểm phụ 
III Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận (8’)
- Các luận điểm trong bài văn nghị luận cần phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau , phải dược sắp xếp theo một trình tự hợp lí 
GHI Nhớ:SGK
IV Luyện tập (17’)
Bài tập 1/75 
Tìm luận điểm trong đoạn văn 
- Luận điểm chính là : Nguyễn Trãi khí phách tinh hoa của dân tộc Việt nam và của thời đại lúc bấy giờ.
Bài tập 2/75
a, Lựa chọn luận điểm đúng 
- Vấn đề là: Giáo dục là chìa khoá của tương lai
b, Giáo dục với sự nghiệpgiải phóng.tiến bộ 
- Giáo dục góp phần điều chỉnh .tăng trưởng kinh tế 
- Giáo dục góp phần đào tạo .ngày mai .
- Bởi vậy : là chìa khoá của .con người 
4, Củng cố:
5, Hướng dẫn học bài : 
Nắm chắc nội dung ôn tập , làm bài tập 1,2,3 SBTngữ văn 
- *Rút kinh nghiệm :
Tiết 100 
 Ngày soạn: 28/2/2009
 Ngày dạy: 6-3
Viết đoạn văn trình bày luận điểm
I Mục tiêu 
- Giúp học sinh nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận . Từ chỗ nhận diện , phân tích được cấu trúc của đoạn văn , biết cách viết đoạn văn , trình bày luận điểm theo 2 cách diễn dịch và quy nạp .
- Tích hợp với bài bàn luận về phép học , cách trình bày đoạn văn .
- Rèn kĩ năng xây dựng đoạn văn theo dúng yêu cầu .
- Giáo dục ý thức dựng đoạn khi viết văn .
II Chuẩn bị :
1Thầy : hướng dẫn ôn tập viết doạn văn , bảng phụ ghi đoạn văn 
2, Trò: ôn tập theo sự hướng dẫn của thầy 
III Tiến trình lên lớp 
Hoạt động 1
1 ,ổn định lớp (1’)
2, kiểm tra bài cũ(4’) 
? Luận điểm là gì ? Luận điểm và vấn đề nghị luận có mối quan hệ với nhau như thế nào trong bài văn nghị luận ?
3, Bài mới 
Hoạt động 2 (1’)
Hoạt động 3
? Đọc ví dụ a SGK /79 ? Đoạn văn trích ở văn bản nào? của ai?
? Nêu nội dung chính của đoạn văn ? Câu chủ dề của đoạn văn ?
? Vị trí của câu chủ đề trong đoạn ? Các câu khác có tác dụng gì?
- Câu chủ đề : “Thật là chốn hội tụ của bốn phương muôn đời” - Đứng ở cuối đoạn – Các câu khác đứng trước làm sáng rõ thuận lợi của thành Đại La .
? Văn bản “ Chiếu dời đô” thuộc kiểu văn gì?
- Văn nghị luận 
* GV: Như vậy đoạn văn nghị luận trìng bày theo cách nào ? Vì sao?
- Trình bày theo cách quy nạp . Vì có câu chủ đề đứng cuối đoạn còn các câu đứng trước đó nêu rõ nguyên do cho các câu trước đó
? đọc ví dụ b, /79? 
? đoạn văn có ở trong văn bản nào , của ai ?
Thuộc kiểu văn bản gfi?
? Chỉ ra ccâu chủ đề của đoạn văn ? Vì sao đây là câu chủ đề ?
- Câu chủ đề: “ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ..trước” Vì câu nêu tương đối đầy đủ nội dung chính của cả đoạn .
? Câu chủ đề đứng ở vị trí nào trong đoạn ?đây là đoạn văn trìng bày nội dung theo cách nào ? Vì sao? – 
- Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn - Đaon trình bày nội dung theo cách diễn dịch . Vì có câu chủ đề đứng đầu đoạn , còn các câu sau làm sáng tỏ cho câu chủ đề.
? Như vậy em thấy câu chủ đề có ý nghĩa gì đối với nội dung của luận điểm trong đoạn văn nghị luận ? 
- Câu chủ đề thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm .
? Đoạn văn trinhd bày theo luận điểm có thể trình bày theo cách nào?
- Có thể trình bày luạn điểm trong đoạn văn nghị luận bằng cách quy nạp hoặc diễn dịch .
Ví dụ 2: 80 ? Đọc đoạn văn ? Tìm câu chủ đè trong đoạn văn ? Vị trí của câu đó? – Câu chủ đề : “ Bản chất chó đểu của vợ chồng Nghị Quế .mua chó” - Đứng cuối đoạn .
? Đoạn văn trình bày nội dung theo cách nào?
Vì sao? (Qui nạp)
? Đoạn văn có cách lập luận như thế nào?
- Lập luận tương phản : Chó – người , đặt cảnh xem chó quí , chó sung sướng , bù khú về chó bên cạnh giọng chó má với người bán chó .
Nếu ta thay đổi đưa “ Nghị Quế giở giọng chó má lên trước cảnh : Vợ chồng địa chủ quí gia súc thì tất sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt , lỏng lẻo hơn .( Nghị Quế giở giọng chó má - Luận cứ , , vợ chông địa chủ quí gia súc là một luận cứ )
Như vậy khi trình bày luận điểm cần có yêu cầu gì về các luận cứ ?
- Cần tìm đủ các luận cứ , tổ chức lập luận theo mộ trình tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm .
? Những cụm từ “ chuyện con chó” , “ giọng chó má” , “ thằng nhà giàu rước chó vào nhà”, “chất chó đểu của giai cấp nó”. Được sắp xếp cạnh nhau có ý nghĩa gìvới việc trìng bày luận điểm ?
- Làm cho đoạn văn xoáy vào luận điểm vào vấn đề làm nổi bật rõ bản chất chó đểu của vợ chồng địa chủ hiện ra với cái nhìn khách quan của nhà phê bình .
 Hoạt động 4
? Đọc và nêu yêu cầu bài tập ? ? Câu chủ đề của đoạn văn có nội dung gì? Viết câu chủ đề ?
? Câu chủ đề này đứng ở vị trí nào trong đoạn văn? 
Các câu khác trong đoạn văn có nhiệm vụ gì?
Nêu rõ luận cứ làm sáng rõ luận điểm ở câu chủ đề ?
* Học sinh viết đoạn 
? Trình bày đoạn văn của em ?
Nhận xét đoạn văn của bạn ?
? ta có thể chuyển đoạn văn trình bày theo cách qui nạp được không ? Chuyển như thế nào?
- Chuyển vị trí câu chủ đề xuống cuối đoạn 
? Đọc đoạn văn trình bày theo cách qui nạp ?
? Nhận xét đoạn văn của bạn ?
Hoạt động 5 (2’)
I Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận (23’)
1Ví dụ : 
2, Kết luận : Ghi nhớ SGK/81
II Luyên tập (15’)
Bài tập : Viết đoạn văn trình bày luận điểm Học tập là nhiệm vụ hàng đàu của học sinh – Trình bày theo cách diễn dịch
4, Củng cố: 
5 ,hướng dẫn về nhà : 
- Nắm chắc cách trình bày đoạn văn trong văn nghị luận 
- Vận dụng viết được doạn văn trình bày theo hai cách thông thường : Diễn dịch và qui nạp 
* Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc25-27.doc