Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS Long Vĩnh

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS Long Vĩnh

CÂU TRẦN THUẬT

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.

 - Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.

- Chức năng của câu trần thuật.

 2/ Kĩ năng:

- Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản.

- Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN:

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 25 - Trường THCS Long Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 22 /01/2011	TUẦN 25
ND: 14 /02/2011	TIẾT 89
CÂU TRẦN THUẬT
= a= a = a = a= a=a = a= a=
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.
 - Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Đặc điểm hình thức của câu trần thuật.
Chức năng của câu trần thuật.
 2/ Kĩ năng: 
Nhận biết câu trần thuật trong các văn bản.
Sử dụng câu trần thuật phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1/ Ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
 - Thế nào là câu câu khiến? Câu cầu khiến có chức năng gì? 
 - Giữa câu cầu khiến và câu nghi vấn có sự khác nhau như thế nào?
 - Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
3/ Bài mới:
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Đọc những đoạn trích trang 45-46 SGK.
? Những câu trong các đoạn trích trên câu nào không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán?
GV nói: Những câu còn lại của mục 1 không có đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán nên ta gọi là câu trần thuật.
? Những câu này được dùng để làm gì?
? Thế nào là câu trần thuật? câu trần thuật có những chức năng nào?
? trong các kiểu câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và câu trần thuật, kiểu câu nào được sử dụng nhiều nhất? Vì sao?
HS đọc các đoạn trích theo yêu cầu.
-Chỉ có câu: “ Ôi Tào Khê!” có đặc điểm hình thức của câu cảm thán, còn tất cả những câu khác thì không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu đã học.
HS lắng nghe.
- Trong câu a): Câu thứ nhất và câu thứ hai dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta. Câu thứ ba yêu cầu “chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng ”
- Trong câu b): Câu thứ nhất dùng để kể, câu thứ hai dùng để thông báo.
- Trong câu c): Các câu trần thuật dung để miêu tả hình thức của một người đàn ông( Cai Tứ).
- Trong câu d): Câu thứ hai dùng để nhận định, câu thứ ba dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
- HS trình bày theo yêu cầu giáo viên.
- Câu trần thuật là kiểu câu được dùng nhiều nhất vì phần lớn các hoạt động giao tiếp của con người đều được thực hiện bởi chức năng trần thuật.
I – ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG:
- Chức năng chính của câu trần thuật là dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu tả,...Ngoài ra câu trần thuật còn có thể được sử dụng để nhận xét, giới thiệu, hứa hẹn,
- Hình thức:
 + Khi viết, câu trần thuật thường được kết thúc bằng dấu chấm.
 + Đôi khi câu trần thuật kết thúc bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng.
- Câu trần thuật được dùng phổ biến nhất trong giao tiếp và tạo lập văn bản.
Lưu ý: phân biệt một số câu trần thuật (có sử dụng từ ngữ nghi vấn, từ cầu khiến, dấu chấm than) với câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
Hoạt động 3: Luyện tập
Gọi HS đọc bài tập 1 trang 46-47 SGK.
? Hãy xác định kiểu câu và chức năng của những câu theo bài tập 1 SGK?
? Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 trang 47 SGK.
Bài tập 3: Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 trang 47 SGK. 
Bài tập 4: Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 trang 47 SGK. (Thảo luận nhóm).
HS đọc bài tập 1 theo yêu cầu.
a) Cả 3 câu đều là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể, câu 2 và 3 dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.
b) Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán (có từ quá ) dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Câu 3 và 4 là câu trần thuật, bộc lộ tình cảm, cảm xúc: Cảm ơn.
HS đọc bài tập 2 theo yêu cầu của GV.
Câu thứ 2 phần dịch nghĩa bài thơ ngắm trăng của Hồ Chí Minh là một câu nghi vấn, trong khi câu thứ 2 trong phần dịch thơ là một câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: Đêm trăng đẹp gây xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó.
HS đọc bài tập 3 theo yêu cầu của GV.
Câu cầu khiến.
Câu nghi vấn.
Câu trần thuật.
Cả 3 câu đều là câu cầu khiến (có chức năng giống nhau).
Câu b và câu c thể hiện ý cầu khiến nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu a.
HS đọc bài tập 4 theo yêu cầu của GV.
Tất cả những câu này là câu trần thuật. Trong đó câu a và câu em muốn cùng anh đi nhận giải trong câu b được dùng để cầu khiến (yêu cầu người khác thực hiện một hành động nhất định). Còn câu thứ nhất trong câu b dùng để kể.
II- LUYỆN TẬP:
 1/ Bài tập 1:
 a) Cả 3 câu đều là câu trần thuật. Câu 1 dùng để kể, câu 2 và 3 dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt.
 b) Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán (có từ quá ) dùng để bọc lộ tình cảm, cảm xúc. Câu 3 và 4 là câu trần thuật, bộc lộ tình cảm, cảm xúc: Cảm ơn.
 2/ Bài tập 2:
 Câu thứ 2 phần định nghĩa bài thơ ngắm trăng của Hồ Chí Minh là một câu nghi vấn, trong khi câu thứ 2 trong phần dịch thơ là một câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: Đêm trăng đẹp gây xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó.
3/ Bài tập 3:
Câu cầu khiến.
Câu nghi vấn.
Câu trần thuật.
Cả 3 câu đều là câu cầu khiến (có chức năng giống nhau).
Câu b và câu c thể hiện ý cầu khiến nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu a.
4/ Bài tập 4:
Tất cả những câu này là câu trần thuật. Trong đó câu a và câu em muốn cùng anh đi nhận giải trong câu b được dùng để cầu khiến (yêu cầu người khác thực hiện một hành động nhất định). Còn câu thứ nhất trong câu b dùng để kể.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Về nhà học bài, làm tiếp bài tập 4,6 SGK trang 47.
- Viết một đoạn văn có sử dụng một số kiểu câu đã học ( nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, trần thuật)
- Soạn bài: văn bản Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) của tác giả Lý Công Uẩn.
 + Đọc kĩ văn bản SGK, tìm hiểu chú thích trang 50 – 51 để nắm được đôi nét về tác giả và thể văn chiếu.
 + Trả lời các câu hỏi 1,2,3,4 phần đọc – hiểu văn bản trang 51 SGK.
NS: 25/01/2011	 TUẦN 25
ND: 14/02/2011	 	 TIẾT 90	 Văn bản:
CHIẾU DỜI ĐÔ
(Thiên đô chiếu)
 = a= a = a= a = a = a = a= a =
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Hiểu biết bước đầu về thể chiếu.
 - Thấy được khát vọng xây dựng quốc gia cường thịnh, phát triển của Lí Công Uẩn cũng như của dân tộc ta ở một thời kì lịch sử.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Chiếu : thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.
- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
- Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.
 2/ Kĩ năng: 
Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể chiếu.
Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: 
Đọc diễn cảm bài thơ: Đi đường của Hồ Chí Minh. Cho biết bài thơ được Bác viết trong hoàn cảnh nào?
3. Bài mới: 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Hãy giới thiệu đôi nét về tác giả?
? Giới thiệu đôi nét về thể chiếu và văn bản Chiếu dời đô?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I- TÌM HIỂU CHUNG: 
 1/ Tác giả:
 Lí Công Uẩn (974 – 1028) tức Lí Thái Tổ, vị vua khai sáng triều Lí, là vị vua anh minh, có chí lớn và lập nhiều chiến công.
 2/ Tác phẩm:
 Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu dời đô được viết bằng chữ Hán, ra đời gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại: thành Đại la (Hà Nội ngày nay) trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lí và nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản
Gọi HS đọc với giọng điệu chung là trang trọng, chú ý những câu hỏi, câu cảm, các danh từ riêng, từ cổ.
? Quan sát bài chiếu dời đô, cho biết bài chiếu này thuộc kiểu văn bản nào mà em đã học? vì sao em xác định như thế?
? Nếu là văn nghị luận thì vấn đề nghi luận chủ yếu ở bài văn này là gì?
? Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà Chu nhằm mục đích gì? Kết quả của việc dời đô ấy?
? Sự viện dẫn các vua đời xưa bên Trung Quốc từng có những cuộc dời đô như trên nhằm mục đích gì?
? Theo tác giả, Việc không dời đô sẽ phạm những sai lầm nào?
* Thực ra việc hai triều Đinh, Lê Vẫn cứ phải đóng đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế và lực của hai triều đại ấy chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng, đất phẳng, nơi trung tâm của đất nước mà phải dựa vào thế núi rừng hiểm trở. Đến thời Lí trong đà phát triển đi lên của đất nước thì việc đóng đo ở Hoa Lư không còn phù hợp nữa.
? Thành Đại La có những lợi thế gì để chọn làm kinh đô của đất nước?
? Chứng minh chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình? 
? Vì sao có thể nói Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?
? Trình bày những thành công về nghệ thuật?
? Tại sao kết thúc bài chiếu dời đô, Lí Công Uẩn không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: “ Các khanh nghĩ thế nào?”. Cách kết thúc như vậy có tác dụng gì?
HS đọc theo hướng dẫn.
Kiểu văn bản nghị luận vì nó được viết bằng phương thức lập luận để trình bày và thuyết phục người nghe.
Đó chính là sự cần thiết phải dời kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La.
- Thời nhà Thương năm lần dời đô, nhà Chu ba lần dời đô nhằm mục đích mưu toan nghiệp lớn, xây dựng vương triều phồn thịnh, tính kế lâu dài cho các thế hệ sau. Việc dời đô vừa thuận theo mệnh trời vừa theo ý dân.
- Kết quả của việc dời đô là làm cho đất nước vững bền, phát triển thịnh vượng.
Lí Thái Tổ dẫn số liệu cụ thể về các lần dời đô của hai triều Thương ,Chu để chuẩn bị cho lí lẽ ở phần sau: Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp.
- Không theo mệnh trời ( không phù hợp với quy luật khách quan), không biết học theo cái đúng của người xưa và hậu quả là triều đại thì ngắn ngủi, nhân dân thì khổ sở, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển thịnh vượng trong một vùng đất chật chội.
HS nghe và ghi nhận.
- Về vị trí địa lí: Ở nơi trung tâm đất trời, mở ra 4 hướng: Nam- Bắc - Đông Tây, có núi lại có sông; đất rộng mà lại bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội.
- Về vị thế chính trị, văn hoá: Là đầu mối giao lưu, “chốn tụ hội của bốn phương”, là mãnh đất hưng thịnh “Muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi”.
ðVề tất cả các mặt, thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước.
- Nêu sử sách làm tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ.
- Soi sáng tiền đề vào thực tế hai triều đại Đinh,Lê để chỉ rõ thực tế ấy không còn thích hợp đối với sự phát triển của đất nước, nhất thiết phải dời đô.
- Đi đến kết luận: Khẳng định thành Đại La là nơi tốt  ... ói: Các từ không, chẳng, chưa là từ ngữ phủ định. Những câu chứa từ ngữ phủ định được gọi là câu phủ định.
? Những câu này có gì khác với câu (a) về chức năng?
? Đọc đoạn trích 2 và trả lời câu hỏi.
? Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định?
? Cho biết nội dung phủ định trong hai câu phủ định đó?
? Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?
Như vậy, nếu câu nói của ông thầy bói sờ ngà (câu phủ định thứ nhất) chỉ phủ định ý kiến, nhận định của một người (của ông thầy bói sờ ngà) thì câu nói của ông thầy bói sờ tai( câu phủ định thứ hai) phủ định ý kiến, nhận định của cả hai người mà chủ yếu là của ông thầy bói sờ ngà.
Hai câu phủ định trên nhằm phản bát một ý kiến nhận định của người đối thoại vì vậy được gọi là câu phủ định bác bỏ.
? Qua hai ví dụ trên, em hãy chốt lại nội dung bài học hôm nay.
HS đọc nội dung bảng phụ theo yêu cầu.
Câu (b), (c), (d) có từ không, chẳng, chưa câu (a) không có.
HS lắng nghe.
Câu (a) khẳng định việc Nam đi Huế là có diễn ra. Các câu (b), (c), (d) dùng để phủ định lại việc đó, tức là việc Nam đi Huế là không diễn ra.
HS đọc đoạn trích 2.
Câu: Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
Câu: Đâu có!
- Nội dung phủ định trong câu phủ định thứ nhất được thể hiện trong câu nói của ông thầy bói sờ vòi.
- Nội dung phủ định trong câu phủ định thứ hai được thể hiện trong cả câu nói của ông thầy bói sờ vòi và thầy bói sờ ngà.
à Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để phản bác lại ý kiến, nhận định của người đối thoại.
HS chốt lại theo ghi nhớ.
I – ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ CHỨC NĂNG:
° Về chức năng, câu phủ định dùng để:
 - Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
 - Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).
° Về đặc điểm hình thức: 
 Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: Không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có), . 
Hoạt động 3: Luyện tập
Gọi HS đọc bài tập 1 trang 53 SGK.
? Trong các câu bài tập 1, câu nào là câu phủ định bát bỏ? vì sao?
? Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 trang 47 SGK.
? Những câu trên có ý nghĩa phủ định không? Vì sao?
? Những câu phủ định trên có gì đặc biệt?
? Đặt những câu không có từ ngữ phủ định mà có ý nghĩa tương đương với những câu trên. So sánh những câu mới đặt với những câu trên đây và cho biết có phải ý nghĩa của chúng hoàn toàn giống nhau không?
Bài tập 3: Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 trang 54 SGK. 
? Nếu Tô Hoài thay không bằng chưa thì nhà văn phải viết lại câu này như thế nào?
? Nghĩa của câu này có thay đổi không?
? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn? Vì sao?
Bài tập 4: Cho HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 4 trang 54 SGK. (Thảo luận nhóm).
? Các câu trong bài tập 4 có phải câu phủ định không?
? Những câu này được dùng để làm gì? 
HS đọc bài tập 1 theo yêu cầu.
- Câu: Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu!
- Không , chúng con không đói nữa đâu.
ð Đó là những câu phủ định bát bỏ vì nó phản bát một ý kiến, nhận định trước đó.
* Câu: Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu! Là câu ông giáo dùng để phản bát lại suy nghĩ của lão Hạc.
*Câu: Không , chúng con không đói nữa đâu. Là câu cái Tí muốn làm thay đổi điều mà nó cho là mẹ nó đang suy nghĩ: Mấy đứa con đang đói quá.
HS đọc bài tập 2 theo yêu cầu của GV.
Tất cả ba câu đều là câu phủ định vì đều có từ ngữ phủ định.
Những câu phủ định này đặc biệt ở chỗ: 
+ Câu a: một từ phủ định kết hợp với một từ phủ định khác.
+ Câu b: một từ phủ định kết hợp với một từ phủ định khác và một từ bất định.
+ một từ phủ định kết hợp với một từ nghi vấn.
ð Khi đó ý nghĩa của cả câu phủ định là khẳng định.
à HS đặt câu và nêu nhận xét.
Các câu trong SGK dùng cách phủ định của phủ định để khẳng định thường có ý nghĩa khẳng định mạnh và có sức thuyết phục cao hơn.
HS đọc bài tập 3 theo yêu cầu của GV.
Nếu thay thì câu này phải viết lại: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.
Ý nghĩa của câu có thay đổi vì nghĩa từ chưa khác không ở chỗ: Không là mãi mãi không dậy được còn chưa là hiện tại không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được.
Câu văn của Tô Hoài thích hợp với câu chuyện hơn vì: Theo mạch câu chuyện , sau khi Dế Choắt bị chị Cốc mổ nằm thoi thóp, không bao giờ dậy nữa và chết.
HS đọc bài tập 4 theo yêu cầu của GV.
Các câu đã cho không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định.
Các câu được dùng để biểu thị ý phủ định:
a) Phản bác ý kiến khẳng định một cái gì đó đẹp - Ví dụ: Ngôi nhà này đẹp thật. 
b) Phản bác tính chân thực của một thông báo hay nhận định, đánh giá. Ví dụ: Các loại xe hơi chạy bằng nước không cần xăng dầu.
c) Là một câu nghi vấn dùng để phản bác ý kiến khẳng định một bài thơ nào đó hay.
Ví dụ: Bài thơ này hay thật. 
d) Là một câu nghi vấn dùng để phản bác điều mà ông giáo cho là lão Hạc đang nghĩ: Ông giáo sung sướng hơn lão Hạc.
II- LUYỆN TẬP:
 1/ Bài tập 1:
 - Câu: Cụ cứ tưởng thế đấy chứ nó chả hiểu gì đâu?
- Không , chúng con không đói nữa đâu.
ð Đó là những câu phủ định bát bỏ vì nó phản bát một ý kiến, nhận định trước đó.
2/ Bài tập 2:
 - Câu thứ 2 phần dịch nghĩa bài thơ ngắm trăng của Hồ Chí Minh là một câu nghi vấn, trong khi câu thứ 2 trong phần dịch thơ là một câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa: Đêm trăng đẹp gây xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một điều gì đó.
- Các câu trong SGK dùng cách phủ định của phủ định để khẳng định thường có ý nghĩa khẳng định mạnh và có sức thuyết phục cao hơn
3/ Bài tập 3:
Nếu thay thì câu này phải viết lại: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.
Ý nghĩa của câu có thay đổi vì nghĩa từ chưa khác không ở chỗ: Không là mãi mãi không dậy được còn chưa là hiện tại không dậy được nhưng sau đó có thể dậy được.
Câu văn của Tô Hoài thích hợp với câu chuyện hơn
4/ Bài tập 4:
Các câu đã cho không phải là câu phủ định vì không có từ ngữ phủ định.
Các câu được dùng để biểu thị ý phủ định:
a) Phản bác ý kiến khẳng định một cái gì đó đẹp .
Ví dụ: Ngôi nhà này đẹp thật. 
b) Phản bác tính chân thực của một thông báo hay nhận định, đánh giá. 
Ví dụ: Các loại xe hơi chạy bằng nước không cần xăng dầu.
c) Là một câu nghi vấn dùng để phản bác ý kiến khẳng định một bài thơ nào đó hay.
Ví dụ: Bài thơ này hay thật. 
d) Là một câu nghi vấn dùng để phản bác điều mà ông giáo cho là lão Hạc đang nghĩ: Ông giáo sung sướng hơn lão Hạc.
4/ Hướng dẫn tự học:
- Về nhà học bài, làm tiếp bài tập 5,6 SGK trang 54 SGK.
- Viết một đoạn văn có sử dụng kết hợp một số kiểu câu đã học ( nghi vấn, cảm thán, cầu khiến, trần thuật), trong đó bắt buộc có ít nhất một câu phủ định.
- Soạn bài: Chương trình địa phương ( phần tập làm văn).
+ Tự tìm hiểu, điều tra, nghiên cứu một di tích, thắng cảnh ở Trà Vinh để chuẩn bị viết bài thuyết minh giới thiệu một di tích, danh lam thắng cảnh địa phương.
+ Lưu ý: Tham khảo thêm các tài liệu để viết thành bài thuyết minh, các số liệu phải đáng tin cậy.
NS: 29/01/2010	 TUẦN 25
ND: 17/02/2010 	 TIẾT 92
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( PHẦN TẬP LÀM VĂN)
= = = = a = = = = =
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Bước đầu vận dụng kiến thức về làm văn thuyết minh để giới thiệu một di tích (thắng cảnh) của quê hương.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
Những hiểu biết về danh lam thắng cảnh của quê hương.
Các bước chuẩn bị và trình bày văn bản thuyết minh về một di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương.
 2/ Kĩ năng: 
- Quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu,... về đối tượng thuyết minh cụ thể là danh lam thắng cảnh của quê hương.
- Kết hợp các phương pháp, các yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, nghị luận để tạo lập một văn bản
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
 1/ Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số.
 2/ Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh.
 3/ Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
GV: Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận.
? Các nhóm hãy lựa chọn đề tài phù hợp và ghi lên bảng?
HD tìm hiểu đối tượng:
- Đến tham quan trực tiếp ít nhất 1 đến 2 lần. Quan sát kĩ về địa lí, phạm vi khuôn viên, từ bao quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong.
- Tìm hiểu di tích thắng cảnh bằng cách hỏi han, trò chuyện với những người trông coi để biết lịch sử hình thành, tu tạo và phát triển.
- Tìm đọc các sách báo, tranh ảnh, . . có liên quan đến danh lam, di tích.
- Soạn đề cương, dàn ý chi tiết bài thuyết minh.
HD HS lưu ý:
- Cần xác định rõ danh lam thắng cảnh – di tích lịch sử ở địa phương.
- Có thể có nhiều trường hợp.
Các em tuỳ ý lựa chọn theo khả năng và sở thích của bản thân.
HD HS thể hiện phần thuyết minh đã chuẩn bị.
GV : Gọi đại diện các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
HS ngồi theo nhóm đã phân công.
Các nhóm ghi đề tài của nhóm mình lên bảng.
Các nhóm lắng nghe và ghi nhận.
Các nhóm lắng nghe và ghi lại.
Đại diện các nhóm trình bày phần thuyết minh.
 Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhóm trình bày, rút kinh nghiệm.
I – PHẦN CHUẨN BỊ: 
 1/ Chia nhóm:
 - Nhóm 1: Giới thiệu chùa Cò.
 - Nhóm 2: Giới thiệu đình làng 
 - Nhóm 3: Giới thiệu cây cầu nổi tiếng bắc qua dòng sông quê hương.
 - Nhóm 4: Giới thiệu Ao Bà Om . . .
 2/ Tìm hiểu đối tượng: 
- Đến tham quan trực tiếp ít nhất 1 đến 2 lần. Quan sát kĩ về địa lí, phạm vi khuôn viên, từ bao quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong.
- Tìm hiểu di tích thắng cảnh bằng cách hỏi han, trò chuyện với những người trông coi để biết lịch sử hình thành, tu tạo và phát triển.
- Tìm đọc các sách báo, tranh ảnh, . . có liên quan đến danh lam, di tích.
 3/ Lưu ý:
- Xác định trong phạm vi thôn xã, huyện, phường, quận, thị trấn, thị xã không nên mở rộng cấp thành phố, vùng, miền.
- Danh lam thắng cảnh có thể vừa là danh lam thắng cảnh vừa là di tích lịch sử.
II – THỂ HIỆN VĂN BẢN THUYẾT MINH: 
 * Giới thiệu bài thuyết minh như một hướng dấn viên du lịch.
* Bố cục gồm ba phần:
 - Mở bài.
 - Thân bài.
 - Kết bài.
4/ Tự học có hướng dẫn:
	 - Về nhà học lại các bài thuyết minh, làm lại bài thuyết minh về một danh lam thắng cảnh..
 -Soạn bài: Văn bản: Hịch tướng sĩ.
	+ Đọc kĩ văn bản trang 55 – 56 – 57 - 58 SGK.
	+ Tìm Hiểu chú thích trang 58- 59 - 60 SGK.
	+ Chuẩn bị phần trả lời các câu hỏi trang 61 SGK. 
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
..........................................................
.......................................................... ..........................................................
..........................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25.doc